Đại Vệ Chí Dị – Người Buôn Gió

Tài Liệu Vượt Tường Lửa

babui_122008_2.jpg picture by nhacyeuem

Mạnh Vương vái lịa lịa ríu rít rằng: Đại Vương nói một con, chứ mười con tôi cũng xin hầu đại vương.

************************************************************************************

1. Hình ảnh minh họa:

-Biểu tình chống việt cộng và tàu khựa trước toà Lãnh Sự Quán TC 22/5/2009 tại Houston, bang Tếch Xịt, Hoa Kỳ.

– Đại Nhạc Hội : “ Cám Ơn Anh” Kỳ 3 tại San Jose- Bắc California

3. Bài đọc suy gẫm: Đại Vệ chí dị – Người Buôn Gió


hcm_planetoftheapes.gif picture by nhacyeuem


Nước Vệ trải qua nhiều năm khốn khó, đến năm ấy thì Mạnh Vương lên ngôi báu. Thiên hạ hí hửng mừng rỡ, ngoài đường, ngoài chợ xầm xì bán tán đầy vẻ phấn khởi. Nào là Mạnh vốn dòng của tiên đế, mặt mũi khôi ngô, sáng sủa, tính tình thuần hậu ưa sự thật. Thế này là dân Vệ hưng rồi, con cháu rồng đã trở lại nắm vương quyền. Bọn sâu mọt sẽ không còn đất sống…

Sau khi ngôi tể tướng vào tay Dũng, dân Vệ lại đồn, tể tướng là loại tài ba, học rộng, chí khí tiến thủ khác người, trình độ ưu việt. Ngài quản lý triều đình đâu sẽ ra đó, trọng dụng người hiền tài, xử trí anh minh lỗi lạc. Vận nước Vệ hưng thật rồi.

Ấy là đầu năm đại hội triều đình lần thứ XXX.

Dũng nắm ngôi tể tướng, có lần vi hành trong dân. Nghe thấy có kẻ mù lòa ở chợ nói rằng.

– Cái nước Vệ này càng ngày càng thiên về cường bạo ?

Người buôn bán đi qua, có đứa hiếu sự dừng lại hỏi nguyên do, kẻ mù nói.

– Vua thì Mạnh,quan thì Dũng thế có phải là toàn cường bạo đó sao ?

Dũng về triều tức tốc tìm kẻ có tên là Nhân để cho làm phó của mình. Hòng bịt miệng lời đồn đại về triều đình trong dân. Ba tháng sau Dũng vi hành ra chợ, lại nghe kẻ mù ấy nói.

– Phàm mọi mối quan hệ trong đời đều cần lấy chữ Tín. Làm quan càng cần phải giữ chữ Tín thì dân mới tin. Dân tin thì mọi việc mới suôn sẻ trôi chảy. Nước Vệ cường bạo có thừa, cái chữ Nhân kia cũng năm bày đường Nhân. Cái Nhân của kẻ đại trượng phu khác với cái Nhân của đám quần thoa. Nước Vệ mà không có chữ Tín thì khó mà thu phục được nhân tâm.

Dũng về bàn với Mạnh, xin tìm người Tín để làm quan đầu triều. Tìm mỏi mắt trong đám quan lại không có đứa nào đáng tên là Tín cả. Mấy năm sau chán nản thôi không tìm nữa.

Đồng bào hy sinh xin nghỉ ngày thứ sáu làm việc, từ khắp nơi đổ quân về Houston biểu tình lớn trước toà lãnh sự Trung Cộng.

Selected1.jpg picture by nhacyeuem
Selected3.jpg picture by nhacyeuem
Selected2.jpg picture by nhacyeuem

Các em Du Học Sinh cũng tiếp tay.

DuSinh.jpg picture by nhacyeuem

Picture066.jpg picture by nhacyeuem
Picture069.jpg picture by nhacyeuem

Selected4.jpg picture by nhacyeuem


Cờ vàng bay phất phới trước toà lãnh sự tàu khựa.

Lại nói về dân Vệ, sau mấy năm sống dưới sự cai trị của vua quan mới. Con rồng chả thấy tinh tướng đâu, lòi đuôi ra giống tắc kè hoa. Càng trị vì lâu càng mưu mô xảo quyệt, biến hóa khôn lường. Sâu mọt được thể càng ngày càng sinh sôi, phát triển lúc nhúc. Tài ba học rộng cũng chả tăm hơi, lúc cần bán lúa thì cấm, lúc cần cấm thì lại cho bán, lạm phát leo thang, vật giá đắt đỏ, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng. Dân tình lừa lọc nhau kiếm nắm gạo cho qua bữa, quan lại thì gia sức vơ vét thuế má, tài nguyên. Xã hội đảo điên, đạo đức xuống cấp. Đứa nào ma lanh thì sống, thật thà thì khốn đốn cả lũ.

Tề Bá Vương ở phía Bắc thấy nội tình nước Vệ rối ren, mới sai sứ sang Vệ đưa thư nói với Mạnh vương rằng.

– Nước các ngươi vốn là chư hầu của ta từ lâu, cảm cái tình ấy mà ta nói cho Vệ ngươi rõ. Lòng người Vệ oán thán triều đình lên đến tận mây xanh, không khéo trừ bỏ mối nguy ấy thì có ngày vua quan các ngươi chả còn dinh cơ nguy nga, bạc vàng, châu báu mà hưởng nữa đâu. Cái họa diệt vong ngay trước mắt đó.

Mạnh Vương nhận thư lấy làm lo sợ lắm. Bèn thân chinh sang Tề cầu kiến sự giúp đỡ. Tề Bá Vương cùng Mạnh Vương cắt máu ăn thề. Ký kết hiệp ước liên minh can thiệp nội bộ lẫn nhau khi có biến. Đổi lại Tề Bá Vương nói ý mình.

– Nước Tề ta có con ngựa gỗ, muốn ăn cỏ cao nguyên nước Vệ, liệu nhà ngươi có giúp được chăng ?
Mạnh Vương vái lịa lịa ríu rít rằng.

– Đại Vương nói một con, chứ mười con tôi cũng xin hầu đại vương.

Hàng nghìn thanh niên nước Tề kéo ngựa gỗ sang cao nguyên nước Vệ . Lão đại thần nước vệ cùng các sĩ phu thấy nguy cơ tiềm ẩn bèn dâng biểu can ngăn. Mạnh vương và Dũng phán rằng.

