Sao Hôm, Sao Mai – Vương Mộng Long

Bức Tường Đá Đen tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ.
 
Bài đọc suy gẫm: Sao Hôm, Sao Mai – Tác giả Vương Mộng Long.
Hình ảnh minh họa: Những hình ảnh chọn lọc về Lễ Đặt Vòng Hoa trước bức Tường Đá Đen và Diễn Hành trong tuần lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong do Nhiếp Ảnh Gia kiêm Thi Sĩ Nhất Hùng chia sẻ. Nhóm chủ trương Blog 16 xin được cám ơn bác Nhất Hùng.

Giữa tháng Tư 1974, một trận đánh vô cùng ác liệt và đẫm máu đã xảy ra bên dòng suối Mé (Ia Mé), cách Pleiku 30 cây số về hướng Tây Nam. Trong hai ngày 14 & 15 tháng Tư 1974, Tiểu đoàn 82 /BĐQ/QLVNCH bị hai Trung đoàn 48/SĐ320 & 64/SĐ320/CSBV xa luân chiến, tấn công bằng chiến thuật biển người. Sau những cơn mưa pháo là những đợt xung phong. Cuối cùng, địch đã dùng tới thủ pháo chứa hơi ngạt để dứt điểm. Trưa 15 tháng Tư 1974 Cộng Quân tràn ngập căn cứ hỏa lực 711. Dù bị đánh văng ra khỏi căn cứ, Tiểu đoàn 82/BĐQ vẫn không bỏ chạy khỏi vùng. Gần hai trăm chiến sĩ bị thương nặng, nhẹ đã từ chối tản thương, họ đã đâu lưng cùng nhau bám đất, chờ tiếp tế đạn để phản công. Rồi hai ngày sau, với sự hỗ trợ của một tiểu đoàn bộ binh, Tiểu đoàn 82/ BĐQ trừ (-) đã trở lại trận địa để đánh một cú hồi mã cực kỳ dũng mãnh. Dạ chiến là sở trường của Biệt Động Quân Plei-Me, vì thế, chỉ sau hai đêm, lực lượng Cộng Sản bám trụ đã bị đánh bật ra khỏi vị trí cố thủ. Chiến dịch kết thúc với tổn thất nặng nề của cả đôi bên, ta và địch. Thiệt hại phía ta là trên 50 quân tử trận. Thiệt hại phía địch là trên 200 quân bị giết (trong đó có một thượng tá). Từ đó, căn cứ hỏa lực 711 được gọi kèm thêm cái tên “Đồi Thịt Bằm”. Trận chiến qua nhanh như mưa bóng mây, nhưng mãnh liệt như một cơn dông mùa hè.

Rồi, tình hình lắng dịu, địch và ta lại ghìm quân, chờ dịp ra tay khi phát giác sơ hở của kẻ thù. Ở Plei-Me, thời gian ấy, đơn vị tôi chịu trách nhiệm một vùng cố định. Tôi có cảm tưởng như mình là một tiểu tướng cầm quân thời Tam-Quốc. Tôi đã phải nặn óc, vận dụng hết khả năng, kinh nghiệm, sở trường của mình để đương đầu với một đơn vị địch mạnh gấp năm sáu lần đơn vị mình. Tôi biết rõ Sư đoàn 320 CSBV từ xuất xứ, tổ chức trận liệt, tới thói quen, sở trường, sở đoản. Địch thủ của tôi, những người chỉ huy tác chiến của Sư đoàn 320/ Điện-Biên, cũng là những tay dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Họ rất tinh khôn, và không kém can trường, liều lĩnh. Trong thời gian này, có một mẫu điện đàm của địch lọt vào đài kiểm thính của ta, trong đó, chính ủy Sư-Đoàn 320/Điện-Biên, đã cảnh giác các đơn vị dưới quyền, “Phải tránh né tối đa mọi đụng độ trực tiếp với thằng Hai Nâu”. Phòng 7 giải mã, cho tôi biết địch gọi TĐ82/BĐQ là “Thằng Hai Nâu”.

Một ngày, giữa tháng Sáu 1974, trong khi tôi cùng hai đại đội đang lục soát vùng Nam núi Chư Gô thì được thông báo cái điện thứ nhì, “Thằng Hai Nâu đang hoạt động dã ngoại, phải khẩn trương bôn tập, đánh tiêu hao nó…” điện văn này của Bộ Tư Lệnh SĐ320/CSBV ra lệnh cho Trung đoàn 48/SĐ320. Sáng sớm hôm sau, từ đỉnh núi cao, qua ống nhòm, tôi thấy rõ những vệt cỏ tranh trên những ngọn đồi hướng Bắc Chư Gô rạp xuống như những luống cày. Hình như trong đêm, cả trăm người đã đạp trên cỏ để tiến về suối Lé (Ia Glaé). Suối Lé chạy dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam, sát chân núi Chư-Gô. Con suối này cắt ngang trục tiến trên phóng đồ hành quân của tôi. Tôi ra lệnh cho Đại úy Quách cơ Bình (k22 A) đang là tiểu đoàn phó giữ trại, đóng chặt cổng rào, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Suốt ngày hôm đó, tôi đã dội hàng trăm quả cối 4.2 (106 ly) và đại bác 105 ly trên những hàng cây gai xanh bên bờ con suối. Quân dã ngoại của tôi ém trong núi, không lửa khói, chịu đói. Rồi trong đêm, lợi dụng bóng tối, im lặng vô tuyến, theo đường tắt, tôi rút êm. Về tới cổng Nam trại Plei-Me tôi mới lên máy gọi chú Bình. Chỉ chừng mười phút sau cú điện đàm giữa tôi và Đại úy Bình, thì từ biên giới Miên, địch đã nã khoảng hai trăm trái đại bác vào trại. Từ vài năm nay, hầu như tất cả điện đàm vô tuyến của ta đều bị địch nghe trộm. Âm mưu của địch đã bị ta phát giác, cú đánh tiêu hao không xảy ra. Hụt ăn, địch gỡ gạc! Vụ pháo kích gây cho hai căn nhà tôle bị sập, và một binh nhì gốc Chợ Lớn bị tử thương. Rồi tình hình lại yên…

Cuối tháng Sáu có tin mật báo, một cấp chỉ huy Cộng Sản chiều chiều cưỡi ngựa, thám sát khu ngã ba làng Xổm (Plei Xôme). Làng Xổm nằm về hướng Bắc, dưới chân ngọn núi lửa, cách Plei-Me chừng bảy cây số. Làng này đã bị bỏ hoang từ lâu. Trên bản đồ hành quân, làng Xổm nằm sát ranh giới hoạt động của Trung đoàn 42/ Bộ Binh trừ (-) và Tiểu đoàn 82/ Biệt động Quân. Trung tá Nguyễn thanh Danh (k19 VB) trung đoàn phó Trung đoàn 42/ Bộ Binh đang chỉ huy cánh quân bộ binh. Tôi muốn đích thân giăng bẫy hạ thằng Việt Cộng gộc này. Sợ khi đụng trận, bắn nhầm quân bạn, tôi muốn anh Danh chia cho tôi thêm một cây số trách nhiệm về hướng Bắc. Chuyện không thể nói trên vô tuyến, vì vậy tôi phải lái xe ra căn cứ 711 gặp mặt Trung tá Danh. Tại căn cứ hỏa lực 711, Trung tá Danh đi vắng, nhưng may mắn, tôi đã gặp Đại tá Nguyễn hữu Thông (k16VB) trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 /SĐ22 Bộ Binh đang có mặt. Tiểu đoàn tôi nằm dưới quyền giám sát hành quân của Niên trưởng Thông.

Niên trưởng Thông hỏi:

– Danh nó về Pleiku, mai mới vô. Cần gì vậy em?

Đứng trước tấm bản đồ hành quân, tôi kể cho Niên trưởng Thông nghe tin tức địch tôi vừa nhận được, và ý đồ hành động của tôi, rồi đề nghị:

– Niên trưởng nới thêm cho tôi một click về Bắc, để tôi dễ bề xoay trở.

Đại tá Thông đồng ý ngay:

– Okay, Làm đi! Chắc tên Vi-Xi này tới số nên mới gặp chú…

Một số hình ảnh diễn hành tại thủ đô trong ngày Memorial Day.


Tổng Thống Washington, vị nguyên thủ đầu tiên của Hoa Kỳ  (hình trên) và y phục cổ truyền thời Nam Bắc phân tranh (hình dưới).

Chuyến làm ăn dự trù này của tôi bị khựng lại vài ngày vì chú Quách cơ Bình (TĐ Phó) được lệnh thuyên chuyển về nguyên quán. Trong khi chờ một vị tiểu đoàn phó mới tới bổ sung, tôi đem Đại úy Bá, sĩ quan chỉ huy hậu cứ tiểu đoàn vào giữ đồn Plei-Me trong lúc tôi xuất trại. Toán viễn thám của Trung sĩ Nguyễn Chi và toán cận vệ của Hạ sĩ Nguyễn Ba sẽ tháp tùng tôi vào vùng. Lực lượng an ninh ban đầu để tôi thiết lập vị trí là Đại đội 1/82. Khi tôi đã hoàn tất tổ chức địa thế, lực lượng này sẽ rút lui theo đường tắt để về phòng thủ trại. Lực lượng trừ bị cho tôi là Đại đội 3/82 của Thiếu úy Phạm đại Việt, sẽ án binh trong khu suối đá, bốn cây số hướng Tây Bắc Plei-Me. Tôi đã dự trù mọi phản ứng thích nghi nếu có bất cứ trục trặc nào xảy ra bất ngờ. Trừ sáu người đi theo tôi trong chuyến làm ăn này, những quân nhân còn lại trong đơn vị hoàn toàn không biết thầy trò tôi đi đâu. Trên tần số, không ai được phép đả động tới việc tôi xuất trại.

Tôi chọn “Vùng làm ăn” trên đoạn đường xe be cách ngã ba Tỉnh lộ 6C làng Xổm chừng một trăm mét. Hai bên bìa rừng của đoạn đường này không bị khai quang như hai bên lề Tỉnh lộ 6C. Cây rừng chen chúc nhau, lau lách um tùm, khu này rất thuận lợi cho một cuộc bố quân phục kích. Mờ sáng hai quả Claymore đã gài xong. Hướng nổ của hai quả mìn đánh chéo nhau thành hình chữ “W”. Bụi lau nơi mô đất giữa đường là điểm mốc. Hai lằn đạn chì của Claymore sẽ giao nhau chỗ này. Tử địa chỉ dài chừng năm chục mét thôi, nhưng con mồi nào lọt vào tử địa là coi như Diêm Vương đã gọi. Ngày thứ nhứt trôi qua, vô sự. Ngày thứ nhì trôi qua, vô sự. Ngày thứ ba, vào lúc mặt trời đứng bóng giữa đỉnh đầu… Binh nhứt Y Huynh nói nhỏ vào tai tôi:

– Thiếu tá! Có tiếng xe!

– Tao có nghe gì đâu?

Tôi quay sang hỏi chú Chi:

– Ê! Chi! Có nghe tiếng gì không?

Trung sĩ Chi nghiêng tai lắng nghe một lúc, rồi lắc đầu:

– Dạ không. Em không nghe gì cả!…

Lúc sau, thằng Y Huynh vừa giựt vạt áo tôi, vừa càu nhàu:

– Em nghe rõ có tiếng máy xe mà ông thiếu tá! Đó! Đó! Nghe rõ chưa?

– Ừ! Tai thằng này thính thiệt. Có tiếng xe xa lắm…

Rừng già xanh rì trải dài mênh mông. Trong gió, từ hướng Tây, phía làng Gà (PLei Bon Ga) có tiếng xe rồ máy. Tôi leo lên một ụ đất cao ngỏng cổ quan sát. Từ xa, từng cụm khói xe phun lên khỏi đọt cây. Chim rừng hoảng hốt vụt lên không mỗi khi đoàn xe sắp tới gần nơi chúng kiếm ăn. Đoàn cơ giới đang tiến về phía chúng tôi, tiếng động cơ rõ dần, gằn từng cơn, như tiếng xe tank, ít nhứt cũng cỡ năm bảy chiếc. Tôi ghé tai chú Chi và chú Ba ra lệnh:

– Chuẩn bị đánh tank! Đánh gục chiếc đầu. Xong là rút liền!

Chúng tôi cấp tốc chuyển địa bàn phục kích về hướng đầu con dốc ngược trên đoạn đường xẻ ngang một ngọn đồi nhỏ. Con đường độc đạo chạy giữa hai bờ đất cao bốn, năm thước. Bảy Biệt Động Quân, bố trí trên bìa đường, dòm xuống. Tôi tin tưởng rằng, với hai ống M72 và hơn chục quả lựu đạn vừa miểng, vừa lân tinh, thế nào tụi tôi cũng “thịt” được một chiếc tank đi ngù ngờ dưới kia (!) Chúng tôi nín thở, nép mình trong cỏ, đợi chờ… Tiếng động cơ đã gầm gừ dưới chân dốc. “Ỉm! Ỉm!…ì…ì…ì. ..Ỉm!…” đoàn xe rồ máy lấy đà leo lên. Thời nhảy toán trong Plei-Trap Valley (1972) tôi đã có dịp nghe tank địch chạy sát bên mình vài lần. Ngoài tiếng động cơ gằn từng cơn, tank di chuyển còn gây tiếng “két! két!” của xích sắt khi móc xích bám vào guồng quay. Lần này, chiếc tank đang tiến tới không gây ra tiếng “két! két!”.

Cành lá rung rinh, mặt đất cũng rung rinh khi chiếc chiến xa đầu tiên tiến lên đỉnh dốc. Vòm tre xanh đầu dốc đang bị chẻ đôi bởi chiếc cần cẩu trên xe đang di chuyển. Thì ra đó chỉ là một chiếc xe be! Cái cần cẩu sơn đỏ của nó cao hơn ngọn tre, nhô lên không. Tôi vội nắm sợi dây ba chạc của chú Chi, ra dấu cho chú đừng phóng viên M72 đi. Dưới đường, chiếc xe be thứ nhứt rồ máy liên tục để lấy đà, kéo chiếc thứ nhì sau lưng. Vì phải kéo một sức nặng gấp đôi, nên động cơ xe gầm rú dữ dội. Mới nghe, ngỡ tiếng máy xe tank. Chúng tôi thở phào, nhẹ nhõm. Thoáng chốc, đoàn xe be năm chiếc theo nhau qua con dốc. Chú Ba lầm bầm:

– Đồ phá thối!

Thấy công việc làm ăn không thuận lợi, tôi cho lệnh cuốn gói. Theo đường tắt, chúng tôi rút về tiền đồn Bắc của trại. Khoảng bốn giờ chiều, toán canh gác báo động xa trên Tỉnh lộ 6C cách trại hai cây số báo cáo có mười hai người dân khai thác lâm sản xin vào trại tá túc vì xe be của họ bị hư không thể chạy về Pleiku. Tôi cho lệnh toán an ninh giữ họ tại chỗ chờ tôi xuống tiếp xúc với họ. Đám dân khai thác gỗ này gồm một phụ nữ, một chú bé và mười đàn ông. Người thiếu phụ tuổi trên dưới ba mươi, nhan sắc dễ coi. Mặt chị ta có một vết chàm trên má. Chị khai là chủ hai chiếc xe be, một chiếc bị Việt Cộng bắn cháy đầu máy, phải kéo. Qua đoạn đường đèo ngã ba làng Xổm thì chiếc xe kéo bị “lột dên” không tiếp tục được. Họ biết đường vào Plei-Me dễ đi hơn đường ra căn cứ 711 nên xin vào tá túc. Tôi cho phép đoàn người làm rừng này vào đồn, tạm trú qua đêm trong Câu Lạc Bộ tiểu đoàn.

– Tôi là người quen của Trung tá Danh… bà chủ xe be khoe với tôi.

– Tại sao xe của bà bị Việt-Cộng bắn? Bộ bà không đóng thuế cho Cộng Sản à?

– Hai tuần nay họ ra lệnh cấm xe be vào khu vực quanh Ia-Drang. Vi phạm lệnh cấm là họ bắn. Tụi tui không rõ lệnh này, nên họ bắn bể két nước chiếc xe đi đầu. Tha cho những chiếc chạy sau, rồi đuổi chúng tôi về.

– A ra thế!

Tôi hỏi chuyện những người thợ rừng về tin tức địch, nhưng họ cũng không biết gì hơn. Tôi vào máy, gọi Trung tá Danh, báo cho anh biết tin tức người quen của anh đang tá túc trong trại Plei-Me, sáng mai đoàn xe của họ sẽ dắt dìu nhau về qua căn cứ 711.

Ngày kế tiếp…

Mặt trời lặng lẽ nghiêng từ từ xuống rặng Chư Prong sát biên giới Việt Miên. “Oách! Oách! Oách!… Quàng! Quàng! Quạc! …ụt! ụt! ụt!…” đàn chim khách rời cành, vụt bay lên không. Hướng Tây, tiếng chim rộ từng chập. Chúng tôi nín thở.

“K’rọc! …K’rọc! …”

“Hừm! …Hừm!…”

Có người đang đi tới! Nhưng tiếng động phát ra nghe lạ quá! Con cóc Claymore trên tay tôi đã sẵn sàng. Tiếng “K’rọc!… K’rọc!…” -”Hừm!… Hừm!…” gần hơn, tiếp đó là lạo xạo bước chân dẫm trên lá khô. Một bóng người ngả trên đường. Cái bóng dài dần tới gần điểm mốc, ranh giới của tử địa. “K’rọc!… K’rọc!…” -”Hừm!… Hừm!…” Trong nắng xế tà, một người đàn ông Thượng, cởi trần, đóng khố, vuông khăn xéo quấn trên trán, miệng phì phà ống vố, đang vô tư bước trên đường xe be. Tay phải anh ta giữ chuôi con dao quắm vác trên vai. Mỗi khi nuốt xong một đợt khói thuốc, anh chàng này lại hắng giọng, “Hừm!… Hừm!…” Còn tiếng “K’rọc!… K’rọc!…” đều đều là do con dao ngắn trong bao tre trên mông anh ta, lắc lư theo nhịp bước. Anh dân Thượng đủng đỉnh đi qua tử địa. Bóng anh ta mất hút chỗ khúc quanh nơi con đường mòn nhập vào Tỉnh lộ 6C. Núi rừng lại trở về cảnh cũ, lạnh lùng, vắng lặng. Chớm bóng chiều. Muỗi rừng “O…o…o.. .” sau gáy. Sợ địch đánh hơi nghi ngờ, dù nằm cuối gió, chúng tôi cũng không dám xoa thuốc chống vắt, chống muỗi. Những con muỗi quái ác, thấy con mồi không phản ứng tự vệ, nên châm chích trên da thịt chúng tôi một cách thoải mái. Có con bị bội thực, ễnh bụng no máu, lăn kềnh ra bò, không bay nổi. Chúng tôi cắn răng chịu đựng nỗi ngứa dày vò, không dám gãi, không dám đuổi xua đàn muỗi đói.

Đoàn Diễn Hành Việt Nam Cộng Hòa với nhiều đồng bào tham dự đến từ khắp nơi.

Chợt rừng chiều xào xạc… “Oách! Oách! Oách!… Quàng! Quàng! Quạc!… ụt! ụt! ụt!…” Hướng Tây, đàn chim khách lại rời cành, vụt bay lên không. Lần này tiếng chim rộn rã, dồn dập hơn lần trước. Rồi chúng tôi thót tim, khi nghe tiếng vó ngựa nện trên đường, “Lộp cộp!… Lộp cộp!… Lộp cộp!…” Tôi hít một hơi dài cho không khí vào đầy lồng phổi. Tay tôi cầm chắc con cóc Claymore. Tôi liếc mắt ra dấu cho chú Ba. Ba gật đầu, tay chú cũng đang nắm chắc một con cóc Claymore.

“Lộp cộp!… Lộp cộp!… Lộp cộp!…” một con ngựa đen, cao to, chắc nó thuộc giòng giống ngựa thồ, lững thững tới gần bụi lau có đánh mốc bên đường. Trên lưng ngựa là một người to lớn, y phục đen, có dây súng lục đeo chéo qua vai. Tôi nghiến răng, bấm cò con cóc, “K’rạch!”. Con cóc đã kích hỏa, nhưng quả mìn không nổ! Con ngựa như nghe được tiếng động lạ, nó đứng dừng lại, hai vó trước dở hổng, quơ quơ lên trời. “Hí!… Hí!… Hí!… í!.. .í!… í!…” Con ngựa cất vó, ngửa cổ hí. Một cái bóng đen bay vòng qua đầu con ngựa, rơi trong bụi lau bên kia đường. “Oành!” quả Claymore của Hạ sĩ Ba nổ! ào ào một cơn lốc bụi đỏ bốc lên, kéo theo cành lá gãy. Tiếp đó, “Rẹt! Rẹt! Rẹt!…” bảy khẩu M16 bắn chéo nhau, đạn đan sát mặt đất. Con chiến mã quằn quại trên mặt đường xe be, miệng phì phì sùi bọt.

Tôi và Trung sĩ Chi tiến ra chặn nút hai đầu đường. Hạ sĩ Ba và bốn tay súng băng nhanh qua đường, kiểm soát kết quả. Mình ngựa bị ghim đầy vết Claymore và vết M16. Nhưng trong vòng bán kính một trăm mét, chúng tôi không tìm ra dấu tích của chủ nó. Đại đội 3/82 của Thiếu úy Phạm đại Việt đang hoạt động vùng Tây Bắc Plei-Me được điều động hỏa tốc tiến về hướng Bắc, ngăn chặn con đường về làng Gà.

Suốt ngày hôm sau, chúng tôi lục soát từng tấc đất quanh vùng tử địa. Nơi con suối hướng Bắc con đường, chúng tôi tìm được dấu giày lưu lại của con mồi. Con mồi đã thoát thân thẳng về hướng Bắc. Tôi kiểm lại quả Claymore của tôi thì phát giác ra rằng, sức điện đã làm đứt một trong hai sợi dây chì gắn vào đầu ngòi nổ, khiến dòng điện bị ngắt, trái mìn câm. Chú Chi càm ràm:

– Chắc thằng “cội” này có bùa!…

Ít lâu sau…

Trung đoàn 42/SĐ22 Bộ Binh chuyển vùng hoạt động về Bình Định, căn cứ 711 được bàn giao cho Liên đoàn 24 BĐQ trách nhiệm. Lúc này vùng hành quân của TĐ 82/BĐQ được thu hẹp lại về hướng Nam hai cây số. Làng Xổm nằm trong vùng trách nhiệm của TĐ81/BĐQ. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lân đã đặt bản doanh Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 81/BĐQ của ông ngay dưới chân ngọn núi lửa nơi ngã ba làng Xổm.

Trưa 27 tháng Bảy 1974 chiến dịch tấn công xóa sổ đồn Plei-Me mở màn. Với sự yểm trợ trực tiếp của một tiểu đoàn pháo, Trung đoàn 64/SĐ320 CSBV hướng Bắc, Trung đoàn 48/SĐ320 CSBV hướng Nam, đồng loạt mở một cuộc bôn tập tập kích hai tiểu đoàn Biệt Động Quân đang hành quân mở đường dọc Tỉnh lộ 6C. Sau hòa đàm Paris, chiến thuật bôn tập tập kích đã được các đơn vị Cộng-Sản thuộc Mặt Trận B3 áp dụng một cách bài bản và hiệu quả. Chiến thuật này là một sự phối hợp nhịp nhàng giữa pháo kích và di chuyển tập kích. Bộ binh địch khẩn cấp di chuyển băng rừng tiến tới mục tiêu, trong khi pháo địch tác xạ tối đa trên vị trí quân ta. Khi pháo địch vừa ngừng thì bộ binh địch đã ở kế bên ta rồi. Ta chưa kịp chấn chỉnh đội hình thì địch đã xung phong. Vì vậy, ngay đợt xung phong đầu, Việt Cộng đã chặt đầu Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lân, vị tiểu đoàn trưởng của TĐ81/BĐQ bên chân núi lửa. Cùng ngày, chúng đã bắt làm tù binh ông tiểu đoàn phó TĐ81/BĐQ là Thiếu tá Trần văn Ngọc (k18 VB).

Trong khi đó, tại mặt trận phía Nam, Trung đoàn 48/SĐ320 của địch không tiến được bước nào. Suốt ngày 27 tháng Bảy 1974, ba đợt tập kích của địch đều bị chặn đánh từ xa bởi những toán viễn thám. Pháo địch dứt, nhưng tiền quân địch chưa tới mục tiêu. Khi lực lượng tập kích địch tới được mục tiêu thì khả năng tác chiến đã giảm đi nhiều. Mục tiêu của địch là con đường, nhưng trên mặt đường và hai bên đường trống trơn, địch xung phong vào chốn không người. Trước đó, pháo địch nổ dày dặc trên mặt Tỉnh lộ 6C chỉ cày xới đất đá vô tri, vì quân mở đường của TĐ82/BĐQ không trải dài trên trục lộ như thói quen của các đơn vị khác khi hành quân khai lộ, mà đóng chốt chặn các trục xâm nhập bằng cấp đại đội với hố cá nhân và giao thông hào. Cách bố quân dã ngoại đặc biệt lạ lùng này của TĐ82/BĐQ đã khiến Trung đoàn 48/SĐ320 CSBV không thi thố được sở trường bôn tập của nó. Lần đầu tiên trên chiến trường Tây-Nguyên, chiến thuật bôn tập, tập kích của Mặt Trận B3 thất bại.

Những ngày sau đó, tiền đồn Plei-Me bị cô lập, và địch lại tiếp tục cái màn xa luân chiến. Hết Trung đoàn 48/SĐ320 đến Trung đoàn 64/SĐ320, rồi tới Trung đoàn 26 Địa Phương/Mặt Trận B3 thay nhau phơi thây trên các lớp rào kẽm gai phòng thủ Plei-Me. Hai mươi đợt biển người, biển lửa, mưa pháo, mưa truyền đơn của Sư Đoàn Điện-Biên vẫn không hạ nổi lá cờ vàng ba sọc đỏ phần phật tung bay trên ngọn cột gỗ giữa sân tiền đồn biên phòng này. Trận đánh đã kéo dài ba mươi tư ngày đêm. Sáng mùng 2 tháng Chín 1974 chiến dịch vây hãm Plei-Me chấm dứt. Thêm một lần đụng độ, “Thằng Hai Nâu” đã chứng tỏ cho địch biết rằng, ở Tây-Nguyên, Tiểu đoàn 82/Biệt Động Quân là một địch thủ vô cùng lợi hại, một địch thủ chúng không thể đánh bại. Trung đoàn 48/SĐ320 là đơn vị địch bị thiệt hại nặng nề nhứt trong đợt cao điểm này. Trung đoàn này phải rút về biên giới để bổ sung và tái huấn luyện.

Tới đầu năm 1975, Trung đoàn 48/Sư đoàn 320 được giao nhiệm vụ chủ công trong chiến dịch tấn công Ban-Mê-Thuột. Lúc đó Tiểu đoàn 82/BĐQ đã chuyển vùng về bảo vệ tỉnh Quảng Đức. Vì thế “Thằng Hai Nâu” và những đơn vị trực thuộc SĐ320/Điện Biên CSBV không còn dịp nào chạm mặt nhau nữa…

o O o

Sàigòn, ngày 7/5/1975,

Hai chiếc xe con của Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam ngừng lại nơi đầu hẻm TK9, phường Nguyễn cảnh Chân, Quận 2, Sàigòn. Một người cao lớn, bận quân phục lực lượng vũ trang Cộng-Sản Bắc-Việt bước xuống từ chiếc xe thứ nhứt. Ông ta trạc tuổi trên bốn mươi, đeo kính râm, cặp da, súng ngắn. Ve áo ông ta lấp lánh quân hàm thượng tá của Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam, với ba sao, hai gạch vàng, trên nền nỉ đỏ. Xe thứ nhì có máy truyền tin với bốn bộ đội trang bị AK. Người sĩ quan Bắc-Việt cùng hai hộ tống viên đi vào ngõ TK9, tìm địa chỉ. Tới căn lầu đúc gần cuối hẻm, họ dừng lại. Người sĩ quan CSBV cất tiếng hỏi:

– Phải nhà này có Vương Mộng Long không?

Lúc đó tôi đang ngồi đọc báo nơi phòng khách. Tôi ở nhà một mình. Mẹ tôi đi vắng. Bà cụ lên Ban-Mê-Thuột để tìm kiếm vợ con tôi.

– Phải! Các ông cần gì?

– Tôi muốn gặp Vương Mộng Long.

Thấy có người trang bị súng ống đến tận nhà gọi đích danh mình, tôi liên tưởng ngay tới một vụ bắt bớ. Tuy hơi chột dạ, nhưng tôi vẫn từ tốn trả lời:

– Tôi đây!

– A! Anh Long đây hử? Anh Long có mạnh khỏe không?

– Cám ơn ông, tôi vẫn khỏe.

Ông thượng tá Quân-Đội Bắc-Việt quan sát tôi vài giây rồi nói:

– Vất vả hai ngày nay tôi mới tìm được địa chỉ của anh. Tôi có chuyện muốn nói với anh, anh có vui lòng tiếp tôi hay không?

– Vâng, mời ông vào nhà.

Để hai cận vệ đứng gác bên cửa ngăn đám trẻ con hàng xóm tò mò bu quanh, người sĩ quan CSBV bước vào nhà tôi. Ông ta không hề đảo mắt quan sát căn phòng khách. Ít người có thái độ thế này khi vào nhà người lạ. Ông gỡ cặp kính đen, bỏ mũ xuống mặt bàn, chìa tay ra cho tôi bắt. Bàn tay to lớn, sần sùi, rắn chắc, nhưng rất ấm. Rồi ngồi ngay xuống ghế, với giọng oang oang, tiếng Bắc, pha chút âm sắc lơ lớ Thượng-Du Bắc-Việt, ông ta mở lời:

– Anh Long có nhận ra tôi không?

– Xin lỗi! Ông là ai? Tôi không nhớ đã gặp ông lúc nào.

