Hoàng Sa, Phi Trường Ảo – Phạm Văn Hồng

 Có tin mới nhất từ Hoàng Kỳ Bắc Tiến: HQ-10 của VNCH không bị chìm, được nhìn thấy nơi một vùng san hô rộng lớn tại Hoàng Sa (nguồn email).

*** 

Bài đọc suy gẫm:  Nhân kỷ niệm ngày Hoàng Sa 19 tháng 1 hàng năm.  Blog 16 hân hạnh đăng tải bài “Hoàng Sa, Phi Trường Ảo tức Bí ẩn Hoàng Sa” do Thiếu Tá Phạm Văn Hồng kể lại.  Hình ảnh chỉ có tính minh họa.

Một số hình ảnh ngày giỗ và tưởng niệm Hoàng Sa tại Nam California. 

ChinaBackoffVN.jpg picture by nhacyeuem


P1170275.jpg picture by nhacyeuem
“Người ơi, nước nam của người Việt Nam”, Nhạc Nguyễn Hiền – Nhật Bằng

Nguoilinhsau36nam.jpg picture by nhacyeuem

Bất cứ một vi phạm nào về chủ quyền đất đai, lãnh hải của tổ tiên dù đến từ đâu. Trong mọi tình huống, người chiến sĩ VNCH đều cương quyết đánh trả.

HQ10Nhattaomaimaitronglongbienme-1.jpg picture by nhacyeuem


WESTMINSTER – Để chuẩn bị cho việc tổ chức Ngày Tưởng Niệm Hoàng Sa, Hội Hải Quân Cửu Long đã tổ chức bữa cơm thân mật với các Đoàn thể và báo giới vào trưa ngày Chủ nhật 13-12-2009 vừa qua tại Paracel Seafood Restaurant. Trong bữa cơm trưa này, được sự giới thiệu trước của Thiếu tá Hồ Đắc Huân, chúng tôi gặp Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Sĩ Quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân Đoàn I, người bị Trung cộng bắt làm tù binh trong trâïn hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung Cộng vào ngày 19-1-1974. Sau bữa cơm, Thiếu tá Phạm Văn Hồng đã kể cho Phóng viên Viễn Đông nghe câu chuyện của 35 năm về trước với nhiều tình tiết khá đặc biệt mà ông chưa hề phổ biến trên báo chí. Sau đây là câu chuyện chúng tôi ghi lại theo lời kể của ông (đã có hiệu đính từ phiên bản trước đây).

Nhận lệnh ra Hoàng Sa với nhiệm vụ thiết lập phi trường    Buổi sáng 15-1-1974 tôi nhận lệnh thượng cấp ra đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi trường quân sự, lúc đó tôi là sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nên việc thượng cấp giao cho là hợp lý. Chiều hôm đó thay vì di chuyển bằng xe quân sự, thì nhân viên Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng là ông Kosh lại lấy chiếc Falcon chở tôi cùng đi với ông qua bên Tiên Sa. Đến nơi vào khoảng 5, 6 giờ chiều, trời đã gần tối, chúng tôi lên chiếc HQ16 do Hải quân Trung tá Lê Văn Thự là Hạm trưởng; HQ16 đưa chúng tôi ra tới đảo Hoàng Sa vào khoảng 9 giờ sáng hôm sau. Trời hừng sáng, tôi thức dậy và nhìn ra khơi, xa xa có mấy chiếc tàu nhỏ đang di chuyển, dần dần những chiếc tàu đó nhắm hướng HQ16 chạy tới, nó cứ chờn vờn trước mũi tàu mình và nói theo ngôn ngữ lúc bấy giờ gọi là “kỳ đà cản mũi”. Hải quân Trung tá Lê Văn Thự lấy làm lạ và nói với tôi: “Hình như nó muốn khiêu khích mình”. Nó giả dạng tàu đánh cá, cho một vài tên mặc quần đùi, ở trần ra ngồi bên mạn thuyền thả câu, câu cá. Chúng tôi mặc kệ nó và ở đó vài tiếng sau thì đổ bộ lên bờ. Ngoài tôi làm toán trưởng, còn có một Trung úy Liên Đoàn 8 Công Binh Kiến Tạo, một Trung úy Liên Đoàn 10 Công Binh Chiến Đấu, hai Hạ sĩ quan đi theo hai Trung úy và ông Kosh, như vậy toán chúng tôi có tất cả 6 người đặt chân xuống đảo.
    Hai Trung úy lo đi thám sát địa hình, đo đạc để có dữ kiện thiết lập phi trường. Ở trên đảo có sẵn một toán Khí Tượng nên cần biết gì về thời tiết, Nhóm Khí Tượng sẵn sàng cung cấp đầy đủ. Ngoài Nhóm Khí Tượng còn có một đơn vị Địa Phương Quân trú đóng.

Hải Quân VNCH- HQ-16, HQ-04, HQ-05 và HQ-10 tham dự hải chiến Hoàng Sa 1974.