– Có mấy ngàn dân phu và con ngựa gỗ, làm gì mà các ngươi phải lo cuống lên như vậy, các ngươi an phận mà sống, đây là chủ trương lớn của triều đình. Cỏ để không cũng vậy, cho ngựa gỗ nước Tề ăn. Họ giả tiền có thêm ngân sách cho cao nguyên , thế không tốt sao. Cấm bàn.

Đại Nhạc Hội cho Thương Binh Kỳ 3 tại San Jose, Bắc California với sự đóng góp của hầu hết các ca nhạc sĩ tị nạn với nhiều ngàn người tham dự. Photos by Ne Du

Selected5.jpg picture by nhacyeuem


Selected6.jpg picture by nhacyeuem

Selected13.jpg picture by nhacyeuem


Selected8.jpg picture by nhacyeuem

Ca sĩ nào đang ôm thùng đi quyên tiền cho thương binh ? (Hint: Phương….)

Selected14.jpg picture by nhacyeuem


Selected10.jpg picture by nhacyeuem

Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung

Selected9.jpg picture by nhacyeuem


Selected12.jpg picture by nhacyeuem

Xem thêm hình ảnh các ca nghệ sĩ ở đây

Kẻ mù ở chợ đi xin ăn, lải nhải rằng.

– Nước Tề đồng ruộng bát ngát phì nhiêu, thảo nguyên mênh mông. Thế mà nhọc công kéo ngựa sang tận cao nguyên nước Vệ ăn cỏ . Há chả phải chuyện bất thường sao ? Tỉ như trong bụng ngựa chứa đồ binh khí, nếu có biến thì không thể hình dung mà nói hết.

Lời ấy đến tai triều đình, lập tức Mạnh sai Dũng sang Tề triều kiến. Khi đi dặn dò.

– Chuyến này ngươi đi, cốt phải thật khéo để làm sao dân Vệ ta thấy rằng nước Tề đối đãi nước Vệ như anh em ruột một nhà. Cho dân Vệ khỏi dị nghị , dèm pha.

Dũng sang chầu được Tề Bá Vương cho quan lại địa phương đón tiếp long trọng lắm. Về đến Vệ huênh hoang nói rằng.

– Đấy các người đúng là bọn hủ nho, nước Tề đãi Vệ ta như anh đối với em. Làm sao mà có chuyện thế này, thế nọ được.

Dân Vệ biết rằng nước Tề là nước mà từ trước đến này, chuyện anh em giết nhau tranh giành ngội vị, quyền lợi là nhiều nhất thiên hạ. Nhưng chả sử gia nào dám nói sợ đi ngược chủ trương lớn của triều đình. Quanh quẩn lại bàn đến kỳ đại hội triều đình tới, sẽ có vị này thẳng thắn , cương nghị vì dân vì nước, tay kia kiến thức uyên thâm… lên nắm ngôi. Nước Vệ lại sắp hưng rồi.

Người Buôn Gió hay Cụ (Phải…?) Gió

Ghi chú: Muốn biết lão Mù ăn xin
ở chợ lải nhải gì nữa xin xem tiếp Đại Vệ Chí Dị (phần 2) ở đây

Paltalk_VN-Flag-sm.jpg picture by nhacyeuem

Nhóm PV. Paltalk -Nam California tổng hợp từ các nguồn:

ĐCVOnline.net
Blog Người Buôn Gió
Diễn Đàn Hạt Nắng


Những Người Cam Chịu Lịch Sử- Bùi Ngọc Tấn

Offvoice.jpg picture by nhacyeuem

1. Hình ảnh đấu tranh phản đối, chống cs. độc tài, đòi trả lại quyền làm người, tài sản của người Việt Nam trong ngoài nước.

2. Bài đọc suy gẫm: Thuyết trình của nhà văn Bùi Ngọc Tấn về Những Người Cam Chịu Lịch Sử tại William Joiner Center

https://i0.wp.com/upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/95/HanoiHilton.jpg

Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội(The Hoa Lo Prison prior to 1993 when two thirds of the structure was demolished- Wikipedia).

TÔI VIẾT VỀ NHỮNG NGƯỜI CAM CHỊU LỊCH SỬ(Phần trình bày của Nhà văn Bùi Ngọc Tấn tại William Joiner Center)Lịch sử một đất nước, một dân tộc thường được biết đến như lịch sử những cuộc chiến tranh. Lịch sử Việt Nam càng chứng tỏ điều ấy. Những cuộc chiến tranh chống phong kiến phương Bắc (Trung Hoa), những cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, và những cuộc chiến tranh “mở mang bờ cõi”. Đó là chưa kể những cuộc nội chiến như Trịnh – Nguyễn phân tranh kéo dài bao nhiêu năm tháng. Chỉ trong thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn cuộc chiến tranh: Chiến tranh chống Pháp, chiến tranh Nam Bắc và chống Mỹ, chiến tranh chống Pôn Pôt ở biên giới Tây Nam và chiến tranh chống Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. Chiến tranh đã kết thúc trên 30 năm, đã lùi xa. Đã được tổng kết, sẽ còn được các bên tham chiến tiếp tục tổng kết. Tổng kết và vinh danh những người đã ngã xuống. Nước Mỹ dựng bức tường Việt Nam, ghi tên hơn 5 vạn binh sĩ hy sinh.

Và ở Việt Nam, biết bao đơn vị anh hùng, cá nhân anh hùng đã được tuyên dương…

Tôi muốn đề cập đến một mặt khác của chiến tranh, chính xác hơn là nói đến những người tham gia chiến tranh một cách đặc biệt, chưa từng được nhắc đến trong các cuộc tổng kết, các buổi hội thảo, những người tham gia chiến tranh bằng việc đi tù. Những người đóng góp vào cuộc chiến không phải bằng sinh mạng của mình mà bằng tự do của mình. Với kinh nghiệm sống trong một đất nước liên tiếp có những cuộc chiến tranh, tôi hiểu chiến tranh không chỉ đến một mình. Bao giờ nó cũng có một người bạn đồng hành: Nhà tù. Đó là người anh em

sinh đôi của chiến tranh. Trong chiến tranh, việc gìn giữ hậu phương là vô cùng quan trọng. Hậu phương là gốc rễ, là cội nguồn, là căn cứ bảo đảm sống còn cho tiền tuyến, cho chiến đấu và chiến thắng. Khẩu hiệu: Dù phải đốt cháy dẫy Trường Sơn cũng vẫn chiến đấu tới thắng lợi hoàn toàn đã thể hiện rõ quyết tâm của miền Bắc giành chiến thắng bằng bất kỳ giá nào. Sự có mặt của 50 vạn sĩ quan và binh lính Mỹ cùng quân đội các nước đồng minh như Nam Triều Tiên, úc… tại miền Nam Việt Nam đã đẩy miền Bắc Việt Nam vào những năm tháng cực kỳ gay go gian khổ: Dốc toàn bộ nhân lực, vật lực, hy sinh tất cả cho cuộc chiến.