– Tôi là người bị anh giết hụt ở Tây-Nguyên cách đây một năm.

– A…

– Tháng Sáu năm ngoái, anh đã phục kích tôi ở làng Xổm. Con ngựa của tôi bị bắn chết, nhưng tôi thoát. Tôi muốn gặp anh, xem mặt anh, nói chuyện với anh vài phút. Thế nào, có được không?

– Ư…ư.. ông cứ tự nhiên…

Đôi mắt ông khách sáng quắc, giọng nói của ông oang oang, cung cách của ông thật là chất phác thực thà. Lần lượt, ông thượng tá hỏi qua quê quán của tôi nơi nào ngoài Bắc? Năm nào gia đình tôi vào Nam? Gia cảnh tôi thế nào? Vợ con tôi ra sao? Tôi tình nguyện đi lính Ngụy hay đã bị bắt lính, động viên? Bao nhiêu lần thương tật? Bao nhiêu lần được tặng thưởng huân chương?

Qua thái độ và giọng nói của ông ta, tôi thấy người địch thủ cũ của mình không có ý tầm thù. Vì thế, lòng tôi cũng cảm thấy bớt lo ngại. Người sĩ quan Bắc-Việt ôn lại chuyện xảy ra trong những ngày tháng khói lửa mịt mù ở Điện-Biên-Phủ, ở Quảng-Trị, ở Tây-Nguyên.

Ông khách thao thao:

– Tớ là con quan Lang xứ Cao-Bằng. Mười bẩy tuổi tớ vào bộ đội đánh Tây. Tớ phục vụ Sư đoàn 320 từ ngày thành lập, cho tới tận bây giờ. Đánh Điện-Biên tớ làm đại đội trưởng. Tới thời đi B, xâm nhập Miền Nam, tớ làm trung đoàn trưởng. Mười năm đánh Tây, hai mươi năm chống Mỹ, vào sinh, ra tử. Giờ này mới thấy hòa bình…

Ông khách kể tự truyện, theo đó, trước 1945 ông học trường Tây ở Hà-Nội. Ông sắp thi “Diplôme” thì Cách Mạng Tháng Tám xảy ra, ông đi theo kháng chiến, giữ chân liên lạc viên, rồi thành bộ đội. Ông kể chuyện đánh thắng Điện-Biên, thời Tây, chuyện giải phóng Tân-Cảnh, thời Ngụy, chuyện hai lần suýt bị máy bay B 52 làm cỏ ở Pơ-Lây Cần (Ben Het), chuyện Sư đoàn 320/ Điện-Biên CSBV rời địa bàn Kontum, chia đôi, một nửa về chiến trường Bình-Định, một nửa xuôi Jarai. Rồi khách rầu rầu vắn tắt nhắc trận thư hùng tháng Tư 1974 bên bờ Suối Mé (căn cứ 711). Trận này, sau khi dùng hơi ngạt để tấn công tôi, suýt tí nữa ông ta đã bắt sống được tôi, nhưng cuối cùng, ông ta đã thua tôi (TĐ82/BĐQ).

Khi kể tới trận vây đồn Plei-Me 34 ngày đêm (tháng 7 & 8 năm 1974) ông ta la lớn:

– Đúng là kỳ phùng địch thủ! Tớ không ngờ trên đời lại có thằng lì như cậu! Hết xung phong tới pháo, hết pháo tới truyền đơn, hết truyền đơn lại pháo. Vậy mà cậu vẫn không chịu đầu hàng! Cuối cùng tụi tớ phải bỏ cuộc! Gớm thật!

Sau câu, “Gớm thật!” ông ta vỗ đùi đánh “độp!” một cái, rồi nhìn tôi, tán dương:

– Lì thật! Tớ khen cậu đó!

Tiếp theo, khách thao thao về chiến tích của trung đoàn chủ công giải phóng Buôn Ma Thuột tháng Ba 1975 và màn bôn tập Quân Đoàn 2 Ngụy trên đường rút chạy. Với chiến công này, ông trung tá trung đoàn trưởng CSBV đã được thăng cấp thượng tá. Khách nói nhiều hơn chủ nhà. Khách nói say mê, miên man, trong lúc chủ nhà chỉ ậm ừ. Ông ta là kẻ chiến thắng, có thế để nói. Tôi là người thua trận, mở miệng mắc quai. Trên môi khách là nụ cười tự hào. Trên môi tôi, nụ cười như mếu. Trong dịp gặp mặt ngày hôm ấy, ít nhất, đã ba lần, ông ta thắc mắc:

– Động cơ nào khiến cậu chiến đấu một cách ngoan cường, lì lợm như thế?

Tôi chỉ trả lời thật gọn:

– Vì chữ hiếu!

Nghe vậy, ông ta có vẻ không thỏa mãn với câu trả lời của tôi, nhưng ông ta cũng không gặng hỏi thêm.

Cuộc thăm viếng chấm dứt, tôi tiễn người khách không hẹn gặp ra về. Nơi bực cửa, khách nhìn vào mặt tôi, dịu giọng như thông cảm:

– Tôi còn ở Sàigòn ít lâu nữa. Tôi được đề cử vào đây dự lễ nhận huân chương do Bác Tôn trao tặng. Trước lúc chia tay, tôi muốn nói với anh rằng, chúng ta đã đánh nhau hai lần trên Tây-Nguyên, hai lần bất phân thắng bại. Cuối cùng, anh là người thua trận. Dù rằng anh là lính Ngụy, tôi vẫn coi trọng anh, vì anh là một ngôi sao sáng hiếm hoi. Tôi với anh như Sao Hôm với Sao Mai, anh sáng thì tôi tối, anh tối thì tôi sáng. Hôm nay tôi đến thăm anh, an ủi đôi lời. Thương cho anh, một vì sao rụng.

– Cám ơn ông.

Vào lúc người sĩ quan Cộng Sản cất bước, tôi cố với theo:

– Ở suối Mé ông giết hụt tôi. Ở làng Xổm tôi giết hụt ông. Thế là hòa. Còn trận Plei-Me ba mươi tư ngày đêm, thì ông thua tôi rành rành. Về cái vụ Ban-Mê-Thuột, tôi công nhận, ông đã chiến thắng. Nhưng người đánh nhau với ông ở Ban-Mê-Thuột không phải là tôi.

– Anh nói đúng. Trong trận Buôn-Ma-Thuột không có “Thằng Hai Nâu”. Và trong số những người bị tôi bắt, không có anh…

Khi thốt ra những lời cuối cùng này, mặt ông ta hơi sầm lại, ngượng ngùng. Vài phút sau, hai chiếc xe con của Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam và người khách không mời rời con hẻm.

Đầu năm 1988 tôi được tha từ trại cải tạo Z30D Hàm-Tân, Thuận-Hải. Tháng 11 năm 1988, tôi nộp đơn xin xuất cảnh sang Hoa-Kỳ tỵ nạn. Từ tháng giêng 1990, những người bạn nộp đơn xin xuất cảnh cùng thời với tôi như Phan Trần Bảo (Cảnh Sát), Đỗ Dũng (KQ), Lý Ngọc Châu (BĐQ) vân vân, đều đã lên danh sách, chờ ngày phỏng vấn. Riêng hồ sơ của tôi và hai anh bạn Nguyễn Thanh Danh (k19VB) và Lê văn Để (BĐQ) vẫn bặt vô âm tín. Tháng 8 năm 1990 tôi tới sở Công-An Quận 1 Thành phố để hỏi hồ sơ của mình thì được biết, cô Huyền, người nữ Công-An phụ trách hồ sơ của tôi đang nghỉ phép đẻ. Sau khi đẻ, cô ta lại chuẩn bị theo học một lớp Anh-Văn kéo dài nửa năm. Một anh bạn gốc Không-Quân đã giúp tôi rút hồ sơ ra để chuyển lên Sở Ngoại-Vụ. Anh Danh và anh Để cũng vừa lấy được hồ sơ ra, họ rủ tôi đi Hà-Nội làm thủ tục xuất cảnh để được cứu xét nhanh hơn. Người ta nói rằng, nếu đem hồ sơ ra Hà-Nội nộp cho Phòng Xuất Cảnh Bộ Ngoại-Giao, sẽ lướt qua ít nhứt vài ba danh sách.

Hà-Nội, với tôi, cũng có chút kỷ niệm riêng tư thuở ấu thơ. Tôi vẫn mong một dịp nào đó trong đời, về lại chốn này, tìm dư hương ngày cũ. Tôi đạp xe một vòng quanh Sàigòn, gặp người quen, xin viện trợ. Trung tá Bùi văn Huấn, cựu liên đoàn trưởng Liên đoàn 22/Biệt Động Quân giúp tôi 100 nghìn đồng. Bạn tôi, (TQLC) Mai văn Tấn (k21VB) cho tôi 100 nghìn đồng. Và anh Vũ văn Ích, một người anh con dì con già của tôi cũng giúp tôi 100 nghìn đồng nữa. Thế là tôi có đủ lộ phí lên đường về Hà-Nội.

o O o

Lá cờ MIA (Missing in Action- những chiến binh Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh).  Hình dưới: Phóng ảnh lớn những nhân vật có công với đất nước.


Cảnh (phải) người nữ y tá hôn anh lính với vết son môi trên má, phải chăng ý tưởng dựa theo (trái) bức tượng kỷ niệm trong trân Trân Châu Cảng (Pearl Harbour).

Hà Nội, một ngày tháng 8 năm 1990…

Tôi xuống ga Hàng-Cỏ vào buổi chiều. Thành phố thật rộn rịp đông vui, đầy người qua, kẻ lại. Loa phóng thanh trên cột điện bên đường và trên cổng vào ga đang oang oang phát đi những bài hùng ca thời chiến tranh chống Mỹ. Tôi bước vội qua đường, vì nhìn thấy bên phải con đường đâm thẳng vào cổng ga có cái bảng hiệu một khách sạn bình dân. Tôi vừa đặt chân trên lề phố bên kia, một người đàn ông lớn tuổi đã đứng chờ, dơ tay ngoắc:

– Tìm nhà trọ phải không?

– Phải…

– Phòng ngủ quốc doanh bẩy nghìn một đêm, nước tắm giới hạn, khổ lắm! Về nhà tôi, năm nghìn một đêm, nước nôi thả cửa…

Tôi không tin lời người đàn ông này. Tôi vào phòng ngủ quốc doanh.

– Một người, bẩy nghìn một đêm, cứ thêm một người, tính thêm ba nghìn…

Tiếp viên phòng ngủ quốc doanh cho giá cả một cách dứt khoát. Tôi bước ra cửa, người đàn ông đứng tuổi đã chờ sẵn:

– Bên kia đường… theo tôi…

Tôi theo chân người chủ nhà vào khu cư ngụ của công chức về hưu, đối diện với khách sạn quốc doanh. Khu cư xá này có khoảng trên dưới chục căn phòng. Ông chủ nhà trọ dẫn tôi vào căn phòng bên trái cư xá,

– Nhà tôi đây…

Rồi ông ta chỉ cho tôi cái sạp gỗ bên phải buồng ngủ:

– Chú ngủ ở đây. Cái tủ đứng có năm ngăn, ngăn thứ nhất dành cho chú, chìa khóa nằm trong ngăn tủ, đi đâu nhớ khóa ngăn của chú lại. Tắm giặt thì ra đằng sau nhà, có mười phòng tắm, nước chảy cả ngày. Bên khách sạn quốc doanh không có nước phông ten, tắm theo tiêu chuẩn, một thùng hai chục lít. Bên này, chú tắm chán thì thôi…

Ông chủ dẫn tôi ra sau nhà, nơi đây có một dãy mười phòng tắm có vòi hoa sen tươm tất sạch sẽ. Tôi thay bộ quần áo đi đường đầy bụi bặm chuẩn bị đi giặt. Ông chủ nhà lại ra đi. Tôi tắm giặt xong, quay về buồng thì ông chủ cũng trở lại, theo chân ông là một khách đàn bà. Cô ta sẽ nằm trên cái sạp đối diện với tôi. Hộc tủ thứ nhì của chiếc tủ đứng thuộc quyền cô ta. Một cái sạp, một ngăn tủ, tắm giặt thả giàn, năm nghìn một đêm, rẻ chán! Ông chủ nhà ngủ trên cái sạp sát tường, cách đầu giường tôi và đầu giường cô gái một lối đi rộng hai thước. Ba cái sạp kê thành hình chữ “U”. Ba người nằm trong một căn phòng hẹp, một người phát ngôn, hai người kia đều nghe rõ…

– Này! Chú em nhà ở đâu mà phải ngủ ghé, không về? Ông chủ nhà gợi chuyện.

– Hải-Dương

– Hải-Dương xe chạy cả đêm, sao không về?

– Tôi có việc phải ở Hà-Nội vài ngày…

– Ừ hử! Vậy chứ chú em làm nghề gì?

– Buôn bán làng nhàng, theo tầu, ngược Bắc, xuôi Nam…

– Có thường ghé Sàigòn không?

– Chuyến nào mà chẳng ghé…

– Ba, bốn năm nay anh không ghé Sàigòn, bây giờ chắc đông, vui lắm nhỉ?

– Vâng, đông lắm, vui lắm… vậy chứ bác đã ở Sàigòn hở? Bác làm gì trong đó?

– Tớ dậy học. Tớ dậy Đại-Học Khoa-Học…

– Ủa! Vậy ra bác là giáo sư…

– Tớ dậy đại học từ bẩy nhăm (1975) tới tám nhăm (1985). Tám nhăm thì tớ về hiu…

– Tám nhăm, bác còn trẻ, sao về hưu sớm thế?

– Về vườn thì đúng hơn. Mới giải phóng, chúng nó cần mình. Sau… chúng nó thải mình, cho họ hàng, bà con, anh em, con cái chúng nó thay mình, kiếm ăn…

– Bác dạy môn gì trong thời gian đó? Chắc bác có bằng cao học, hay tiến sĩ?

– Bằng cấp con khỉ mốc! Tớ đang học lớp ba, chưa thi Sơ-Học Yếu-Lược (thời Tây) thì xảy ra cách mạng. Ba mươi năm theo Đảng, vốn liếng của tớ chỉ có mớ lý thuyết Cộng-Sản thuộc nằm lòng. Giải phóng Miền Nam xong, Đảng ủy yêu cầu tớ dậy Lý Thuyết Đảng cho học sinh đại học. Lúc đầu tớ cũng khớp, không dám nhận. Sau đó tớ đánh liều. Mà quả thật, có ai biết mình là thằng dốt đâu? Mười năm, nhờ ơn Đảng, tiếng nói của một thằng i tờ rít như tớ tự nhiên có trọng lượng… học sinh nghe theo răm rắp…

– Rồi sau đó…

– Rồi sau đó ư? Tụi nhỏ du học Liên-Xô, Tiệp-Khắc trở về. Chúng nó thay chân những tên i tờ như tớ… tớ về hiu, xin được căn hộ này để ở. Già rồi, không ai thèm thuê mướn, tớ đành kiếm khách lỡ độ đường, cho họ trọ qua đêm, kiếm cơm…

– Chắc cuộc sống của bác cũng khấm khá?

– Bữa no, bù bữa đói. Mưa thuận gió hòa thì có đồng ra, đồng vào. Giông bão vài ngày, không có khách, là meo mỏ rồi. Sung sướng gì đâu em ơi!

Tôi trải cái bản đồ thành phố Hà-Nội trên sạp, dò tìm con phố Hàng Bài. Cô khách trọ cùng phòng tò mò rướn cổ sang theo dõi,

– Tìm cái gì đấy hở?…

– Phố Hàng Bài…

– Hơi xa đấy nhá! Cứ gọi xích lô là đến ngay! Tìm làm gì cho mệt xác!

Ông chủ nhà nằm ngửa, mắt lim dim nhìn trần nhà, miệng cười khì khì:

– Chú em đi buôn đường Sàigòn, Hà-Nội mà không biết phố Hàng Bài ở đâu thì có ngày lớ ngớ đem hàng nộp cho dinh Thủ-Tướng…

Tôi đành nhỏ giọng, thú thật:

– Tôi là sĩ quan của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cựu tù cải tạo. Tôi ra Hà-Nội để nộp đơn đi Mỹ…

– Tôi cũng đã nghi như thế, khi nghe giọng nói của chú em không còn thuần túy Hải-Dương. Chỉ vì tôi cũng là dân Hải-Dương. Trước chú, đã có đôi người của chế độ Sàigòn cũ ghé đây, ngủ trọ, nộp đơn, chờ ngày ra đi. Mỹ quốc là thiên đường cho những người sa cơ, lỡ vận. Đời chú như thế là may mắn lắm rồi…

Ông giáo sư đại học về hưu thở dài:

– Con đường của chú đi, thấy sai mà đúng. Con đường của chúng tôi đi, thấy đúng lại sai…

Đêm xuống đã lâu, phố phường bớt người qua lại, nhưng trên đài phát thanh Hà-Nội, Tô-Lan-Phương còn đang biểu diễn bài “Cô Gái Vót Chông”. Giọng cô Ca Sĩ Nhân Dân cao vút, nhọn hoắt như những ngọn chông tre. Những ngọn chông tre thời chống Mỹ, từ trên cột đèn và cổng nhà ga, theo nhau tới tấp lao vào màng nhĩ khách bộ hành. Ông chủ nhà thắp ngọn đèn dầu đặt trên nóc tủ. Ông tắt điện, căn phòng chợt tối. Cánh cửa gỗ khép lại, cài then. Gỗ cửa khá dày, những ngọn chông Tô-Lan-Phương bị chặn lại ngoài hiên.

Sau mấy ngày ngồi gật gù trên xe lửa, tôi thấy cái sạp gỗ của nhà trọ êm ái quá. Tôi nằm duỗi thẳng cẳng để cảm thấy xương cốt mình như đang mềm đi, đang giãn ra. Từ giường bên kia, giọng cô gái trẻ bắt đầu, “Anh ở đầu sông, em cuối sông…” Giọng cô ta không cao vút, không nhọn hoắt, nhưng tôi chỉ nghe được câu đầu của bài ca, hai mi mắt tôi đã sụp xuống rồi. Một đêm qua êm đềm, không mộng mị.

Mười giờ sáng hôm sau, tôi rời phố Hàng Bài khi vừa hoàn tất việc nộp hồ sơ xin xuất cảnh. Một ngày rảnh rỗi, tôi lang thang trên ba mươi sáu phố phường Hà-Nội. Ở đây chỉ có những con đường nhỏ hẹp như đường phố cổ Hội-An trong Nam. Tiếng chuông xe điện “leng keng…leng keng…” làm cho thành phố này già nua thêm. Mặt trời đứng bóng, nắng hanh, tôi tạt về hướng hồ Hoàn-Kiếm. Xung quanh một gốc si cổ thụ, khách quây quần bên những gánh quà vặt, chè, thạch, óc đậu, kem quay, bánh tôm, bún chả, cháo lòng, thịt bò khô, khoai ngô nướng, nước chè tươi…

– Chè đỗ đen đi chú em…

– Cho tôi một bát.

Bà bán hàng đang múc chè vào bát, chợt ngừng tay, reo lên:

– Ông đại tá tới rồi, chè đỗ đen nhá?

Tôi giựt mình, “Chẳng lẽ bà này quen mình, gọi đùa mình là đại tá?”

Nhưng tôi lầm, bà bán chè vừa nói với một phu xích lô mới ngừng bên lề. Trả lời bà, một giọng đàn ông oang oang:

– Bát to đấy nhá! Để lấy sức cuốc một ngày.

Vâng, bát to. Mỗi ngày một bát chè to cho ông đại tá Điện-Biên, Tây-Nguyên lấy sức đánh… xích lô.

Ông phu xích lô ghé đít xuống chiếc ghế con, chiếc ghế quá nhỏ, so với cái mông đồ sộ của ông. Đưa tay quẹt mồ hôi trên trán, người phu xe già than thở:

– Hôm nay ế ẩm, từ sáng tới giờ chưa được cuốc nào. Chán bỏ xừ…

– Đại tá mua gạo tháng này chưa? Dạo này tem phiếu giá chui cao quá..

– Nhà này ăn đong từng ngày. Tiền đâu mà mua tem, mua phiếu… Mẹ kiếp! Hồi xưa đánh Tây đánh Mỹ, nó cần mình. Bây giờ hòa bình, nó đuổi mình ra, nó ăn cả, đồ chó má!

Thấy tôi trố mắt theo dõi câu chuyện đổi trao giữa hai người, bà bán chè giải thích:

Ông đại tá một đời theo Đảng. Anh hùng Điện-Biên, Tây-Nguyên đấy! Đáng nhẽ ra, những người có công với tổ quốc, với cách mạng như ông phải được chiếu cố đặc biệt mới đúng. Ai đời! Anh hùng quân đội nhân dân mà sáu chục tuổi đầu còn phải đi đạp xích lô để kiếm sống thì quả là tội nghiệp quá!

Người phu xe già thở dài:

– Chúng nó vắt chanh bỏ vỏ. Lớp chúng tớ hết thời rồi. Bây giờ, thân tớ ví như… một vì sao rụng.

Tôi giật mình, bốn tiếng “một vì sao rụng” hình như tôi đã nghe một lần ở đâu đó, lâu rồi…

Tôi vừa nhướng mắt quan sát, vừa moi trí nhớ, xem ông già này có nét gì quen không, thì bên bờ hồ có tiếng gọi:

– Xích lô! Xích lô!

Người phu xe chống hai tay lên đùi lấy đà, nhổm dậy thật nhanh:

– Mai tôi giả tiền nhá! Có khách, không lẹ cẳng, thằng khác nẫng tay trên…

– Được mà! Khách quen, mai giả cũng được mà…

Tôi đang tính bắt chuyện với ông đại tá thì ông đã nhanh chân đẩy xe sang bên kia đường rước khách. Tiếc rằng cuộc hội ngộ mười lăm năm trước (tháng 5/1975) quá ngắn ngủi, tôi không nhớ rõ nét mặt của người khách lạ đã tới căn lầu đúc trong hẻm TK9, phường Nguyễn cảnh Chân, Quận 2 thăm tôi, một tuần lễ sau ngày Sàigòn thất thủ. Tôi cố ôn chuyện cũ trong óc, gợi lại hình dáng năm xưa của ông thượng tá. Ông thượng tá Điện-Biên, anh hùng Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam có đôi vai ngang, người phu xe già… cũng có đôi vai ngang. Thêm vào đó, thân hình người phu xe già cũng vạm vỡ, cao lớn, tiếng nói cũng oang oang, lơ lớ như ông thượng tá con quan Lang xứ Cao-Bằng.

Khi chiếc xích lô lẫn trong dòng xe nườm nượp giữa thủ đô, tôi cũng đứng dậy tiếp tục lang thang quanh bờ hồ. Suốt ngày hôm ấy, trong óc tôi cứ lởn vởn hình ảnh người phu xe già, với câu than thở, “Bây giờ, thân tớ ví như… một vì sao rụng”

Đêm thứ nhì, cũng là đêm cuối cùng trên đất Thăng-Long, tôi đứng bên này đường, trong ánh điện mờ. Bên kia đường là ga Hàng-Cỏ. Nơi này, bố tôi đã đưa tiễn mẹ con tôi lên tàu hỏa xuôi Hải-Dương, ngày tôi tròn bốn tuổi. Hôm ấy bố tôi bế tôi trên tay, tôi bập bẹ bài hát trẻ con đương thời hay hát, “Ai yêu Bác hơn chúng em…”

Bố bịt mồm tôi lại:

– Con ơi! Đừng hát bài này, bài hát không hay… Con hãy hứa với Bố, con sẽ không hát bài này nữa nhá!

Mẹ tôi gạt nước mắt, bế tôi lên tàu. Đứng bên đường, cạnh chiếc xe đạp, bố vẫy tay. Bố con tôi, từ đó, cho tới suốt đời tôi, không còn gặp nhau nữa. Vì hai năm sau, bố tôi đã bị giết. Những người mê say “bài hát không hay” đã giết bố tôi…

Mới đó, mà hơn bốn mươi năm qua! Đêm nay, trước ga Hàng-Cỏ, đứng bên cái cột đèn, nơi ngày xưa bố tôi đã đứng vẫy tay, tôi gọi thầm trong nước mắt:

– Bố ơi! Bố ơi!… Con nhớ Bố! Con thương Bố! Bố ơi!…

Cộng đồng người Đài Loan tại Mỹ tham dự diễn hành.

Năm giờ sáng hôm sau tôi phải vào ga để lên tàu về lại Sàigòn. Ông chủ nhà dậy sớm khui gói chè móc câu Thái-Nguyên pha tiễn khách. Tôi bắt tay, nói lời cám ơn người chủ nhà trọ, rồi bước ra đường.

Sáng mùa Thu Hà-Nội, buồn hắt hiu. Heo may nhè nhẹ. Điện đường lập lòe. Quán hàng còn đóng cửa. Vài chiếc xích lô vội vàng đưa khách vào ga. Còi tàu rúc từng hồi. Loa phóng thanh trên cột đèn và trên cổng ga còn im tiếng, vì chưa tới giờ phát đi những “bài hát không hay”.

Đứng trên sân ga Hàng-Cỏ, lòng tôi man mác bâng khuâng. Vừng dương đang lên. Sao Mai mờ dần. Chân trời hừng đông mầu tím nhạt. Có đôi vì sao đang rơi trong không trung mờ ảo mênh mông…

Vương Mộng Long.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Bảo Vệ Cờ Vàng Blog spot

Nhất Hùng Picasa Web Album


Sao Hôm, Sao Mai – Vương Mộng Long

Bức Tường Đá Đen tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ.
Bài đọc suy gẫm: Sao Hôm, Sao Mai – Tác giả Vương Mộng Long.
Hình ảnh minh họa: Những hình ảnh chọn lọc về Lễ Đặt Vòng Hoa trước bức Tường Đá Đen và Diễn Hành trong tuần lễ Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong do Nhiếp Ảnh Gia kiêm Thi Sĩ Nhất Hùng chia sẻ. Nhóm chủ trương Blog 16 xin được cám ơn bác Nhất Hùng.

Giữa tháng Tư 1974, một trận đánh vô cùng ác liệt và đẫm máu đã xảy ra bên dòng suối Mé (Ia Mé), cách Pleiku 30 cây số về hướng Tây Nam. Trong hai ngày 14 & 15 tháng Tư 1974, Tiểu đoàn 82 /BĐQ/QLVNCH bị hai Trung đoàn 48/SĐ320 & 64/SĐ320/CSBV xa luân chiến, tấn công bằng chiến thuật biển người. Sau những cơn mưa pháo là những đợt xung phong. Cuối cùng, địch đã dùng tới thủ pháo chứa hơi ngạt để dứt điểm. Trưa 15 tháng Tư 1974 Cộng Quân tràn ngập căn cứ hỏa lực 711. Dù bị đánh văng ra khỏi căn cứ, Tiểu đoàn 82/BĐQ vẫn không bỏ chạy khỏi vùng. Gần hai trăm chiến sĩ bị thương nặng, nhẹ đã từ chối tản thương, họ đã đâu lưng cùng nhau bám đất, chờ tiếp tế đạn để phản công. Rồi hai ngày sau, với sự hỗ trợ của một tiểu đoàn bộ binh, Tiểu đoàn 82/ BĐQ trừ (-) đã trở lại trận địa để đánh một cú hồi mã cực kỳ dũng mãnh. Dạ chiến là sở trường của Biệt Động Quân Plei-Me, vì thế, chỉ sau hai đêm, lực lượng Cộng Sản bám trụ đã bị đánh bật ra khỏi vị trí cố thủ. Chiến dịch kết thúc với tổn thất nặng nề của cả đôi bên, ta và địch. Thiệt hại phía ta là trên 50 quân tử trận. Thiệt hại phía địch là trên 200 quân bị giết (trong đó có một thượng tá). Từ đó, căn cứ hỏa lực 711 được gọi kèm thêm cái tên “Đồi Thịt Bằm”. Trận chiến qua nhanh như mưa bóng mây, nhưng mãnh liệt như một cơn dông mùa hè.

Rồi, tình hình lắng dịu, địch và ta lại ghìm quân, chờ dịp ra tay khi phát giác sơ hở của kẻ thù. Ở Plei-Me, thời gian ấy, đơn vị tôi chịu trách nhiệm một vùng cố định. Tôi có cảm tưởng như mình là một tiểu tướng cầm quân thời Tam-Quốc. Tôi đã phải nặn óc, vận dụng hết khả năng, kinh nghiệm, sở trường của mình để đương đầu với một đơn vị địch mạnh gấp năm sáu lần đơn vị mình. Tôi biết rõ Sư đoàn 320 CSBV từ xuất xứ, tổ chức trận liệt, tới thói quen, sở trường, sở đoản. Địch thủ của tôi, những người chỉ huy tác chiến của Sư đoàn 320/ Điện-Biên, cũng là những tay dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Họ rất tinh khôn, và không kém can trường, liều lĩnh. Trong thời gian này, có một mẫu điện đàm của địch lọt vào đài kiểm thính của ta, trong đó, chính ủy Sư-Đoàn 320/Điện-Biên, đã cảnh giác các đơn vị dưới quyền, “Phải tránh né tối đa mọi đụng độ trực tiếp với thằng Hai Nâu”. Phòng 7 giải mã, cho tôi biết địch gọi TĐ82/BĐQ là “Thằng Hai Nâu”.