 
Biển Đông dậy sóng    Sáng ngày 18-4-1974 từ trên đảo nhìn ra biển thấy tình hình khác hẳn mấy ngày trước. Tàu của Trung Cộng nhỏ nhưng khá nhiều, còn bên Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thấy có bốn chiếc HQ16, HQ4, HQ10 và HQ05. Hai chiếc HQ05 và HQ16 là Dương Vận Hạm; chiếc HQ04 là Khu Trục Hạm còn HQ10 là Hộ Tống Hạm. HQ04 nhỏ hơn nhưng hỏa lực mạnh hơn.
    Chiều ngày 18 tôi nhận được lệnh của Hải Quân Trung tá Lê Văn Thự nói sẽ cho dzu dzu (một loại xuồng cao su) đến đón chúng tôi lên HQ05. HQ05 bây giờ được gọi là Soái Hạm (tàu chỉ huy) vì có Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc đang ở trên đó để tổng chỉ huy. Tôi lên HQ05 và chờ đến khoảng 10 giờ thì loa phóng thanh nói: “Mời Thiếu tá Phạm Văn Hồng lên đài chỉ huy để gặp Hải đội trưởng”. Tôi lên phòng chỉ huy, Đại tá Hà Văn Ngạc vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cái thằng Kosh này là bạn moa, nó nhát gan, nó sợ và muốn lên đảo, nó bảo ở trên tàu nguy hiểm quá, vậy toa đi với nó lên đảo trở lại”. Rồi ông ra lệnh lấy dzu dzu đưa chúng tôi vào đảo. Cặp vào đảo thì đã khuya, anh em Địa Phương Quân họ cũng đã ngủ hết .
    Suốt một đêm vật vã với sóng gió, tôi cũng mệt nhoài nên sáng hôm sau khi nghe có tiếng heo kêu tôi mới thức dậy thì trời đã sáng rõ. Sở dĩ có tiếng heo kêu là vì mấy anh em Địa Phương Quân khi nhận lệnh ra giữ đảo, biết nhiệm kỳ của mình sẽ ăn Tết trên đảo nên họ mang một con heo ra nuôi để Tết mổ thịt.
    Khi vừa rửa mặt xong thì nghe mấy anh em Điạ Phương Quân nhao nhao nói: “Có lẽ không xong rồi Thiếu tá ơi!” Và tôi bắt đầu nghe tiếng súng nổ; lúc đó vào khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 19-1-1974. Tôi leo lên sân thượng của Đài Khí Tượng nhìn ra biển thấy hai chiếc tàu Trung Cộng chưa chìm nhưng đang trong tư thế sắp chìm và tôi nghĩ chắc chắn sẽ chìm, còn bên phía Hải Quân mình tôi thấy các lằn đạn của tàu Hải quân Trung cộng cũng đang ghim vào chiến hạm của mình. Hai bên đang thi nhau nã đạn. Tiếng súng lớn, súng nhỏ thi nhau nổ dòn dã. Tôi xuống phòng truyền tin, ở đây chỉ có mỗi chiếc máy C.25 để anh em liên lạc với tàu khi lên xuống thôi. Tôi nghe âm thoại viên của Hải Quân nói: “Thiếu tá Hồng, tôi đã mất liên lạc, nhờ Thiếu tá gọi ngay về Đà Nẵng giúp, nói là tàu tôi đã bị nghiêng 30 độ, mắt thần chúng tôi đã bị hư”. Đó là tất cả những gì tôi nghe được qua máy truyền tin C.25. Tôi nhờ bên Đài Khí Tượng cho sử dụng máy Motorola, anh em bên Khí Tượng cho biết, họ chỉ lên máy mỗi đầu giờ, bây giờ đang là giữa giờ, lên máy không có tín hiệu nhận. Nhưng anh em bên Đài Khi tượng vẫn mở máy. May quá, có Phú Quốc lên máy. Tôi nhờ Phú Quốc gọi về Sài Gòn, yêu cầu Sài Gòn gọi ra Đà Nẵng nói Đà Nẵng “lên máy”. Nói thì nghe ngắn gọn như vậy nhưng lúc đó mất rất nhiều thời gian, không như bây giờ có cell phone, liên lạc với nửa vòng trái đất cũng chỉ trong tíc tắc!
    Khi tôi liên lạc được với Đà Nẵng, tôi yêu cầu Đà Nẵng gọi “Uy Dũng” là tên Tổng đài Quân Đoàn I của chúng tôi, tôi cho số máy của Trung tâm hành quân và số máy của Quân Đoàn I, yêu cầu liên lạc ngay với tôi qua tổng đài của Ban Khí Tượng ngoài đảo Hoàng Sa. Lúc đó tiếng súng giữa các chiến hạm của ta và của Trung Cộng đã tạm lắng dịu nhưng súng bắt đầu nổ trên đảo. Tôi lên Đài Khí Tượng quan sát thì thấy các chiến hạm của ta ở vòng ngoài, còn tàu Trung Cộng thì lại ở vòng trong, có nghĩa là chúng tôi đã bị tàu Trung Cộng bao vây. Những chiếc tàu của Trung Cộng theo anh em Hải quân ta cho biết là những chiếc Kronstad, tất cả đều quay mũi tàu của họ vào đảo, còn các chiến hạm của ta thì quay mũi ra phía ngoài biển. Các chiếc Kronstad tiến sát vào bờ và đổ quân, chúng dàn hàng ngang tiến lên đảo. Lúc này trên đảo bên ta chỉ có một Trung đội Địa Phương Quân hơn 20 quân nhân, bốn năm anh em chuyên viên Khí Tượng và thêm toán chúng tôi 6 người nữa mà phải đương đầu với khoảng một tiểu đoàn Trung Cộng.
    Cũng cần biết thêm là theo anh em đi thám sát đo đạc để lập phi trường có cho biết, chu vi đảo chỉ chừng 1 cây số 6. Nếu thiết lập phi trường thì chỉ có thể làm phi đạo dài 500 thước, ngang 300 thước mà thôi, và phi đạo như thế chỉ sử dụng cho các loại phi cơ 123 Caribou chứ loại C.130 không thể hạ cánh được. Cho nên với chu vi gần 2 cây số mà chỉ có khoảng 20 người, làm sao kiểm soát hết được, trong khi đó sở trường của Trung Cộng luôn luôn là “lấy thịt đè người”. Với quân số ít oi và vũ khí cũng không có gì mạnh mẽ lắm, mỗi người chỉ có vài gắp đạn nên bắn mấy lần là hết đạn. Tuy nhiên anh em vẫn chiến đấu với biển người Trung Cộng.

Mưu mô của Trung Cộng    Để nắm vững tình hình trên đảo về quân số cũng như cách bố phòng của ta, vào khoảng đầu tháng 10 năm 1973, thời điểm tháng 10 thường hay có mưa bão xảy ra ở vùng biển Đà Nẵng, nên Trung cộng cho một chiếc tàu giả dạng tàu đánh cá vào đảo xin tránh bão. Việt Nam Cộng Hòa mình vốn có tính nhân đạo và thật thà, thấy họ xin núp bão thì đồng ý ngay, lại còn tiếp tế cho họ nước uống nữa, chúng làm bộ thân thiện với ta, tặng cho anh em quân nhân những bộ bài có hình khỏa thân, và rủ lính của ta chơi trò “trốn tìm”, mục đích là dò xem mình có hầm hố gì không, nhưng các anh em Điạ Phương Quân của ta đâu có ngờ, đó là mưu mô “thám sát” của lính Tàu. Vì thế khi chúng tấn công lên đảo, chúng đã nắm rõ quân số của ta có bao nhiêu người, vũ khí ra sao, có hầm hố chiến đấu hay không, còn ta, ta không biết gì về địch. Lực lượng hai bên quá chênh lệch như thế nên chúng ta bị thất bại là lẽ đương nhiên.

Tin vào lời hứa, tìm cách ẩn trốn và bị bắt    Khi tôi liên lạc bằng máy Motorola của Đài Khí Tượng trên đảo về Đà Nẵng, tôi được bên Hải Quân cho biết, Thiếu tá Hồng cứ yên trí, sẽ có máy bay ra yểm trợ. Vì tin lời hứa đó, tôi nghĩ trong lòng rằng không bao giờ tôi đầu hàng, giả sử nếu cùng lắm bên Không quân ta phải thả bom trên đầu, tôi cũng chịu vì đó là chuyện bình thường của quân đội; vì tôi và anh em trên đảo sẽ được cứu nên tôi tìm cách ẩn trốn vào một bụi cây rậm rạp trên đảo, do đó khi chúng đã bắt hết các anh em, chúng kiểm soát danh sách và biết rằng còn thiếu một viên Thiếu tá là tôi, cả một Tiểu đoàn lính Trung Cộng dàn hàng ngang lùng sục làm sao mà tôi thoát được, và tôi bị chúng bắt sống lúc xế trưa.
    Sau khi Trung Cộng bắt được tôi, chúng không đánh đập nhưng có dọa nạt và áp đảo tinh thần. Khoảng 2, 3 giờ chiều chúng cho chúng tôi ăn cơm, ăn với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, như tôi đã trình bày ở phần trước, nói là thịt heo nhưng thật sự chỉ có mỡ thôi, còn nạc bọn lính Trung Cộng ăn hết rồi. Ăn xong nó nhốt chúng tôi trong căn nhà có lẽ trước đây dùng chứa phân chim hay làm cái gì đó tôi không biết rõ. Đến khuya chúng nó bắt tất cả anh em ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Tôi nghĩ trong đầu chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài anh em trong bọn tôi có vẻ lo lắng, thấy thế tôi mới trấn an: “Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho tổ quốc, đừng sợ, cứ bình tĩnh và giữ khí phách của một người lính VNCH”. Nhưng cuối cùng chúng không bắn ai hết!