Trong cuộc chiến tranh khốc liệt này, miền Bắc thực hiện chủ trương pha lê hoá hậu phương. Những người đã từng cộng tác với Pháp, với Mỹ, những người có biểu hiện thiếu lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, những phần tử đáng ngờ, những kẻ trộm cắp, du thủ du thực…, tóm lại tất cả những gì là vẩn đục so với yêu cầu trong như pha lê của một xã hội cần pha lê hoá, đều bị tập trung cải tạo và đó được coi là một biện pháp không thể thiếu. Hơn nữa, nó còn có ý nghĩa răn đe những người khác, hướng tất cả vào mục tiêu chung.

Tổng kết về một cuộc chiến tranh không được quên những người đó. Họ đã góp phần vào chiến thắng, bằng cuộc đời mình, bằng sự đóng góp phần cao quý nhất của mình: Tự Do! Họ có quyền được chia sẻ niềm tự hào, dù là sự tự hào nhục nhã. Dù họ chỉ là những người cam chịu lịch sử. Lịch sử phải viết về họ.Văn học phải viết về họ. Thiết tưởng cũng cần nhắc lại ở đây quan điểm của Albert Camus về nhà văn và nghề văn được bày tỏ trong diễn từ nhận giải Nobel văn học tại Stockholm (Thuỵ Điển) ngày 10 tháng 12 năm 1957, cách nay hơn nửa thế kỷ: “Theo định nghĩa,

nhà văn giờ đây không thể phụng sự những người làm ra lịch sử, anh ta phục vụ những kẻ cam chịu lịch sử. Nếu không anh ta sẽ cô đơn và đánh mất nghệ thuật của mình. Tất cả những đạo quân của bạo cường với hàng triệu người cũng sẽ không cứu nổi anh ta ra khỏi sự cô đơn, ngay cả và nhất là nếu anh ta thuận tình đi đều bước với họ. Nhưng sự im lặng của một người tù không quen biết ở tận cùng thế giới, bị bỏ mặc trong nhục nhằn, cũng đủ kéo nhà văn ra khỏi trạng thái lưu đầy ấy mỗi khi, giữa những đặc quyền đặc lợi của tự do, anh ta có thể vượt lên để không quên sự im lặng đó và làm cho nó vang lên bằng những phương tiện của nghệ thuật.” Chính với những suy nghĩ như vậy tôi đã cầm bút viết văn trở lại sau hơn 20 năm im lặng.

Hình ảnh người Việt hải ngoại biểu tình tố cáo CSVN vi phạm nhân quyền tại Geneva ngày 8/5/09 nhân dịp CSVN ra điều trần trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Quang cảnh buổi điều trần tại Genève hôm 08.05.09

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Cuộc đời sáng tác của tôi chia ra làm 2 thời kỳ:

1-Thời kỳ đầu tiên: Từ năm 1954 tới tháng 11 năm 1968, nghĩa là từ lúc bắt đầu nghề viết văn tới khi tôi bị bắt đưa đi tập trung cải tạo. Trong thời kỳ này, những sáng tác của tôi đều ca ngợi con người mới cuộc sống mới, ca ngợi Đảng Cộng Sản Việt Nam, ca ngợi những người làm ra lịch sử. 14 năm đầu tiên, tôi viết theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, mô tả cuộc sống dưới sự lãnh đạo của Đảng, đang phát triển, đang đi lên, một xã hội không có bi kịch như nhà thơ Tố Hữu, người lãnh đạo văn nghệ Việt Nam đã khẳng định.

2-Thời kỳ thứ hai: Từ năm 1990 tới nay.

Đây là thời gian tôi viết về những người cam chịu lịch sử, về những thân phận bé nhỏ, về những người cố gắng tồn tại giữa những bánh xe của lịch sử, đặc biệt là những phận người rơi vào thảm cảnh tù đầy, những người chịu sự khinh bỉ của xã hội. Về hai thời kỳ này của tôi, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên (Viện Văn Học VN) đã có một cái nhìn tổng thể như sau: Năm 1995, sau 27 năm bị ngắt tiếng, “bị văng ra ngoài quỹ đạo”, Bùi Ngọc Tấn đã từ một hiện thực khác trở về. Và văn ông bây giờ là nói về một hiện thực khác và từ một hiện thực khác mà nhìn lại. Viết hồi ức, chân dung, truyện ngắn, tiểu thuyết, nhân vật chính trên các trang văn của Bùi Ngọc Tấn là chính ông và những người bạn cùng thế hệ được soi chiếu từ hai phía của một khoảng thời gian đã thành vạch phân cách đời người đời văn: 5 năm (1968-1973). Con dấu đóng giáp lai văn nghiệp Bùi Ngọc Tấn mang số hiệu CR 880 (CR 880 là số tù của tôi-BNT). Thời kỳ viết văn thứ hai tới nay, tôi đã công bố hai tập truyện ngắn, hai tập hồi ký và hai quyển tiểu thuyết. Những truyện ngắn của tôi đều viết về “những người cam chịu lịch sử”:

Một người có công với cách mạng bị nghi vấn, tất cả bạn bè đều xa lánh anh ta. Quấn quít trung thành với anh ta chỉ còn một con chó.


Một chị gái điếm chuyên phục vụ đám ăn mày.

Một anh tù bị giải đi trong một ô xà lim bịt kín trên xe com măng ca, trên một quãng đường 30 km nhưng từ sáng đến tối mới tới nơi, cực kỳ hoang mang vì những người áp tải thỉnh thoảng lại dừng lại để bắn chim mà anh ta không biết vì sao.

Một anh tù đi họp hội trường, gặp lại thầy cũ bạn cũ, từ dưới đáy xã hội, anh ta
trở lại bậc thang học giỏi nhất lớp của mình. Nhưng khi cuộc họp mặt vừa tan, anh ta đã trở về vị trí “phó người”trong xã hội.