Một ngày, giữa tháng Sáu 1974, trong khi tôi cùng hai đại đội đang lục soát vùng Nam núi Chư Gô thì được thông báo cái điện thứ nhì, “Thằng Hai Nâu đang hoạt động dã ngoại, phải khẩn trương bôn tập, đánh tiêu hao nó…” điện văn này của Bộ Tư Lệnh SĐ320/CSBV ra lệnh cho Trung đoàn 48/SĐ320. Sáng sớm hôm sau, từ đỉnh núi cao, qua ống nhòm, tôi thấy rõ những vệt cỏ tranh trên những ngọn đồi hướng Bắc Chư Gô rạp xuống như những luống cày. Hình như trong đêm, cả trăm người đã đạp trên cỏ để tiến về suối Lé (Ia Glaé). Suối Lé chạy dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam, sát chân núi Chư-Gô. Con suối này cắt ngang trục tiến trên phóng đồ hành quân của tôi. Tôi ra lệnh cho Đại úy Quách cơ Bình (k22 A) đang là tiểu đoàn phó giữ trại, đóng chặt cổng rào, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Suốt ngày hôm đó, tôi đã dội hàng trăm quả cối 4.2 (106 ly) và đại bác 105 ly trên những hàng cây gai xanh bên bờ con suối. Quân dã ngoại của tôi ém trong núi, không lửa khói, chịu đói. Rồi trong đêm, lợi dụng bóng tối, im lặng vô tuyến, theo đường tắt, tôi rút êm. Về tới cổng Nam trại Plei-Me tôi mới lên máy gọi chú Bình. Chỉ chừng mười phút sau cú điện đàm giữa tôi và Đại úy Bình, thì từ biên giới Miên, địch đã nã khoảng hai trăm trái đại bác vào trại. Từ vài năm nay, hầu như tất cả điện đàm vô tuyến của ta đều bị địch nghe trộm. Âm mưu của địch đã bị ta phát giác, cú đánh tiêu hao không xảy ra. Hụt ăn, địch gỡ gạc! Vụ pháo kích gây cho hai căn nhà tôle bị sập, và một binh nhì gốc Chợ Lớn bị tử thương. Rồi tình hình lại yên…

Cuối tháng Sáu có tin mật báo, một cấp chỉ huy Cộng Sản chiều chiều cưỡi ngựa, thám sát khu ngã ba làng Xổm (Plei Xôme). Làng Xổm nằm về hướng Bắc, dưới chân ngọn núi lửa, cách Plei-Me chừng bảy cây số. Làng này đã bị bỏ hoang từ lâu. Trên bản đồ hành quân, làng Xổm nằm sát ranh giới hoạt động của Trung đoàn 42/ Bộ Binh trừ (-) và Tiểu đoàn 82/ Biệt động Quân. Trung tá Nguyễn thanh Danh (k19 VB) trung đoàn phó Trung đoàn 42/ Bộ Binh đang chỉ huy cánh quân bộ binh. Tôi muốn đích thân giăng bẫy hạ thằng Việt Cộng gộc này. Sợ khi đụng trận, bắn nhầm quân bạn, tôi muốn anh Danh chia cho tôi thêm một cây số trách nhiệm về hướng Bắc. Chuyện không thể nói trên vô tuyến, vì vậy tôi phải lái xe ra căn cứ 711 gặp mặt Trung tá Danh. Tại căn cứ hỏa lực 711, Trung tá Danh đi vắng, nhưng may mắn, tôi đã gặp Đại tá Nguyễn hữu Thông (k16VB) trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 /SĐ22 Bộ Binh đang có mặt. Tiểu đoàn tôi nằm dưới quyền giám sát hành quân của Niên trưởng Thông.

Niên trưởng Thông hỏi:

– Danh nó về Pleiku, mai mới vô. Cần gì vậy em?

Đứng trước tấm bản đồ hành quân, tôi kể cho Niên trưởng Thông nghe tin tức địch tôi vừa nhận được, và ý đồ hành động của tôi, rồi đề nghị:

– Niên trưởng nới thêm cho tôi một click về Bắc, để tôi dễ bề xoay trở.

Đại tá Thông đồng ý ngay:

– Okay, Làm đi! Chắc tên Vi-Xi này tới số nên mới gặp chú…

Một số hình ảnh diễn hành tại thủ đô trong ngày Memorial Day.

Tổng Thống Washington, vị nguyên thủ đầu tiên của Hoa Kỳ  (hình trên) và y phục cổ truyền thời Nam Bắc phân tranh (hình dưới).

Chuyến làm ăn dự trù này của tôi bị khựng lại vài ngày vì chú Quách cơ Bình (TĐ Phó) được lệnh thuyên chuyển về nguyên quán. Trong khi chờ một vị tiểu đoàn phó mới tới bổ sung, tôi đem Đại úy Bá, sĩ quan chỉ huy hậu cứ tiểu đoàn vào giữ đồn Plei-Me trong lúc tôi xuất trại. Toán viễn thám của Trung sĩ Nguyễn Chi và toán cận vệ của Hạ sĩ Nguyễn Ba sẽ tháp tùng tôi vào vùng. Lực lượng an ninh ban đầu để tôi thiết lập vị trí là Đại đội 1/82. Khi tôi đã hoàn tất tổ chức địa thế, lực lượng này sẽ rút lui theo đường tắt để về phòng thủ trại. Lực lượng trừ bị cho tôi là Đại đội 3/82 của Thiếu úy Phạm đại Việt, sẽ án binh trong khu suối đá, bốn cây số hướng Tây Bắc Plei-Me. Tôi đã dự trù mọi phản ứng thích nghi nếu có bất cứ trục trặc nào xảy ra bất ngờ. Trừ sáu người đi theo tôi trong chuyến làm ăn này, những quân nhân còn lại trong đơn vị hoàn toàn không biết thầy trò tôi đi đâu. Trên tần số, không ai được phép đả động tới việc tôi xuất trại.

Tôi chọn “Vùng làm ăn” trên đoạn đường xe be cách ngã ba Tỉnh lộ 6C làng Xổm chừng một trăm mét. Hai bên bìa rừng của đoạn đường này không bị khai quang như hai bên lề Tỉnh lộ 6C. Cây rừng chen chúc nhau, lau lách um tùm, khu này rất thuận lợi cho một cuộc bố quân phục kích. Mờ sáng hai quả Claymore đã gài xong. Hướng nổ của hai quả mìn đánh chéo nhau thành hình chữ “W”. Bụi lau nơi mô đất giữa đường là điểm mốc. Hai lằn đạn chì của Claymore sẽ giao nhau chỗ này. Tử địa chỉ dài chừng năm chục mét thôi, nhưng con mồi nào lọt vào tử địa là coi như Diêm Vương đã gọi. Ngày thứ nhứt trôi qua, vô sự. Ngày thứ nhì trôi qua, vô sự. Ngày thứ ba, vào lúc mặt trời đứng bóng giữa đỉnh đầu… Binh nhứt Y Huynh nói nhỏ vào tai tôi:

– Thiếu tá! Có tiếng xe!

– Tao có nghe gì đâu?

Tôi quay sang hỏi chú Chi:

– Ê! Chi! Có nghe tiếng gì không?

Trung sĩ Chi nghiêng tai lắng nghe một lúc, rồi lắc đầu:

– Dạ không. Em không nghe gì cả!…

Lúc sau, thằng Y Huynh vừa giựt vạt áo tôi, vừa càu nhàu:

– Em nghe rõ có tiếng máy xe mà ông thiếu tá! Đó! Đó! Nghe rõ chưa?

– Ừ! Tai thằng này thính thiệt. Có tiếng xe xa lắm…

Rừng già xanh rì trải dài mênh mông. Trong gió, từ hướng Tây, phía làng Gà (PLei Bon Ga) có tiếng xe rồ máy. Tôi leo lên một ụ đất cao ngỏng cổ quan sát. Từ xa, từng cụm khói xe phun lên khỏi đọt cây. Chim rừng hoảng hốt vụt lên không mỗi khi đoàn xe sắp tới gần nơi chúng kiếm ăn. Đoàn cơ giới đang tiến về phía chúng tôi, tiếng động cơ rõ dần, gằn từng cơn, như tiếng xe tank, ít nhứt cũng cỡ năm bảy chiếc. Tôi ghé tai chú Chi và chú Ba ra lệnh:

– Chuẩn bị đánh tank! Đánh gục chiếc đầu. Xong là rút liền!

Chúng tôi cấp tốc chuyển địa bàn phục kích về hướng đầu con dốc ngược trên đoạn đường xẻ ngang một ngọn đồi nhỏ. Con đường độc đạo chạy giữa hai bờ đất cao bốn, năm thước. Bảy Biệt Động Quân, bố trí trên bìa đường, dòm xuống. Tôi tin tưởng rằng, với hai ống M72 và hơn chục quả lựu đạn vừa miểng, vừa lân tinh, thế nào tụi tôi cũng “thịt” được một chiếc tank đi ngù ngờ dưới kia (!) Chúng tôi nín thở, nép mình trong cỏ, đợi chờ… Tiếng động cơ đã gầm gừ dưới chân dốc. “Ỉm! Ỉm!…ì…ì…ì. ..Ỉm!…” đoàn xe rồ máy lấy đà leo lên. Thời nhảy toán trong Plei-Trap Valley (1972) tôi đã có dịp nghe tank địch chạy sát bên mình vài lần. Ngoài tiếng động cơ gằn từng cơn, tank di chuyển còn gây tiếng “két! két!” của xích sắt khi móc xích bám vào guồng quay. Lần này, chiếc tank đang tiến tới không gây ra tiếng “két! két!”.

Cành lá rung rinh, mặt đất cũng rung rinh khi chiếc chiến xa đầu tiên tiến lên đỉnh dốc. Vòm tre xanh đầu dốc đang bị chẻ đôi bởi chiếc cần cẩu trên xe đang di chuyển. Thì ra đó chỉ là một chiếc xe be! Cái cần cẩu sơn đỏ của nó cao hơn ngọn tre, nhô lên không. Tôi vội nắm sợi dây ba chạc của chú Chi, ra dấu cho chú đừng phóng viên M72 đi. Dưới đường, chiếc xe be thứ nhứt rồ máy liên tục để lấy đà, kéo chiếc thứ nhì sau lưng. Vì phải kéo một sức nặng gấp đôi, nên động cơ xe gầm rú dữ dội. Mới nghe, ngỡ tiếng máy xe tank. Chúng tôi thở phào, nhẹ nhõm. Thoáng chốc, đoàn xe be năm chiếc theo nhau qua con dốc. Chú Ba lầm bầm:

– Đồ phá thối!

Thấy công việc làm ăn không thuận lợi, tôi cho lệnh cuốn gói. Theo đường tắt, chúng tôi rút về tiền đồn Bắc của trại. Khoảng bốn giờ chiều, toán canh gác báo động xa trên Tỉnh lộ 6C cách trại hai cây số báo cáo có mười hai người dân khai thác lâm sản xin vào trại tá túc vì xe be của họ bị hư không thể chạy về Pleiku. Tôi cho lệnh toán an ninh giữ họ tại chỗ chờ tôi xuống tiếp xúc với họ. Đám dân khai thác gỗ này gồm một phụ nữ, một chú bé và mười đàn ông. Người thiếu phụ tuổi trên dưới ba mươi, nhan sắc dễ coi. Mặt chị ta có một vết chàm trên má. Chị khai là chủ hai chiếc xe be, một chiếc bị Việt Cộng bắn cháy đầu máy, phải kéo. Qua đoạn đường đèo ngã ba làng Xổm thì chiếc xe kéo bị “lột dên” không tiếp tục được. Họ biết đường vào Plei-Me dễ đi hơn đường ra căn cứ 711 nên xin vào tá túc. Tôi cho phép đoàn người làm rừng này vào đồn, tạm trú qua đêm trong Câu Lạc Bộ tiểu đoàn.

– Tôi là người quen của Trung tá Danh… bà chủ xe be khoe với tôi.

– Tại sao xe của bà bị Việt-Cộng bắn? Bộ bà không đóng thuế cho Cộng Sản à?

– Hai tuần nay họ ra lệnh cấm xe be vào khu vực quanh Ia-Drang. Vi phạm lệnh cấm là họ bắn. Tụi tui không rõ lệnh này, nên họ bắn bể két nước chiếc xe đi đầu. Tha cho những chiếc chạy sau, rồi đuổi chúng tôi về.

– A ra thế!

Tôi hỏi chuyện những người thợ rừng về tin tức địch, nhưng họ cũng không biết gì hơn. Tôi vào máy, gọi Trung tá Danh, báo cho anh biết tin tức người quen của anh đang tá túc trong trại Plei-Me, sáng mai đoàn xe của họ sẽ dắt dìu nhau về qua căn cứ 711.

Ngày kế tiếp…

Mặt trời lặng lẽ nghiêng từ từ xuống rặng Chư Prong sát biên giới Việt Miên. “Oách! Oách! Oách!… Quàng! Quàng! Quạc! …ụt! ụt! ụt!…” đàn chim khách rời cành, vụt bay lên không. Hướng Tây, tiếng chim rộ từng chập. Chúng tôi nín thở.

“K’rọc! …K’rọc! …”

“Hừm! …Hừm!…”

Có người đang đi tới! Nhưng tiếng động phát ra nghe lạ quá! Con cóc Claymore trên tay tôi đã sẵn sàng. Tiếng “K’rọc!… K’rọc!…” -”Hừm!… Hừm!…” gần hơn, tiếp đó là lạo xạo bước chân dẫm trên lá khô. Một bóng người ngả trên đường. Cái bóng dài dần tới gần điểm mốc, ranh giới của tử địa. “K’rọc!… K’rọc!…” -”Hừm!… Hừm!…” Trong nắng xế tà, một người đàn ông Thượng, cởi trần, đóng khố, vuông khăn xéo quấn trên trán, miệng phì phà ống vố, đang vô tư bước trên đường xe be. Tay phải anh ta giữ chuôi con dao quắm vác trên vai. Mỗi khi nuốt xong một đợt khói thuốc, anh chàng này lại hắng giọng, “Hừm!… Hừm!…” Còn tiếng “K’rọc!… K’rọc!…” đều đều là do con dao ngắn trong bao tre trên mông anh ta, lắc lư theo nhịp bước. Anh dân Thượng đủng đỉnh đi qua tử địa. Bóng anh ta mất hút chỗ khúc quanh nơi con đường mòn nhập vào Tỉnh lộ 6C. Núi rừng lại trở về cảnh cũ, lạnh lùng, vắng lặng. Chớm bóng chiều. Muỗi rừng “O…o…o.. .” sau gáy. Sợ địch đánh hơi nghi ngờ, dù nằm cuối gió, chúng tôi cũng không dám xoa thuốc chống vắt, chống muỗi. Những con muỗi quái ác, thấy con mồi không phản ứng tự vệ, nên châm chích trên da thịt chúng tôi một cách thoải mái. Có con bị bội thực, ễnh bụng no máu, lăn kềnh ra bò, không bay nổi. Chúng tôi cắn răng chịu đựng nỗi ngứa dày vò, không dám gãi, không dám đuổi xua đàn muỗi đói.

Đoàn Diễn Hành Việt Nam Cộng Hòa với nhiều đồng bào tham dự đến từ khắp nơi.

Chợt rừng chiều xào xạc… “Oách! Oách! Oách!… Quàng! Quàng! Quạc!… ụt! ụt! ụt!…” Hướng Tây, đàn chim khách lại rời cành, vụt bay lên không. Lần này tiếng chim rộn rã, dồn dập hơn lần trước. Rồi chúng tôi thót tim, khi nghe tiếng vó ngựa nện trên đường, “Lộp cộp!… Lộp cộp!… Lộp cộp!…” Tôi hít một hơi dài cho không khí vào đầy lồng phổi. Tay tôi cầm chắc con cóc Claymore. Tôi liếc mắt ra dấu cho chú Ba. Ba gật đầu, tay chú cũng đang nắm chắc một con cóc Claymore.

“Lộp cộp!… Lộp cộp!… Lộp cộp!…” một con ngựa đen, cao to, chắc nó thuộc giòng giống ngựa thồ, lững thững tới gần bụi lau có đánh mốc bên đường. Trên lưng ngựa là một người to lớn, y phục đen, có dây súng lục đeo chéo qua vai. Tôi nghiến răng, bấm cò con cóc, “K’rạch!”. Con cóc đã kích hỏa, nhưng quả mìn không nổ! Con ngựa như nghe được tiếng động lạ, nó đứng dừng lại, hai vó trước dở hổng, quơ quơ lên trời. “Hí!… Hí!… Hí!… í!.. .í!… í!…” Con ngựa cất vó, ngửa cổ hí. Một cái bóng đen bay vòng qua đầu con ngựa, rơi trong bụi lau bên kia đường. “Oành!” quả Claymore của Hạ sĩ Ba nổ! ào ào một cơn lốc bụi đỏ bốc lên, kéo theo cành lá gãy. Tiếp đó, “Rẹt! Rẹt! Rẹt!…” bảy khẩu M16 bắn chéo nhau, đạn đan sát mặt đất. Con chiến mã quằn quại trên mặt đường xe be, miệng phì phì sùi bọt.

Tôi và Trung sĩ Chi tiến ra chặn nút hai đầu đường. Hạ sĩ Ba và bốn tay súng băng nhanh qua đường, kiểm soát kết quả. Mình ngựa bị ghim đầy vết Claymore và vết M16. Nhưng trong vòng bán kính một trăm mét, chúng tôi không tìm ra dấu tích của chủ nó. Đại đội 3/82 của Thiếu úy Phạm đại Việt đang hoạt động vùng Tây Bắc Plei-Me được điều động hỏa tốc tiến về hướng Bắc, ngăn chặn con đường về làng Gà.

Suốt ngày hôm sau, chúng tôi lục soát từng tấc đất quanh vùng tử địa. Nơi con suối hướng Bắc con đường, chúng tôi tìm được dấu giày lưu lại của con mồi. Con mồi đã thoát thân thẳng về hướng Bắc. Tôi kiểm lại quả Claymore của tôi thì phát giác ra rằng, sức điện đã làm đứt một trong hai sợi dây chì gắn vào đầu ngòi nổ, khiến dòng điện bị ngắt, trái mìn câm. Chú Chi càm ràm:

– Chắc thằng “cội” này có bùa!…

Ít lâu sau…

Trung đoàn 42/SĐ22 Bộ Binh chuyển vùng hoạt động về Bình Định, căn cứ 711 được bàn giao cho Liên đoàn 24 BĐQ trách nhiệm. Lúc này vùng hành quân của TĐ 82/BĐQ được thu hẹp lại về hướng Nam hai cây số. Làng Xổm nằm trong vùng trách nhiệm của TĐ81/BĐQ. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lân đã đặt bản doanh Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 81/BĐQ của ông ngay dưới chân ngọn núi lửa nơi ngã ba làng Xổm.

Trưa 27 tháng Bảy 1974 chiến dịch tấn công xóa sổ đồn Plei-Me mở màn. Với sự yểm trợ trực tiếp của một tiểu đoàn pháo, Trung đoàn 64/SĐ320 CSBV hướng Bắc, Trung đoàn 48/SĐ320 CSBV hướng Nam, đồng loạt mở một cuộc bôn tập tập kích hai tiểu đoàn Biệt Động Quân đang hành quân mở đường dọc Tỉnh lộ 6C. Sau hòa đàm Paris, chiến thuật bôn tập tập kích đã được các đơn vị Cộng-Sản thuộc Mặt Trận B3 áp dụng một cách bài bản và hiệu quả. Chiến thuật này là một sự phối hợp nhịp nhàng giữa pháo kích và di chuyển tập kích. Bộ binh địch khẩn cấp di chuyển băng rừng tiến tới mục tiêu, trong khi pháo địch tác xạ tối đa trên vị trí quân ta. Khi pháo địch vừa ngừng thì bộ binh địch đã ở kế bên ta rồi. Ta chưa kịp chấn chỉnh đội hình thì địch đã xung phong. Vì vậy, ngay đợt xung phong đầu, Việt Cộng đã chặt đầu Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lân, vị tiểu đoàn trưởng của TĐ81/BĐQ bên chân núi lửa. Cùng ngày, chúng đã bắt làm tù binh ông tiểu đoàn phó TĐ81/BĐQ là Thiếu tá Trần văn Ngọc (k18 VB).

Trong khi đó, tại mặt trận phía Nam, Trung đoàn 48/SĐ320 của địch không tiến được bước nào. Suốt ngày 27 tháng Bảy 1974, ba đợt tập kích của địch đều bị chặn đánh từ xa bởi những toán viễn thám. Pháo địch dứt, nhưng tiền quân địch chưa tới mục tiêu. Khi lực lượng tập kích địch tới được mục tiêu thì khả năng tác chiến đã giảm đi nhiều. Mục tiêu của địch là con đường, nhưng trên mặt đường và hai bên đường trống trơn, địch xung phong vào chốn không người. Trước đó, pháo địch nổ dày dặc trên mặt Tỉnh lộ 6C chỉ cày xới đất đá vô tri, vì quân mở đường của TĐ82/BĐQ không trải dài trên trục lộ như thói quen của các đơn vị khác khi hành quân khai lộ, mà đóng chốt chặn các trục xâm nhập bằng cấp đại đội với hố cá nhân và giao thông hào. Cách bố quân dã ngoại đặc biệt lạ lùng này của TĐ82/BĐQ đã khiến Trung đoàn 48/SĐ320 CSBV không thi thố được sở trường bôn tập của nó. Lần đầu tiên trên chiến trường Tây-Nguyên, chiến thuật bôn tập, tập kích của Mặt Trận B3 thất bại.

Những ngày sau đó, tiền đồn Plei-Me bị cô lập, và địch lại tiếp tục cái màn xa luân chiến. Hết Trung đoàn 48/SĐ320 đến Trung đoàn 64/SĐ320, rồi tới Trung đoàn 26 Địa Phương/Mặt Trận B3 thay nhau phơi thây trên các lớp rào kẽm gai phòng thủ Plei-Me. Hai mươi đợt biển người, biển lửa, mưa pháo, mưa truyền đơn của Sư Đoàn Điện-Biên vẫn không hạ nổi lá cờ vàng ba sọc đỏ phần phật tung bay trên ngọn cột gỗ giữa sân tiền đồn biên phòng này. Trận đánh đã kéo dài ba mươi tư ngày đêm. Sáng mùng 2 tháng Chín 1974 chiến dịch vây hãm Plei-Me chấm dứt. Thêm một lần đụng độ, “Thằng Hai Nâu” đã chứng tỏ cho địch biết rằng, ở Tây-Nguyên, Tiểu đoàn 82/Biệt Động Quân là một địch thủ vô cùng lợi hại, một địch thủ chúng không thể đánh bại. Trung đoàn 48/SĐ320 là đơn vị địch bị thiệt hại nặng nề nhứt trong đợt cao điểm này. Trung đoàn này phải rút về biên giới để bổ sung và tái huấn luyện.

Tới đầu năm 1975, Trung đoàn 48/Sư đoàn 320 được giao nhiệm vụ chủ công trong chiến dịch tấn công Ban-Mê-Thuột. Lúc đó Tiểu đoàn 82/BĐQ đã chuyển vùng về bảo vệ tỉnh Quảng Đức. Vì thế “Thằng Hai Nâu” và những đơn vị trực thuộc SĐ320/Điện Biên CSBV không còn dịp nào chạm mặt nhau nữa…

o O o

Sàigòn, ngày 7/5/1975,

Hai chiếc xe con của Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam ngừng lại nơi đầu hẻm TK9, phường Nguyễn cảnh Chân, Quận 2, Sàigòn. Một người cao lớn, bận quân phục lực lượng vũ trang Cộng-Sản Bắc-Việt bước xuống từ chiếc xe thứ nhứt. Ông ta trạc tuổi trên bốn mươi, đeo kính râm, cặp da, súng ngắn. Ve áo ông ta lấp lánh quân hàm thượng tá của Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam, với ba sao, hai gạch vàng, trên nền nỉ đỏ. Xe thứ nhì có máy truyền tin với bốn bộ đội trang bị AK. Người sĩ quan Bắc-Việt cùng hai hộ tống viên đi vào ngõ TK9, tìm địa chỉ. Tới căn lầu đúc gần cuối hẻm, họ dừng lại. Người sĩ quan CSBV cất tiếng hỏi:

– Phải nhà này có Vương Mộng Long không?

Lúc đó tôi đang ngồi đọc báo nơi phòng khách. Tôi ở nhà một mình. Mẹ tôi đi vắng. Bà cụ lên Ban-Mê-Thuột để tìm kiếm vợ con tôi.

– Phải! Các ông cần gì?

– Tôi muốn gặp Vương Mộng Long.

Thấy có người trang bị súng ống đến tận nhà gọi đích danh mình, tôi liên tưởng ngay tới một vụ bắt bớ. Tuy hơi chột dạ, nhưng tôi vẫn từ tốn trả lời:

– Tôi đây!

– A! Anh Long đây hử? Anh Long có mạnh khỏe không?

– Cám ơn ông, tôi vẫn khỏe.

Ông thượng tá Quân-Đội Bắc-Việt quan sát tôi vài giây rồi nói:

– Vất vả hai ngày nay tôi mới tìm được địa chỉ của anh. Tôi có chuyện muốn nói với anh, anh có vui lòng tiếp tôi hay không?

– Vâng, mời ông vào nhà.

Để hai cận vệ đứng gác bên cửa ngăn đám trẻ con hàng xóm tò mò bu quanh, người sĩ quan CSBV bước vào nhà tôi. Ông ta không hề đảo mắt quan sát căn phòng khách. Ít người có thái độ thế này khi vào nhà người lạ. Ông gỡ cặp kính đen, bỏ mũ xuống mặt bàn, chìa tay ra cho tôi bắt. Bàn tay to lớn, sần sùi, rắn chắc, nhưng rất ấm. Rồi ngồi ngay xuống ghế, với giọng oang oang, tiếng Bắc, pha chút âm sắc lơ lớ Thượng-Du Bắc-Việt, ông ta mở lời:

– Anh Long có nhận ra tôi không?

– Xin lỗi! Ông là ai? Tôi không nhớ đã gặp ông lúc nào.

– Tôi là người bị anh giết hụt ở Tây-Nguyên cách đây một năm.

– A…

– Tháng Sáu năm ngoái, anh đã phục kích tôi ở làng Xổm. Con ngựa của tôi bị bắn chết, nhưng tôi thoát. Tôi muốn gặp anh, xem mặt anh, nói chuyện với anh vài phút. Thế nào, có được không?

– Ư…ư.. ông cứ tự nhiên…

Đôi mắt ông khách sáng quắc, giọng nói của ông oang oang, cung cách của ông thật là chất phác thực thà. Lần lượt, ông thượng tá hỏi qua quê quán của tôi nơi nào ngoài Bắc? Năm nào gia đình tôi vào Nam? Gia cảnh tôi thế nào? Vợ con tôi ra sao? Tôi tình nguyện đi lính Ngụy hay đã bị bắt lính, động viên? Bao nhiêu lần thương tật? Bao nhiêu lần được tặng thưởng huân chương?

Qua thái độ và giọng nói của ông ta, tôi thấy người địch thủ cũ của mình không có ý tầm thù. Vì thế, lòng tôi cũng cảm thấy bớt lo ngại. Người sĩ quan Bắc-Việt ôn lại chuyện xảy ra trong những ngày tháng khói lửa mịt mù ở Điện-Biên-Phủ, ở Quảng-Trị, ở Tây-Nguyên.

Ông khách thao thao:

– Tớ là con quan Lang xứ Cao-Bằng. Mười bẩy tuổi tớ vào bộ đội đánh Tây. Tớ phục vụ Sư đoàn 320 từ ngày thành lập, cho tới tận bây giờ. Đánh Điện-Biên tớ làm đại đội trưởng. Tới thời đi B, xâm nhập Miền Nam, tớ làm trung đoàn trưởng. Mười năm đánh Tây, hai mươi năm chống Mỹ, vào sinh, ra tử. Giờ này mới thấy hòa bình…

Ông khách kể tự truyện, theo đó, trước 1945 ông học trường Tây ở Hà-Nội. Ông sắp thi “Diplôme” thì Cách Mạng Tháng Tám xảy ra, ông đi theo kháng chiến, giữ chân liên lạc viên, rồi thành bộ đội. Ông kể chuyện đánh thắng Điện-Biên, thời Tây, chuyện giải phóng Tân-Cảnh, thời Ngụy, chuyện hai lần suýt bị máy bay B 52 làm cỏ ở Pơ-Lây Cần (Ben Het), chuyện Sư đoàn 320/ Điện-Biên CSBV rời địa bàn Kontum, chia đôi, một nửa về chiến trường Bình-Định, một nửa xuôi Jarai. Rồi khách rầu rầu vắn tắt nhắc trận thư hùng tháng Tư 1974 bên bờ Suối Mé (căn cứ 711). Trận này, sau khi dùng hơi ngạt để tấn công tôi, suýt tí nữa ông ta đã bắt sống được tôi, nhưng cuối cùng, ông ta đã thua tôi (TĐ82/BĐQ).

Khi kể tới trận vây đồn Plei-Me 34 ngày đêm (tháng 7 & 8 năm 1974) ông ta la lớn:

– Đúng là kỳ phùng địch thủ! Tớ không ngờ trên đời lại có thằng lì như cậu! Hết xung phong tới pháo, hết pháo tới truyền đơn, hết truyền đơn lại pháo. Vậy mà cậu vẫn không chịu đầu hàng! Cuối cùng tụi tớ phải bỏ cuộc! Gớm thật!

Sau câu, “Gớm thật!” ông ta vỗ đùi đánh “độp!” một cái, rồi nhìn tôi, tán dương:

– Lì thật! Tớ khen cậu đó!

Tiếp theo, khách thao thao về chiến tích của trung đoàn chủ công giải phóng Buôn Ma Thuột tháng Ba 1975 và màn bôn tập Quân Đoàn 2 Ngụy trên đường rút chạy. Với chiến công này, ông trung tá trung đoàn trưởng CSBV đã được thăng cấp thượng tá. Khách nói nhiều hơn chủ nhà. Khách nói say mê, miên man, trong lúc chủ nhà chỉ ậm ừ. Ông ta là kẻ chiến thắng, có thế để nói. Tôi là người thua trận, mở miệng mắc quai. Trên môi khách là nụ cười tự hào. Trên môi tôi, nụ cười như mếu. Trong dịp gặp mặt ngày hôm ấy, ít nhất, đã ba lần, ông ta thắc mắc:

– Động cơ nào khiến cậu chiến đấu một cách ngoan cường, lì lợm như thế?

Tôi chỉ trả lời thật gọn:

– Vì chữ hiếu!

Nghe vậy, ông ta có vẻ không thỏa mãn với câu trả lời của tôi, nhưng ông ta cũng không gặng hỏi thêm.