Di chuyển qua Trung Quốc    Gần rạng sáng chúng cho chúng tôi lên tàu, tôi nghe ngoài biển có nhiều tiếng lào xào, nhìn ra thì thấy nhiều chiếc dzu dzu đang chèo vô bờ. Nó chuyển chúng tôi cứ 4, 5 người xuống một xuồng cao su (dzu dzu) và đưa ra tàu Kronstad. Nhóm sĩ quan nó đưa riêng lên một tàu, mấy chục anh em Hạ sĩ quan, binh sĩ lên các tàu khác và tàu bắt đầu di chuyển. Khoảng trưa hôm sau, tức là trưa 20-1-1974, chúng tôi tới đảo Hải Nam. Nó cho tôi lên bờ trước, sau đó mới đưa các anh em còn lại lên, rồi nó đưa đám sĩ quan vào phòng ăn riêng gồm tôi và 1 Trung úy Hải Quân, 1 sĩ quan Địa Phương Quân, 2 sĩ quan Công Binh và anh Kosh, cả thảy là 6 người. Sau khi ăn cơm xong, chúng đưa chúng tôi ra phi trường để bay về Quảng Châu. Khi lên máy bay chúng đưa tên Kosh lên ngồi trên cabin, còn anh em chúng tôi ngồi ở khoang dưới. Đến Quảng Châu trời đã tối. Riêng nhóm Hạ sĩ quan, binh sĩ và nhân viên đài Khí tượng chúng nhập chung thành một toán cho xuống tàu lớn chở về sông Châu Giang cũng thuộc thành phố Quảng Châu.
    Hôm sau tất cả đám tù binh gồm 49 người, tính luôn cả anh Kosh người Mỹ; trong đó có 23 chiến sĩ Địa Phương Quân, 6 người toán chúng tôi, 5 nhân viên Khí tượng và 14 quân nhân Hải quân, có thêm một sĩ quan nữa là HQ. Trung úy Nguyễn Văn Dũng.
    Tôi bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác tôi về tổ chức quân đội VNCH, nhưng tôi viện lý do “bí mật quân sự”, phòng nào biết phòng đó, tôi chỉ nói một cách tổng quát và cứ lập đi lập lại rằng, bên quân đội chúng tôi bảo mật rất kỹ, tôi chỉ biết danh số có những phòng gì, còn mỗi phòng có những ai, làm việc gì, điều đó tôi không biết. Tôi thấy nó chú tâm vào anh Hải quân Trung úy nhiều hơn tôi, có lẽ muốn điều tra, khai thác kỹ về Hải quân của ta để dự phòng những trận hải chiến sau này có thể xảy ra.
    Sau khi bị giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Người đầu tiên là anh Kosh, chúng cho biết anh này bị một bệnh mà họ gọi nguyên văn là “mãn tính kinh niên” nên cho về sớm, bên Khí Tượng thả một người, bên Địa Phương Quân thả một người, bên Hải quân thả một anh bị thương nhẹ.

Vai trò của ông Kosh trong âm mưu của Mỹ    Lần xuống đảo trước, tôi và anh Kosh này ngồi bên nhau, anh ta kể, anh là Trung úy Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh, anh làm cho Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ. Lần này anh đi với tôi trong vai trò giám định để xem thực hiện phi trường tốn phí ra sao và đề nghị Tòa Tổng Sự chi trả.
    Trên nguyên tắc thì như vậy, nhưng thực tế đây chỉ là phi trường ảo mà thôi, không có thật, anh ta đi với chúng tôi trong một sứ mạng đặc biệt đã được Hoa Kỳ và Trung cộng bí mật dàn dựng từ trước. Sứ mạng đó là dùng chúng tôi làm con cờ thí, làm vật tế thần cho Trung cộng có cớ xâm lăng Hoàng Sa. Đây là điều bí mật từ trước tới nay chưa có báo chí nào loan tải. Chúng ta hãy xem thái độ và cách hành xử của anh Kosh này cũng như sự đối xử của nhà cầm quyền Trung cộng thì sẽ rõ.
    Trên giấy tờ, anh này đi công tác với chúng tôi chỉ có vài ngày, nhưng khi anh mở cái sắc của anh ra, trong đó có đến hai cây thuốc lá. Nếu tính thời gian công tác, anh hút nhiều lắm cũng chỉ 5, 6 gói thuốc, vậy anh mang tới 20 gói thuốc để làm gì? Ngoài thuốc lá, trong sắc tay của anh có đầy đủ dụng cụ mưu sinh thoát hiểm như lưỡi câu, thuốc chống cá mập. Sau khi bị bắt, trong buổi chiều ngồi cạnh tôi trên đảo, anh mở một hộp cá ra ăn, anh mời tôi một lát cá. Tôi để ý thấy hộp cá nhỏ và mỏng hơn hộp cá mòi Sumaco của Marốc, anh đưa cho tôi một lát mỏng như miếng khô mực đã bị ép rất sát, anh nói với tôi: “Anh ăn đi, no đấy!” Tôi nghĩ anh chàng này đùa dai, miếng cá mỏng dính và nhỏ xíu thế này làm sao no. Vậy mà khi ăn xong, tuy không no thiệt nhưng mà ngang dạ liền. Tiếp theo là sự kiện anh đang ở trên HQ16 lại đòi lên bờ và bảo ở dưới tàu nguy hiểm quá, mà lúc đó trận hải chiến chưa xảy ra. Phải chăng anh đã biết trước sẽ có hải chiến và ở trên tàu khi đánh nhau thì nguy hiểm thật, nên lên đảo để quân Trung Cộng làm bộ bắt cho chắc ăn hơn, và chúng ta thấy, người đầu tiên Trung Cộng thả là anh chàng Kosh này. Nói đến đây, tôi cũng xin mở dấu ngoặc là bây giờ biết anh chàng này đóng vai trò gì trong kế hoạch của Mỹ, nhưng tôi cũng phải cám ơn anh ta, nếu anh không đòi xuống đảo, thì tôi ở trên chiến hạm HQ16 cũng không còn sống trên cõi đời để thuật lại chuyện bí mật này, vì khi ở trên tàu, tôi cứ thích đứng ở trên cái pháo tháp, mà khi hải chiến xảy ra, pháo tháp của HQ16 đã bị trúng đạn Trung Cộng.