Một giám đốc bị bắt oan, vào tù bị “đầu gấu” đánh đập và bắt khoả thân đứng làm Nữ thần Tự Do, khao khát được như những người khác là chăn và giữ mấy con kiến trong một vòng tròn trên nền buồng giam nhưng không được “đại bàng” cho phép. Chỉ đến khi ra tù ông mới có thể thực hiện khát vọng ấy: Cài trái cửa, giám đốc rút ngăn kéo lấy ra một lọ nhỏ, trong đựng 4 con kiến, thả lũ kiến vào một vòng tròn bằng phấn vẽ trên bàn. Ông bẻ bánh cho chúng ăn và lấy những các vidit (có rất nhiều trong ngăn kéo- của khách và của ông) chặn chúng lại. Thỉnh thoảng ông còn đặt cả ghế lên bàn làm việc. Và khoả thân trên ghế. Đứng thẳng. Mắt hướng về phía xa. Tay giơ cao. Như nữ thần Tự Do

Đêm Thắp nến cầu nguyện & Hưởng ứng Lời kêu gọi: “Tháng 5 bất tuân dân sự” của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ của đồng bào quận Cam- Nam California

Thang5battuan_07.jpg picture by nhacyeuem
Thang5battuan_02.jpg picture by nhacyeuem
Thang5battuan_03.jpg picture by nhacyeuem
Thang5battuan_06.jpg picture by nhacyeuem
Thang5battuan_04.jpg picture by nhacyeuem
Thang5battuan_08.jpg picture by nhacyeuem
Thang5battuan_05.jpg picture by nhacyeuem

Tôi xin phép được nói một chút về quyển tiểu thuyết Chuyện Kể Năm 2000 của tôi. Đó là bộ tiểu thuyết của đời tôi, bộ tiểu thuyết mang đậm chất tự sự của tôi. Chuyện một nhà báo đồng thời là một người viết văn mang tên Nguyễn Văn Tuấn bị bắt tập trung cải tạo trong thời gian chiến tranh chống Mỹ (1968-1973). Cuộc sống trong tù của anh ta không có gì đáng nói ngoài nỗi đau ê ẩm gặm nhấm tim anh. Đó là một chuỗi dài những ngày xam xám, nhờ nhờ, bợt bạt. Như thứ ánh sáng lọt qua lỗ thông hơi vào xà lim những buổi chiều tà. Anh tù mười ngày cũng như anh tù mười năm. Một hiện tượng buồn thảm lặp đi lặp lại. Cuộc sống tẻ nhạt đơn điệu càng đơn điệu, tẻ nhạt vì không ai tin ai. Người tù này nhìn người tù khác bàng con mắt nghi ngờ. Ai cũng có thể là ăng ten, là chỉ điểm. Không ai cởi mở cùng ai. Bụng cứ liền rốn. Mỗi người là một vòng tròn khép kín.

Thật khó viết. Rất dễ nhạt. Tôi cố gắng vượt qua khó khăn ấy, nói lên điều ghê sợ ấy trong cuốn tiểu thuyết của tôi. Nó bàng bạc khắp trong quyển truyện. Rất khó cho tôi khi muốn kể lại nội dung Chuyện Kể Năm 2000. Đây là một cuốn tiểu thuyết không có cốt chuyện, chỉ có thể trực tiếp đọc nó. Đây là những cuộc đời bất hạnh tồn tại bên nhau, mỗi người mang một nỗi niềm riêng, một hoàn cảnh riêng, một lý do riêng để đến với nhà tù. Nhưng nội hàm của nó rộng hơn nhiều. Đằng sau các nhà tù, là cả một xã hội thời chiến tranh gian khổ khó khăn, thiếu thốn. Là cách quản lý xã hội thời chiến trong những ngày gay go ác liệt nhất, nghĩa là một nền chuyên chính vô sản được nâng lên một cấp độ mới. Bị nghi có những tuyên truyền chống Đảng Cộng Sản, nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Tuấn bị biệt giam xà lim, rồi lê chân hết nhà tù này đến nhà tù khác. Gần 5 năm sau, Tuấn được tha, không kết án, không buộc tội. Cuộc sống hậu tù của Tuấn gay go không kém những ngày sống trong tù. Nhất là khi ông trưởng công an quận gọi anh ta ra đồn, tuyên bố thẳng: -Chúng tôi không cho anh đi làm. Tôi đã chỉ thị cho tiểu khu rồi. Tiểu khu không cấp giấy cho anh.

Sống dưới đáy xã hội, Tuấn nghiền ngẫm công lao của hắn đã đi tù để góp vào chiến thắng, và âm thầm giữ trong lòng nỗi “tự hào nhục nhã” của mình. Hắn có những thói quen mới: Ngồi ở đâu cũng cố ngồi thu nhỏ lại, gãi tai, nói chuyện với ai cũng gãi tai, kể cả nói chuyện với con, và không thể nào quên được những ngày tù tội. Thế rồi “điều khủng khiếp nhất đã đến với hắn suốt một thời gian dài sau đó. Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp lại bạn tù cũ. Nhìn những người trên đường, hắn giật mình: “Quái nhỉ, ở trại nào nhỉ. Quen quá. Không biết đã gặp ở đâu rồi. Được về bao giờ nhỉ”. Đó là một cảm giác kỳ lạ. Hắn luôn gặp những khuôn mặt tù quen quen. Những khuôn mặt tù ngờ ngợ. Không biết ở trại nào. Hẳn họ cũng như hắn. Mới được ra trại. Thoạt đầu hắn cho là hắn mắc bệnh quên. Trí nhớ hắn suy giảm, nên hắn không nhớ được những người bạn tù ấy. Nhưng rồi hắn giật mình: “Chẳng lẽ nhiều người đi tù về đến thế? Đất nước lắm người đi tù đến thế?” Và hắn ho�
�ng lên: “Mình hỏng mất rồi! Đầu óc mình hỏng mất rồi!”
.

Cùng với Tuấn là già Đô, một Việt kiều sống tại Pháp, bỏ cả người vợ Pháp và cô con gái nhỏ, nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc về Việt Nam, xây dựng đất nước. Già bị tập trung cải tạo vì đã thẳng thắn đấu tranh với cấp trên, và khi bị đuổi việc lại mắc thêm một sai lầm nữa: Đấu tranh theo kiểu Pháp. Ngồi ngay ở cổng xí nghiệp, tay cầm một miếng gỗ dán vuông, có cọc cắm, trên miếng gỗ

dán già viết dòng chữ: “Phản đối giám đốc xí nghiệp vô cớ sa thải công nhân.” Đó là một hình thức đấu tranh không thể chấp nhận trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Thế là già vào tù. Khi được tự do, già về nhà Tuấn đã ra tù trước già một năm. Hơn hai chục năm già mới lại được sống trong không khí một gia đình, mới được ôm một đứa trẻ vào lòng. Già gặp con Tuấn, một đứa bé lên năm (cũng trạc tuổi cô con gái bé bỏng của già bên Pháp khi già về Viêt Nam).“Già bế bé lên, hít mùi thơm của đứa trẻ. Trong giây lát già tưởng như mình đang ở Mác xây hai mươi năm trước. Ôi! Mùi của trẻ thơ. Già nhận ngay ra nó. Đã mấy chục năm già vẫn nhận ngay ra nó. Dù ở Địa Trung Hải hay ven Thái Bình Dương thì cũng giống nhau cả mà thôi.”