Cuộc thăm viếng chấm dứt, tôi tiễn người khách không hẹn gặp ra về. Nơi bực cửa, khách nhìn vào mặt tôi, dịu giọng như thông cảm:

– Tôi còn ở Sàigòn ít lâu nữa. Tôi được đề cử vào đây dự lễ nhận huân chương do Bác Tôn trao tặng. Trước lúc chia tay, tôi muốn nói với anh rằng, chúng ta đã đánh nhau hai lần trên Tây-Nguyên, hai lần bất phân thắng bại. Cuối cùng, anh là người thua trận. Dù rằng anh là lính Ngụy, tôi vẫn coi trọng anh, vì anh là một ngôi sao sáng hiếm hoi. Tôi với anh như Sao Hôm với Sao Mai, anh sáng thì tôi tối, anh tối thì tôi sáng. Hôm nay tôi đến thăm anh, an ủi đôi lời. Thương cho anh, một vì sao rụng.

– Cám ơn ông.

Vào lúc người sĩ quan Cộng Sản cất bước, tôi cố với theo:

– Ở suối Mé ông giết hụt tôi. Ở làng Xổm tôi giết hụt ông. Thế là hòa. Còn trận Plei-Me ba mươi tư ngày đêm, thì ông thua tôi rành rành. Về cái vụ Ban-Mê-Thuột, tôi công nhận, ông đã chiến thắng. Nhưng người đánh nhau với ông ở Ban-Mê-Thuột không phải là tôi.

– Anh nói đúng. Trong trận Buôn-Ma-Thuột không có “Thằng Hai Nâu”. Và trong số những người bị tôi bắt, không có anh…

Khi thốt ra những lời cuối cùng này, mặt ông ta hơi sầm lại, ngượng ngùng. Vài phút sau, hai chiếc xe con của Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam và người khách không mời rời con hẻm.

Đầu năm 1988 tôi được tha từ trại cải tạo Z30D Hàm-Tân, Thuận-Hải. Tháng 11 năm 1988, tôi nộp đơn xin xuất cảnh sang Hoa-Kỳ tỵ nạn. Từ tháng giêng 1990, những người bạn nộp đơn xin xuất cảnh cùng thời với tôi như Phan Trần Bảo (Cảnh Sát), Đỗ Dũng (KQ), Lý Ngọc Châu (BĐQ) vân vân, đều đã lên danh sách, chờ ngày phỏng vấn. Riêng hồ sơ của tôi và hai anh bạn Nguyễn Thanh Danh (k19VB) và Lê văn Để (BĐQ) vẫn bặt vô âm tín. Tháng 8 năm 1990 tôi tới sở Công-An Quận 1 Thành phố để hỏi hồ sơ của mình thì được biết, cô Huyền, người nữ Công-An phụ trách hồ sơ của tôi đang nghỉ phép đẻ. Sau khi đẻ, cô ta lại chuẩn bị theo học một lớp Anh-Văn kéo dài nửa năm. Một anh bạn gốc Không-Quân đã giúp tôi rút hồ sơ ra để chuyển lên Sở Ngoại-Vụ. Anh Danh và anh Để cũng vừa lấy được hồ sơ ra, họ rủ tôi đi Hà-Nội làm thủ tục xuất cảnh để được cứu xét nhanh hơn. Người ta nói rằng, nếu đem hồ sơ ra Hà-Nội nộp cho Phòng Xuất Cảnh Bộ Ngoại-Giao, sẽ lướt qua ít nhứt vài ba danh sách.

Hà-Nội, với tôi, cũng có chút kỷ niệm riêng tư thuở ấu thơ. Tôi vẫn mong một dịp nào đó trong đời, về lại chốn này, tìm dư hương ngày cũ. Tôi đạp xe một vòng quanh Sàigòn, gặp người quen, xin viện trợ. Trung tá Bùi văn Huấn, cựu liên đoàn trưởng Liên đoàn 22/Biệt Động Quân giúp tôi 100 nghìn đồng. Bạn tôi, (TQLC) Mai văn Tấn (k21VB) cho tôi 100 nghìn đồng. Và anh Vũ văn Ích, một người anh con dì con già của tôi cũng giúp tôi 100 nghìn đồng nữa. Thế là tôi có đủ lộ phí lên đường về Hà-Nội.

o O o

Lá cờ MIA (Missing in Action- những chiến binh Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh).  Hình dưới: Phóng ảnh lớn những nhân vật có công với đất nước.

Cảnh (phải) người nữ y tá hôn anh lính với vết son môi trên má, phải chăng ý tưởng dựa theo (trái) bức tượng kỷ niệm trong trân Trân Châu Cảng (Pearl Harbour).

Hà Nội, một ngày tháng 8 năm 1990…

Tôi xuống ga Hàng-Cỏ vào buổi chiều. Thành phố thật rộn rịp đông vui, đầy người qua, kẻ lại. Loa phóng thanh trên cột điện bên đường và trên cổng vào ga đang oang oang phát đi những bài hùng ca thời chiến tranh chống Mỹ. Tôi bước vội qua đường, vì nhìn thấy bên phải con đường đâm thẳng vào cổng ga có cái bảng hiệu một khách sạn bình dân. Tôi vừa đặt chân trên lề phố bên kia, một người đàn ông lớn tuổi đã đứng chờ, dơ tay ngoắc:

– Tìm nhà trọ phải không?

– Phải…

– Phòng ngủ quốc doanh bẩy nghìn một đêm, nước tắm giới hạn, khổ lắm! Về nhà tôi, năm nghìn một đêm, nước nôi thả cửa…

Tôi không tin lời người đàn ông này. Tôi vào phòng ngủ quốc doanh.

– Một người, bẩy nghìn một đêm, cứ thêm một người, tính thêm ba nghìn…

Tiếp viên phòng ngủ quốc doanh cho giá cả một cách dứt khoát. Tôi bước ra cửa, người đàn ông đứng tuổi đã chờ sẵn:

– Bên kia đường… theo tôi…

Tôi theo chân người chủ nhà vào khu cư ngụ của công chức về hưu, đối diện với khách sạn quốc doanh. Khu cư xá này có khoảng trên dưới chục căn phòng. Ông chủ nhà trọ dẫn tôi vào căn phòng bên trái cư xá,

– Nhà tôi đây…

Rồi ông ta chỉ cho tôi cái sạp gỗ bên phải buồng ngủ:

– Chú ngủ ở đây. Cái tủ đứng có năm ngăn, ngăn thứ nhất dành cho chú, chìa khóa nằm trong ngăn tủ, đi đâu nhớ khóa ngăn của chú lại. Tắm giặt thì ra đằng sau nhà, có mười phòng tắm, nước chảy cả ngày. Bên khách sạn quốc doanh không có nước phông ten, tắm theo tiêu chuẩn, một thùng hai chục lít. Bên này, chú tắm chán thì thôi…

Ông chủ dẫn tôi ra sau nhà, nơi đây có một dãy mười phòng tắm có vòi hoa sen tươm tất sạch sẽ. Tôi thay bộ quần áo đi đường đầy bụi bặm chuẩn bị đi giặt. Ông chủ nhà lại ra đi. Tôi tắm giặt xong, quay về buồng thì ông chủ cũng trở lại, theo chân ông là một khách đàn bà. Cô ta sẽ nằm trên cái sạp đối diện với tôi. Hộc tủ thứ nhì của chiếc tủ đứng thuộc quyền cô ta. Một cái sạp, một ngăn tủ, tắm giặt thả giàn, năm nghìn một đêm, rẻ chán! Ông chủ nhà ngủ trên cái sạp sát tường, cách đầu giường tôi và đầu giường cô gái một lối đi rộng hai thước. Ba cái sạp kê thành hình chữ “U”. Ba người nằm trong một căn phòng hẹp, một người phát ngôn, hai người kia đều nghe rõ…

– Này! Chú em nhà ở đâu mà phải ngủ ghé, không về? Ông chủ nhà gợi chuyện.

– Hải-Dương

– Hải-Dương xe chạy cả đêm, sao không về?

– Tôi có việc phải ở Hà-Nội vài ngày…

– Ừ hử! Vậy chứ chú em làm nghề gì?

– Buôn bán làng nhàng, theo tầu, ngược Bắc, xuôi Nam…

– Có thường ghé Sàigòn không?

– Chuyến nào mà chẳng ghé…

– Ba, bốn năm nay anh không ghé Sàigòn, bây giờ chắc đông, vui lắm nhỉ?

– Vâng, đông lắm, vui lắm… vậy chứ bác đã ở Sàigòn hở? Bác làm gì trong đó?

– Tớ dậy học. Tớ dậy Đại-Học Khoa-Học…

– Ủa! Vậy ra bác là giáo sư…

– Tớ dậy đại học từ bẩy nhăm (1975) tới tám nhăm (1985). Tám nhăm thì tớ về hiu…

– Tám nhăm, bác còn trẻ, sao về hưu sớm thế?

– Về vườn thì đúng hơn. Mới giải phóng, chúng nó cần mình. Sau… chúng nó thải mình, cho họ hàng, bà con, anh em, con cái chúng nó thay mình, kiếm ăn…

– Bác dạy môn gì trong thời gian đó? Chắc bác có bằng cao học, hay tiến sĩ?

– Bằng cấp con khỉ mốc! Tớ đang học lớp ba, chưa thi Sơ-Học Yếu-Lược (thời Tây) thì xảy ra cách mạng. Ba mươi năm theo Đảng, vốn liếng của tớ chỉ có mớ lý thuyết Cộng-Sản thuộc nằm lòng. Giải phóng Miền Nam xong, Đảng ủy yêu cầu tớ dậy Lý Thuyết Đảng cho học sinh đại học. Lúc đầu tớ cũng khớp, không dám nhận. Sau đó tớ đánh liều. Mà quả thật, có ai biết mình là thằng dốt đâu? Mười năm, nhờ ơn Đảng, tiếng nói của một thằng i tờ rít như tớ tự nhiên có trọng lượng… học sinh nghe theo răm rắp…

– Rồi sau đó…

– Rồi sau đó ư? Tụi nhỏ du học Liên-Xô, Tiệp-Khắc trở về. Chúng nó thay chân những tên i tờ như tớ… tớ về hiu, xin được căn hộ này để ở. Già rồi, không ai thèm thuê mướn, tớ đành kiếm khách lỡ độ đường, cho họ trọ qua đêm, kiếm cơm…

– Chắc cuộc sống của bác cũng khấm khá?

– Bữa no, bù bữa đói. Mưa thuận gió hòa thì có đồng ra, đồng vào. Giông bão vài ngày, không có khách, là meo mỏ rồi. Sung sướng gì đâu em ơi!

Tôi trải cái bản đồ thành phố Hà-Nội trên sạp, dò tìm con phố Hàng Bài. Cô khách trọ cùng phòng tò mò rướn cổ sang theo dõi,

– Tìm cái gì đấy hở?…

– Phố Hàng Bài…

– Hơi xa đấy nhá! Cứ gọi xích lô là đến ngay! Tìm làm gì cho mệt xác!

Ông chủ nhà nằm ngửa, mắt lim dim nhìn trần nhà, miệng cười khì khì:

– Chú em đi buôn đường Sàigòn, Hà-Nội mà không biết phố Hàng Bài ở đâu thì có ngày lớ ngớ đem hàng nộp cho dinh Thủ-Tướng…

Tôi đành nhỏ giọng, thú thật:

– Tôi là sĩ quan của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cựu tù cải tạo. Tôi ra Hà-Nội để nộp đơn đi Mỹ…

– Tôi cũng đã nghi như thế, khi nghe giọng nói của chú em không còn thuần túy Hải-Dương. Chỉ vì tôi cũng là dân Hải-Dương. Trước chú, đã có đôi người của chế độ Sàigòn cũ ghé đây, ngủ trọ, nộp đơn, chờ ngày ra đi. Mỹ quốc là thiên đường cho những người sa cơ, lỡ vận. Đời chú như thế là may mắn lắm rồi…

Ông giáo sư đại học về hưu thở dài:

– Con đường của chú đi, thấy sai mà đúng. Con đường của chúng tôi đi, thấy đúng lại sai…

Đêm xuống đã lâu, phố phường bớt người qua lại, nhưng trên đài phát thanh Hà-Nội, Tô-Lan-Phương còn đang biểu diễn bài “Cô Gái Vót Chông”. Giọng cô Ca Sĩ Nhân Dân cao vút, nhọn hoắt như những ngọn chông tre. Những ngọn chông tre thời chống Mỹ, từ trên cột đèn và cổng nhà ga, theo nhau tới tấp lao vào màng nhĩ khách bộ hành. Ông chủ nhà thắp ngọn đèn dầu đặt trên nóc tủ. Ông tắt điện, căn phòng chợt tối. Cánh cửa gỗ khép lại, cài then. Gỗ cửa khá dày, những ngọn chông Tô-Lan-Phương bị chặn lại ngoài hiên.

Sau mấy ngày ngồi gật gù trên xe lửa, tôi thấy cái sạp gỗ của nhà trọ êm ái quá. Tôi nằm duỗi thẳng cẳng để cảm thấy xương cốt mình như đang mềm đi, đang giãn ra. Từ giường bên kia, giọng cô gái trẻ bắt đầu, “Anh ở đầu sông, em cuối sông…” Giọng cô ta không cao vút, không nhọn hoắt, nhưng tôi chỉ nghe được câu đầu của bài ca, hai mi mắt tôi đã sụp xuống rồi. Một đêm qua êm đềm, không mộng mị.

Mười giờ sáng hôm sau, tôi rời phố Hàng Bài khi vừa hoàn tất việc nộp hồ sơ xin xuất cảnh. Một ngày rảnh rỗi, tôi lang thang trên ba mươi sáu phố phường Hà-Nội. Ở đây chỉ có những con đường nhỏ hẹp như đường phố cổ Hội-An trong Nam. Tiếng chuông xe điện “leng keng…leng keng…” làm cho thành phố này già nua thêm. Mặt trời đứng bóng, nắng hanh, tôi tạt về hướng hồ Hoàn-Kiếm. Xung quanh một gốc si cổ thụ, khách quây quần bên những gánh quà vặt, chè, thạch, óc đậu, kem quay, bánh tôm, bún chả, cháo lòng, thịt bò khô, khoai ngô nướng, nước chè tươi…

– Chè đỗ đen đi chú em…

– Cho tôi một bát.

Bà bán hàng đang múc chè vào bát, chợt ngừng tay, reo lên:

– Ông đại tá tới rồi, chè đỗ đen nhá?

Tôi giựt mình, “Chẳng lẽ bà này quen mình, gọi đùa mình là đại tá?”

Nhưng tôi lầm, bà bán chè vừa nói với một phu xích lô mới ngừng bên lề. Trả lời bà, một giọng đàn ông oang oang:

– Bát to đấy nhá! Để lấy sức cuốc một ngày.

Vâng, bát to. Mỗi ngày một bát chè to cho ông đại tá Điện-Biên, Tây-Nguyên lấy sức đánh… xích lô.

Ông phu xích lô ghé đít xuống chiếc ghế con, chiếc ghế quá nhỏ, so với cái mông đồ sộ của ông. Đưa tay quẹt mồ hôi trên trán, người phu xe già than thở:

– Hôm nay ế ẩm, từ sáng tới giờ chưa được cuốc nào. Chán bỏ xừ…

– Đại tá mua gạo tháng này chưa? Dạo này tem phiếu giá chui cao quá..

– Nhà này ăn đong từng ngày. Tiền đâu mà mua tem, mua phiếu… Mẹ kiếp! Hồi xưa đánh Tây đánh Mỹ, nó cần mình. Bây giờ hòa bình, nó đuổi mình ra, nó ăn cả, đồ chó má!

Thấy tôi trố mắt theo dõi câu chuyện đổi trao giữa hai người, bà bán chè giải thích:

Ông đại tá một đời theo Đảng. Anh hùng Điện-Biên, Tây-Nguyên đấy! Đáng nhẽ ra, những người có công với tổ quốc, với cách mạng như ông phải được chiếu cố đặc biệt mới đúng. Ai đời! Anh hùng quân đội nhân dân mà sáu chục tuổi đầu còn phải đi đạp xích lô để kiếm sống thì quả là tội nghiệp quá!

Người phu xe già thở dài:

– Chúng nó vắt chanh bỏ vỏ. Lớp chúng tớ hết thời rồi. Bây giờ, thân tớ ví như… một vì sao rụng.

Tôi giật mình, bốn tiếng “một vì sao rụng” hình như tôi đã nghe một lần ở đâu đó, lâu rồi…

Tôi vừa nhướng mắt quan sát, vừa moi trí nhớ, xem ông già này có nét gì quen không, thì bên bờ hồ có tiếng gọi:

– Xích lô! Xích lô!

Người phu xe chống hai tay lên đùi lấy đà, nhổm dậy thật nhanh:

– Mai tôi giả tiền nhá! Có khách, không lẹ cẳng, thằng khác nẫng tay trên…

– Được mà! Khách quen, mai giả cũng được mà…

Tôi đang tính bắt chuyện với ông đại tá thì ông đã nhanh chân đẩy xe sang bên kia đường rước khách. Tiếc rằng cuộc hội ngộ mười lăm năm trước (tháng 5/1975) quá ngắn ngủi, tôi không nhớ rõ nét mặt của người khách lạ đã tới căn lầu đúc trong hẻm TK9, phường Nguyễn cảnh Chân, Quận 2 thăm tôi, một tuần lễ sau ngày Sàigòn thất thủ. Tôi cố ôn chuyện cũ trong óc, gợi lại hình dáng năm xưa của ông thượng tá. Ông thượng tá Điện-Biên, anh hùng Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam có đôi vai ngang, người phu xe già… cũng có đôi vai ngang. Thêm vào đó, thân hình người phu xe già cũng vạm vỡ, cao lớn, tiếng nói cũng oang oang, lơ lớ như ông thượng tá con quan Lang xứ Cao-Bằng.

Khi chiếc xích lô lẫn trong dòng xe nườm nượp giữa thủ đô, tôi cũng đứng dậy tiếp tục lang thang quanh bờ hồ. Suốt ngày hôm ấy, trong óc tôi cứ lởn vởn hình ảnh người phu xe già, với câu than thở, “Bây giờ, thân tớ ví như… một vì sao rụng”

Đêm thứ nhì, cũng là đêm cuối cùng trên đất Thăng-Long, tôi đứng bên này đường, trong ánh điện mờ. Bên kia đường là ga Hàng-Cỏ. Nơi này, bố tôi đã đưa tiễn mẹ con tôi lên tàu hỏa xuôi Hải-Dương, ngày tôi tròn bốn tuổi. Hôm ấy bố tôi bế tôi trên tay, tôi bập bẹ bài hát trẻ con đương thời hay hát, “Ai yêu Bác hơn chúng em…”

Bố bịt mồm tôi lại:

– Con ơi! Đừng hát bài này, bài hát không hay… Con hãy hứa với Bố, con sẽ không hát bài này nữa nhá!

Mẹ tôi gạt nước mắt, bế tôi lên tàu. Đứng bên đường, cạnh chiếc xe đạp, bố vẫy tay. Bố con tôi, từ đó, cho tới suốt đời tôi, không còn gặp nhau nữa. Vì hai năm sau, bố tôi đã bị giết. Những người mê say “bài hát không hay” đã giết bố tôi…

Mới đó, mà hơn bốn mươi năm qua! Đêm nay, trước ga Hàng-Cỏ, đứng bên cái cột đèn, nơi ngày xưa bố tôi đã đứng vẫy tay, tôi gọi thầm trong nước mắt:

– Bố ơi! Bố ơi!… Con nhớ Bố! Con thương Bố! Bố ơi!…

Cộng đồng người Đài Loan tại Mỹ tham dự diễn hành.

Năm giờ sáng hôm sau tôi phải vào ga để lên tàu về lại Sàigòn. Ông chủ nhà dậy sớm khui gói chè móc câu Thái-Nguyên pha tiễn khách. Tôi bắt tay, nói lời cám ơn người chủ nhà trọ, rồi bước ra đường.

Sáng mùa Thu Hà-Nội, buồn hắt hiu. Heo may nhè nhẹ. Điện đường lập lòe. Quán hàng còn đóng cửa. Vài chiếc xích lô vội vàng đưa khách vào ga. Còi tàu rúc từng hồi. Loa phóng thanh trên cột đèn và trên cổng ga còn im tiếng, vì chưa tới giờ phát đi những “bài hát không hay”.

Đứng trên sân ga Hàng-Cỏ, lòng tôi man mác bâng khuâng. Vừng dương đang lên. Sao Mai mờ dần. Chân trời hừng đông mầu tím nhạt. Có đôi vì sao đang rơi trong không trung mờ ảo mênh mông…

Vương Mộng Long.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Bảo Vệ Cờ Vàng Blog spot

Nhất Hùng Picasa Web Album


“Lấy mỡ nó rán nó” – Linh Mục Phê Rô Ngyễn Văn Khải

Bài đọc suy gẫm:   Theo Lm. Cao Phương Kỷ –Dùng từ “Hiện Tượng” để chỉ một sự kiện, một biến cố lạ thường, đột xuất, thu hút sự chú ý của dự luận, đặc biệt của Truyền Hình và các Mạng Lưới thông tin, trong và ngoài Nước.  Thật thế, L.M. NGUYỄN VĂN KHẢI, DCCT, là một tu sĩ trung niên, 41 tuổi đã xuất hiện trên diễn đàn Truyền Thông quốc tế như một phát ngôn viên cho những cuộc biểu tình chống bất công xã hội của chế độ độc tài cộng sản tại Thái Hà, Hà Nội, Đồng Chiêm… Cha đã rời Việt Nam sang Roma du học và trong mấy tháng Hè 2011 vừa qua, đã tham dự các buổi Hội thảo, Diễn thuyết về những cuộc đàn áp Tự do Tôn giáo, vi phạm Nhân quyền của chế độ bán dân hại Nước. Đây là một hiện tượng rất hùng hồn làm CHỨNG NHÂN cho Sự THẬT chiếu sáng vào những uẩn khúc, u uất, rối ren, bưng bít tại Việt Nam, dưới chế độ chuyên chế.

L.M Nguyễn Văn Khải, đã nghiễm nhiên trở thành một người Việt Tỵ nạn cộng sản, tại miền đất nước Tự Do, nên chứng từ của Vị Linh Mục can trường còn tăng thêm động lực để thức tỉnh lương tâm của Công đồng Việt Nam hải ngoại, nếu lâu nay vẫn thờ ơ, “im hơi lặng tiếng”, thì nay đã được nghe tiếng chuông báo động về nguy cơ mất Nước, mất Đạo vào tay Trung Cộng .

 Qua bao gian truân, nguy hiểm, ngày nay L.M. Nguyễn Văn Khải đang sống giữa chúng ta, những người Việt tị nạn ở khắp năm châu. Đồng hương nên coi đó là một “hiện tượng” lạ lùng, do Bề Trên an bài, để làm chứng nhân tố cáo chế độ bán dân hại Nước, và thức tỉnh lương tâm nhân loại và đồng bào về hiểm họa mất Đạo, Mất Nước. Trách nhiệm của mỗi người dân gốc Việt, là nên đáp ứng những lời kêu gọi để tích cực hành động hầu cứu vãn lại tình trạng quá bi thảm của Quê Hương….

Nhóm chủ trương Blog 16 xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc người Việt trong ngoài nước, không phân biệt tôn giáo, kể cả những người vô thần nguyên văn bài nói chuyện rất giá trị về những đấu tranh trong lãnh vực tôn giáo với tà quyền cộng sản của Lm. Phê Rô Nguyễn Văn Khải, do Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo, miền Nam California.

Bài Nói Chuyện Của Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Khải,
Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà tại Trung Tâm Công Giáo.

Thanh Phong/Viễn Đông

SANTA ANA. Hơn 600 đồng hương, không phân biệt tôn giáo đã đến Trung Tâm Công Giáo Việt Nam tại Santa Ana vào chiều Chủ Nhật 21.8.2011 để nghe Linh Mục Phêro Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, Hà Nội nói chuyện về hiện tình tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt tại Thái Hà thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội. Buổi nói chuyện của LM. Khải do Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại tổ chức.

Theo chương trình, buổi nói chuyện của Linh mục Nguyễn Văn Khải bắt đầu lúc 2 giờ, nhưng từ lúc 1 giờ, rất đông đồng hương đã đến, và những người đến muộn không tìm được chỗ đậu xe. Lúc gần giờ khai mạc, hội trường phải mở thêm một gian nữa để đủ chỗ cho mọi người tham dự. Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, linh mục Quý, giáo sư Nguyễn Thành Long, nguyên Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Trung Ương, ông Nguyễn Văn Liêm, Chủ tịch Cộng Đồng CGVN, GP. Orange, Tiến sĩ Phạm Kim Long, Ủy Viên Giáo Dục Quận Cam, Luật sư Đoàn Thanh Liêm, Ban Điều Hợp và các thành viên Phong Trào Giáo Dân, các cơ quan truyền thông Việt ngữ , Ban tù ca Xuân Điềm và đồng hương không phân biệt tôn giáo đã đồng loạt đứng lên chào đón linh mục Phêro Nguyễn Văn Khải khi ngài bước vào hội trường. Sau đó chăm chú nghe linh mục nói chuyện và biểu lộ sự thích thú bằng những tràng pháo tay liên tục. Một trong những người tham dự , bà Nguyễn thị Hồng nói với chúng tôi: “ Tôi ở đây đã lâu, đi tham dự sinh hoạt cũng đã nhiều nhưng chưa bao giờ thấy có bài diễn văn, bài giảng, bài phát biểu nào hay hơn, lý thú hơn bài nói chuyện của ông cha này”.

Sau nghi thức chào quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ cũng như giây phút thinh lặng, mặc niệm các chiến sĩ Quân lực VNCH đã hy sinh vì tổ quốc, đồng bào đã bỏ mình trên đường vượt thoát Cộng sản tìm tự do. Linh mục Nguyễn Văn Khải đã dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa. Sau đó, vị đại diện Phong Trào Giáo Dân lên giới thiệu linh mục Nguyễn Văn Khải với mọi người.

*****************************************

Trong bộ áo Dòng quen thuộc của các cha Dòng Chúa Cứu Thế, với vóc dáng nhỏ nhắn nhưng lanh lẹ, vầng trán rộng, cặp mắt sáng quắc và nụ cười thật tươi luôn nở trên môi, linh mục bước lên đứng trước mặt mọi người và nói bằng giọng khôi hài: “ Đúng như lời ông MC vừa nói, cho đến bây giờ con vẫn là nông dân, con làm nông nghiệp, con ở nông thôn. Phát âm sai như người Hà Nội thì con là “lông” dân, con làm “lông” nghiệp, con ở “lông” thôn”. Con có ba cái “lông” đấy ạ, hay là ba cái “nông” ấy cho nên con vừa nông, vừa nhẹ. Cả nhà đây, thiên hạ nói con thế nào thì con không biết, nhưng con là nông dân nên con ăn nói như nông dân, thấy sao nói vậy. Và con cũng không phải là nhà tư tưởng hay nhà tranh đấu gì, không phải nhà tư tưởng sâu xa, cũng chẳng phải là nhà tranh đấu mạnh mẽ. Con là bạn của người nghèo! Cũng như thể bao nhiêu anh em tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế khác, chúng con là bạn của người nghèo, và chúng con theo chân người cha đi trước thì bây giờ chúng con là những người trẻ, cũng lại theo gót cha như vậy. Và như thể cha Vũ Ngọc Bích, là em bà nội con, là linh mục duy nhất của Dòng Chúa Cứu Thế sống sót ở miền Bắc sau năm 1954, ngài nhận con vào tu và ngài thường bảo đại khái rằng: “Tôi đã nhận chiếc cày từ tay cha tôi, tôi hân hoan đi vào mảnh vườn thế giới, nên dù sỏi đá cằn khô thì anh em ta cũng cứ phải vui vẻ nai lưng ra mà cày”.

Thế thì hôm nay con đến đây, con xin thưa với cả nhà là con nói trong tư cách là người con, người cháu, người em. Cả nhà đây toàn là những bậc đáng kính, con nhìn xuống thấy toàn các vị đáng tuổi ông, tuổi bố mẹ, cô dì, chú, bác hết cả. may lắm mới có một vài người cùng tuổi với thế hệ con, cho nên những điều con nói ở đây chỉ như những người con, người cháu trình bày trước các bậc tiền bối về suy nghĩ cũng như về công việc của đồng bào mình ở Việt Nam, cũng như những công việc của chúng con đây thôi, chứ không có gì là lớn lao, trọng đại.