Sự đổi chác giữa Mỹ và Trung Cộng
    Khoảng 10 giờ sáng, sau khi chúng tôi bị đưa vào trại giam có tên là “Trại Thu Dung Tù Binh” thuộc Huyện Hoàng Hóa, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông thì có một toán cán bộ Trung Cộng đến. Đám này nói tiếng Việt rất rành và hầu hết đều nói giọng Bắc, dấu hỏi, dấu ngã phân minh, chính xác. Một tên trưởng toán nói với chúng tôi: “Hiện bây giờ Tiến sĩ Kissinger của Mỹ đang ngồi ở Bắc Kinh, chiều hôm nay mọi người sẽ biết tin này, chúng tôi sẽ mang đến đây một chiếc radio mở cho các anh nghe”.
    Buổi chiều họ mang radio đến và mở cho chúng tôi nghe, đồng thời mở luôn cả đài phát thanh Úc Đại Lợi cho nghe luôn. Trong bản tin của đài phát thanh Trung Cộng có loan thế này: “Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng”. Hồi đó nếu ai có theo dõi tin tức trên các đài phát thanh cũng đã nghe thấy như vậy. Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng. Muốn trao Hoàng Sa cho Trung Cộng, chính quyền Hoa Kỳ thời bấy giờ phải tạo ra một cuộc chiến, để Trung Cộng có cớ xâm chiếm Hoàng Sa, và VNCH chúng ta tuy mắc bẫy, nhưng chúng ta đã cho Hoa Kỳ, Trung Cộng và cả thế giới thấy tinh thần yêu nước của chúng ta như thế nào. Hải quân chúng ta dám đương đầu chống Hải quân xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp bội. Chúng ta đã anh dũng và hy sinh nhiều sĩ quan, binh sĩ Hải quân cũng như thiệt hại một số chiến hạm, nhưng chúng ta cũng đã đánh chìm một số tàu Trung Cộng tương đương và chắc chắn nhiều tên gọi là chí nguyện quân của chúng đã bị tử thương.

DSC_8105.jpg picture by nhacyeuem
DSC_8310.jpg picture by nhacyeuem
DSC_8295.jpg picture by nhacyeuem


 
IMGP4934.jpg picture by nhacyeuem
 Uuanvanconsau36nam.jpg picture by nhacyeuem

Người chiến binh còn đây với nhiều suy tư trăn trở về đất đai tổ quốc. HìnhThiếu Tá Phạm Văn Hồng, khóa 20 – VBĐL, người nhận trách nhiệm thiết lập một phi trường tại Hoàng Sa, 1974.

Thêm bằng chứng về âm mưu giữa Mỹ và Trung Cộng trao đổi Hoàng Sa    Trước khi kể cho anh nghe chuyện trao trả tù binh, tôi cần nói thêm chuyện này: Sau khi về đến Việt Nam, tôi gặp Trung tá Lâm (khóa 10 Võ Bị Đàlạt), Trung tá Lâm nói với tôi: “Không quân của mình đã chuẩn bị sẵn sàng từ phi trường Biên Hòa bay ra Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa oanh kích, và các phi công cũng chấp nhận sẽ chơi theo kiểu Nhật, khi phi cơ bay ra Hoàng Sa thì đủ nhiên liệu nhưng lúc về thì không, do đó các anh phi công sẽ bỏ phi cơ và nhảy dù xuống biển, tàu của Hải quân ta ứng trực sẵn sàng để tiếp cứu. Mọi việc đã chuẩn bị đâu vào đấy, nhưng phút chót lệnh này bị hủy bỏ!”
    Thêm nữa, có Đại tá Lê Khắc Lý (ông này đang ở Nam California), lúc đó Đại tá Lê Khắc Lý là Tham Mưu Trưởng tiền phương Quân Đoàn I, Trung tướng Lâm Quang Thi là Tư Lệnh tiền phương, Trung tướng Ngô Quang Trưởng là Tư Lệnh Quân Đoàn I ở Đà Nẵng; các vị này gọi tôi ra thuyết trình hai lần, buổi sáng cho các cơ quan hành chánh Thừa Thiên – Huế, buổi chiều cho các quân nhân đồn trú nghe về trân chiến Hoàng Sa tại Phú Văn Lâu.
    Sau buổi thuyết trình, Đại tá Lê Khắc Lý vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cố vấn mới nói chuyện với moa, moa bảo nó: ‘Tôi không hiểu tại sao Trung Cộng nó lại đánh chiếm Hoàng Sa?’ Cố vấn Mỹ đã ‘hố’ khi trả lời tôi: ‘Trung cộng lấy Hoàng Sa, anh ngạc nhiên lắm à?’, moa mới nói trớ đi: ‘Không, ý tôi nói là tại sao nó lại chiếm vào lúc này?’” Rồi Đại tá Lý nói tiếp: “Toa thấy không, tụi nó có kế hoạch cả rồi, nó đã sắp xếp hết rồi!”
    Thời đó Ngoại Trưởng Henry Kissinger chuyên môn đi đêm, và Tổng Thống Mỹ Richard Nixon muốn bắt tay với Trung Cộng thì phải có một cái gì đó. Tôi nghĩ món quà chính người Mỹ muốn tặng Trung Cộng là Hoàng Sa của ta, bởi Trung Cộng muốn làm chủ Biển Đông mà Mỹ giao Hoàng Sa cho Trung Cộng, họ đâu có mất gì, chỉ tội nghiệp cho đất nước Việt Nam chúng ta là thân phận một nước nhược tiểu!

Cách đối xử của Trung Cộng với tù binh
    Phải công bằng mà nói, viết lịch sử thì phải viết trung thực, không nên viết theo kiểu tuyên truyền, cho nên tôi nói rất thật là Trung Cộng hơn hẳn Việt Cộng trong cung cách đối xử với tù binh. Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định, như tôi mang cấp bậc Thiếu tá thì để tôi ở một phòng riêng, bốn Trung úy thì cứ hai ông một phòng, như vậy chúng tôi có ba phòng ở liền nhau, còn ông Kosh người Mỹ một phòng riêng. Mỗi ngày họ đem đồ ăn lên tận phòng cho chúng tôi, còn anh em Hạ sĩ quan và binh sĩ thì ăn ở nhà ăn tập thể của quân đội Trung Cộng. Sau thời gian 2, 3 tuần phải học tập mỗi ngày vào buổi tối để nghe cán bộ Trung Cộng tuyên truyền thế này thế nọ. Tuần lễ thứ tư họ dẫn chúng tôi đi thăm vài nơi (mấy anh chàng Trung Cộng nói tiếng Bắc, bảo là dẫn chúng tôi đi tham quan). Đầu tiên thăm một Bệnh viện rồi thăm mấy hợp tác xã. Tôi để ý, hầu như tất cả các nơi gọi là Trụ Sở Hợp Tác Xã đều là những ngôi chùa xưa kia, bởi vì kiểu dáng là chùa, chữ đắp trên tường tuy bị đục bỏ hết nhưng vẫn còn dấu tích rõ ràng, điều đó cho thấy tín ngưỡng đã bị đè bẹp tại nước Cộng Sản đông dân nhất thế giới này!
    Sau khi thăm các hợp tác xã, họ dẫn đi thăm nhà máy cơ khí. Tại đây họ giới thiệu là nơi đúc các khẩu Thượng liên và súng AK, sau đó lại dẫn đi xem nhà máy làm xe đạp, gọi là xe đạp Hồng Kỳ thì phải, rồi thăm một vài cư xá của công nhân. Tôi có hỏi một công nhân, lương hàng tháng được bao nhiêu, thì người công nhân nói được trên 100 Nhân dân tệ, trong lúc đó chiếc xe đạp Hồng Kỳ trị giá 130 Nhân dân tệ, cho ta thấy mức sống của một công nhân trong chế độ Cộng Sản Trung Quốc như thế nào.