Không chỗ nương thân, không còn con đường kiếm sống, già viết đơn xin trở lại nhà tù nhưng không được giải quyết. Già đi ăn cắp với hy vọng được tập trung cải tạo lần thứ hai, nhưng không ai bỏ tù già. Thật là thất bại thảm hại. Già vào mậu dịch vét thức ăn thừa, già đi bới rác. Và già chết cô đơn trong một ngôi đình hoang vắng.

Quyển tiểu thuyết của tôi có Giang Văn Giang, con trai một liệt sĩ anh dũng hy sinh thời chống Pháp, trở thành trẻ bụi, ăn cắp, đánh nhau, được đưa vào trường Kim Đồng, nơi học tập cải tạo các thiếu niên hư hỏng. Nhưng chính tại đây, từ chỗ chỉ quen biết một số bạn phố Bờ Sông, Giang đã quen hầu hết bọn thiếu niên hư trong thành phố và lại đi tù tiếp.

Còn có Sáng một thanh niên nông thôn, bị chính quyền xã ghét đưa đi tập trung cải tạo, 5 lần vượt ngục đều không thoát. Còn có Nguyễn Văn Phố, một chiến sĩ quân báo của quân đội cách mạng, bị tình nghi là gián điệp cho Mỹ, tù 18 năm với câu nói thản nhiên làm Tuấn rợn người:

-Tôi đi tù năm vợ tôi 33 tuổi, năm nay vợ tôi 51 tuổi rồi.

Còn có Chí Lồng Sếnh, một anh tù người dân tộc, gần như không nói, không cười, chỉ im lặng lao động, bỗng một đêm nằm trong buồng giam, nghe tiếng nai gộ ngoài thung lũng, trở mình nằm sấp, nhìn ra bìa rừng ánh trăng bàng bạc, nói một mình:

-Con nai về ăn lá sắn non đấy.

Nỗi nhớ nhà, nhớ vợ con, làng bản chỉ gói gọn trong một câu ngắn ngủi ấy.Còn có Nguỵ Như Cần tù hơn hai mươi năm, trông ao cá, một người sống giữa rừng đã gần biến thành cây cỏ.

Tôi không tra tấn độc giả bằng những cảnh đời xám xịt u tối tuyệt vọng suốt 800 trang sách. Theo sự đánh giá của đông đảo độc giả, Chuyện kể năm 2000 còn là quyển tiểu thuyết của tình yêu, tình yêu con người và tình yêu đôi lứa. Tôi đã cố gắng diễn đạt tình thương giữa những người tù trong những trang viết về Tuấn và Giang, về già Đô với Tuấn, về món quà tặng của Lê Bá Di cho Tuấn: Một bãi phân trâu. Cũng như tôi đã nói lên được phần nào tình bạn giữa Tuấn và những người cùng nghề nghiệp văn chương như Lê Bàn, Vũ Mạc, Lê Bình… Và tình yêu giữa Tuấn và Ngọc, một tình yêu chỉ có trong những năm xã hội tốt đẹp sau chi
ến thắng chống Pháp 1954 với những đôi trai gái lãng mạn nồng nhiệt
đắm say.

Đây là ngày Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 của họ:Quốc khánh mùng 2 tháng 9, dậy từ lúc thành phố còn đang ngủ. Náo nức. Đứng ở cửa chờ Ngọc. Nhìn sang cánh cửa bên kia đường vẫn khép. Rồi nàng mở cửa nhẹ nhàng bước ra. áo dài trắng, quần trắng, đồng phục của trường đi đón ngày

quốc khánh. Hai đứa nắm tay nhau đi trên đường phố vắng tanh. Không một bóng người. Như thành phố dành riêng cho ta. Vẫn chưa thể quen được với ý nghĩ mình có cả một người con gái để mình yêu quý. Có tên của người ấy để mình lên tiếng gọi. Cám ơn về tình em yêu anh. Cám ơn mẹ cha, mẹ cha sinh em ngày ấy để cho anh mười chín năm sau đó. Để bây giờ em là của anh. Để em đi bên anh và để anh yêu. Đi đâu bây giờ em? Còn sớm quá. Em dịu dàng và tinh khiết như bầu trời đêm trước lúc rạng đông này. Phố Tô Hiến Thành trong mơ. Ra tới phố Huế vẫn là trong mơ. Tay trong tay đi mãi trong phố vắng. Kia rồi một cửa hàng vừa mở. Mình và Ngọc là những người đầu tiên bước vào hiệu. Uống cà phê sữa. Nhìn nhau. Rồi chia tay khi trời rạng sáng. Nàng đi tới trường. Mình đến Ba Đình trong khối các cơ quan trung ương. Buổi trưa nàng lại sang. Nàng đã tắm gội, tươi tắn lạ thường. Đến chiều hai đứa ra bờ hồ Hoàn Kiếm, tìm một chỗ ngồi từ lúc mặt trời vừa lặn để xí một chỗ cho đến tối. Để bảo đảm được nhìn thấy pháo hoa trên hồ. Những chùm pháo hoa trên bầu trời mịn như nhung có lẽ là những gì đẹp nhất, kỳ ảo nhất mà con người sáng tạo ra. Mình vừa ngước nhìn pháo hoa vừa quay lại nhìn nàng. Nàng mở to mắt nhìn trời. Cặp mắt nàng, gương mặt nàng với bao mầu sắc của pháo hoa ngày hội lướt qua. Nàng còn kỳ diệu hơn, xinh đẹp hơn mọi chùm pháo hoa đẹp nhất.

Và đây cuộc sống của họ sau khi kết hôn: Ngồi bên giấy trắng. Một hạnh phúc tuyệt vời. Ngọn đèn chiếu một ô sáng. Cẩn thận hơn, hắn lấy một tờ báo, khoanh thành cái bù đài, úp chụp xuống để khỏi làm chói mắt vợ con đang nằm trong màn. Khi vợ con hắn đi nằm là lúc hắn ngồi bên giấy trắng. (…) Ngày đi làm, đêm hắn viết. Hắn có thói quen thức khuya. Hạnh phúc là được thức khuya trong yên lặng. Hạnh phúc là những dòng chữ kín từng trang. Là bóng tối mờ mờ trong phòng, và ở một góc buồng, màn buông, tiếng vợ con thở nhẹ nhàng trong giấc ngủ. Hạnh phúc là lúc đêm khuya cặm cụi, bỗng cảm thấy có người đứng sau lưng. Buông bút. Ngả người trên ghế, đầu đã chạm ngay vào ngực vợ. Linh cảm không nhầm.