Lúc nãy con đến cửa đây, con thấy hai bên có hai bảng kẻ vẽ các khẩu hiệu trông rất khí thế. Con thấy mấy xe Jeep cắm cờ, trông rất là “hoành tráng”, cứ như là đội quân “sắp hàng vào trận”. Và con thấy cái cảnh này bây giờ được đặt ở Hà Nội mới phải. Con thấy ở Hà Nội chống Tàu Cộng đấy nhưng lúc này không có khí thế, không có xe, có cờ, có khẩu hiệu hoành tráng như vậy. Bởi vì Hà Nội không có không khí tự do như ở đây và bởi nhiều lẽ khác không tiện nói. Nhưng không phải vì như thế mà người dân Hà Nội, nhất là người nghèo, nhất là các tín hữu Công Giáo Hà Nội, lòng yêu nước lại kém đồng bào mình ở đây. Không! Con nói chuyện hôm kia ở báo NV, con đến nơi thấy có bốn năm cụ già với 4 năm cây cờ Cộng Hòa rất đẹp, thấy các khẩu hiệu kẻ vẽ rằng: “Đả đảo những người xỉ nhục cờ Cộng Hòa” (cờ vàng). Rồi một khẩu hiệu khác là: “Linh mục Nguyễn Văn Khải nên ở Việt Nam. Ủng hộ LM. Nguyễn Văn Lý”. Con thấy vui. Con nói với thính giả hôm ấy rằng, nếu con có thời gian, con sẽ ra nói chuyện với mấy người ấy, và nếu con có quyền, con sẽ ra mời mấy cụ ông, cụ bà vào trong này chúng ta cùng trò chuyện với nhau, vì con thấy rằng cái ý hướng tốt đẹp của các cụ ấy cũng “giống cháu”. Giống cái thứ nhất là cháu cũng thấy lá cờ vàng này là đáng kính, đáng yêu. Chưa biết nó thế nào, nhưng cháu nghĩ là thời gian càng trôi đi thì lá cờ này càng biểu tượng cho lòng yêu nước của người Việt. Bởi vì cháu thấy chính phủ VNCH là một quốc gia , là thành viên của Liên Hiệp Quốc, được thế giới công nhận, đang khi ấy, lúc trước 1975, cháu là công dân của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, là quốc gia không được Liên Hiệp Quốc công nhận. Xét về mặt pháp lý quốc tế thì chính phủ hay VNCH là có chính nghĩa hơn. Lá cờ đỏ sao vàng mà cháu là công dân, cháu thấy nhục, nhục lắm! Vì nó là cờ bán nước, vì bán Trường Sa, bán Hoàng Sa, bán Thác Bản Dốc, bán Hữu Nghị Quan, bán những vùng mà cháu đã đi đến tận nơi, cháu đã thấy, đất thì bị lấn thế nào và người Việt mình lại nằm trong phần đất bị Trung quốc chiếm mất. Cháu đến tận nơi, và cháu thấy rằng, bây giờ thời gian trôi đi, Trung quốc càng ngày càng thể hiện cái sự thống trị của mình trên đất nước Việt Nam một cách trắng trợn hơn. Đang khi ấy, cái lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng tốt đẹp tự nhiên của con người cũng không được phép bày tỏ. Hễ ai bày tỏ lòng yêu nước thì bị chụp mũ là chống nhà cầm quyền và bị bắt bớ, thủ tiêu, tù đày. Cho nên, thấy vậy, cháu mới thấy lá cờ Vàng này mới là biểu tượng cho lòng yêu nước, cháu thấy sao cháu nói vậy. Cháu thấy mình nên tự hào về điều đấy. Bởi vậy cho nên cách đây gần hai tháng, lần đầu tiên ở nhà thờ Kỳ Đồng và Thái Hà, cầu nguyện cho các nạn nhân của họa ngoại xâm, cho các nạn nhân của công lý hòa bình, cho các ngư dân bị Trung quốc bắt, giết thì ở các màn ảnh rộng trong ngoài nhà thờ Kỳ Đồng chiếu cảnh Hải quân VNCH đánh trả quân Trung quốc, chiếu cảnh cờ Vàng của VNCH bay phất phới, và cháu tin rằng nhiều người trẻ bây giờ hay tới nhà thờ thì hiếm hoi được trông thấy cờ Cộng Hòa. Và như cháu đã nói hôm trước, cháu trông vào đây (Cờ Vàng) một cái thấy là một dải non song gấm vóc màu vàng. Ba miền Bắc, Trung, Nam thống nhất trên một dải đất, rất ý nghĩa. Trông vào lá cờ đấy thấy cái gì đó sang trọng, màu vàng là màu sang trọng, biểu hiện cho vương quyền, là màu của nhà vua (không biết cháu có nhớ đúng không)?

Đại khái vậy. Nhưng cái đề tài chính hôm nay, TV có loan tin, báo có viết, đài có nói rồi nên cháu không thể nói khác được. Cháu nói chuyện đầu tiên hôm nay là vấn đề “Vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam”.

Rất buồn, ở trong nước cháu cũng nghe, ra ngoài nước cháu cũng nghe, có rất nhiều người nói: Việt Nam bây giờ có tự do tôn giáo rồi, người Việt Nam nói, người ngoại quốc nói. Bằng chứng là bây giờ đi nhà thờ tự do, bằng chứng là bây giờ xây dựng nhà thờ, thánh thất tự do, bằng chứng là người đến nhà thờ đầy tất cả, và bằng chứng là các linh mục, tu sĩ, các hòa thượng, thượng tọa đi ra vào nước tự nhiên như không vậy.

Họ lấy bằng cớ đó để khẳng định VN có tự do tôn giáo, nhưng theo cháu là người sống ở VN thì cháu thấy, đấy là dối trá. Việt Nam thực sự không có tự do tôn giáo, mà trên thực tế tự do tôn giáo đã và đang bị vi phạm nghiêm trọng.

Nói là tự do đi lễ, đi nhà thờ? Thưa, không! Trên giấy tờ thôi. Thực tế chỉ ở vùng Công giáo đông người và các thành thị, nhưng ngay cả ở thành thị như Thái Hà, thì giáo dân đến Thái Hà đi lễ, đi hành hương luôn luôn bị chặn. Cho đến bây giờ xe vẫn luôn bị chặn như thường. Không phải chỉ chặn xe giáo dân, xe linh mục cũng bị chặn, Giám mục cũng bị chặn. Đức Cha Nguyễn Văn Sang về Thái Hà hành hương bị công an chặn ngay ở lối vào thành phố ngon lành vậy! Cho nên đâu có tự do. Còn năm ngoái, vụ Đồng Chiêm xẩy ra, bao nhiêu ngàn người vào hành hương đều bị nhà nước chặn tất, mà chặn một cách bẩn thỉu, làm khổ cả dân lành, tức là đem xe đất, đá đền đổ ngay giữa đường rồi chận đầu, chận đuôi khiến người trong làng, xe pháo không đi lại được, đổ cả hai đầu. Chưa kể chỗ đó có cây cầu, công an chận đấy. Không phải một chốt đó mà đứng đầy hai bên đường, hễ ai đi vào là tấn công. Đấy! đâu có tự do đâu. Còn cháu đây, cháu đi tới các vùng ở Tây Nguyên cũng như ở Sơn La, Điện Biên, cháu biết, nhiều người đi lễ họ không cho ra khỏi làng. Nhiều người đi đến nhà dân tụ họp cầu nguyện là họ bắt phạt. Còn linh mục, mục sư đến đó là bắt ngay. Cho nên nhiều mục sư nói chuyện với cháu là toàn phải lợi dụng ngày lễ, Tết, cán bộ “mải mê ăn nhậu” thì mới vào được. Thứ hai là vào lúc đêm tối. Tối vào, sáng ra, mà vào không báo trước. Cháu có bằng chứng chứ không phải cháu nói không. Như thế có tự do không? Còn nữa, là bảo tự do xây nhà thờ? Không! Nhà thờ chỗ cháu cách đây 10 năm, xin phép sửa lại, nâng cao lên một tí không cho nâng. Ở Tổng Giáo phận Hà Nội có nhà thờ giáo xứ Bảo Long do cha Phạm Minh Triệu trông coi. Ngài về đó hai năm nay, ngài bảo: “Cha Khải ơi, con về đây còn có cái nhà thờ này xin phép 15 năm rồi mà không cho xây. Bây giờ không cần phép nữa, ta cứ xây thôi, chết thì chết, thế là xây. Họ đâu có cho đâu.

Một Thánh Lễ do cha Khải cử hành ở miền quê, nơi mà giáo đường là nhà của giáo dân. 

Còn bây giờ bảo xây dựng một tu viện mới thì càng khó, không có tự do đâu.

1. Cái thứ nhất, cháu thấy nhà cầm quyền vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng. Đó là nhà cầm quyền thò cái bàn tay lông lá của mình can thiệp vào những sinh hoạt thuần túy tôn giáo.

Cha bạn cháu là cha coi giáo xứ Cẩm Sơn ở Phủ Lý, Hà Nam, lễ Giáng Sinh vừa rồi, ngài gọi điện thoại cho cháu bảo: “Bác Khải ơi, công an Huyện, công an Tỉnh cứ liên tục vào đây kêu em đưa chương trình thánh lễ và chương trình dịp lễ Giáng Sinh để cho họ duyệt! Em bảo: “Mấy cái bố này vớ vẩn, các bố không có đạo, tại sao đòi duyệt chương trình lễ của tôi?” Đấy. Họ thò cái bàn tay lông lá rồi can thiệp vào sinh hoạt thuần túy tôn giáo ở cái mức tinh vi nhất làm cho các tôn giáo bị tha hóa, đó là can thiệp vào việc đào tạo, việc phong chức, phong phẩm trong các tôn giáo. Không có phép nhà nước không được vào chủng viện. Không có phép nhà nước không được truyền chức. Không có phép nhà nước không được thuyên chuyển từ xứ nọ qua xứ kia. Không có phép nhà nước không được nhận chức Giám Mục. Tòa Thánh muốn bổ nhiệm ai làm Giám Mục, thì trước đó phải được chính phủ đồng ý đã. Vậy là, thực tế ông nhà nước nắm cả quyền bổ nhiệm, phong chức Giám Mục của mình rồi. Đấy, Công Giáo đang bị như vậy. Cho nên Đức Cha Nguyễn Thái Hợp nói: “Đã đến lúc phải xem lại tiến trình bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam”. Cháu kể sơ như thế, không có thời gian nói dài, cho thấy không có tự do tôn giáo tại Việt Nam.

3. Điểm thứ hai cháu thấy không có tự do và bình đẳng về phương diện xã hội, đối với các tôn giáo và đối với tín đồ của các tôn giáo.

Không bình đẳng về xã hội. Ví dụ người Tin Lành, người Công giáo về mặt xã hội, là bị phân biệt đối xử rất rõ, bị coi là công dân hạng hai. Phật giáo Hòa Hảo cũng thế thôi! Bắt đầu vào năm học, bao giờ cũng có thủ tục khai báo là thuộc tôn giáo nào để nhà trường cũng như các cơ quan, đoàn thể có chính sách dò xét và kềm chế người Công giáo, Tin Lành. Dù có giỏi thế nào đi chăng nữa, dù có đạo đức thế nào chăng nữa vẫn bị đối xử phân biệt. Mặt khác, ở mỗi giáo xứ, Dòng Tu, tòa Tổng Giám mục đều có con dấu, nhưng các cơ quan, đoàn thể nhà nước không công nhận. Ví dụ cháu ở Hà Nội, cháu không thể đọc sách ở bất cứ Thư viện nào, không nhận được tiền gửi qua Bưu điện, vì sao vậy? Thủ tục nhận tiền của Bưu điện là có Chứng Minh Nhân Dân, có hộ khẩu lại có ông Chủ tịch Phường chứng nhận vào cái giấy của Bưu Điện gửi kèm là đương sự đang ở địa chỉ này rõ ràng. Thế mà ở Saigon trang mạng của hội đồng giám mục Việt Nam gửi cho cháu mấy trăm ngàn tiền nhuận bút . Cháu cầm giấy báo ra phường xin chứng nhận, họ nói ông là tu chui, ở chui, không có hộ khẩu, chúng tôi đâu có biết ông đâu mà chứng nhận? cho nên không lấy được. Rồi khi đọc sách ở Thư viện, vào Thư viện xin làm thẻ đọc sách , thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản, mà cơ quan chủ quản của cháu là Dòng Chúa Cứu Thế mang giấy của Bề Trên ký cho cháu ra, thấy cái dấu của nhà đạo, có thánh giá. Không nhận! Xin thi bằng lái xe cũng thế. Thế là khỏi đọc sách, khỏi thi bằng lái xe, khỏi làm gì hết!

Họ đòi giấy tờ của cơ quan chủ quản, đến khi đưa ra họ không nhận thì biết làm gì bây giờ? Có người hỏi: Tại sao cha Khải lại “làm” như thế? Cháu nói thẳng với chính quyền: “Tôi nói thật với các ông, tôi không sợ! Tôi chẳng có gì để mất hết cả! Cháu nói nhiều lần với công an Hà Nội: “Tôi đây, đi tu hai mươi mấy năm nay, xin hộ khẩu các ông không cho nhập, tôi muốn vào tu viện, nhà nước cũng không cho. Tôi muốn ra khỏi Dòng Tu cũng không được vì bây giờ tôi đã khấn trọn đời bền đỗ trong Dòng rồi. Vào không được mà ra cũng không xong! Lên cũng không được, không lên làm Giám Mục được! Vì tôi tu chui, chịu chức chui mà lại là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Tôi xuống cũng không được, vì tôi đã là giáo sĩ rồi và mãi mãi là giáo sĩ! Không xuống làm dân thường được nữa! Đấy, lên không lên được, xuống không xuống được, ra không ra được, vào không vào được, cứ lơ lửng giữa Giời thì còn gì để mất? Cho nên bây giờ cứ việc đúng tôi làm thôi. Vì tôi là nạn nhân, tôi thấy bao nhiêu người khác là nạn nhân, cho nên “đồng thân, đồng phận”, chúng tôi giúp nhau, thế thôi! Chết cũng chơi! Còn nhà cầm quyền cứ nhắn tin, nhắn vào điện thoại di động cháu là đe bắt, rồi nhắn tin qua các luật sư và cán bộ để nói lại cho cháu là sắp bắt ông đến nơi rồi. Cháu nói thẳng với công an thành phố Hà Nội, chính quyền Hà Nội: “Tôi nói thật với các ông nhá, báo, đài của các ông toàn xuyên tạc, chụp mũ, nói láo, mà nói láo một cách trắng trợn, trơ trẽn, không biết liêm sỉ là gì! Chụp cho tôi đủ thứ mũ. Tôi không xứng đáng để đội những cái mũ bẩn thỉu ấy của các ông. Mà các ông đe bắt tôi à, Cháu nói, tất cả chúng tôi đều làm việc tốt hết, tốt cho dân tộc, tốt cho đất nước, tốt cho con người. Mà vì cái tốt ấy mà chúng tôi phải chịu bắt bớ, tù đày, chết chóc, Không sao! Các ông tưởng không có chúng tôi đây, nhà thờ Thái Hà chết? Không! Ngày xưa lúc các ông còn đang mạnh ở thập niên 1950-1980, các ông tìm cách bóp nát Thái Hà thế nào! Mấy Thầy ở Thái Hà chết, mấy cha ở Thái Hà bị tù, bao nhiêu dân Thái Hà bị tù, chỉ sống sót một linh mục già yếu, mắt mù, thế mà các ông thấy, bây giờ giáo xứ Thái Hà chúng tôi vẫn sống, và sống khỏe nhất thành phố này, nếu không muốn nói là khỏe nhất nước này. Rồi các ông xem, tôi nói cho các ông biết là tôn giáo phát triển theo qui luật rất mầu nhiệm. Càng bị đánh đập, càng bị bách hại lại càng phát triển. Càng chết lại càng sống, cho nên tôi có đi tù cũng không sao hết, tôi có chết cũng không sao. Thế hệ trước cha anh chúng tôi đã chết cho chúng tôi được sống thì bây giờ tôi phải chết cho tương lai con em chúng tôi được sống. Cháu nói thẳng với họ thế này, tôi nghe các ông đe bắt tôi. Xin mời các ông cứ việc bắt tôi. Tôi rất hân hạnh nếu được bắt chung với giáo dân, và tôi nói cho các ông điều này nữa “Quân gian ác chết vì tội ác, kẻ giết người lành, án phạt vào thân”. Kinh Thánh nói như vậy và tôi tin như vậy. (hình như là ngày 14.9.2008, cháu nói một lần nữa như thế rồi là các Thầy đi cùng có ghi âm và có đưa lên mạng cái phần này).

Tay trưởng công an quận Đống Đa (đứng chống nạnh) đưa loa nhờ cha Khải ổn định trật tự lại giúp nhưng sau đó trên các báo đài truyền hình nhà nước, họ chụp lại hình ảnh này và loan tin cha Khải cầm loa kích động giáo dân…. Tay bồi bút Trọng Nghĩa của báo An Ninh Thủ Đô liền bị ngay những người công chính vạch mặt (link).  Hình dưới: Cha Khải trong một buổi đi cứu bà con bị lụt tại Hà Nội.

Các cha nhà cháu không sợ chết đâu! Các cha trẻ hơn cháu nhiều, mới chịu chức linh mục, có người trẻ hơn cháu cả chục tuổi ở Thái Hà, thiên hạ đe bắt các cha Thái Hà và trừng trị trong đó có cháu, thế là các anh em trẻ bảo: “Anh Khải ơi, xin anh đừng có xuống sân gặp giáo dân, xin anh đừng ra nhà thờ làm lễ, xin anh ở trên phòng làm lễ nơi nhà nguyện để dân không thấy họ mới thương, họ mới bức xúc, còn chuyện còn lại để chúng em! Thế là mấy cha trẻ đó ra ghi một tờ giấy để trên bàn thờ, cha nào ra làm lễ cũng đọc: “Thưa cộng đoàn, mấy hôm nay đài, báo , TV nhà nước lại bắt đầu tấn công Thái Hà, đài, báo, TV đang dọn đường để bắt các cha, và họ đang nhắm vào cha Khải. Thế thì thưa cộng đoàn, chúng ta cầu nguyện để làm sao cho nhà nước sớm đến bắt cha Khải để chúng ta xuống đường ra tòa án cùng cha Khải; chúng ta cầu nguyện để cha Khải sớm vào tù, để chúng ta có dịp hành hương vào nhà tù thăm cha Khải. Xin cộng đoàn cầu nguyện cho cha Khải bị chết trong tù để thành tử đạo, để Đền Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà trở thành Đền Thánh Tử Đạo nữa cho thêm đông vui”.

Cha nào ra cũng kêu gọi đại khái như thế, thế là giáo dân bừng bừng khí thế, bức xúc như cháy nhà đến nơi. Thế là thôi, đài, báo, TV tự nhiên mấy hôm sau là tắt cả! Cái phép ấy người miền Bắc chúng cháu gọi là “Gậy ông đập lưng ông” hay còn gọi là “Lấy mỡ nó rán nó”.

3. Đấy, cháu nói người Công giáo bị phân biệt đối xử về mặt xã hội. ( Thứ ba) Người Công giáo còn bị phân biệt đối xử về lãnh vực chính trị.

Con người có quyền chính trị, có quyền tham gia các hội đoàn, nắm các chức vụ trong guồng máy hành chính của chính quyền, trong guồng máy hành pháp, tư pháp và lập pháp. Nhưng không bao giờ người Công giáo được tham gia vào guồng máy hành pháp hay tư pháp của chính quyền cả. Còn lập pháp ở Quốc hội thì có mấy linh mục, nhưng đấy chỉ là “bù nhìn”, chỉ “làm cảnh” cho nó đẹp thôi. Người Công giáo, người Tin Lành bây giờ tổng cộng hơn chục triệu ở VN, vậy mà cháu theo dõi, không thấy một người Công giáo, Tin Lành nào được làm Thứ Trưởng, Tổng Cục Trưởng, được làm Tướng, làm Tá. Không một người Công giáo nào được làm đến chức Quận Trưởng, Huyện Trưởng, Không! Chức cao nhất mà người Công giáo, người Tin Lành có thể nắm đấy là chức Chủ Tịch Xã, hay gọi nôm na là Trưởng Làng.

Cháu giảng ở nhà thờ Thái Hà, cháu bảo: Đấy, xem nhà nước kia kìa, loa chõ vào nhà thờ suốt ngày nói tự do tôn giáo nhưng chúng ta xem, ở cái đất nước này, dân tộc thiểu số vùng cao học được bao nhiêu, như Nông Đức Mạnh kia mà còn làm Tổng Bí Thư. Dân tộc thiểu số mà làm Tổng Bí Thư, đang khi ấy người Công giáo hàng triệu người bao nhiêu đời có văn hóa thế mà không bao giờ được nắm một chức vụ quan trọng nào, làm sao mà bảo có tự do tôn giáo được?

4. Điều thứ tư là nhà cầm quyền đã vi phạm tự do tôn giáo ở chỗ là tín đồ các tôn giáo bị phân biệt đối xử trong lãnh vực kinh tế.

Cụ thể là người Mỹ vào VN mua đất làm nhà máy, xí nghiệp, lập công ty được nhưng các giáo hội, nhà thờ, nhà chùa thì không được nhân danh tập thể mà mua đất lập công ty. Thấy chưa, bị phân biệt về kinh tế mà còn tìm cách nắm kinh tế của các tôn giáo. Pháp lệnh tôn giáo 2004, Nghị Định tôn giáo 2005 qui định: Mọi giao dịch kinh tế của các tôn giáo liên quan đến tiền bạc đều phải qua nhà nước kiểm soát hết. Nhưng trên thực tế, lãnh tụ của các tôn giáo khôn, sức mấy để cho nhà nước kiểm soát được túi tiền của mình. Lại còn thế này nữa, các nhà thờ tổ chức quyên góp phải có phép nhà nước, cái gì họ cũng tìm cách thò bàn tay lông lá vào, mà sức yếu không thò được mà cứ cố thò vào. Cháu thấy nhà cầm quyền sao họ mê muội như vậy. Đấy là về phương diện kinh tế. Thậm chí lập một tài khoản họ cũng không cho lập, thí dụ lập tài khoản cho giáo xứ Thái Hà, Tổng Giáo Phận Hà Nội, Việt Nam hay là chùa Thiên Mụ. Không! Đố cơ sở tôn giáo nào, giáo hội nào ở VN mà được đứng tên một tài khoản ở ngân hàng cho nên mới xẩy ra chuyện cách đây mấy bữa là có một nhà sư ở Saigon mất, để lại mấy trăm nghìn đô la. Thế là người nhà đòi cái phần ấy của mình, ở VN cái phần ấy là của mình thật nhưng luật giáo hội, người đó đi tu, tài sản ấy là của giáo hội, thế nhưng vì không cho đứng tên nhà chùa, mà chỉ cho đứng tên nhà sư đó thôi. Như thế tài sản của tôn giáo rất là nguy hiểm, rất là cheo leo. Ngay cả những người có lòng thiện, không có lòng tham đi chăng nữa thì tài sản cũng rất cheo leo, vì nó liên quan đến vấn đề luật pháp. Không khéo cả giáo hội mất nghiệp, bán nhà thờ, tòa Giám mục để mà đền. Thật sự là như thế, chưa kể là có giao dịch ở bên này phải gửi vào tài khoản chung chính quyền ở đây mới cho gửi và mới được miễn thuế nhưng bên kia, nhà cầm quyền lại không cho lập tài khoản mang danh tập thể, thế là giao dịch bế tắc! Khổ chưa?

Đấy, về kinh tế, cháu nói cái này mới đểu cáng và thâm độc mà nhiều người không thấy. Ngay cả những người ở VN nhiều khi cũng không thấy. Đó họ tìm cách đập tan các khu vực kinh tế quan trọng của các tôn giáo. Ví dụ ở Saigon, ai cũng thấy mảnh đất đối diện Bến Bạch Đằng là Thủ Thiêm, là một làng Công giáo mấy trăm năm thế bây giờ họ giải tỏa trắng dân, còn nhà thờ với nhà Dòng trật ra đấy. Giải tỏa trắng dân đi chỗ khác để cướp chỗ đất ấy làm Trung Tâm Thương Mại Đa Chức Năng. Cộng đoàn có thể lên mạng thấy ngay bản đồ vẽ Khu Thương Mại Đa Chức Năng, cả khu vực nhà Dòng Mến Thánh Giá cũng bị như vậy, trên bản đồ thành như thế rồi. Thế là họ phá cơ sở quan trọng kinh tế của Công giáo chứ gì, vì dân có giầu, nước mới mạnh, giáo dân có mạnh thì giáo hội mới tồn tại được.

Rồi ai cũng biết miền Đông Nam bộ, cái Trung Tâm Thương Mại Chợ Sặt của người Kẻ Sặt từ Hải Dương vào lập nên từ năm 1954 là khu thương mại quan trọng từ xưa đến nay ở miền Đông nam bộ, thế bây giờ các bố muốn đập tan cái Trung tâm kinh tế của Công giáo và cũng là của cả nước, thế là các bố xây một cái Trung tâm thương mại ở gần và các bố tìm mọi cách ăn cướp cái Trung tâm kinh tế Chợ Sặt của người Công giáo để buộc tất cả các mối hàng, thay vì mua ở chợ Sặt phải mua ở Trung tâm thương mại kia, mà cái đất đó các bố bày đặt ra là để sẽ biến thành nhà trường thế này thế nọ, mà giáo dân Sặt có sự giúp đỡ của truyền thông công lý nhưng suốt mấy năm nay đấu tranh , bây giờ vẫn đang giằng co. Cháu nói ở bên Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo cũng thế thôi! Rồi Cồn Dầu, cả một vùng đất kinh tế , vùng đất đô thị đầy tiềm năng đang phát triển, bây giờ tìm cách giải tỏa trắng để mà cướp đất, những chỗ khác cũng đại khái như vậy.

5. Cái thứ năm là cái vi phạm tôn giáo về phương diện kêu là “Thông tin văn hóa, giáo dục, y tế từ thiện”.

Tôn giáo và tín đồ các tôn giáo bị phân biệt đối xử, không có tự do trong lãnh vực thông tin, văn hóa, giáo dục, y tế , từ thiện. Về thông tin: Không một đạo nào có được một đài phát thanh, một tờ báo, một tạp chí, một nhà xuất bản. Không! Nếu có báo nào gọi là giác ngộ hoặc như Công giáo Dân Tộc thì đấy toàn là “Báo Đảng”. Báo Đảng viết về đạo.Thế thôi! Bên Công giáo có một tờ gọi là Hiệp Thông, là thông tin chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Bộ Văn Hóa Thông Tin cấp một giấy phép xuất bản cho cái tờ này nội dung ấn định rõ ràng: Mỗi tháng không qúa 100 bản, mỗi bản không qúa 100 trang, mỗi trang khổ A5. Thế cháu ngồi cháu nhân, cháu tính, cháu chia cho số 8 triệu người Công giáo thì mỗi năm về mặt thông tin chính thức, mỗi giáo dân Việt Nam được khoảng 2 chữ! Về Văn hóa: Tín đồ các tôn giáo Công giáo, Tin Lành hay Hòa Hảo, đố mà thấy các tín đồ các tôn giáo đấy được học về đại học Ngoại giao, đại học Quốc Phòng, đại học An Ninh, đại học Quân Sự. Không! Mỗi khi thấy một đơn xin thấy hai chữ Công giáo là gạch chéo, “out” ngay! Không cho người của các tín đồ được bình đẳng trong việc học hành. Rồi nữa, sang lãnh vực giáo dục, nhà nước cho các công ty ma, cho các trường đại học ma vào VN lập nên các Trung tâm dạy ngoại ngữ ma, các Trung tâm giáo dục ma rồi cuối cùng vô tư cấp bằng giả cho các cán bộ vô tư! Không sao. Thậm chí có các Cán Bộ Trung Ương học lấy bằng Tiến sĩ chỉ trong 6 tháng mà không cần biết tiếng Anh. Kinh! Nhà nước cho phép mở các Trung tâm ma, đại học ma vân vân và v..v… nhưng các tôn giáo không được lập Trung học, Đại học, Tiểu học. Các tôn giáo chỉ được phép mở Trường Mầm Non! Đang khi ngay tại Hà Nội, hôm nay báo nói thế này, trường Mầm Non ngay tại Hà Nội không có nhà vệ sinh, mỗi khi đi vệ sinh phải đi vào túi ny lông bỏ đấy, rồi các cô giáo chở đi hàng cây số để đổ. Thế nhưng Dòng Tu nào, giáo xứ nào làm đơn xin mở trường Mầm Non là cán bộ xã, cán bộ Huyện, Phòng Giáo Dục Huyện,rồi trường tiểu học ở xã, rồi công an, Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Phụ Nữ rồi bên Y Tế , Tổ Dân Phố họ hạch sách đủ mọi thứ luật lệ, đủ mọi thứ lệ làng được bày ra để họ tìm cách họ không cho các giáo xứ, các nữ tu lập trường Mầm Non. Chỗ nào lập được rồi thì họ cứ nay kiểm tra, mai kiểm tra, sách nhiễu khốn khổ. Cho nên muốn làm việc từ thiện ở VN không dễ đâu, vì bản chất cái chế độ Cộng sản vô thần , cháu không biết những người khác nhận xét thế nào, nhưng theo cháu nhận thức “Bản chất của chế độ Cộng sản vô thần nó là cơ chế tội ác đa quốc gia, xuyên quốc gia, nó là cơ chế tội ác toàn cầu, càng ngày nó càng ác, nó ác có hệ thống cho nên nó thấy ai làm điều thiện là nó lồng lộn lên nó chịu không nổi, nó chỉ muốn giết chết thôi!” Cho nên cháu thấy bao nhiêu người có thiện chí mà nếu không kiên trì nhờ ơn Chúa thì không làm việc thiện được trước sự sách nhiễu của nhà cầm quyền khốn nạn! Đồng bào ở đây không thấy trước mắt nên có thể không bức xúc, chứ con thấy trước mắt bao nhiêu năm rồi, chịu không nổi! Đấy là về mặt giáo dục. Trung tâm từ thiện cũng vậy, không được mở. Trại mồ côi khuyết tật, trại HIV-AIDS thì nhà nước nắm tất, còn các cha, các thầy, các sơ, những ai muốn làm trong ấy thì phải làm dưới bóng của họ quản lý. Ví dụ như ở Saigon, chính quyền lập một cái trại HIV-AIDS cho những người gần chết, người công giáo gọi là Trọng Điểm, ở giữa khu vực Biên giới Bù Gia Mập và Thủy điện thác Mơ của tỉnh Tây Ninh. Thế mà các tu sĩ lên đó làm việc chỉ như nhân viên của nhà nước với lương tháng chỉ một, hai triệu gì đấy. Nhưng nhờ có các sơ làm việc trên đó mà bao nhiêu cơ quan từ thiện Công giáo mới giúp đỡ các nạn nhân. Còn đám cán bộ nhà nước họ vẫn nắm quyền lãnh đạo, vẫn ăn tiền từ trên rót xuống và tiền từ nước ngoài đổ vào, còn nạn nhân chết thì thôi, họ không cần! Đấy, cháu nói về lãnh vực từ thiện nó là như vậy. Và mấy năm trước còn có một cái lệnh ác thế này là mọi công tác từ thiện ở Việt Nam từ nay chỉ có Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương mới có quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức của nhà nước nhưng không phải Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương cũng không có quyền. Con xin nói tiếp thế là về vấn đề thông tin văn hóa, giáo dục, y tế, từ thiện đại khái nó là như thế chứ còn nhiều chuyện đau lòng, cháu không muốn đi nhiều vào cụ thể.