Trao trả tù binh    Tôi còn nhớ hôm đó là thứ Bảy, có lẽ ngày 16, 17 tháng 2 năm 1974, sau khi cho chúng tôi ăn uống xong, họ tập trung lại và tuyên bố sẽ trả chúng tôi về Việt Nam. Họ phát cho mỗi người một bộ quần áo màu xanh và cái mũ mà anh em chúng tôi gọi đùa là cái bánh tiêu. Một tên cán bộ hỏi tôi muốn về miền nào, Bắc hay Nam Việt Nam. Tôi trả lời: “Chúng tôi là người Việt Nam, Bắc hay Nam đều là tổ quốc tôi, nhưng hiện tại hai miền có hai thể chế khác nhau, tôi không chấp nhận chế độ của miền Bắc, tôi yêu cầu trả chúng tôi về miền Nam”.
    Họ đưa chúng tôi từ huyện Hoàng Hóa về thành phố Quảng Châu, đường dài hơn 40 cây số, rồi lại từ Quảng Châu đưa ra Tô Giới tức là Thẩm Quyến để trao trả chúng tôi tại Hồng Kông.    Ngay khi chúng tôi bước qua lằn ranh từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông, người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Tổng Lãnh Sự VNCH tại Hồng Kông. Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi và cho người mang đến cho tất cả anh em chúng tôi mỗi người một bộ quần áo dân sự mới toanh. Khi lên xe buýt ra phi trường Khải Đức, chúng tôi vứt bỏ lại trên xe bộ quần áo xanh do Trung Cộng cấp phát và thay đồ dân sự.

 Gặp mặt vợ con tại phi trường Tân Sơn Nhất, Thiếu Ta Hồng được Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh tiếp đón.
    
Ra đến phi trường, chúng tôi hết sức xúc động thấy Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh Phó Hải Quân và một sĩ quan cao cấp bên Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (tôi không nhớ tên) đến đón. Vị này mang cho chúng tôi quân phục đầy đủ, ai binh chủng gì thì mặc quân phục binh chủng đó, ông còn mang cho tôi cặp lon Thiếu tá nữa. Chúng tôi lại thay đồ dân sự và mặc quân phục về nước. Chính phủ VNCH thuê nguyên một chuyến Boeing 727 của Hàng Không Việt Nam qua Hồng Kông đón chúng tôi trở về sau một tháng bị Trung Cộng bắt làm tù binh.
    Về đến phi trường Tân Sơn Nhất, ngoài thân nhân, chúng tôi còn được đại diện các cơ quan chính phủ và quân đội đón tiếp, choàng vòng hoa và đưa về trại an dưỡng Lê Văn Duyệt để nghỉ ngơi. Câu chuyện bí ẩn trận Hoàng Sa và cuộc đời tù binh của tôi kết thúc.

    Trước khi chia tay với Thiếu tá Phạm Văn Hồng, chúng tôi xin phỏng vấn ông thêm mấy câu.
Viễn Đông: Sau khi miền Nam rơi vào tay Việt Cộng, lúc đó Thiếu tá đang ở đâu?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Tôi phục vụ tại Đà Nẵng, và Đà Nẵng bị bỏ ngỏ ngày 29-3-1975, ngày 5-4-1975, tôi bị bắt ngay đưa vào trại tù gọi là cải tạo.
Viễn Đông: Thiếu tá bị giam giữ đến ngày nào thì được thả về?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Việt Cộng thả tôi vào tháng 2 năm 1982.
Viễn Đông: Trong thời gian bị tù, cán bộ Việt Cộng có tra vấn gì về vụ Hoàng Sa cũng như thời gian Thiếu tá bị bắt làm tù binh ở Trung Cộng?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Không những bọn cán bộ mà ngay cả rất nhiều anh em cùng cảnh ngộ như tôi đều hỏi vụ này, đến nỗi tên tôi được anh em gọi là “Hồng Hoàng Sa”. Một hôm trong buổi gọi là “tọa đàm” anh em có nêu vấn đề Hoàng Sa ra hỏi tên cán bộ cao cấp từ Trung Ương đến chủ tọa; tên này ấp úng và sau một phút suy nghĩ hắn nói: “Chuyện Hoàng Sa, Đảng và nhà nước ta đã có hướng giải quyết cụ thể và đã giải thích trên báo Quân Đội Nhân Dân số… ngày…” rồi y chuyển qua đề tài khác ngay.
Viễn Đông: Khi được về với gia đình, Thiếu tá làm gì, ở đâu cho đến khi sang định cư tại Hoa Kỳ?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Khi ra khỏi tù, tôi không về trình diện, tôi trốn lên Sài Gòn và tìm cách vượt biên. Tôi vượt biên tổng cộng 25 lần không thoát, ba lần bị bắt vào tù tiếp. Sau đó tôi trốn sang Campuchia, ghi tên giả làm Việt kiều yêu nước, mục đích để tránh theo dõi. Khi bộ đội Việt Cộng rút về nước năm 1990, tôi xin được giấy Chứng nhận là Việt Kiều yêu nước do tòa Đại sứ Việt Cộng ở Campuchia cấp, thế là tôi về nước an toàn và cho tạm trú tại Sài Gòn. Tôi lén gửi hồ sơ sang Bangkok, Thái Lan. Đến khi có lệnh nộp hồ sơ đi Mỹ theo diện HO, tôi được xếp vào danh sách HO 39 nhưng khi họ đối chiếu với hồ sơ tôi nộp lén ở Bangkok, thấy khớp nhau nên họ đôn lên HO 29 và gia đình tôi qua Mỹ vào năm 1995.
Viễn Đông: Qua sự kiện Hoàng Sa, Thiếu tá muốn nói thêm điều gì còn trăn trở chưa nói ra được?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Chuyện dĩ vãng đã đi vào lịch sử, nhiều người đã kể lại trận chiến Hoàng Sa với đầy đủ chi tiết, và chúng ta sẽ còn nghe nhiều lần khác nữa, vẫn không thừa, vì đó là những điều chúng ta cần nói để vinh danh các chiến sĩ Quân Lực VNCH, đặc biệt binh chủng Hải Quân, để các thế hệ con em chúng ta biết về cha ông của chúng đã không hổ thẹn với tiền nhân, với Quang Trung – Nguyễn Huệ… Tôi không thuộc binh chủng Địa Phương Quân nhưng có một điều tôi mong ước, đó là khi vinh danh các anh hùng gìn giữ bờ cõi tổ quốc, chúng ta đừng quên các chiến sĩ Địa Phương Quân cũng như các anh em chuyên viên Khí Tượng, họ đã đóng góp phần mình vào việc gìn giữ một phần hải đảo thiêng liêng của tổ quốc, họ đáng được tổ quốc ghi công bên cạnh tất cả các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã vị quốc vong thân.
Nguồn Viễn Đông

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ. 

 The
 

Links:

HQVNCH.net 
Hoàng sa Paracel


Hoàng Sa, Phi Trường Ảo – Phạm Văn Hồng

 

Image result for hoàng sa hq10
Image result for hoàng sa hq10

 

Có tin mới nhất từ Hoàng Kỳ Bắc Tiến: HQ-10 của VNCH không bị chìm, được nhìn thấy nơi một vùng san hô rộng lớn tại Hoàng Sa (nguồn email).

*** 

Bài đọc suy gẫm:  Nhân kỷ niệm ngày Hoàng Sa 19 tháng 1 hàng năm.  Blog 16 hân hạnh đăng tải bài “Hoàng Sa, Phi Trường Ảo tức Bí ẩn Hoàng Sa” do Thiếu Tá Phạm Văn Hồng kể lại.  Hình ảnh chỉ có tính minh họa.