Nàng đứng sau lưng tự bao giờ. Nàng đứng im lặng nhìn mình làm việc. Nàng đưa tay ép nhẹ đầu mình vào ngực nàng. Đầy đặn. ấm. Mềm. Mình dụi đầu vào đó và ngước mắt nhìn lên, thấy rõ dưới cằm nàng có một vết sẹo nhỏ, chỉ nhìn từ góc độ ấy mới thấy, vết sẹo khi nàng còn bé tí, bị vập vào miệng chum nước. Đứng phía sau, nàng ấp hai tay vào cằm mình, thì thào:

-Đói không?

Gật đầu. Thế là hai vợ chồng khoá trái cửa, để con ngủ trong màn, đi ăn phở khuya. Ông hàng phở Ngã Bẩy quen.

Bộ tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của tôi được nhà Xuất bản Thanh Niên, cơ quan của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản VN in, chưa phát hành đã có quyết định cấm, bị thu hồi tiêu huỷ. Nhưng nó vẫn được in chui hàng năm ròng sau đó với số lượng mà hiện nay chưa thể thống kê được (chỉ riêng một người bán sách ở Hà Nội cũng đã bán 1000 bộ) cũng như đã được đưa lên mạng để in và phát hành ở nước ngoài. Ngay lập tức qu
yển tiểu thuyết đã gây chấn động,
trở thành sách bán chạy nhất dù phải bán chui ở trong nước và best seller trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Theo chỗ tác giả của nó được biết ở Canada, nhà xuất bản Thời Mới (Toronto) in 3 lần liên tiếp. Tác giả đã trông thấy 5 bản in khác nhau của 5 nhà xuất bản ở Mỹ. Tại Đức, có 2 bản in khác nhau. Tất cả các báo của cộng đồng người Việt trên các lục địa đều đăng tải dưới hình

thức feuilleton. Đài BBC đã để ra 3 tháng đọc Chuyện kể năm 2000. Tôi đã nhận được hàng nghìn bức thư chia sẻ của những người Việt Nam và cả những người ngoại quốc từ các lục địa Châu Âu, châu Mỹ, châu úc và châu á. Tạp chí PEN International của Hội Văn bút Quốc tế đã trích đăng một chương. Tác giả của nó được vinh dự là hội viên danh dự của Hội Văn Bút Quốc tế và hội viên danh dự Hội Văn Bút Canada. Biết bao bạn đọc trong nước, ngoài nước đẫ đến với tôi. Họ cám ơn tôi và nói rằng tôi đã nói giúp họ những điều họ hằng suy nghĩ nhưng không nói được. Trong buổi tôi nói chuyện ở Viện Goethe Hà Nội, nhiều bạn đọc cảm động, khóc nức nở không nói được nên lời.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên viết: Bùi Ngọc Tấn viết văn trầm tĩnh và đôn hậu. Hình như đây là kết quả của sự kết hợp bản tính người và trải nghiệm đời nơi ông. Sau những gì đã xẩy đến với ông, nếu văn ông có giọng cay độc, chua chát cũng là điều dễ hiểu. Nhưng không!

Ngay cả sự trầm tĩnh đôn hậu ở đây cũng không hề là phải cố ý, gồng mình, tỏ vẻ. Ông đưa lại cho người đọc những dòng văn tự nhiên dung dị, khi những oan trái khổ đau lặn vào sau câu chữ làm nên sức nặng, chiều sâu của những điều được viết ra. Một giọng điệu văn chương làm người đọc hiểu ông, tin ông, đồng cảm với ông và cùng ông đồng cảm với những phận người, những kiếp bụi nhân sinh. Cao hơn chuyện văn chương là chuyện cuộc đời. Bùi Ngọc Tấn là nhân vật của văn ông và đồng thời ông cũng là tác giả của những điều ông viết ra. Đó là văn chương của sự thật(…)

Ông đã gánh cây thập ác đi trọn con đường trần ai của mình.

Không vứt xuống.

Không chạy trốn.

Không gục ngã.

Không dừng bước.

Và dẫu không là Chúa, ông đã được phục sinh.

Còn đây là những đánh giá của nhà văn Nguyên Ngọc:

“(…) Bùi Ngọc Tấn đã đi xa hơn được rất nhiều việc mô tả một tấn bi kịch cá nhân, thậm chí một bi kịch của chế độ – điều mà một số cuốn sách viết về nhà tù thường rất tập trung – để nói đến một tình thế phi lí của cuộc sống, và vô hình trung, cuốn sách trở thành như một thiên anh hùng ca, khiêm nhường mà cảm động về con người, con người có thể đi qua được tất cả những gì xấu xa đen tối nhất, đi qua tất cả bùn l
ầy, giữ vững chất người của mình chống lại tất cả những
thế lực đen tối nhất muốn trừ tiệt chất người ở con người. Cuốn sách bị cấm, nhưng bằng nhiều cách vẫn được truyền tay đọc rộng rãi và tác giả của nó được sự kính trọng của toàn xã hội.”

Tôi cảm ơn tất cả các bạn đọc đã chia sẻ cùng tôi.

Cảm ơn trung tâm William Joiner đã tạo điều kiện để tôi có mặt ở đây hôm nay.

Cảm ơn các bạn đã có mặt cùng tôi tại đây.

Bùi Ngọc Tấn

Paltalk_VN-Flag-sm.jpg picture by nhacyeuem

Nhóm  Paltalk -Nam California tổng hợp từ các nguồn:
Wikipedia
VietNamExodus
X-cafe


Lời Bộc Bạch Của Một Đảng Viên

1. Hình ảnh đặc biệt về ngày 30-4-09 tại Úc Châu- Canberra

2. Bài đọc suy gẫm: LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN-


Bài viết sau đây là của 1 đảng viên đảng Cộng sản Việt nam bức xúc trước nạn tham nhũng và dối trá đang tràn lan trong nội bộ đảng. GTC mạn phép đăng lại để phổ biến cho nhiều người được biết sự thật trong lòng đảng Cộng sản Việt nam

Lâu nay tôi không viết blog, không comment vì tôi sợ. Tôi nghe được những thằng bạn làm bên an ninh nói rằng đang thực hiện những chỉ thị của cấp trên rất quyết liệt để tìm ra dấu vết tông tích của những blogger “có vấn đề” để có cách xử lý thích đáng. Tôi thực sự sợ, có lẽ là tôi hèn nhát. Nhưng hôm nay tôi muốn viết, tôi buộc phải viết, tôi không giải thích được tâm trạng của mình lúc này, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng một sự thôi thúc phải nói ra những gì mình suy nghĩ cho nhiều người đọc. Sự thôi thúc đó đến từ đâu tôi cũng không chắc, nhưng thật tình là tôi vẫn rất run sợ khi post bài này, tôi không phải là người dũng cảm, nhưng tôi thấy mình cần làm điều đó. Và tôi cũng chỉ có nơi này để viết, để nói ra được sự thật, blog là nơi duy nhất ở xã hội này người ta có thể nói thật, còn lại đều là một cuộc sống dối trá với chính mình và mọi người.