6. Còn chuyện thứ sáu về vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam, đó là nhà nước xiết chặt và kiềm chế, vi phạm đến quyền tự do cư trú,tự do di chuyển của các tu sĩ cũng như của các tín đồ tại những khu vực mà nhà nước gọi là “nhạy cảm”.

Ví dụ năm ngoái, cháu hẹn với giáo dân một bản ở Mộc Châu giáp Lào và Thanh Hóa, kêu họ ra thị trấn Mộc Châu cho chúng cháu gặp. Họ đi ra khỏi làng, cán bộ không cho. Khi họ trốn được khỏi làng ra bến xe, thì những người chủ xe được lệnh không cho những người đó lên xe. Thế là họ là họ đi bộ từ chiều hôm trước. Hôm sau chúng cháu lên Mộc Châu không thấy đâu, gọi điện về bản thì bảo đi rổi, thế cháu mới nói tắc xi chạy ngược lại thì giữa đường đang thấy hai phụ nữ dắt ba đứa con giữa trời nắng cứ vui vẻ vô tư đi bộ, mặt mày rất phấn khởi. Đối với họ không có ý niệm thời gian, và nếu mình không vào đón, họ cứ đi như vậy đến tối, đến mai tới cũng được, và lúc đó họ đi được hơn 30 cây rồi. Cháu có hình ảnh chụp họ đang đi giữa đường đàng hoàng nhưng cháu không mang theo đây.

Còn các tu sĩ chúng cháu muốn đi từ xứ này đến xứ kia làm việc phải được chính quyền nơi đến chấp nhận, còn chính quyền nơi đến không chấp nhận thì mình không được đến. Cha Trịnh Duy Công ở giáo xứ Sở Kiện, Hà Nam ngài giảng dậy ngài hay mạnh dạn tố cáo chính quyền phản động bán nước, thế là công an tỉnh đánh tiếng đe dọa sẽ trục xuất ngài khỏi địa phương. Thế là ngài giảng: các ông công an theo dõi tôi ngồi ở bên dưới, các ông cứ vào trực tiệp gặp tôi đây này để nói gì thì nói. Đừng đi bỏ nhỏ với giáo dân. Cái đó không quân tử. Nhưng mà tôi nói các ông nghe, hoặc là tôi nói các ông các bà về nói lại với công an. Rằng công an tỉnh Hà Nam này muốn tôi đi khỏi Sở Kiện đến nơi khác thì công an cứ phải ghi vào giấy lý lịch của tôi thật là tốt đẹp thì tôi đi địa phương khác họ mới nhận. Còn nếu cứ nói xấu tôi, địa phương khác họ thấy họ không dám nhận thì tôi cứ ở đây mãi đừng có trách! Đấy vui vậy!

Cho nên là vi phạm đến quyền tự do cư trú và tự do di chuyển là những quyền tự do căn bản của con người, con người còn sống thì còn phải chuyển động, sống mà bắt người ta đứng yên như chết. Như cha Nguyễn Văn Phượng nhà cháu, chẳng có tội tình gì cả, chỉ là linh mục ở Thái Hà thôi, ra đến sân bay đi hành hương cùng một đoàn linh mục, các linh mục khác cho qua, đến linh mục Nguyễn Văn Phượng thì chặn lại, hỏi tại sao, họ trả lời lên hỏi trên, trên, trên, không biết trên nào! Chính quyền mà hành xử tiểu nhân như vậy! Rồi đến cha Phạm Trung Thành, Bề Trên Giám Tỉnh của nhà cháu ở Saigon cũng vậy. Hôm tháng 12 vừa rồi, ra ngoài sân bay Tân Sơn Nhất xuất cảnh, không cho đi, tính đi sang Mỹ này chặn lại không lý do. Rồi đến tháng Bảy vừa rồi đi Singapore, ra đến sân bay cũng lại chặn, không lý do. Mấy hôm sau cha chánh văn phòng nhà Dòng chúng cháu đi đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh cũng bị chận lại. Hỏi lý do công an bảo: “Trên bảo không cho phép xuất cảnh cho đến năm 2015. Chấm hết. Còn đúng sai thế nào lên trên mà hỏi, chúng tôi không biết”. Làm mà không dám nhận, không dám nói lý do. Còn như cháu đây này, 12 năm trước, năm 1999 cháu vừa học xong Thần học, chẳng có tội tình gì cả, mình đang ở Kỳ Đồng về tỉnh Ninh Bình là quê cháu, cháu đi xin hộ chiếu, công an xã không cho, cháu ghi vào đơn xin hộ chiếu là nông dân, công an bảo: “Ông đi tu từ lâu rồi sao ghi là nông dân, đến lúc mình ghi là tu sĩ, nó bảo, ai công nhận ông là tu sĩ mà ông ghi tu sĩ? Khốn nạn!

Đến lúc cháu vào tạm trú dài hạn Saigon ở phường 14 quận 3, cháu xin hộ chiếu tại Saigon thì theo luật ai tạm trú dài hạn ở đâu thì làm hộ chiếu ở đấy được. Thế cháu làm xong, họ phát cho cháu rồi họ báo về Ninh Bình. Công an Ninh Bình làm một cái báo cáo rõ xấu gửi vào Saigon, bảo rằng Nguyễn Văn Khải sinh ra trong vùng đất Phúc Nhạc phản động, Nguyễn Văn Khải là con đỡ đầu của một ông cha phản động là linh mục Vũ Quang Điện đi tù 2 lần 17 năm, Nguyễn Văn Khải là tu sĩ chui, linh mục chui, tắt một lời là “phản động”. Cấm xuất cảnh! Thế là hộ chiếu của mình công an Saigon thừa lệnh công an Ninh Bình tịch thu nốt. Nhưng mà cháu nói rồi. Cháu tin Chúa, Chúa là mạnh nhất, Chúa muốn không ai có thể cản được. Sự gì tốt đẹp Chúa đã muốn thì trước sau cũng thành. Cháu nói với nhà cầm quyền Hà Nội, bảo họ: “Đó, các ông còn sống, tôi còn sống đây. Các ông cấm tôi tu mà Chúa muốn, tôi vẫn tu được, tu chui. Các ông cấm tôi học, nhưng Chúa muốn tôi học, tôi vẫn học được, học chui. Các ông cấm tôi chịu chức nhưng mà Chúa muốn, tôi vẫn được thụ phong linh mục, thụ phong chui. Mà bây giờ cháu có gặp họ, cháu sẽ nói “Các ông cấm tôi xuất cảnh, nhưng mà Chúa muốn, tôi vẫn xuất cảnh được, xuất cảnh chui”. Chui hợp pháp đàng hoàng! Nói về cái quan niệm về cách quản lý hành chính của người Mỹ, công dân Mỹ như các ông các bà đây khó hiểu nhưng mà Việt Nam thì không khó hiểu.

 Linh mục Nguyễn Văn Khải (thuyết trình) tại Hamburg- Germany (trên)

Hình dưới:  Trung Tâm Công Giáo miền Nam California và tại Paris.

Thế thì đấy, nhà cầm quyền vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng như vậy, chẳng có lý do gì, cứ cấm cửa các tu sĩ với các linh mục thôi. Cho nên tắt một lời, cháu nói Việt Nam không có tự do tôn giáo mà ai bảo Việt Nam có tự do tôn giáo thì người đó thứ nhất là người nói dối. Nếu không phải là người nói dối thì là người qúa sợ hãi, sợ đến nỗi tê liệt con người không dám nói thật. Nếu không phải là người qúa sợ sệt thì là người cái đầu có vấn đề tức nhận thức có vấn đề! Nếu không phải là cái đầu có vấn đề thì cuộc sống có vấn đề, nghĩa là cuộc sống có vấn đề gì đó mà công an nó nắm được nó khống chế. Nếu cuộc sống không có vấn đề thì người ấy là công an!

Đấy là cháu xin thưa với cả nhà vắn tắt về cái chuyện vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam, từ cái chuyện vi phạm tự do tôn giáo như vậy nó mới nẩy ra những vụ như là Thái Hà, Tòa Khâm Sứ.

Thì con xin thưa về chuyện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ vắn tắt thế này, là thứ nhất con đi đây đó, nghe nhiều người trong, ngoài giáo hội lớn, bé nhỏ, to, nam phụ lão ấu, nói thế này: “Thái Hà của Dòng Chúa Cứu Thế, Tòa Khâm Sứ của Tổng Giáo phận Hà Nội làm như thế (tức là vùng lên đòi công lý, cụ thể là đòi đất) làm như thế là dại! Thấy sức mình không đủ lực để đối đầu với đối phương thì phải cho sứ giả đi cầu hòa trước. Việc gì phải làm như vậy? Mình đây Công giáo một dúm, sức lực thì có đâu mà đòi vùng lên như thế, vùng lên như thế chỉ có thiệt thôi. Thứ nhất là vì đất vẫn bị mất; thứ hai là vì dân bị đánh; thứ ba vì dân bị bắt, vì thứ tư là vì dân bị kết án và bỏ tù. Thứ năm là theo những người đó, nó gây sự chia rẽ giữa giáo hội và xã hội, giữa Phật giáo và Công giáo, chưa kể nguy cơ xung đột tôn giáo. Tắt một lời, làm như Thái Hà của Dòng Chúa Cứu Thế hay Tòa Khâm Sứ của TGP. Hà Nội là dại, là không khôn ngoan, cho nên cần phải dẹp bỏ. Ngay cả một số người có đạo lớn bé cũng quan niệm như vậy.

Nhưng mà cháu nói, cái nhìn như vậy là cái nhìn sai lầm! Nếu không muốn nói một cái nhìn như vậy là một cái nhìn hẹp hòi ích kỷ, là một cái nhìn vị lợi. Tại sao cháu nói thế? Nó như thế này: Thái Hà chúng cháu, cái mảnh đất ấy nhà cầm quyền cộng sản chiếm dụng bất hợp pháp từ nửa thế kỷ rồi chứ đâu phải bây giờ mới lấy đâu. Đất của Tòa TGP. Hà Nội nơi có Tòa Khâm Sứ họ lấy từ gần nửa thế kỷ, từ năm 1961 chứ đâu phải bây giờ mới lấy đâu! Bây giờ họ làm hồ bơi, bây giờ họ làm nhà máy, họ tư nhân hóa để làm biệt thự cho các quan chức lớn bé. Thế, nhân cái cơ hội đó mình mới đứng lên mình đòi. Trước đây các vị chiếm bất hợp pháp để làm việc chung, bây giờ các vị tư nhân hóa, tôi phản đối và tôi đòi lại cái phần đất đó để phục vụ vào mục đích tôn giáo, phục vụ cộng đồng. Chúng cháu tính rồi, được ăn cả, ngã vẫn không về không. Được ăn cả là thế nào? Nếu được thì được mảnh đất Thái Hà 14,000m2, chúng cháu tính giá có ít cũng 200 triệu đô la. Nếu được mảnh đất Tòa Khâm Sứ ở trung tâm Quận Hoàn Kiếm có rẻ cũng 400 triệu đô la. Các ông bà tính xem, đất ở đấy ( quận Hoàn Kiếm) 50 cây vàng một mét vuông xem là giá bao nhiêu. Thế nếu được là được hai mảnh đất ấy. Khi được hai mảnh đất ấy sẽ tạo thành tiền lệ để đòi được hàng trăm cơ sở khác, mảnh đất khác trong, ngoài thành phố Hà Nội của Công giáo. Nếu được của Công giáo Hà Nội thì từ thủ đô mà đi, Giáo hội Công giáo sẽ đòi hầu hết các nhà đất của mình trên toàn cõi Việt Nam. Nếu Công giáo làm được thì toàn thể các tôn giáo khác cũng lấy lại được nhà đất của mình. Nếu các tôn giáo lấy lại nhà đất của mình thì toàn thể các tư nhân từ xưa đến nay có nhà, đất bị cộng sản chiếm dụng bất hợp pháp cũng phải theo tiền lệ ấy mà trả lại cho người ta đúng lẽ công bằng. Đấy! Ăn cả là ăn như vậy. Còn nếu nhà nước cố tình dùng bạo lực để tiếp tục cưỡng chiếm thì cái việc Thái Hà , Tòa Khâm Sứ làm cũng đặt nhà nước , dồn nhà nước vào chân tường, bắt nhà nước phải nhìn thấy sự thật bất công trong đất nước xã hội, để nhà nước phải sửa lại luật đất đai. Thấy chưa? Buộc nhà nước phải xem lại luật đất đai, buộc nhà nước phải xem lại luật tư hữu, luật về tự do tôn giáo.Từ chuyện hai mảnh đất đó nhưng mà để tính chuyện lớn kia.

Chuyện lớn là chuyện cho các tôn giáo, cho cả giáo hội và xã hội chứ mình không tính cho riêng mình. Nếu Dòng Chúa Cứu Thế chúng cháu tính cho riêng mình thì đang lúc đấu tranh họ đề nghị một mảnh đất ở Mỹ Đình, nếu chúng cháu nhận là xong. Nếu Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội mà tính lợi cho riêng GP. Hà Nội thì lúc đang cầu nguyện, họ đề nghị các cha ra ký giấy nhận một trong 2 mảnh đất khác nhau với hai tòa nhà khác nhau trong thành phố hay một mảnh đất khác ở ngoại thành. Nếu TGP Hà Nội tính lợi cho riêng mình thì Hà Nội cũng được rồi. Những nơi khác được nhà nước cho mảnh đất này, mảnh đất kia và bao nhiêu thứ khác thì bảo nhà nước dễ chịu và vì mình “khôn ngoan” ứng xử nên được như vậy. Cái đó theo chúng cháu, nếu có lợi chỉ lợi cho riêng mình. Tất cả chúng cháu nhận thức, nếu có “được” như vậy để được yên thì cái đó chỉ là thỏa hiệp, chỉ là cái khôn vặt thôi cho riêng mình! Mà không thấy được việc giáo dân miền Bắc làm vì lợi ích chung của các tôn giáo, của cả giáo hội, cả dân tộc. Đấy là điều thứ nhất.

Điều thứ hai cháu xin thưa liên quan đến vụ Thái Hà- Tòa Khâm Sứ, đấy là cháu nói “được ăn cả, ngã không về không” là thế này: Bây giờ nhà nước trả hay không trả nhưng nhà nước về phương diện vật chất phải làm công viên, không tư nhân hóa được! Không làm nhà ở cho người dân ở cái khu vực đất Đức Bà ở cạnh nhà thờ Thái Hà được. Thế là chúng cháu ở nhà thờ Thái Hà cũng có lợi rồi. Vì sao? Vì nếu khối dân cư ngoại đạo họ ở đấy trên một khu rộng như vậy, họ áp lực lên nhà thờ thì chúng cháu chết. Không gian sống của mình bị thu hẹp. Chết. Vì sao nữa? Bên Tòa Khâm Sứ, Đức cha Đôminicô Mai Thanh Lương đây về thì biết, bên Tòa Khâm Sứ, ngay trước mặt Tòa Giám Mục với Chủng viện là cái hồ bơi, đằng trước nó là cái tiệm nhảy. Tiệm nhảy nó phá rồi nó còn trật cái hồ bơi lại. Thế bây giờ nó chẳng những nó không làm cái Trung tâm thương mại mà nó còn phá luôn hồ bơi đi, thế là đỡ cho mình rồi. Mình là chủng sinh, là linh mục, là giám mục mình không phải suốt ngày ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái vì hồ bơi nữa. Cũng không bị ồn ào náo loạn nữa! Nó phá hồ bơi đi và nó làm thành vườn hoa rất đẹp, thế là cảnh quan Tòa Giám Mục thông thoáng hơn, nó đẹp hơn, nó lành mạnh hơn, thế là lợi chứ! Khoảng không đấy thực tế là vườn hoa chung quanh nhà, thế là ngày lễ Cả, giáo dân khắp nơi về nhà thờ chính tòa đi lễ, có thể vào đi dạo trong đó hay ngồi trong đó sửa soạn cho người nó tươm tất, tốt đẹp hơn vào dự lễ cho nó sốt sắng. Chưa kể rằng Tòa Khâm Sứ ở đây vẫn còn với vườn hoa rất đẹp chung quanh. Ai bảo rằng mình nắm tay đến tối, gối đầu đến sáng đâu! Ai bảo rằng chế độ này còn mãi! Cái gì nó có khởi đầu tất nó phải có kết thúc. Chẳng có cái gì là mãi mãi cả! Cho nên đến lúc chế độ này sập xuống thì tòa nhà Khâm Sứ của mình vẫn còn đấy với vườn hoa chung quanh rất đẹp, chỉ làm tấm biển của mình để lên là xong. Cho nên ngay cả về mặt vật chất cũng có lợi đấy chứ. Ai bảo là không được gì? Được nhiều! được rất nhiều về mặt vật chất. Như nhà thờ Thái Hà chúng cháu có cái công viên rộng đó, bây giờ ngày lễ Cả, chúng cháu đậu 300 xe hơi lớn bé được, còn con phố Đức Bà phía sau lưng đó, bây giờ không làm nhà, mình để hàng chục nghìn xe máy được. Thế là trong nhà thờ, mình có chỗ yên tâm ngồi đế ngắm nguyện, để lễ lạy cho nó sốt sắng, trọng thể. Được nhiều!

Đấy, nhưng mà cháu nói cái đó chỉ là cái lợi bé. Chỉ là cái lợi vật chất trước mắt mình thấy được. Cái lợi lớn nhất mà người ngoài Công giáo cũng như trong Công giáo thấy được đó là nhờ phong trào đòi công lý- sự thật ở Thái Hà- Tòa Khâm Sứ mà người dân Công giáo ở miền Bắc, hết cả miền Bắc chứ không riêng gì Thái Hà và Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội- Người Công giáo ở hầu khắp các giáo xứ miền Bắc “bước qua nỗi sợ hãi để can đảm, hiên ngang đòi công lý và sự thật”. Cái lợi ích tinh thần to nhất là như thế, là vượt qua nỗi sợ. Sau năm 1954, Cộng sản ở miền Bắc bạo lực thế nào khiến có nhà thơ phải nói: “ Tôi đi trên phố mà không thấy phố, không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”. Còn đây này, làng quê cháu sống đúng là một trại tập trung. Câu thơ Tố Hữu làm bắt chúng cháu học từ bé, đúng là một trại tập trung: Dập dìu cờ đỏ ven đê/Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn”. Người ta nói là xã hội văn minh, làm việc giờ giấc nhưng thực tế nó là trại tập trung! Đầu làng điếm canh, cuối làng điếm canh. Đúng giờ kẻng đánh, cả làng ra đồng làm việc. Đúng giờ, kẻng đánh, mọi người vào. Đúng là một trại tập trung. Đang khi đó, không khí Cộng sản bạo lực là suốt ngày trống kèn để lo đấu tố. “Dập dìu cờ đỏ ven đê, sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn”. Ai mà ra làm việc muộn ở ngoài đồng một cái là qui ngay cho tội “Cố tình chống lại đường hướng tập thể hóa, chống lại lối làm ăn lớn của xã hội chủ nghĩa”. Bắt, bắt! Ai kẻng một cái mà ở ngoài đồng không chạy nhanh về làng, còn dây dưa ở lại, thì có thể bị qui ngay cho tội “Cố tình ở ngoài đồng để dấu giếm hoa màu và vật tư nguyên liệu sản xuất”. Bắt, tù. Đúng là trại tập trung. Cháu biết. Thế mà tự hào là công nghiệp. Đấy, vậy trong một xã hội bị khống chế và bạo lực như vậy mà lần đầu tiên năm 2008, giáo dân Hà Nội và những làng ngoại giáo mà cũng là dân oan, dám hiên ngang xuống đường đòi công lý. Nhân đây cháu xin nói thế này, xin miễn thứ cho cháu là có nhiều người cứ bảo “Sao các cha Thái Hà miền Bắc không đòi tự do, không đòi dân chủ?” Cháu xin thưa, khái niệm tự do, dân chủ với đa số người dân miền Bắc và nông dân ít học họ chưa hiểu mấy, nhưng quyền lợi trước mắt thì họ biết. Những sự bất công trước mắt thì họ biết, họ thấy ngay, và khi họ là nạn nhân của bất công, nói hai tiếng công lý ai cũng hưởng ứng. Có thế thôi! Mà cứ đòi công lý thì sự thực cũng đang đòi tự do, dân chủ chứ còn gì nữa, nên cháu nói vậy, xin các bác đừng thắc mắc nhá. Cái lợi thứ nhất cháu thấy là bước qua nỗi sợ.

Cái lợi thứ hai là cháu thấy người giáo dân ở miền Bắc bày tỏ được cái niềm tin của mình. Con thưa Đức Cha ở đây biết, từ hồi có biến cố Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, giáo dân ở miền Bắc hầu hết các giáo xứ, không riêng gì giáo dân Hà Nội, giáo dân đạo đức hơn rất nhiều, giáo dân có bản lãnh hơn rất nhiều và giáo dân cầu nguyện, xưng tội đông hơn trước rất nhiều. Giáo dân ở Hà Nội thấy đức tin mạnh hơn khiến một giáo dân làm nghề xe ôm ở Hàm Long chở con và nói: “Từ hồi cha Lý về đây làm chính xứ Hàm Long, ở Hà Nội chúng con mới thấy rằng đi đạo không đơn thuần chỉ là chuyện đi lễ, đi nhà thờ , đọc kinh và sống cho riêng mình. Đi đạo còn là cái gì thiêng liêng cao trọng và lớn mạnh, tuyệt vời hơn rất nhiều mà chúng con không biết nói làm sao!”. Và cái đấy thì những người làm nghề chân tay quê Bùi Chu hiểu hết, những người làm nghề tắc xi với nhau quê ở Bùi Chu họ hiểu nhất, vì họ là những người nghèo và ra Hà Nội đông nhất. Cho nên lòng tin của họ vào Chúa mạnh hơn.

Cái thứ ba là cái lòng mến của họ đối với anh em họan nạn nhiều hơn. Con chứng kiến cái cảnh người ta giúp nhau sau những sự kiện Thái Hà, Tòa Khâm Sứ và Đồng Chiêm và các sự kiện khác con thấy “tuyệt vời”, và con xúc động vô cùng vì cái lòng mến của họ chăm lo cho nhau, nhà này chăm lo cho nhà kia, cộng đoàn này chăm lo cho cộng đòan kia, và chăm sóc người thân của nhau thực sự coi nhau như anh em và sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nhau chứ không phải chỉ là hy sinh một phần vật chất nhỏ nhoi. Cháu nói cái vật chất đối với người nghèo thì vô kể, cháu không thể kể được nhưng cháu nói họ sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nhau. Ở đâu mà thấy nguy hiểm bỏ chạy chứ riêng với giáo dân Hà Nội từ đấy đến giờ chỗ nào thấy nguy hiểm là họ chạy lại. Chỗ nào nóng bỏng là họ lao đến ngay. Riêng giáo dân Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, cứ thấy chỗ nào có nguy hiểm là chạy lại, là vì họ hy sinh cho nhau. Chúng cháu đây ở trong tu viện bị công an mặc thường phục, mặc quân phục bao quanh chúng cháu, đòi giết, giết thế nhưng mà chỉ nửa tiếng sau cả mấy ngàn dân cùng với các tu sĩ, linh mục làm thành một vòng vây khác bên ngoài, mà trong đêm tối, 1 , 2 giờ đêm mà những cha bên ngoài là những cha ở Hà Nội có mặt tất, cha Nguyễn Văn Lý, cha Ruẫn, cha Bình, cha Dũng, cha Hinh, các cha chạy đến mà không cần chúng cháu phải báo. Điều ấy cho thấy họ sẵn sàng hy sinh mạng sống vì nhau.

Mà cái này chúng cháu rất phục Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt ở chỗ đấy, không phải là cháu nghe ai nói, mà mắt cháu thấy Ngài làm. Chỗ này, trên đoạn phố này vừa bị công an đến sách nhiễu phải không? Ngài đến tận nơi xem xem nó sách nhiễu thế nào. Chỗ kia giáo dân vừa mới bị xịt hơi cay, Ngài đến tận nơi xem giáo dân bị xịt hơi cay thế nào. Nhà kia có người bị bắt phải không? Ngài đến tận nơi có người bị bắt để thăm viếng, úy lạo và nâng đỡ tinh thần, ban phép lành cho họ. Ngài không nghĩ đến tính mạng , đến chức vụ của Ngài, Ngài hy sinh vì đoàn chiên. Người dân Hà Nội thấy Ngài đúng là vị mục tử hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên. Là mục tử thì cần nhất là cái sự sẵn sàng hy sinh vì đoàn chiên. Con thấy người dân Hà Nội chẳng biết Đức Cha Kiệt tài cán đến đâu, nhưng họ thấy cử chỉ yêu thương ấy và họ tin rằng “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng biết Ta”.

Rồi cái ngày xử án giáo dân Thái Hà- Tòa Khâm Sứ, con là người đại diện giáo hội vào trong đó ngồi tham dự phiên tòa để chứng kiến xem họ xử con dân của mình như thế nào để biết lối trình bày cho mọi người biết, phản đối hay đồng thuận. Thế thì đang lúc họ tuyên án là không có giam giữ ai hết cả, chỉ có án treo thôi, tù treo thôi, trả tự do hết. Con nhắn tin cho Đức Cha Kiệt đang đi làm phép Thêm Sức, có cha Dũng bên cạnh Ngài, con báo cho cha Dũng để cha trình lại cho Đức Tổng Kiệt, cha Phạm Văn Dũng báo lại cho con là họ không dám giam giữ ai là họ khôn đấy! Họ mà giam giữ ai thì đơn Đức TGM. Ngô Quang Kiệt đã viết sẵn đây rồi, Ngài sẽ ký ngay là Ngài sẽ đi tù thay cho những người ấy. Vậy cái được thứ ba cháu muốn nói là sau khi vụ Thái Hà nổ ra, cái lòng mến của người ta mạnh hơn.

Cái thứ bốn cháu muốn nói là đối với giới Công giáo miền Bắc đoàn kết với nhau hơn, liên kết, hợp nhất với nhau hơn. Cháu sống ở Sàigon 17 năm, sống ở Thái Bình 3 năm, ở nhà quê 17 năm, còn ở Hà Nội thì năm nào cũng sống một vài tháng cho đến cả năm thì cháu thấy thế này: Không đâu mà linh mục đoàn lại đòan kết, thống nhất như thể là linh mục đoàn ở Hà Nội,và cả nước VN thời Đức Cha Kiệt, Linh mục đoàn và giáo dân rất đoàn kết thống nhất thành một khối. Đức TGM. Ngô Quang Kiệt cho đến lúc đi, mỗi khi lễ lạy Ngài luôn công bố trước toàn thể dân chúng là giáo phận chúng ta được cái ơn lớn lao nhất mà chúng ta cùng cầu nguyện trong thánh lễ hàng ngày, đấy là ơn được hiệp nhất. Hiệp nhất vô cùng. Cháu là linh mục Dòng, cháu sống trong cái cộng đoàn ấy cháu biết và cháu thấy là như vậy và cháu xin làm chứng. Nhân nói đến hiệp nhất, cháu xin thưa, mọi người cứ tưởng là chỉ có giáo xứ Thái Hà chúng cháu. Cháu xin thưa rằng nếu chỉ có Thái Hà chúng cháu, một giáo xứ ở rải rác trên mấy quận, huyện mà có chưa đến hai ngàn dân thôi thì nhà cầm quyền bóp mũi chết lâu rồi! Thế mà ở Thái Hà ngày thường cũng cả nghìn người đến, ngày thứ bảy, Chúa nhật có 15, 20 nghìn người đến, còn những lúc mà đang nóng bỏng là ở Thái Hà ngày thường cũng cỡ 20 ngàn người đến. Là tại làm sao? Mà đến đông qúa chúng cháu cũng sợ, sợ dân các nơi về, làm thành một đội quân ô hợp mà có thể mình không làm chủ được tình hình, cho nên cái chức quan trọng nhất của nhà thờ Thái Hà là cái chức “Trật tự, Vệ sinh”. Trật tự, vệ sinh sạch sẽ để cho cái số đông người khỏi lây nhiễm dịch bệnh . Đấy là vệ sinh. Còn trật tự làm sao cho số đông người như vậy mà không có biểu hiện hỗn loạn, hay là không có những kẻ ma quỷ nó rình mò nó vào nó quấy phá, nó gây rối loạn hay nó gây cháy nổ xong nó đổ tội cho mình. Bây giờ hàng trăm xe hơi, hàng nghìn xe máy mà nó gây cháy nổ một cái, thì thôi, nó vu cho mình là chết. Nếu có vụ cháy nổ trên mảnh đất chật hẹp như thế là chết rồi. Nhưng mà giáo dân họ hiệp nhất với nhau, họ đoàn kết với nhau. Họ biết làm thế nào để đảm bảo an toàn, an ninh cho người đến cầu nguyện, lễ lạy. Giáo dân miền Bắc, không phải Thái Hà mà nói đúng ra toàn dân trong thành phố Hà Nội, rộng hơn là toàn dân của các giáo xứ thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội thuộc các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Tây và Hà Nội. Rộng rộng hơn nữa là hầu hết các giáo xứ tham gia, biết bao các cha xứ, biết bao nhiêu cha Quản hạt, biết bao nhiêu Chánh trương, Trùm trưởng dẫn các đoàn của xứ mình từ Vinh, từ Bùi Chu, từ Thái Bình, từ Hải Phòng, từ Bắc Giang, Bắc Ninh, từ Sơn La, Hưng Hóa dẫn xuống Thái Hà. Mặc dù là có khi xe bị công an bắn thủng lốp; có khi lái xe bị thu bằng, có khi người trên xe bị chặn lại, ngay cả Đức Cha Sang hay là Đức Cha Ngân hay là Đức Cha Đạt, nhiều khi dẫn các đoàn xe đến Thái Hà cũng bị công an chặn đường. Đoàn đông đảo nhất là đoàn Thái Bình, họ đang đi đến Hà nội liền bị chặn đường . Đức Cha Sang vào nhà thờ Thái Hà chửi chính quyền một bữa rất là mạnh mẽ. Ngài là Giám mục vào nhà thờ dự lễ mà bị chặn đường thì ai mà không bị. Nhưng mà chặn cũng có cái hay. Thí dụ xứ Thái Nguyên cha Nguyễn Đức Đạt dẫn một đoàn 11 xe xuống Thái Hà hiệp thông. Cái chữ mà nhà cầm quyền sợ nhất bây giờ là cái chữ “hiệp thông”. Ngài dẫn một đoàn 11 xe đến đến Ô Cầu Giấy công an chận lại không cho vào Thái Hà, lập tức cả 11 xe, mấy trăm người xuống đi bộ thành hàng dài tuần hành từ ngoại ô vào nội thành, trông rất đẹp đội hình.