Image result for thiếu tá phạm van hồng

Related image

 

Bất cứ một vi phạm nào về chủ quyền đất đai, lãnh hải của tổ tiên dù đến từ đâu. Trong mọi tình huống, người chiến sĩ VNCH đều cương quyết đánh trả.

WESTMINSTER – Để chuẩn bị cho việc tổ chức Ngày Tưởng Niệm Hoàng Sa, Hội Hải Quân Cửu Long đã tổ chức bữa cơm thân mật với các Đoàn thể và báo giới vào trưa ngày Chủ nhật 13-12-2009 vừa qua tại Paracel Seafood Restaurant. Trong bữa cơm trưa này, được sự giới thiệu trước của Thiếu tá Hồ Đắc Huân, chúng tôi gặp Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Sĩ Quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân Đoàn I, người bị Trung cộng bắt làm tù binh trong trâïn hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung Cộng vào ngày 19-1-1974. Sau bữa cơm, Thiếu tá Phạm Văn Hồng đã kể cho Phóng viên Viễn Đông nghe câu chuyện của 35 năm về trước với nhiều tình tiết khá đặc biệt mà ông chưa hề phổ biến trên báo chí. Sau đây là câu chuyện chúng tôi ghi lại theo lời kể của ông (đã có hiệu đính từ phiên bản trước đây).

Nhận lệnh ra Hoàng Sa với nhiệm vụ thiết lập phi trường
    Buổi sáng 15-1-1974 tôi nhận lệnh thượng cấp ra đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi trường quân sự, lúc đó tôi là sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nên việc thượng cấp giao cho là hợp lý. Chiều hôm đó thay vì di chuyển bằng xe quân sự, thì nhân viên Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng là ông Kosh lại lấy chiếc Falcon chở tôi cùng đi với ông qua bên Tiên Sa. Đến nơi vào khoảng 5, 6 giờ chiều, trời đã gần tối, chúng tôi lên chiếc HQ16 do Hải quân Trung tá Lê Văn Thự là Hạm trưởng; HQ16 đưa chúng tôi ra tới đảo Hoàng Sa vào khoảng 9 giờ sáng hôm sau. Trời hừng sáng, tôi thức dậy và nhìn ra khơi, xa xa có mấy chiếc tàu nhỏ đang di chuyển, dần dần những chiếc tàu đó nhắm hướng HQ16 chạy tới, nó cứ chờn vờn trước mũi tàu mình và nói theo ngôn ngữ lúc bấy giờ gọi là “kỳ đà cản mũi”. Hải quân Trung tá Lê Văn Thự lấy làm lạ và nói với tôi: “Hình như nó muốn khiêu khích mình”. Nó giả dạng tàu đánh cá, cho một vài tên mặc quần đùi, ở trần ra ngồi bên mạn thuyền thả câu, câu cá. Chúng tôi mặc kệ nó và ở đó vài tiếng sau thì đổ bộ lên bờ. Ngoài tôi làm toán trưởng, còn có một Trung úy Liên Đoàn 8 Công Binh Kiến Tạo, một Trung úy Liên Đoàn 10 Công Binh Chiến Đấu, hai Hạ sĩ quan đi theo hai Trung úy và ông Kosh, như vậy toán chúng tôi có tất cả 6 người đặt chân xuống đảo.
Hai Trung úy lo đi thám sát địa hình, đo đạc để có dữ kiện thiết lập phi trường. Ở trên đảo có sẵn một toán Khí Tượng nên cần biết gì về thời tiết, Nhóm Khí Tượng sẵn sàng cung cấp đầy đủ. Ngoài Nhóm Khí Tượng còn có một đơn vị Địa Phương Quân trú đóng.

Hải Quân VNCH- HQ-16, HQ-04, HQ-05 và HQ-10 tham dự hải chiến Hoàng Sa 1974.

Biển Đông dậy sóng
    Sáng ngày 18-4-1974 từ trên đảo nhìn ra biển thấy tình hình khác hẳn mấy ngày trước. Tàu của Trung Cộng nhỏ nhưng khá nhiều, còn bên Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thấy có bốn chiếc HQ16, HQ4, HQ10 và HQ05. Hai chiếc HQ05 và HQ16 là Dương Vận Hạm; chiếc HQ04 là Khu Trục Hạm còn HQ10 là Hộ Tống Hạm. HQ04 nhỏ hơn nhưng hỏa lực mạnh hơn.
Chiều ngày 18 tôi nhận được lệnh của Hải Quân Trung tá Lê Văn Thự nói sẽ cho dzu dzu (một loại xuồng cao su) đến đón chúng tôi lên HQ05. HQ05 bây giờ được gọi là Soái Hạm (tàu chỉ huy) vì có Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc đang ở trên đó để tổng chỉ huy. Tôi lên HQ05 và chờ đến khoảng 10 giờ thì loa phóng thanh nói: “Mời Thiếu tá Phạm Văn Hồng lên đài chỉ huy để gặp Hải đội trưởng”. Tôi lên phòng chỉ huy, Đại tá Hà Văn Ngạc vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cái thằng Kosh này là bạn moa, nó nhát gan, nó sợ và muốn lên đảo, nó bảo ở trên tàu nguy hiểm quá, vậy toa đi với nó lên đảo trở lại”. Rồi ông ra lệnh lấy dzu dzu đưa chúng tôi vào đảo. Cặp vào đảo thì đã khuya, anh em Địa Phương Quân họ cũng đã ngủ hết .
Suốt một đêm vật vã với sóng gió, tôi cũng mệt nhoài nên sáng hôm sau khi nghe có tiếng heo kêu tôi mới thức dậy thì trời đã sáng rõ. Sở dĩ có tiếng heo kêu là vì mấy anh em Địa Phương Quân khi nhận lệnh ra giữ đảo, biết nhiệm kỳ của mình sẽ ăn Tết trên đảo nên họ mang một con heo ra nuôi để Tết mổ thịt.
Khi vừa rửa mặt xong thì nghe mấy anh em Điạ Phương Quân nhao nhao nói: “Có lẽ không xong rồi Thiếu tá ơi!” Và tôi bắt đầu nghe tiếng súng nổ; lúc đó vào khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 19-1-1974. Tôi leo lên sân thượng của Đài Khí Tượng nhìn ra biển thấy hai chiếc tàu Trung Cộng chưa chìm nhưng đang trong tư thế sắp chìm và tôi nghĩ chắc chắn sẽ chìm, còn bên phía Hải Quân mình tôi thấy các lằn đạn của tàu Hải quân Trung cộng cũng đang ghim vào chiến hạm của mình. Hai bên đang thi nhau nã đạn. Tiếng súng lớn, súng nhỏ thi nhau nổ dòn dã. Tôi xuống phòng truyền tin, ở đây chỉ có mỗi chiếc máy C.25 để anh em liên lạc với tàu khi lên xuống thôi. Tôi nghe âm thoại viên của Hải Quân nói: “Thiếu tá Hồng, tôi đã mất liên lạc, nhờ Thiếu tá gọi ngay về Đà Nẵng giúp, nói là tàu tôi đã bị nghiêng 30 độ, mắt thần chúng tôi đã bị hư”. Đó là tất cả những gì tôi nghe được qua máy truyền tin C.25. Tôi nhờ bên Đài Khí Tượng cho sử dụng máy Motorola, anh em bên Khí Tượng cho biết, họ chỉ lên máy mỗi đầu giờ, bây giờ đang là giữa giờ, lên máy không có tín hiệu nhận. Nhưng anh em bên Đài Khi tượng vẫn mở máy. May quá, có Phú Quốc lên máy. Tôi nhờ Phú Quốc gọi về Sài Gòn, yêu cầu Sài Gòn gọi ra Đà Nẵng nói Đà Nẵng “lên máy”. Nói thì nghe ngắn gọn như vậy nhưng lúc đó mất rất nhiều thời gian, không như bây giờ có cell phone, liên lạc với nửa vòng trái đất cũng chỉ trong tíc tắc!
Khi tôi liên lạc được với Đà Nẵng, tôi yêu cầu Đà Nẵng gọi “Uy Dũng” là tên Tổng đài Quân Đoàn I của chúng tôi, tôi cho số máy của Trung tâm hành quân và số máy của Quân Đoàn I, yêu cầu liên lạc ngay với tôi qua tổng đài của Ban Khí Tượng ngoài đảo Hoàng Sa. Lúc đó tiếng súng giữa các chiến hạm của ta và của Trung Cộng đã tạm lắng dịu nhưng súng bắt đầu nổ trên đảo. Tôi lên Đài Khí Tượng quan sát thì thấy các chiến hạm của ta ở vòng ngoài, còn tàu Trung Cộng thì lại ở vòng trong, có nghĩa là chúng tôi đã bị tàu Trung Cộng bao vây. Những chiếc tàu của Trung Cộng theo anh em Hải quân ta cho biết là những chiếc Kronstad, tất cả đều quay mũi tàu của họ vào đảo, còn các chiến hạm của ta thì quay mũi ra phía ngoài biển. Các chiếc Kronstad tiến sát vào bờ và đổ quân, chúng dàn hàng ngang tiến lên đảo. Lúc này trên đảo bên ta chỉ có một Trung đội Địa Phương Quân hơn 20 quân nhân, bốn năm anh em chuyên viên Khí Tượng và thêm toán chúng tôi 6 người nữa mà phải đương đầu với khoảng một tiểu đoàn Trung Cộng.
Cũng cần biết thêm là theo anh em đi thám sát đo đạc để lập phi trường có cho biết, chu vi đảo chỉ chừng 1 cây số 6. Nếu thiết lập phi trường thì chỉ có thể làm phi đạo dài 500 thước, ngang 300 thước mà thôi, và phi đạo như thế chỉ sử dụng cho các loại phi cơ 123 Caribou chứ loại C.130 không thể hạ cánh được. Cho nên với chu vi gần 2 cây số mà chỉ có khoảng 20 người, làm sao kiểm soát hết được, trong khi đó sở trường của Trung Cộng luôn luôn là “lấy thịt đè người”. Với quân số ít oi và vũ khí cũng không có gì mạnh mẽ lắm, mỗi người chỉ có vài gắp đạn nên bắn mấy lần là hết đạn. Tuy nhiên anh em vẫn chiến đấu với biển người Trung Cộng.