Tôi đã gần 50 tuổi, đang làm cho một viện nghiên cứu của Nhà nước, đã được 15 năm tuổi Đảng. Thật lòng là tôi đã nghĩ đến việc ra khỏi Đảng nhưng lại không dám thực hiện, tôi không đủ can đảm và mạnh mẽ để chấp nhận một cách kiếm sống mới hoàn toàn mà tôi không tự tin với nó. Mà bỏ Đảng thì chỉ còn cách bỏ cơ quan. Đã suy nghĩ rất nhiều cách mưu sinh khác nhưng vẫn không thấy cái nào là được. Các con tôi phải còn vài năm nữa mới có thể tự lo được. Lương hai vợ chồng cộng lại mới hơn chục triệu. Riêng tôi mỗi năm được thêm vài công trình nghiên cứu, chia ra cũng được khoảng 30-40 triệu đồng. Cái này chính là bổng lộc mà cấp trên ban phát vì nghiên cứu cho có, xong cho vào tủ, chủ yếu là viết theo ý muốn cấp trên rồi lập hội đồng khen nhau mấy câu, thế là xong. Giàu thì chủ yếu là các sếp lớn vì đề tài nào các sếp cũng có tên để chia tiền dù chẳng làm gì, có khi cũng chẳng nhớ nổi cái tên đề tài. Còn chưa kể những thứ quyền lợi mua sắm khác. Nói chung là nếu lên được trưởng phòng thì không phải lo tiền bạc, người ta cúng cho mình. Do vậy mà trong nội bộ người ta đấu đá giành giật nhau ghê lắm, vào Đảng cũng chỉ hy vọng lên được chức cao hơn. Nói thật là ngày xưa tôi vào Đảng cũng với động cơ như thế, nhưng không nghĩ rằng như thế chỉ mới là cái bắt buộc sơ đẳng, muốn ngoi lên được đòi hỏi phải nhiều thủ thuật lắm, và phải biết luồn cuối thật giỏi, chà đạp người khác mà không bị cắn rứt. Mà cả 2 cái này tôi đều dỡ, có lúc thấy phải làm nhưng làm cũng không đạt yêu cầu. Chuyên viên như tôi (dù là được xếp vào ngạch cao câp) bây giờ toàn phải nói vẹt, nói dối đến mức mất tư cách mà chẳng biết phải làm sao. Giờ mới thấy mình hèn nhưng đã muộn. Tự an ủi trấn an mình “mưu sinh mà, thôi đành vậy…”

Canberra- Australia: Quốc Hận 30-4-2009: 2000 người biểu tình trước hang ổ VC


Những người Đảng viên như tôi mình bây giờ chiếm đa số tuyệt đối trong Đảng, đến 95%. Hồi tháng 4 năm ngoái, tôi được đọc một bản nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội, đây là tài liệu chính thức nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính Trị . Qua đó nói rõ rằng Đảng viên bây giờ đều chán nãn và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa Cộng Sản và học thuyết Mác Lê-Nin nữa, Đảng viên chỉ hy vọng vào sự đổi mới của Đảng. Nhưng bây giờ Đảng đã không còn đổi mới nữa, đang đi vào ngõ cụt. Hầu hết những Đảng viên như tôi bây giờ đều mong muốn một sự thay đổi, nhưng họ lại sợ thay đổi. Lý do quan trọng nhất là họ sợ bị trả thù như lịch sử đã từng xảy ra, như Đảng đã từng làm, họ nghe thấy sự hung hăng và cực đoan của các Việt Kiều qua các lần biểu tình chống đối người trong nước qua làm họ sợ. Rồi kiểu tuyên truyền của Đảng cũng tăng thêm điều đó, nếu bạn là Đảng viên, đi họp sinh hoạt Đảng thì sẽ nghe thấy những lời lẽ cảnh báo rất nặng nề, nào là các thế lực thù địch, nào là sẽ không đội trời chung với Đảng viên, âm mưu diễn biến hòa mình có thể mất nước v.v..

Nhưng cái làm xói mòn niềm tin ở Đảng nhất là tham nhũng và đặc quyền thì Đảng chẳng có một biện pháp hiệu quả nào ngăn chặn, nếu không muốn nói là Đảng phải duy trì nó để sống và để cai trị quan chức. Cơ quan tôi và nhiều nơi khác suốt ngày bàn tán về việc ông Lê Thanh Hải đã chi ra cả trăm tỷ đồng để hối lộ cho những vị ủy viên Bộ Chính Trị vào TpHCM để xem xét việc cách chức ông ta vì dính đến vụ PCI. Giờ ông ta tuyên bố với đám đàn em kinh tài là vững như bàn thạch vì không những thế, Thủ Tướng còn nhận của ông ta mấy triệu đô la nữa. Giờ là lúc ông ta ra sức vơ vét và tạo điều kiện cho các đàn em kinh tài vơ vét để bù lại những gì đã phải chi ra để chạy cho ông ấy. Những chuyện này giờ đây tồn tại như một sự tất yếu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

Biểu tình trước tòa đại sứ CS



Tôi đang đứng trước một trạng thái chông chênh, giữa những lựa chọn không dễ dàng: theo hiện trạng và thói xấu của xã hội để sống dễ dàng hoặc thay đổi để ko theo nó, hay tham gia vào những sự thay đổi của người khác làm xã hội tốt hơn. Tôi muốn 2 cái sau nhưng nhiều lần đã không vượt qua được chính mình. Hàng này tôi bị buộc phải học và thực hành theo gương và đạo đức HCM nhưng toàn là những gì đạo đức giả và ngụy quân tử. Tôi là người luôn kính trọng Chủ Tịch HCM ngay cả khi đã đọc được những mặt trái của Bác. Tôi giữ thái độ đó vì tôi cho rằng Bác là một con người. Nhưng cách mà Đảng đang tuyên truyền về hình ảnh và đạo đức của Bác, bắt mọi người học tấm gương của Bác là cách mà người ta thường làm để ca ngợi những vị giáo của các tôn giáo. Thật đáng buồn là những điều như vậy chẳng những không làm tôn lên hình ảnh của Bác mà ngược lại, vì Bác không có những điều cần thiết của một giáo chủ tôn giáo. Thời buổi bây giờ không còn là những thế kỷ trước, thông tin quá nhiều, nhanh và dễ kiểm chứng thì không thể tạo ra những myth (huyền thoại) để dẫn dắt lòng tin của mọi người được. Tôn giáo được tạo ra từ các myth vốn là những hiểu biết sai lầm, có thể là dối trá nhưng lại mang ý nghĩa huyền thoại, thần thoại. Người ta đang làm cho hình ảnh Bác ngày càng trở nên méo mó và dối trá.