Đấy là cháu nói về tinh thần liên đới hiệp thông trong toàn miền Bắc .Chính vì nó tạo cái phong trào toàn miền Bắc cho nên nhà cầm quyển mới không bóp mũi được chúng cháu chết, chứ chỉ sức chúng cháu không thì họ bóp mũi chúng cháu chết ngay!. Đấy, cháu nói về Thái Hà đại khái như vậy, nhưng mà cái hay hơn nữa là người dân Thái Hà, người dân của giáo phận Hà Nội và người giáo dân ở miền Bắc họ trưởng thành trên nhiều phương diện không thể kể hết được. Trưởng thành về nhận thức về khả năng luật pháp, pháp luật. Trưởng thành về mặt tổ chức, trưởng thành về mặt truyền thông, truyền thông nhân dân, trưởng thành gọi là cái khả năng ứng phó trong những “tình huống khẩn cấp”.

Cháu đảm bảo khả năng ứng phó khẩn cấp, dân Hà Nội là tuyệt vời! Và cái khả năng đối phó với bạo lực của bạo quyền Cộng sản. Bạo lực Cộng sản rất mạnh thế mà người giáo dân Hà Nội họ tổ chức làm sao khiến cho cái bạo lực của bọn Cộng sản vô hiệu, cùng lắm đánh chảy máu mặt một tí và bạo quyền Cộng sản không có cơ hội, không có lý do để xử dụng bạo lực. Đang khi cộng đồng thấy Cộng sản VN hiện nay bạo lực thế nào. Chẳng hạn ông Trịnh Thanh Tùng chỉ bênh vực một anh xe ôm lỡ nhấc cái mũ bảo hiểm ra sớm, chỉ bênh vực người kia thôi mà bị công an đánh chết! Xem đấy thì cộng đồng biết, cái bạo lực ở Việt Nam bây giờ phổ biến thế nào. Các làng ngoại giáo quanh Hà Nội đều bị họ quy hoạch, chiếm đất, đánh chết người như ngóe, bắt người bỏ tù là chuyện thường, còn đánh đập tàn ác dân thì vô cùng. Nhưng mà không có ai lên tiếng thay cho họ bởi thế mình không biết. Còn đối với dân Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, các cha, các thầy mới ăn vài cái dùi cui thôi! Mới ăn vài bãi nước miếng thôi! Mới bị xịt hơi cay thôi. Rồi mấy anh công an mặc thường phục giả dạng làm thanh niên xung phong mới đấm trộm được vài cái thôi. Còn chỉ có hô giết, giết, giết nhưng chỉ hô miệng thôi chứ còn đối với khối dân ngoài đạo kia, họ là nạn nhân của bạo lực kinh khủng hơn nhiều! Xem vậy mới biết người giáo dân miền Bắc khéo léo thế nào để vô hiệu hóa bạo lực của Cộng sản. Và chúng ta xem hình của giáo dân miền Bắc, đố khi nào đối diện với bạo lực của Cộng sản mà họ sợ, thấy Cảnh sát cơ động họ coi như không, thấy cảnh sát giao thông cũng không, thấy nhân viên an ninh mặc thường phục họ cũng không sợ. Họ thấy là họ sẵn sàng lao tới. Họ sẵn sàng đối diện, mắt đối mắt, mặt đối mặt! Tay không đối với súng đạn, họ không sợ đòn roi, không sợ súng đạn. Họ có sợ gì đâu, nhưng mà họ chỉ không xử dụng bạo lực thôi. Thấy chế độ nó đã sẵn có bạo lực rồi nên mình phải chủ trương hòa bình. Thấy cái xã hội nó bất công nên mình đòi công lý. Thấy cái xã hội nó giả dối nên mình đòi sự thật. Đòi công lý, hòa bình, sự thật thế thôi! Làm sao mình có cơ may sống trong bình an, hạnh phúc hơn, thế thôi. Họ không sợ bạo lực đâu, cộng đoàn cứ xem hình thì thấy. Giới trí thức Hà Nội đến nói với chúng con điều này: “Chúng tôi cám ơn giáo dân của các ông vô cùng, giáo dân bên Công giáo các ông trình bày cho chúng tôi thấy một hình ảnh vô cùng đẹp. Từ trước đến giờ chúng tôi chỉ thấy một khả năng thay đổi chế độ đấy là khả năng bạo lực cách mạng, nhưng bây giờ với cái phong trào Thái Hà mà lan toàn miền Bắc thế này, mà luôn luôn xuống đường với đội ngũ chỉnh tề, trật tự, ăn mặc đẹp mắt. mặt mày vui vẻ , tươi tỉnh, thì chúng tôi thấy một cái khả năng thay đổi xã hội một cách rất là hiền hòa, rất là hòa bình, rất là đẹp, và rất là nhân bản, phù hợp với qui luật phát triển của thời đại”. Đấy, các nhà trí thức nhận định như vậy, cái đó là cái lợi.

Bài nói chuyện của Linh mục Phêro Nguyễn Văn Khải đến đây kết thúc, thì giờ còn lại dành cho mọi người đặt câu hỏi , và rất nhiều câu hỏi đặt ra đã được cha Khải giải đáp rõ ràng.

Trong buổi nói chuyện của Linh mục Phêro Nguyễn Văn Khải, Kỹ sư Đỗ Như Điện, Điều Hợp Viên Phong Trào Giáo Dân cũng phổ biến việc trao giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền năm 2011: “Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền năm nay được trao cho Linh mục Nguyễn Hữu Giải (Tổng Giáo Phận Huế) và ông Nguyễn Văn Lía, một chức sắc của Phật giáo Hòa Hảo. Hai vị này là những người đã kiên trì tranh đấu cho tự do tôn giáo ở trong nước, và chúng tôi sau khi đã khóa hồ sơ và xem xét rất kỹ. Đây là hai người theo chúng tôi rất là xứng đáng. Vì vậy năm nay chúng tôi sẽ tổ chức việc vinh danh và trao giải tại Boston thuộc Massachusetts vào ngày 9.10.2011. Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền năm 2010 đã được trao cho Thái Hà , nhưng vì các linh mục ở Thái Hà lúc đó không ra hải ngoại được, nên GS. Nguyễn Lý Tưởng nhận thay cho cha Khải, nay nhân dịp Cha Khải hiện diện tại Nam California, GS. Nguyễn Lý Tưởng đã lên trao tận tay cho cha tấm Placque vinh danh giáo xứ Thái Hà. Tư ởng cũng nên nhắc lại: Phong Trào Giáo Dân VN Hải Ngoại đã mời cha Phero Nguyễn Văn Khải đến nam California tiếp xúc với đồng hương. Trong suốt thời gian ở đây, cha tạm ngụ tại gia đình ân thân của Nhà Dòng và cũng là thành viên trong Phong Trào Giáo Dân, và buổi nói chuyện của cha tại Trung tâm Công giáo là buổi nói chuyện chính thức do Phong Trào Giáo Dân tổ chức, được đông đảo giáo dân hưởng ứng nhất./.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

You Tube Cha Khải Hội Thoại với giới trẻ.

Hẹn Nhau Sài Gòn

Dân Lầm Than

Việt Catholic News


Tàu Trường Xuân và Chuyến Hải Hành Cuối Cùng – Vũ Thụy Hoàng

Bài đọc suy gẫm:  Trong tuần qua, tin tức về Tỷ phú Trần Đình Trường qua đời sau một thời gian dài bạo bịnh tràn ngập các trang báo trong ngoài nước.  Ông cũng là một người mạnh thường quân đã từng giúp đồng hương tị nạn Việt Nam từ khắp thế giới về thành phố New-York sinh hoạt được nhiều lần nghỉ miễn phí tại khách sạn Carter do gia đình ông làm chủ .  Và những đóng góp bằng hiện kim quan trọng khác như ủng hộ 1 trăm nghìn mỹ kim cho quỹ thương binh VNCH tại Việt Nam,  nổi bật nhất là trong vụ 911 tại New-York, đã đóng góp 2 triệu mỹ kim để giúp đỡ những nạn nhân và gia đình của họ. Nhóm chủ trương Blog 16 xin được “Thành Kính Phân Ưu” và chia buồn đến gia đình thân quyến.  Nguyện cầu linh hồn Ông Trần Đình Trường sớm được về hưởng Nhan Thánh Chúa.

********************************

…Những ngày cuối tháng năm 1975, hàng trăm tàu thuyền bè đủ loại lớn nhỏ chở người chạy trốn cộng sản ra biển.  Trong số đó, có 2 con tàu khá nổi tiếng mà nhiều bác sau bức tường lửa chắc chưa bao giờ nghe nói tới vì bị bưng bít. Một là chiếc Việt Nam Thương Tín chở hơn 2000 người Việt tỵ nạn  đến được đảo Guam. Song khi cặp bến con tàu này lại dùng để đưa gần 1600 người Việt hồi hương, trở về Việt Nam vì tin tưởng vào chính sách khoan hồng của chính thể mới, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam… để rồi tất cả đều được nhà nước ta ưu ái cô lập, đưa lên rừng đào khoai sắn, còn lính tráng thì đi học tập cải tạo… Chiếc thứ 2 là con tàu Trường Xuân do ông Trần Đình Trường là chủ nhân.  Dưới sự khéo léo và có lòng của vị thuyền trưởng, đã đưa được gần 4 nghìn người đến được bến bờ Tự Do.  Blog 16 xin hân hạnh trích đăng hồi ký “Tàu Trường Xuân và Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” – tức thương cảng Sài Gòn, ” Nước Vỡ Bờ”, tác giả Vũ Thụy Hoàng dựa theo “Hồi Ký Một Đời Người” của Thuyền Trưởng Phạm Ngọc Lũy? Hình ảnh từ các nguồn chỉ là minh họa.

 
  Ông Trần Đình Trường và thân hữu.  Hình dưới:  Khách sạn Carter của gia đình ông Trần Đình Trường tại New-York.


Thương cảng Sài Gòn: “nước vỡ bờ”
Vũ Thụy Hoàng (Sàigòn tuyết trắng)

Sau khu Hải Quân, thương cảng Sài Gòn là nơi nhiều người Việt ùa tới vào sáng ngày 30/4, khi Cộng quân đã đến cửa ngõ Sài Gòn. Nhiều người tất tả chạy tới, vẻ mặt hãi hùng, buồn thảm, hy vọng kiếm được tàu, thuyền để thoát khỏi Việt Nam. Kho 5 Khánh Hội là địa điểm được nhiều quân nhân, công tư chức túa đến. Tại đấy có mấy chiếc tàu buôn lớn của Việt Nam đang đậu sẵn.

Đứng trên đài chỉ huy của tàu Trường Xuân, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy nhìn thấy rõ cảnh dân chúng xông ra tàu, sau khi lệnh cho quân dân các cấp hạ khí giới được loan báo trên đài phát thanh Sài Gòn. Đàn ông, đàn bà, người già, trẻ thơ. Dân sự có, quân nhân có. Quân nhân đủ loại thuộc nhiều quân binh chủng khác nhau. Có người còn đủ quân phục, súng ống, đạn dược. Cả một trung đội cảnh sát dã chiến võ trang đầy đủ tràn vào. Ai cũng vội vã chạy lên tàu, chen lấn nhau, làm cầu tàu gẫy. Không có cầu tàu họ tìm mọi cách, mọi phương tiện để lên tàu. Người trèo qua cần trục ở gần tàu để xuống. Phía trên bờ, phía ngoài sông, quanh mũi, sau lái, người người leo giây, cõng nhau, công kênh nhau lên vai, trèo lên lưng nhau để cố lên tàu. Có thuyền bị lật, người bơi được, người chới với dưới nước. Chỉ trong chốc lát đã có khoảng ba ngàn người chen chúc nhau như nêm cối trên tàu Trường Xuân.

 Là một tàu chở hàng và chỉ đủ chỗ an toàn để chở 12 hành khách, Trường Xuân nay phải tiếp nhận một số khách quá lớn mà không được chuẩn bị dù là tối thiểu. Máy móc đã cũ kỹ, còn bị phá hoại ngầm. Thủy thủ đoàn lại thiếu, chỉ có một phần tư. Có người lên tàu, rồi sau muốn quay trở về. Người khác hoảng hết báo động có đặc công Việt Cộng ở trên tàu. Chuyến đi của Trường Xuân vì thế trở thành một cuộc hải hành có đủ gay cấn, nguy hiểm, bạo hành, đói khát, xen lẫn với những phấn đấu quả cảm, trước những thử thách hư máy, mắc cạn, xô người xuống biển, trôi dạt giữa biển cả.

Trường Xuân là một trong số những tàu Việt Nam chở được nhiều người tỵ nạn nhất.

  Theo thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy (hình bên), trong những buổi chuyện trò năm 1981 và 1999, cùng cuốn Hồi Ký Một Đời Người, Trường Xuân chỉ mới trở lại bến Sài Gòn ngày 17/4 sau bốn tháng ngang dọc vùng biển Đông Nam Á. Tàu lúc ấy lo chuyên chở hàng hóa theo khế ước ký kết với một hãng vận tải ở Tân Gia Ba. Khế ước đáng lẽ đến tháng 6 mới hết hạn, nhưng vào đầu tháng tư thuyền trường Lũy yêu cầu chủ hãng là Vishipco Lines chấm dứt khế ước để tàu trở về Sài Gòn gấp, sau khi Lũy nghe đài phát thanh BBC và Úc Đại Lợi loan báo Cộng quân chỉ cách Sài Gòn chừng 60 cây số mà ít gặp sự chống cự. Lũy cũng như thủy thủ đoàn 24 người đều âu lo cho gia đình ở Việt Nam.

Là người Bắc di cư vào Nam sau hiệp định Genève năm 1954, và từng gắn bó với nhiều đảng viên của Duy Dân, Lũy và gia đình cũng muốn rời Việt Nam lánh nạn cộng sản. Lũy trở lại Sài Gòn vào lúc thành phố đã giao động mạnh. Nhiều người đang xốn xao tìm đường ra khỏi nước. Lủy đề nghị với chủ hãng Vishipco Lines chuẩn bị dùng đoàn tàu của hãng để chở người tỵ nạn, đồng thời chạy được đoàn tàu ra nước ngoài, nhưng đề nghị đó không được chấp thuận.

Điều Lũy quan tâm nhất đối với Trường Xuân là tình trạng máy móc của tàu. Trường Xuân được đóng tại Nhật Bản vào thập niên 1950, và sau chuyến hải hành vừa qua đáng lẽ phải được đại tu bổ. Vì tình hình Việt Nam, việc đưa tàu vào ụ để sửa phải hoãn lại. Tàu chỉ được sửa những bộ phận cần thiết và lo chuẩn bị cho chuyến đi khác

Trường Xuân không có cơ khí trưởng để thay thế người đã xin nghỉ việc. Lũy đã xin tuyển gấp mà chưa được. Lũy lo ngại có âm mưu phá hoại tàu khi được biết một vài người xuống sửa chữa tàu có những dáng điệu khả nghi. An ninh của tàu cũng không được bảo đảm. Ngày 28/4 Lũy ra thăm tàu, không thấy một thủy thủ nào, kể cả sĩ quan trực. Trong hoàn cảnh ấy Lũy cảm thấy mình bất lực, và hầu như tuyệt vọng, không biết làm cách nào để đưa tàu và gia đình cùng nhiều người khác ra khỏi Việt Nam.

Mãi đến bốn giờ chiều ngày 29/4, sau khi phi trường Tân Sơn Nhứt bị oanh tạc và pháo kích, chủ tàu Trần Đình Trường mới chạy xe tới nhà Lũy, báo tin: “Thuyền trưởng được toàn quyền xử dụng tàu Trường Xuân để chở đồng bào tỵ nạn đi Phú Quốc. Xếp máy Lê Hồng Phi sẽ xuống tàu”, Trường trao cho Lũy giấy phép của Bộ Nội Vụ trưng dụng tàu Trường Xuân để chở người tỵ nạn.

Lúc này nhiều máy bay trực thăng Mỹ đã bay lượn trên bàu trời Sài Gòn để di tản người Mỹ và một số người Việt. Lũy và con trai chạy vội ra tàu. Sĩ quan phụ tá báo cáo xếp máy Lê Hồng Phi đã coi máy móc tàu và cho biết tàu có thể khởi hành hôm sau. Phi đang về nhà đón gia đình ra tàu. Lũy liền quyết định lấy phấn viết lên tấm bảng gỗ treo ở cầu tàu: “Trường Xuân rời Sài Gòn 11 giờ sáng ngày 30/4/75.” Lũy sau đó cũng vội vã về nhà, thông báo cho bà con, thân nhân và lối xóm ngày giờ Trường Xuân rời bến.

Sáng sớm hôm sau, Lũy trở lại tàu. Cả đêm 29 Lũy thức trắng đêm vì lo nghĩ cho chuyến đi, trong lúc Sài Gòn giới nghiêm 24 giờ đồng hồ, và Cộng quân bắt đầu xâm nhập thành phố. Gia đình, thân nhân, hàng xóm, khoảng 200 người, chen chúc nhau lên hai xe vận tải chạy theo sau. Hai xe vận tải bị cảnh sát thương khẩu chặn lại không cho vào. Lũy dơ giấy phép của Bộ Nội Vụ. Cảnh sát từ chối, nói gia đình ông sao đông thế. Một người trên xe liền đưa cảnh sát một phong bì dày cộm. Hàng rào kẽm gai được dẹp sang bên, và cổng được mở cho xe vào.

Nhiều toán người khác cũng hốt hoảng chạy tới, định vượt hàng rào kẽm gai, tràn vào thương cảng. Cảnh sát phải bắn súng thị oai để ngăn chặn. Giữa lúc hỗn độn và sợ sệt đó, sĩ quan vô tuyến điện của tàu Trường Xuân bị lạc vợ con. Không tìm thấy gia đình, anh quyết định ở lại. Mất người hên lạc vô tuyến, Lũy âu lo cho số phận Trường Xuân đi trên biển như người câm điếc. Mấy phút sau Lũy mừng rỡ khi gặp một vô tuyến điện viên của một tàu khác đang tìm đường chạy.

Trường Xuân lúc này đã có mấy trăm người trên tàu. Khi tin Sài Gòn đầu hàng loan đi, dân chúng ùa vào kho 5 Khánh Hội như nước vỡ bờ. Trong chốc lát, Trường Xuân đông nghẹt người.

Những người đến sau còn nói xe tăng cộng quân đã chiếm dinh Độc Lập. Trường Xuân lúc ấy vẫn nằm bất động tại bến.

Tàu Trường Xuân đang rời khỏi Kho 5, Khánh Hội.


 
Mãi đến 12 giờ rưỡi, Lũy mới cho lệnh khởi hành được. Tàu vừa từ từ tách khỏi bến, trục trặc máy móc lộ rõ ngay. Tay lái tàu không ăn theo hướng định lái. Cơ khí trưởng xem xét và khám phá thấy tay lái có nước ở trong, thay vì dầu. Tàu không còn cách nào khác là dùng tay lái phòng hờ để chạy gấp, tuy việc lái tàu phải khó khăn và phiền toái hơn. Một binh sĩ hải quân tình nguyện điều khiển tay lái phòng hờ theo lệnh truyền qua ống loa của thuyền trưởng. Loay hoay mãi đến 1 giờ rưỡi trưa tàu mới rời kho 5. Sau này có tin Trường Xuân vừa chạy qua khỏi kho 18 chừng năm phút, xe tăng cộng quân xông tới ủi xập cổng thương cảng và chiếm đóng toàn khu bến tàu Khánh Hội.

Ra đến Nhà Bè, Trường Xuân bị mấy ghe nhỏ đuổi theo để xin cho người lên tàu. Rồi phòng điện tín được thông báo tàu Việt Nam Thương Tín và tàu Tân Việt Nam bị phục kích ở gần khu Rừng Sát. Tin này làm Trường Xuân phải chuẩn bị để đương đầu.

Thuyền trưởng Lũy ngay sau khi thấy tàu bị đám đông tràn ngập, trong đó có nhiều người võ trang súng ống, đã cho lập ngay ban tham mưu của tàu, trong đó có một số sĩ quan quân đội. Trung Tá Lưu Bính Hảo, cớ cả một trung đội cảnh sát dã chiến võ trang đầy đủ đi theo, được cử làm trưởng ban an ninh. Những binh sĩ khác trên tàu cũng được điều động tham gia phòng bị. Trường Xuân may thay không bị phục kích.

Qua khỏi khu Rừng Sát, khoảng năm giờ chiều máy đèn tàu Trường Xuân ngừng chạy khi hệ thống làm nguội máy bị tê hệt. Điện mất, tay lái phòng hờ không điều khiển được. Đầu Lũy xáo động. Cố trấn tĩnh, Lũy cho tàu chạy chầm chậm để tính kế. Tàu không thể thả neo vì thiếu thủy thủ. Để tàu trôi, tàu có thể bị dạt vào bờ mắc cạn theo chiều dài của tàu thì nguy hiểm. Lũy cho tàu chạy chậm, rồi đâm nhẹ vào bờ. Với kiểu mắc cạn này, hầu hết thân tàu nổi trên sông, tàu sẽ được kéo ra dễ hơn.

Thuyền trưởng Lũy chạy vội xuống phòng máy bảo cơ khí trưởng Phi chuẩn bị hơi ép đầy đủ để cho máy chạy lùi rút ra khỏi bãi cạn. Phi thông báo máy đèn bị hư vì ống van hệ thống nước làm nguội bị khóa lại, một dấu hiệu phá hoại. Phi cũng cho hay không có đủ hơi ép để chạy máy chính.

“Cho chạy máy đèn để “sạc” bình hơi,” Lũy nói.

“Cũng không còn đủ hơi ép để chạy máy đèn,” Phi đáp. “Phải cần tới 16 kí lô áp suất. Đồng hồ chỉ còn ghi 12 kí lô thôi.”

Thanh niên được huy động để bơm hơi ép bằng tay. Họ cố bơm hơn 16 kí để có thể nổ máy được vài lần. Khi bơm tới 18 kí thì đầu van bơm bị gãy. Hơi ép xì mất, xuống còn 11 kí. Mang đầu van gãy đi hàn thì thấy giây hàn bị cắt, một dấu hiệu nữa cho thấy có mưu toan phá hoại. Một thợ máy chạy lục soát các nơi ở phòng máy, tìm thấy một đầu van cũ ở gần máy đèn. Việc bơm tay lại được tiếp tục.

Trong lúc tàu mắc cạn, nhiều người sợ Việt Cộng tới tấn công hoặc bắt giữ. Có người vội thủ tiêu giấy tờ trong ví. Người khác làm dấu đọc kinh, người niệm Phật.

     “Con cóc kéo con bò,”

Giữa tình cảnh lo âu, nơm nớp đó, mọi người cầu mong có tàu đi qua để cầu cứu. Niềm mong ước đó không phải đợi lâu. Một tàu nhỏ để kéo xà lan đang từ Vũng Tàu chạy đến. Trước những tiếng kêu cứu, vẫy gọi, tàu kéo vẫn tiếp tục chạy. Mấy loạt súng liên thanh bắn chặn, tàu kéo Song An mới sáp lại. Rồi sau có vài tàu nhỏ của hải quân, trương cờ trắng, cũng ở phía Vũng Tàu chạy về, đã ghé lại phụ giúp Song An kéo Trường Xuân ra khỏi chỗ cạn. Song An sau đấy bắt giây cáp lên mũi Trường Xuân, kéo ra biển. Thuyền trưởng Lũy ví Song An kéo Trường Xuân như “con cóc kéo con bò,” nhưng nhờ có thêm nước triều ròng, tàu được kéo đi dễ dàng.

Kéo đi ngon trớn, Song An không để ý lắm tới mặt nước. Khi nghe thuyền trường Lũy hô lớn “Lái hết sang mặt,” tài công Song An chưa kịp phản ứng thì đã nghe tiếng kêu răng rắc. Song An đã đâm gãy cọc dãy đăng bắt cá mà ngư phủ giăng mờ mờ trên biển gần Vũng Tàu. Lưới cá quấn vào lái và chân vịt, Song An nằm kẹt cứng ở đấy. Lúc đó vào khoảng nửa đêm.

Binh sĩ và thanh niên phải sang gỡ lưới và dùng cưa sắt để cưa cọc. Cả tiếng đồng hồ sau, Song An mới được giải thoát và tiếp tục kéo Trường Xuân đi. Khi gặp nước lớn, Song An kéo rất vất vả. Giây cáp bị đứt mấy lần nữa. Có lúc Trường Xuân bị kéo dạt gần sát Vũng Tàu, nhìn thấy rõ Bãi Trước vào lúc sáng sớm. Nhiều người hồi hộp sợ Việt Cộng cho ghe đuổi theo tàu. Ban an ninh trên tàu đã chuẩn bị tác chiến. Một giờ sau Trường Xuân đi xa khỏi Vũng Tàu, để ra biển khơi.

Không gặp Việt Cộng, Trường Xuân lại bị vài thuyền khác chở đầy người đuổi theo để xin lên. Có thuyền còn bắn súng chỉ thiên để áp đảo, không biết Trường Xuân được võ trang hùng hậu hơn nhiều. Thuyền này được lệnh vứt hết súng xuống biển trước khi được cho người lên.

Tới 10 giờ sáng ngày 1 tháng 5, máy chính của Trường Xuân được sửa chửa, nổ ròn rã. Thân tàu rung chuyển. Mọi người vỗ tay vui mừng. Song An chuẩn bị chia tay. Những người đi trên Trường Xuân hô hào nhau thu góp được hơn chín triệu bạc để tưởng thưởng cho Song An. Lúc Song An giã từ, gần chục người cũng bỏ Trường Xuân để trở về với Song An. Thuyền trưởng Lũy sau này được giới hàng hải cho tin tài công tàu Song An đã bị hạ sát trước khi về tới Sài Gòn, có lẽ vì số bạc tường thưởng trên.

Thoát được tới hải phận quốc tế, không còn sợ Việt Cộng đuổi bắt, Trường Xuân còn phải đối phó với nhiều cam go khác, khi gần 4.000 người chen chúc nhau trên tàu. Họ lại thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau và một số có võ khí.

Để duy trì trật tự và phòng ngừa bạo động, lệnh tước khí giới được ban hành. Súng ống mang nộp cho ban an ninh được chất đầy phòng hải đồ và khóa lại.

Đói khát chật chội và mệt mỏi thể hiện rõ trên tàu. Trường Xuân, sau khi từ Tân Gia Ba trở về, đã được tiếp tế 180 tấn nước ngọt và 10 tạ gạo để dự trù cho thủy thủ đoàn trong chuyến hải hành ba bốn tháng tới. Thuyền trưởng Lũy nghĩ số gạo, nước đó có thể giúp những người trên tàu tạm cầm hơi trong chuyến đi ngắn ngủi này. Chính Lũy, sau cả ngày đêm lo cho tàu ra khỏi hải phận, cũng không được ăn uống gì. Bếp tàu báo cáo cơm nấu vừa chín, chưa ra khỏi bếp, đã bị nhiều người tới lấy ăn hết. Nước ngọt cũng bị cạn quá mau lẹ. Người già và trẻ em không có cơm ăn, nước uống trong hơn một ngày đã lộ rõ vẻ mệt mỏi. Vài cảnh dành dật nước uống đã xảy ra. Ban an ninh có lúc phải bắn súng thị uy.

Trong tình trạng khổ cực, căng thẳng đó, có người đã tuyệt vọng. Hai vụ tự tử bằng súng đã xảy ra vào chiều ngày 1 tháng 5, cách nhau clủ có 15 phút. Vụ tự tử cho thấy lệnh nạp khí giới đã không được thi hành triệt để. Một giờ sau hai vụ tự tử, có tiếng kêu: “Người rớt xuống biển!”

Lại tự tử, hay vô tình bị rớt?

Tàu tiếp tục chạy, hay quay lại vớt người? Thuyền trưởng lại phân vân, suy nghĩ. Quay lại vớt, nhỡ máy tàu hỏng thì sao? Liệu có tìm được nạn nhân? Gạn hỏi nhân chứng, biết có người rớt thật, Lũy quyết định quay tàu trở lại. Một số người tỏ vẻ bất bình, cho rằng tìm thấy người giữa biển rộng là việc làm tốn công và vô ích.

Mặt biển lúc ấy êm đềm, chỉ có sóng lăn tăn. Trời vào khoảng năm giờ chiều, hãy còn sáng. Tàu quay trở lại đường cũ chừng nửa giờ thì nạn nhân được phát hiện qua ống nhòm, và được vớt lên. Trong thư viết sau này cho thuyền trưởng Lũy, người được vớt là Vũ Văn Thụ cho hay anh đã bị một vài người xô đẩy xuống biển. Anh đã hoảng hốt chạy lên tàu để đi không mang theo vợ con, khi nghe Việt Cộng về. Lúc ra khơi, anh thấy hối tiếc và tỏ ý muốn quay về Việt Nam. Vài người ở gần nghe nói hền xô anh xuống biển.

Lại có tin lầm Việt Cộng trà trộn trên tàu và mưu toan phá hoại tàu, làm ban an ninh phải lục soát những chỗ khả nghi và theo dõi mấy người bị điềm chỉ.

Tối hôm đó tàu tiếp tục cuộc hành trình ì ạch về phía nam biển Nam Hải. Đến khoảng tám giờ tối, xếp máy Phi cho hay: “Nước vào phòng máy rất nhiều. Thuyền trưởng cho đổ bộ nơi nào gần nhất.”