Image result for hoàng sa hq10

Mưu mô của Trung Cộng
    Để nắm vững tình hình trên đảo về quân số cũng như cách bố phòng của ta, vào khoảng đầu tháng 10 năm 1973, thời điểm tháng 10 thường hay có mưa bão xảy ra ở vùng biển Đà Nẵng, nên Trung cộng cho một chiếc tàu giả dạng tàu đánh cá vào đảo xin tránh bão. Việt Nam Cộng Hòa mình vốn có tính nhân đạo và thật thà, thấy họ xin núp bão thì đồng ý ngay, lại còn tiếp tế cho họ nước uống nữa, chúng làm bộ thân thiện với ta, tặng cho anh em quân nhân những bộ bài có hình khỏa thân, và rủ lính của ta chơi trò “trốn tìm”, mục đích là dò xem mình có hầm hố gì không, nhưng các anh em Điạ Phương Quân của ta đâu có ngờ, đó là mưu mô “thám sát” của lính Tàu. Vì thế khi chúng tấn công lên đảo, chúng đã nắm rõ quân số của ta có bao nhiêu người, vũ khí ra sao, có hầm hố chiến đấu hay không, còn ta, ta không biết gì về địch. Lực lượng hai bên quá chênh lệch như thế nên chúng ta bị thất bại là lẽ đương nhiên.

Tin vào lời hứa, tìm cách ẩn trốn và bị bắt
    Khi tôi liên lạc bằng máy Motorola của Đài Khí Tượng trên đảo về Đà Nẵng, tôi được bên Hải Quân cho biết, Thiếu tá Hồng cứ yên trí, sẽ có máy bay ra yểm trợ. Vì tin lời hứa đó, tôi nghĩ trong lòng rằng không bao giờ tôi đầu hàng, giả sử nếu cùng lắm bên Không quân ta phải thả bom trên đầu, tôi cũng chịu vì đó là chuyện bình thường của quân đội; vì tôi và anh em trên đảo sẽ được cứu nên tôi tìm cách ẩn trốn vào một bụi cây rậm rạp trên đảo, do đó khi chúng đã bắt hết các anh em, chúng kiểm soát danh sách và biết rằng còn thiếu một viên Thiếu tá là tôi, cả một Tiểu đoàn lính Trung Cộng dàn hàng ngang lùng sục làm sao mà tôi thoát được, và tôi bị chúng bắt sống lúc xế trưa.

Sau khi Trung Cộng bắt được tôi, chúng không đánh đập nhưng có dọa nạt và áp đảo tinh thần. Khoảng 2, 3 giờ chiều chúng cho chúng tôi ăn cơm, ăn với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, như tôi đã trình bày ở phần trước, nói là thịt heo nhưng thật sự chỉ có mỡ thôi, còn nạc bọn lính Trung Cộng ăn hết rồi. Ăn xong nó nhốt chúng tôi trong căn nhà có lẽ trước đây dùng chứa phân chim hay làm cái gì đó tôi không biết rõ. Đến khuya chúng nó bắt tất cả anh em ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Tôi nghĩ trong đầu chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài anh em trong bọn tôi có vẻ lo lắng, thấy thế tôi mới trấn an: “Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho tổ quốc, đừng sợ, cứ bình tĩnh và giữ khí phách của một người lính VNCH”. Nhưng cuối cùng chúng không bắn ai hết!

Di chuyển qua Trung Quốc
    Gần rạng sáng chúng cho chúng tôi lên tàu, tôi nghe ngoài biển có nhiều tiếng lào xào, nhìn ra thì thấy nhiều chiếc dzu dzu đang chèo vô bờ. Nó chuyển chúng tôi cứ 4, 5 người xuống một xuồng cao su (dzu dzu) và đưa ra tàu Kronstad. Nhóm sĩ quan nó đưa riêng lên một tàu, mấy chục anh em Hạ sĩ quan, binh sĩ lên các tàu khác và tàu bắt đầu di chuyển. Khoảng trưa hôm sau, tức là trưa 20-1-1974, chúng tôi tới đảo Hải Nam. Nó cho tôi lên bờ trước, sau đó mới đưa các anh em còn lại lên, rồi nó đưa đám sĩ quan vào phòng ăn riêng gồm tôi và 1 Trung úy Hải Quân, 1 sĩ quan Địa Phương Quân, 2 sĩ quan Công Binh và anh Kosh, cả thảy là 6 người. Sau khi ăn cơm xong, chúng đưa chúng tôi ra phi trường để bay về Quảng Châu. Khi lên máy bay chúng đưa tên Kosh lên ngồi trên cabin, còn anh em chúng tôi ngồi ở khoang dưới. Đến Quảng Châu trời đã tối. Riêng nhóm Hạ sĩ quan, binh sĩ và nhân viên đài Khí tượng chúng nhập chung thành một toán cho xuống tàu lớn chở về sông Châu Giang cũng thuộc thành phố Quảng Châu.