Gần đây tôi bắt đầu tin dần vào những gì vô hình như là định mệnh, số phận, vận nước, … Không tìm thấy căn cứ khoa học nào, nhưng có lẽ niềm tin là tâm linh, không phải biện chứng khoa học. Do vậy, tôi cũng hy vọng như nhiều người dân đang hy vọng, hồn thiêng sông núi sẽ phù hộ cho vận mệnh của đất nước. Tôi muốn nói với những người muốn mưu sự lớn và thực sự vì đất nước nhân dân, hãy nhắm vào những gì thiết thực nhất vì cuộc sống của đa số người dân, đừng có giương ngọn cờ dân chủ nhân quyền làm mục đích chính, những điều đó với người dân còn xa vời lắm. Chính quyền hiện này dù làm ra vẻ chống đối và mạnh tay với những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền; giả bộ như là sợ những điều đó đe dọa sự cầm quyền của họ nhưng thực ra họ rất mong muốn những những người đấu tranh này lao vào những mục tiêu như vậy vì chúng chẳng thể nào thu hút quần chúng trong vài chục năm nữa. Họ ra vẻ cái này là gót chân Achile của Đảng nên phản ứng rất dữ dội, làm cho những người đấu tranh cứ tưởng thật là mình đã nhắm vào đúng tử huyệt của đối thủ và cứ thế hút đầu vào đá. Những gì thiết thực đối với quần chúng thì rất nhiều, nhiều vô kể, không thể nhắm đến hết tất cả một lúc được. Những con người sáng suốt sẽ nhận ra một vài điểm thật quan trọng từ những nhu cầu này, nhấn mạnh nó, giương nó lên làm ngọn cờ để tạo ra động lực cho đa số dân chúng thì mới có thể tạo ra lực lượng và thế lực thay đổi cái hiện nay được. Điều đáng mừng là một vài năm gần đây đã thấy xuất hiện vài người có tầm nhìn như vậy, không lao vào những khẩu hiệu dân chủ nhân quyền mà nhìn được những mấu chốt từ những gì rất thiết thực. Tôi có hân hạnh được trao đổi với những người như vậy trên blog và cảm nhận được sức mạnh tư duy của họ cho dù họ không nói gì về điều đó.

Đặt vòng hoa trước Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Úc-Việt


Nếu ai muốn copy bài này để phổ biến thì cứ tự nhiên làm đừng hỏi ý kiến tôi. Mà cũng mong các bạn hãy làm điều đó vì có thể một ngày nào đó, tôi không đủ sự can đảm, không vượt qua nổi sự hèn nhát nên sẽ xóa hẳn cái blog này. Tôi đã từng nghe cánh an ninh nói rằng sẽ dựa vào quan hệ của con rễ Thủ Tướng, là Việt Kiều trong giới tài phiệt, can thiệp với Yahoo để “lôi ra ánh sáng” kẻ nào là Change We Need để tr
ị tội vì đã “vu khống” thanh danh của gia đình “phò mà”. Chuyện ấy cũng vài tháng nay rồi nhưng vẫn thấy Change tiếp tục viết bài, có thể là họ không làm được, và cũng có thể là chưa làm được. Nếu một ngày nào đó mọi người thấy blog này biến mắt hẳn thì xin hãy hiểu và thông cảm cho tôi. Tôi rất biết ơn ai đó copy bài này về blog của mình để những gì tôi viết còn lưu lại được.

Đa số Đảng viên và quan chức hiện nay đều hèn nhát như tôi vậy, những người dũng cảm có tư cách thì rất ít, những người này đều không lên cao được. Những kẻ chức vụ càng cao thì không những hèn mà còn nhát, thượng đội hạ đạp. Bản chất bọn chúng là những kẻ sợ sệt đủ thứ, chúng chỉ hung hăng khi nắm quyền lực trong tay và đối xử thô bạo với kẻ dưới hoặc những người không có chút quyền gì. Tôi đảm bảo rằng, khi có một sự thay đổi bọn người này là những kẻ trốn chạy đầu tiên hoặc quay ngoắc tức thì theo lực lượng mới. Bọn chúng đa số (tôi là thiểu số) đều là những kẻ giàu có, giờ thì lắm tiền nhiều của, sợ chết và sẵn sàng trở thành kẻ phản bội cho người khác sai bảo nếu được đảm bảo rằng không làm gì bọn chúng.

Sự sụp đổ và thay đổi là chắc chắc và không thể tránh khỏi, nhiều người bảo rằng sẽ rất nhanh, nhưng cũng có người bảo rằng sẽ chưa thể trong một hai năm nữa. Tôi thì nghĩ điều đó không tùy thuộc vào Đảng, vào Chính quyền nữa, cái này ngoài khả năng của họ rồi. Nó tuỳ thuộc vào lực lượng thay đổi có thể hành động lúc nào thì lúc đó sẽ có sự thay đổi. Còn thay đổi như thế nào thì lại tuỳ thuộc vào cái lực lượng này có muốn làm điều tốt cho người dân hay không. Thật là khủng khiếp nếu đất nước này tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.

Hãy tha thứ cho tôi nêu ai đó vô tình bị xúc phạm từ những điều tôi viết, nhưng tôi vẫn tin những người đó rất ít, đếm trên đầu ngón tay. Tạm biệt mọi người, cũng có thể là vĩnh biệt…. Chúc mọi người vui khỏe và an toàn, chúc Việt Nam thay đổi tốt đẹp.

Tôi đã thực sự ân hận vì đã vào Đảng.

Paltalk_VN-Flag-sm.jpg picture by nhacyeuem

Nhóm PV. Paltalk -Nam California tổng hợp từ các nguồn:

DCVOnline
DCCTVN.Net
Blog GTC
Việt Land.net
Ly Hương.net