Tin này làm thuyền trưởng giật mình. Nỗi lo tàu chìm làm Lũy biến sắc. Lũy bị mồ hôi vã ra như tắm khi đo hải đồ vị trí từ tàu tới địa điểm dự trù đến. Đoạn đường gần nhất cũng phải mất 30 giờ, vì tàu lúc ấy hãy còn loanh quanh vùng Côn Đảo. Lũy cố che dấu nỗi âu lo đang cấu xé tâm can.

Tàu chạy thêm nửa giờ nữa thì máy im bặt. Đèn phụt tắt. Tàu thả trôi trên mặt biển. Phòng máy làm việc dưới ánh đèn pin. Máy tắt vì bị nghẹt dầu. Thanh niên lại thay nhau xuống phòng máy tát nước. Đài chỉ huy tối om, không đọc được hải đồ để nghiên cứu lộ trình. Không điện, phòng điện tín cũng không hên lạc được với thế giới bên ngoài. Trường Xuân trải qua một đêm hãi hùng lo sợ. Lệnh giới nghiêm cũng được áp dụng trong đêm.

Sáng ra máy tàu được sửa và nổ lại. Máy bơm đù hoạt động hết sức cũng chỉ đủ giữ cho nước không lên cao trong phòng máy mà thôi. Điện tín cấp cứu được đánh đi trên băng tần quốc tế, báo tin Trường Xuân bị “nước tràn vào phòng máy, có cơ nguy bị chìm… Gần 4000 người Việt trốn chạy cộng sản đang bị đói khát. Nhiều con nít bị bệnh. Cần được tiếp cứu thượng khẩn.

Điện tín đánh đi được 10 phút, Trường Xuân nhận được trả lời của tàu Clara Maersk. Hai tàu tiếp tục liên lạc với nhau. Tàu Đan Mạch cho biết có thể chở đi 1.500 đàn bà và trẻ con.

Tin tàu Đan Mạch sẽ tới nơi vào khoảng trưa làm mọi người trên tàu reo vang. Ai nấy ngong ngóng chờ đợi. Niềm vui đó chưa làm thuyền trường Lũy hết nhức nhối khi nghĩ chỉ có 1500 người được đưa đi. Còn những người khác thì sao?

Chờ tàu đến, mọi người dương mắt ngóng nhìn mặt biển. Một chấm đen xuất hiện, sau biến thành con tàu khổng lồ, gấp bảy tám lần tàu Trường Xuân. Khi tàu Clara Maersk đến gần, tiếng vỗ tay hoan hô vang dậy cả vùng biển. Thuyền trưởng Lũy sang gặp thuyền trường Anton Olsen của tàu Đan Mạch. Hai người nói chuyện, rồi Olsen đồng ý tiếp nhận tất cả 3628 người trên tàu Trường Xuân. Chuyến tàu chót của Trường Xuân kết thúc sau hơn 50 giờ hành trình.

Lên tàu Đan Mạch rồi, ban tham mưu Trường Xuân liền gửi điện tín kêu gọi thế giới tự do cứu giúp đoàn người vượt biển. Mấy giờ sau, lời cầu cứu được nữ hoàng Anh quốc đáp ứng và chính quyền Hương Cảng chấp thuận tiếp nhận đoàn người tỵ nạn.

Xếp hàng chờ bữa ăn trưa, trại Dodwell Ridge, Hong Kong

Thuyền trưởng Alton Olsen và phu nhân con tàu Clara Maersk (Đan Mạch) đến thăm đồng bào tại trại tị nạn Hồng Kông 1. Sau vụ cứu tàu Trường Xuân, đã có một cuộc họp báo, ông được nhận huy chương cao quý.  Hình dưới:  30 năm Hội Ngộ Trường Xuân tại Úc Châu và Hội ngộ Trường Xuân năm 1977 tại Nam California.

 

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

X-cafe

Chuyện Hôm Qua

Trường Xuân Voyage





Tàu Trường Xuân và Chuyến Hải Hành Cuối Cùng – Vũ Thụy Hoàng

Bài đọc suy gẫm:  Trong tuần qua, tin tức về Tỷ phú Trần Đình Trường qua đời sau một thời gian dài bạo bịnh tràn ngập các trang báo trong ngoài nước.  Ông cũng là một người mạnh thường quân đã từng giúp đồng hương tị nạn Việt Nam từ khắp thế giới về thành phố New-York sinh hoạt được nhiều lần nghỉ miễn phí tại khách sạn Carter do gia đình ông làm chủ. Và những đóng góp bằng hiện kim quan trọng khác như ủng hộ 1 trăm nghìn mỹ kim cho quỹ thương binh VNCH tại Việt Nam,  nổi bật nhất là trong vụ 911 tại New-York, đã đóng góp 2 triệu mỹ kim để giúp đỡ những nạn nhân và gia đình của họ. Nhóm chủ trương Blog 16 xin được “Thành Kính Phân Ưu” và chia buồn đến gia đình thân quyến.  Nguyện cầu linh hồn Ông Trần Đình Trường sớm được về hưởng Nhan Thánh Chúa.

Ông Trần Đình Trường và thân hữu.  Hình dưới:  Khách sạn Carter của gia đình ông Trần Đình Trường tại New-York.

********************************

…Những ngày cuối tháng năm 1975, hàng trăm tàu thuyền bè đủ loại lớn nhỏ chở người chạy trốn cộng sản ra biển.  Trong số đó, có 2 con tàu khá nổi tiếng mà nhiều bác sau bức tường lửa chắc chưa bao giờ nghe nói tới vì bị bưng bít. Một là chiếc Việt Nam Thương Tín chở hơn 2000 người Việt tỵ nạn  đến được đảo Guam. Song khi cặp bến con tàu này lại dùng để đưa gần 1600 người Việt hồi hương, trở về Việt Nam vì tin tưởng vào chính sách khoan hồng của chính thể mới, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam… để rồi tất cả đều được nhà nước ta ưu ái cô lập, đưa lên rừng đào khoai sắn, còn lính tráng thì đi học tập cải tạo… Chiếc thứ 2 là con tàu Trường Xuân do ông Trần Đình Trường là chủ nhân.  Dưới sự khéo léo và có lòng của vị thuyền trưởng, đã đưa được gần 4 nghìn người đến được bến bờ Tự Do.  Blog 16 xin hân hạnh trích đăng hồi ký “Tàu Trường Xuân và Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” – tức thương cảng Sài Gòn, ” Nước Vỡ Bờ”, tác giả Vũ Thụy Hoàng dựa theo “Hồi Ký Một Đời Người” của Thuyền Trưởng Phạm Ngọc Lũy? Hình ảnh từ các nguồn chỉ là minh họa.

Thương cảng Sài Gòn: “nước vỡ bờ”
Vũ Thụy Hoàng (Sàigòn tuyết trắng)

Sau khu Hải Quân, thương cảng Sài Gòn là nơi nhiều người Việt ùa tới vào sáng ngày 30/4, khi Cộng quân đã đến cửa ngõ Sài Gòn. Nhiều người tất tả chạy tới, vẻ mặt hãi hùng, buồn thảm, hy vọng kiếm được tàu, thuyền để thoát khỏi Việt Nam. Kho 5 Khánh Hội là địa điểm được nhiều quân nhân, công tư chức túa đến. Tại đấy có mấy chiếc tàu buôn lớn của Việt Nam đang đậu sẵn.

Đứng trên đài chỉ huy của tàu Trường Xuân, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy nhìn thấy rõ cảnh dân chúng xông ra tàu, sau khi lệnh cho quân dân các cấp hạ khí giới được loan báo trên đài phát thanh Sài Gòn. Đàn ông, đàn bà, người già, trẻ thơ. Dân sự có, quân nhân có. Quân nhân đủ loại thuộc nhiều quân binh chủng khác nhau. Có người còn đủ quân phục, súng ống, đạn dược. Cả một trung đội cảnh sát dã chiến võ trang đầy đủ tràn vào. Ai cũng vội vã chạy lên tàu, chen lấn nhau, làm cầu tàu gẫy. Không có cầu tàu họ tìm mọi cách, mọi phương tiện để lên tàu. Người trèo qua cần trục ở gần tàu để xuống. Phía trên bờ, phía ngoài sông, quanh mũi, sau lái, người người leo giây, cõng nhau, công kênh nhau lên vai, trèo lên lưng nhau để cố lên tàu. Có thuyền bị lật, người bơi được, người chới với dưới nước. Chỉ trong chốc lát đã có khoảng ba ngàn người chen chúc nhau như nêm cối trên tàu Trường Xuân.

Là một tàu chở hàng và chỉ đủ chỗ an toàn để chở 12 hành khách, Trường Xuân nay phải tiếp nhận một số khách quá lớn mà không được chuẩn bị dù là tối thiểu. Máy móc đã cũ kỹ, còn bị phá hoại ngầm. Thủy thủ đoàn lại thiếu, chỉ có một phần tư. Có người lên tàu, rồi sau muốn quay trở về. Người khác hoảng hết báo động có đặc công Việt Cộng ở trên tàu. Chuyến đi của Trường Xuân vì thế trở thành một cuộc hải hành có đủ gay cấn, nguy hiểm, bạo hành, đói khát, xen lẫn với những phấn đấu quả cảm, trước những thử thách hư máy, mắc cạn, xô người xuống biển, trôi dạt giữa biển cả.

Trường Xuân là một trong số những tàu Việt Nam chở được nhiều người tỵ nạn nhất.

Theo thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy (hình bên), trong những buổi chuyện trò năm 1981 và 1999, cùng cuốn Hồi Ký Một Đời Người, Trường Xuân chỉ mới trở lại bến Sài Gòn ngày 17/4 sau bốn tháng ngang dọc vùng biển Đông Nam Á. Tàu lúc ấy lo chuyên chở hàng hóa theo khế ước ký kết với một hãng vận tải ở Tân Gia Ba. Khế ước đáng lẽ đến tháng 6 mới hết hạn, nhưng vào đầu tháng tư thuyền trường Lũy yêu cầu chủ hãng là Vishipco Lines chấm dứt khế ước để tàu trở về Sài Gòn gấp, sau khi Lũy nghe đài phát thanh BBC và Úc Đại Lợi loan báo Cộng quân chỉ cách Sài Gòn chừng 60 cây số mà ít gặp sự chống cự. Lũy cũng như thủy thủ đoàn 24 người đều âu lo cho gia đình ở Việt Nam.

Là người Bắc di cư vào Nam sau hiệp định Genève năm 1954, và từng gắn bó với nhiều đảng viên của Duy Dân, Lũy và gia đình cũng muốn rời Việt Nam lánh nạn cộng sản. Lũy trở lại Sài Gòn vào lúc thành phố đã giao động mạnh. Nhiều người đang xốn xao tìm đường ra khỏi nước. Lủy đề nghị với chủ hãng Vishipco Lines chuẩn bị dùng đoàn tàu của hãng để chở người tỵ nạn, đồng thời chạy được đoàn tàu ra nước ngoài, nhưng đề nghị đó không được chấp thuận.

Điều Lũy quan tâm nhất đối với Trường Xuân là tình trạng máy móc của tàu. Trường Xuân được đóng tại Nhật Bản vào thập niên 1950, và sau chuyến hải hành vừa qua đáng lẽ phải được đại tu bổ. Vì tình hình Việt Nam, việc đưa tàu vào ụ để sửa phải hoãn lại. Tàu chỉ được sửa những bộ phận cần thiết và lo chuẩn bị cho chuyến đi khác

Trường Xuân không có cơ khí trưởng để thay thế người đã xin nghỉ việc. Lũy đã xin tuyển gấp mà chưa được. Lũy lo ngại có âm mưu phá hoại tàu khi được biết một vài người xuống sửa chữa tàu có những dáng điệu khả nghi. An ninh của tàu cũng không được bảo đảm. Ngày 28/4 Lũy ra thăm tàu, không thấy một thủy thủ nào, kể cả sĩ quan trực. Trong hoàn cảnh ấy Lũy cảm thấy mình bất lực, và hầu như tuyệt vọng, không biết làm cách nào để đưa tàu và gia đình cùng nhiều người khác ra khỏi Việt Nam.

Mãi đến bốn giờ chiều ngày 29/4, sau khi phi trường Tân Sơn Nhứt bị oanh tạc và pháo kích, chủ tàu Trần Đình Trường mới chạy xe tới nhà Lũy, báo tin: “Thuyền trưởng được toàn quyền xử dụng tàu Trường Xuân để chở đồng bào tỵ nạn đi Phú Quốc. Xếp máy Lê Hồng Phi sẽ xuống tàu”, Trường trao cho Lũy giấy phép của Bộ Nội Vụ trưng dụng tàu Trường Xuân để chở người tỵ nạn.

Lúc này nhiều máy bay trực thăng Mỹ đã bay lượn trên bàu trời Sài Gòn để di tản người Mỹ và một số người Việt. Lũy và con trai chạy vội ra tàu. Sĩ quan phụ tá báo cáo xếp máy Lê Hồng Phi đã coi máy móc tàu và cho biết tàu có thể khởi hành hôm sau. Phi đang về nhà đón gia đình ra tàu. Lũy liền quyết định lấy phấn viết lên tấm bảng gỗ treo ở cầu tàu: “Trường Xuân rời Sài Gòn 11 giờ sáng ngày 30/4/75.” Lũy sau đó cũng vội vã về nhà, thông báo cho bà con, thân nhân và lối xóm ngày giờ Trường Xuân rời bến.

Sáng sớm hôm sau, Lũy trở lại tàu. Cả đêm 29 Lũy thức trắng đêm vì lo nghĩ cho chuyến đi, trong lúc Sài Gòn giới nghiêm 24 giờ đồng hồ, và Cộng quân bắt đầu xâm nhập thành phố. Gia đình, thân nhân, hàng xóm, khoảng 200 người, chen chúc nhau lên hai xe vận tải chạy theo sau. Hai xe vận tải bị cảnh sát thương khẩu chặn lại không cho vào. Lũy dơ giấy phép của Bộ Nội Vụ. Cảnh sát từ chối, nói gia đình ông sao đông thế. Một người trên xe liền đưa cảnh sát một phong bì dày cộm. Hàng rào kẽm gai được dẹp sang bên, và cổng được mở cho xe vào.

Nhiều toán người khác cũng hốt hoảng chạy tới, định vượt hàng rào kẽm gai, tràn vào thương cảng. Cảnh sát phải bắn súng thị oai để ngăn chặn. Giữa lúc hỗn độn và sợ sệt đó, sĩ quan vô tuyến điện của tàu Trường Xuân bị lạc vợ con. Không tìm thấy gia đình, anh quyết định ở lại. Mất người hên lạc vô tuyến, Lũy âu lo cho số phận Trường Xuân đi trên biển như người câm điếc. Mấy phút sau Lũy mừng rỡ khi gặp một vô tuyến điện viên của một tàu khác đang tìm đường chạy.

Trường Xuân lúc này đã có mấy trăm người trên tàu. Khi tin Sài Gòn đầu hàng loan đi, dân chúng ùa vào kho 5 Khánh Hội như nước vỡ bờ. Trong chốc lát, Trường Xuân đông nghẹt người.

Những người đến sau còn nói xe tăng cộng quân đã chiếm dinh Độc Lập. Trường Xuân lúc ấy vẫn nằm bất động tại bến.

Tàu Trường Xuân đang rời khỏi Tổng Kho 5, Khánh Hội.


Mãi đến 12 giờ rưỡi, Lũy mới cho lệnh khởi hành được. Tàu vừa từ từ tách khỏi bến, trục trặc máy móc lộ rõ ngay. Tay lái tàu không ăn theo hướng định lái. Cơ khí trưởng xem xét và khám phá thấy tay lái có nước ở trong, thay vì dầu. Tàu không còn cách nào khác là dùng tay lái phòng hờ để chạy gấp, tuy việc lái tàu phải khó khăn và phiền toái hơn. Một binh sĩ hải quân tình nguyện điều khiển tay lái phòng hờ theo lệnh truyền qua ống loa của thuyền trưởng. Loay hoay mãi đến 1 giờ rưỡi trưa tàu mới rời kho 5. Sau này có tin Trường Xuân vừa chạy qua khỏi kho 18 chừng năm phút, xe tăng cộng quân xông tới ủi xập cổng thương cảng và chiếm đóng toàn khu bến tàu Khánh Hội.

Ra đến Nhà Bè, Trường Xuân bị mấy ghe nhỏ đuổi theo để xin cho người lên tàu. Rồi phòng điện tín được thông báo tàu Việt Nam Thương Tín và tàu Tân Việt Nam bị phục kích ở gần khu Rừng Sát. Tin này làm Trường Xuân phải chuẩn bị để đương đầu.

Thuyền trưởng Lũy ngay sau khi thấy tàu bị đám đông tràn ngập, trong đó có nhiều người võ trang súng ống, đã cho lập ngay ban tham mưu của tàu, trong đó có một số sĩ quan quân đội. Trung Tá Lưu Bính Hảo, cớ cả một trung đội cảnh sát dã chiến võ trang đầy đủ đi theo, được cử làm trưởng ban an ninh. Những binh sĩ khác trên tàu cũng được điều động tham gia phòng bị. Trường Xuân may thay không bị phục kích.

Qua khỏi khu Rừng Sát, khoảng năm giờ chiều máy đèn tàu Trường Xuân ngừng chạy khi hệ thống làm nguội máy bị tê hệt. Điện mất, tay lái phòng hờ không điều khiển được. Đầu Lũy xáo động. Cố trấn tĩnh, Lũy cho tàu chạy chầm chậm để tính kế. Tàu không thể thả neo vì thiếu thủy thủ. Để tàu trôi, tàu có thể bị dạt vào bờ mắc cạn theo chiều dài của tàu thì nguy hiểm. Lũy cho tàu chạy chậm, rồi đâm nhẹ vào bờ. Với kiểu mắc cạn này, hầu hết thân tàu nổi trên sông, tàu sẽ được kéo ra dễ hơn.

Thuyền trưởng Lũy chạy vội xuống phòng máy bảo cơ khí trưởng Phi chuẩn bị hơi ép đầy đủ để cho máy chạy lùi rút ra khỏi bãi cạn. Phi thông báo máy đèn bị hư vì ống van hệ thống nước làm nguội bị khóa lại, một dấu hiệu phá hoại. Phi cũng cho hay không có đủ hơi ép để chạy máy chính.

“Cho chạy máy đèn để “sạc” bình hơi,” Lũy nói.

“Cũng không còn đủ hơi ép để chạy máy đèn,” Phi đáp. “Phải cần tới 16 kí lô áp suất. Đồng hồ chỉ còn ghi 12 kí lô thôi.”

Thanh niên được huy động để bơm hơi ép bằng tay. Họ cố bơm hơn 16 kí để có thể nổ máy được vài lần. Khi bơm tới 18 kí thì đầu van bơm bị gãy. Hơi ép xì mất, xuống còn 11 kí. Mang đầu van gãy đi hàn thì thấy giây hàn bị cắt, một dấu hiệu nữa cho thấy có mưu toan phá hoại. Một thợ máy chạy lục soát các nơi ở phòng máy, tìm thấy một đầu van cũ ở gần máy đèn. Việc bơm tay lại được tiếp tục.

Trong lúc tàu mắc cạn, nhiều người sợ Việt Cộng tới tấn công hoặc bắt giữ. Có người vội thủ tiêu giấy tờ trong ví. Người khác làm dấu đọc kinh, người niệm Phật.

     “Con cóc kéo con bò,”

Giữa tình cảnh lo âu, nơm nớp đó, mọi người cầu mong có tàu đi qua để cầu cứu. Niềm mong ước đó không phải đợi lâu. Một tàu nhỏ để kéo xà lan đang từ Vũng Tàu chạy đến. Trước những tiếng kêu cứu, vẫy gọi, tàu kéo vẫn tiếp tục chạy. Mấy loạt súng liên thanh bắn chặn, tàu kéo Song An mới sáp lại. Rồi sau có vài tàu nhỏ của hải quân, trương cờ trắng, cũng ở phía Vũng Tàu chạy về, đã ghé lại phụ giúp Song An kéo Trường Xuân ra khỏi chỗ cạn. Song An sau đấy bắt giây cáp lên mũi Trường Xuân, kéo ra biển. Thuyền trưởng Lũy ví Song An kéo Trường Xuân như “con cóc kéo con bò,” nhưng nhờ có thêm nước triều ròng, tàu được kéo đi dễ dàng.

Kéo đi ngon trớn, Song An không để ý lắm tới mặt nước. Khi nghe thuyền trường Lũy hô lớn “Lái hết sang mặt,” tài công Song An chưa kịp phản ứng thì đã nghe tiếng kêu răng rắc. Song An đã đâm gãy cọc dãy đăng bắt cá mà ngư phủ giăng mờ mờ trên biển gần Vũng Tàu. Lưới cá quấn vào lái và chân vịt, Song An nằm kẹt cứng ở đấy. Lúc đó vào khoảng nửa đêm.

Binh sĩ và thanh niên phải sang gỡ lưới và dùng cưa sắt để cưa cọc. Cả tiếng đồng hồ sau, Song An mới được giải thoát và tiếp tục kéo Trường Xuân đi. Khi gặp nước lớn, Song An kéo rất vất vả. Giây cáp bị đứt mấy lần nữa. Có lúc Trường Xuân bị kéo dạt gần sát Vũng Tàu, nhìn thấy rõ Bãi Trước vào lúc sáng sớm. Nhiều người hồi hộp sợ Việt Cộng cho ghe đuổi theo tàu. Ban an ninh trên tàu đã chuẩn bị tác chiến. Một giờ sau Trường Xuân đi xa khỏi Vũng Tàu, để ra biển khơi.

Không gặp Việt Cộng, Trường Xuân lại bị vài thuyền khác chở đầy người đuổi theo để xin lên. Có thuyền còn bắn súng chỉ thiên để áp đảo, không biết Trường Xuân được võ trang hùng hậu hơn nhiều. Thuyền này được lệnh vứt hết súng xuống biển trước khi được cho người lên.

Tới 10 giờ sáng ngày 1 tháng 5, máy chính của Trường Xuân được sửa chửa, nổ ròn rã. Thân tàu rung chuyển. Mọi người vỗ tay vui mừng. Song An chuẩn bị chia tay. Những người đi trên Trường Xuân hô hào nhau thu góp được hơn chín triệu bạc để tưởng thưởng cho Song An. Lúc Song An giã từ, gần chục người cũng bỏ Trường Xuân để trở về với Song An. Thuyền trưởng Lũy sau này được giới hàng hải cho tin tài công tàu Song An đã bị hạ sát trước khi về tới Sài Gòn, có lẽ vì số bạc tường thưởng trên.

Thoát được tới hải phận quốc tế, không còn sợ Việt Cộng đuổi bắt, Trường Xuân còn phải đối phó với nhiều cam go khác, khi gần 4.000 người chen chúc nhau trên tàu. Họ lại thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau và một số có võ khí.

Để duy trì trật tự và phòng ngừa bạo động, lệnh tước khí giới được ban hành. Súng ống mang nộp cho ban an ninh được chất đầy phòng hải đồ và khóa lại.

Đói khát chật chội và mệt mỏi thể hiện rõ trên tàu. Trường Xuân, sau khi từ Tân Gia Ba trở về, đã được tiếp tế 180 tấn nước ngọt và 10 tạ gạo để dự trù cho thủy thủ đoàn trong chuyến hải hành ba bốn tháng tới. Thuyền trưởng Lũy nghĩ số gạo, nước đó có thể giúp những người trên tàu tạm cầm hơi trong chuyến đi ngắn ngủi này. Chính Lũy, sau cả ngày đêm lo cho tàu ra khỏi hải phận, cũng không được ăn uống gì. Bếp tàu báo cáo cơm nấu vừa chín, chưa ra khỏi bếp, đã bị nhiều người tới lấy ăn hết. Nước ngọt cũng bị cạn quá mau lẹ. Người già và trẻ em không có cơm ăn, nước uống trong hơn một ngày đã lộ rõ vẻ mệt mỏi. Vài cảnh dành dật nước uống đã xảy ra. Ban an ninh có lúc phải bắn súng thị uy.

Trong tình trạng khổ cực, căng thẳng đó, có người đã tuyệt vọng. Hai vụ tự tử bằng súng đã xảy ra vào chiều ngày 1 tháng 5, cách nhau clủ có 15 phút. Vụ tự tử cho thấy lệnh nạp khí giới đã không được thi hành triệt để. Một giờ sau hai vụ tự tử, có tiếng kêu: “Người rớt xuống biển!”

Lại tự tử, hay vô tình bị rớt?

Tàu tiếp tục chạy, hay quay lại vớt người? Thuyền trưởng lại phân vân, suy nghĩ. Quay lại vớt, nhỡ máy tàu hỏng thì sao? Liệu có tìm được nạn nhân? Gạn hỏi nhân chứng, biết có người rớt thật, Lũy quyết định quay tàu trở lại. Một số người tỏ vẻ bất bình, cho rằng tìm thấy người giữa biển rộng là việc làm tốn công và vô ích.

Mặt biển lúc ấy êm đềm, chỉ có sóng lăn tăn. Trời vào khoảng năm giờ chiều, hãy còn sáng. Tàu quay trở lại đường cũ chừng nửa giờ thì nạn nhân được phát hiện qua ống nhòm, và được vớt lên. Trong thư viết sau này cho thuyền trưởng Lũy, người được vớt là Vũ Văn Thụ cho hay anh đã bị một vài người xô đẩy xuống biển. Anh đã hoảng hốt chạy lên tàu để đi không mang theo vợ con, khi nghe Việt Cộng về. Lúc ra khơi, anh thấy hối tiếc và tỏ ý muốn quay về Việt Nam. Vài người ở gần nghe nói hền xô anh xuống biển.

Lại có tin lầm Việt Cộng trà trộn trên tàu và mưu toan phá hoại tàu, làm ban an ninh phải lục soát những chỗ khả nghi và theo dõi mấy người bị điềm chỉ.

Tối hôm đó tàu tiếp tục cuộc hành trình ì ạch về phía nam biển Nam Hải. Đến khoảng tám giờ tối, xếp máy Phi cho hay: “Nước vào phòng máy rất nhiều. Thuyền trưởng cho đổ bộ nơi nào gần nhất.”

Tin này làm thuyền trưởng giật mình. Nỗi lo tàu chìm làm Lũy biến sắc. Lũy bị mồ hôi vã ra như tắm khi đo hải đồ vị trí từ tàu tới địa điểm dự trù đến. Đoạn đường gần nhất cũng phải mất 30 giờ, vì tàu lúc ấy hãy còn loanh quanh vùng Côn Đảo. Lũy cố che dấu nỗi âu lo đang cấu xé tâm can.

Tàu chạy thêm nửa giờ nữa thì máy im bặt. Đèn phụt tắt. Tàu thả trôi trên mặt biển. Phòng máy làm việc dưới ánh đèn pin. Máy tắt vì bị nghẹt dầu. Thanh niên lại thay nhau xuống phòng máy tát nước. Đài chỉ huy tối om, không đọc được hải đồ để nghiên cứu lộ trình. Không điện, phòng điện tín cũng không hên lạc được với thế giới bên ngoài. Trường Xuân trải qua một đêm hãi hùng lo sợ. Lệnh giới nghiêm cũng được áp dụng trong đêm.

Sáng ra máy tàu được sửa và nổ lại. Máy bơm đù hoạt động hết sức cũng chỉ đủ giữ cho nước không lên cao trong phòng máy mà thôi. Điện tín cấp cứu được đánh đi trên băng tần quốc tế, báo tin Trường Xuân bị “nước tràn vào phòng máy, có cơ nguy bị chìm… Gần 4000 người Việt trốn chạy cộng sản đang bị đói khát. Nhiều con nít bị bệnh. Cần được tiếp cứu thượng khẩn.

Điện tín đánh đi được 10 phút, Trường Xuân nhận được trả lời của tàu Clara Maersk. Hai tàu tiếp tục liên lạc với nhau. Tàu Đan Mạch cho biết có thể chở đi 1.500 đàn bà và trẻ con.

Tin tàu Đan Mạch sẽ tới nơi vào khoảng trưa làm mọi người trên tàu reo vang. Ai nấy ngong ngóng chờ đợi. Niềm vui đó chưa làm thuyền trường Lũy hết nhức nhối khi nghĩ chỉ có 1500 người được đưa đi. Còn những người khác thì sao?

Chờ tàu đến, mọi người dương mắt ngóng nhìn mặt biển. Một chấm đen xuất hiện, sau biến thành con tàu khổng lồ, gấp bảy tám lần tàu Trường Xuân. Khi tàu Clara Maersk đến gần, tiếng vỗ tay hoan hô vang dậy cả vùng biển. Thuyền trưởng Lũy sang gặp thuyền trường Anton Olsen của tàu Đan Mạch. Hai người nói chuyện, rồi Olsen đồng ý tiếp nhận tất cả 3628 người trên tàu Trường Xuân. Chuyến tàu chót của Trường Xuân kết thúc sau hơn 50 giờ hành trình.

Lên tàu Đan Mạch rồi, ban tham mưu Trường Xuân liền gửi điện tín kêu gọi thế giới tự do cứu giúp đoàn người vượt biển. Mấy giờ sau, lời cầu cứu được nữ hoàng Anh quốc đáp ứng và chính quyền Hương Cảng chấp thuận tiếp nhận đoàn người tỵ nạn.

Xếp hàng chờ bữa ăn trưa, trại Dodwell Ridge, Hong Kong

Thuyền trưởng Alton Olsen và phu nhân con tàu Clara Maersk (Đan Mạch) đến thăm đồng bào tại trại tị nạn Hồng Kông 1. Sau vụ cứu tàu Trường Xuân, đã có một cuộc họp báo, ông được nhận huy chương cao quý.  Hình dưới:  30 năm Hội Ngộ Trường Xuân tại Úc Châu và Hội ngộ Trường Xuân năm 1977 tại Nam California.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

X-cafe

Chuyện Hôm Qua

Trường Xuân Voyage