Hôm sau tất cả đám tù binh gồm 49 người, tính luôn cả anh Kosh người Mỹ; trong đó có 23 chiến sĩ Địa Phương Quân, 6 người toán chúng tôi, 5 nhân viên Khí tượng và 14 quân nhân Hải quân, có thêm một sĩ quan nữa là HQ. Trung úy Nguyễn Văn Dũng.
Tôi bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác tôi về tổ chức quân đội VNCH, nhưng tôi viện lý do “bí mật quân sự”, phòng nào biết phòng đó, tôi chỉ nói một cách tổng quát và cứ lập đi lập lại rằng, bên quân đội chúng tôi bảo mật rất kỹ, tôi chỉ biết danh số có những phòng gì, còn mỗi phòng có những ai, làm việc gì, điều đó tôi không biết. Tôi thấy nó chú tâm vào anh Hải quân Trung úy nhiều hơn tôi, có lẽ muốn điều tra, khai thác kỹ về Hải quân của ta để dự phòng những trận hải chiến sau này có thể xảy ra.
Sau khi bị giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Người đầu tiên là anh Kosh, chúng cho biết anh này bị một bệnh mà họ gọi nguyên văn là “mãn tính kinh niên” nên cho về sớm, bên Khí Tượng thả một người, bên Địa Phương Quân thả một người, bên Hải quân thả một anh bị thương nhẹ.

Vai trò của ông Kosh trong âm mưu của Mỹ
    Lần xuống đảo trước, tôi và anh Kosh này ngồi bên nhau, anh ta kể, anh là Trung úy Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh, anh làm cho Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ. Lần này anh đi với tôi trong vai trò giám định để xem thực hiện phi trường tốn phí ra sao và đề nghị Tòa Tổng Sự chi trả.
Trên nguyên tắc thì như vậy, nhưng thực tế đây chỉ là phi trường ảo mà thôi, không có thật, anh ta đi với chúng tôi trong một sứ mạng đặc biệt đã được Hoa Kỳ và Trung cộng bí mật dàn dựng từ trước. Sứ mạng đó là dùng chúng tôi làm con cờ thí, làm vật tế thần cho Trung cộng có cớ xâm lăng Hoàng Sa. Đây là điều bí mật từ trước tới nay chưa có báo chí nào loan tải. Chúng ta hãy xem thái độ và cách hành xử của anh Kosh này cũng như sự đối xử của nhà cầm quyền Trung cộng thì sẽ rõ.
Trên giấy tờ, anh này đi công tác với chúng tôi chỉ có vài ngày, nhưng khi anh mở cái sắc của anh ra, trong đó có đến hai cây thuốc lá. Nếu tính thời gian công tác, anh hút nhiều lắm cũng chỉ 5, 6 gói thuốc, vậy anh mang tới 20 gói thuốc để làm gì? Ngoài thuốc lá, trong sắc tay của anh có đầy đủ dụng cụ mưu sinh thoát hiểm như lưỡi câu, thuốc chống cá mập. Sau khi bị bắt, trong buổi chiều ngồi cạnh tôi trên đảo, anh mở một hộp cá ra ăn, anh mời tôi một lát cá. Tôi để ý thấy hộp cá nhỏ và mỏng hơn hộp cá mòi Sumaco của Marốc, anh đưa cho tôi một lát mỏng như miếng khô mực đã bị ép rất sát, anh nói với tôi: “Anh ăn đi, no đấy!” Tôi nghĩ anh chàng này đùa dai, miếng cá mỏng dính và nhỏ xíu thế này làm sao no. Vậy mà khi ăn xong, tuy không no thiệt nhưng mà ngang dạ liền. Tiếp theo là sự kiện anh đang ở trên HQ16 lại đòi lên bờ và bảo ở dưới tàu nguy hiểm quá, mà lúc đó trận hải chiến chưa xảy ra. Phải chăng anh đã biết trước sẽ có hải chiến và ở trên tàu khi đánh nhau thì nguy hiểm thật, nên lên đảo để quân Trung Cộng làm bộ bắt cho chắc ăn hơn, và chúng ta thấy, người đầu tiên Trung Cộng thả là anh chàng Kosh này. Nói đến đây, tôi cũng xin mở dấu ngoặc là bây giờ biết anh chàng này đóng vai trò gì trong kế hoạch của Mỹ, nhưng tôi cũng phải cám ơn anh ta, nếu anh không đòi xuống đảo, thì tôi ở trên chiến hạm HQ16 cũng không còn sống trên cõi đời để thuật lại chuyện bí mật này, vì khi ở trên tàu, tôi cứ thích đứng ở trên cái pháo tháp, mà khi hải chiến xảy ra, pháo tháp của HQ16 đã bị trúng đạn Trung Cộng.

Sự đổi chác giữa Mỹ và Trung Cộng
Khoảng 10 giờ sáng, sau khi chúng tôi bị đưa vào trại giam có tên là “Trại Thu Dung Tù Binh” thuộc Huyện Hoàng Hóa, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông thì có một toán cán bộ Trung Cộng đến. Đám này nói tiếng Việt rất rành và hầu hết đều nói giọng Bắc, dấu hỏi, dấu ngã phân minh, chính xác. Một tên trưởng toán nói với chúng tôi: “Hiện bây giờ Tiến sĩ Kissinger của Mỹ đang ngồi ở Bắc Kinh, chiều hôm nay mọi người sẽ biết tin này, chúng tôi sẽ mang đến đây một chiếc radio mở cho các anh nghe”.
Buổi chiều họ mang radio đến và mở cho chúng tôi nghe, đồng thời mở luôn cả đài phát thanh Úc Đại Lợi cho nghe luôn. Trong bản tin của đài phát thanh Trung Cộng có loan thế này: “Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng”. Hồi đó nếu ai có theo dõi tin tức trên các đài phát thanh cũng đã nghe thấy như vậy. Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng. Muốn trao Hoàng Sa cho Trung Cộng, chính quyền Hoa Kỳ thời bấy giờ phải tạo ra một cuộc chiến, để Trung Cộng có cớ xâm chiếm Hoàng Sa, và VNCH chúng ta tuy mắc bẫy, nhưng chúng ta đã cho Hoa Kỳ, Trung Cộng và cả thế giới thấy tinh thần yêu nước của chúng ta như thế nào. Hải quân chúng ta dám đương đầu chống Hải quân xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp bội. Chúng ta đã anh dũng và hy sinh nhiều sĩ quan, binh sĩ Hải quân cũng như thiệt hại một số chiến hạm, nhưng chúng ta cũng đã đánh chìm một số tàu Trung Cộng tương đương và chắc chắn nhiều tên gọi là chí nguyện quân của chúng đã bị tử thương.

Người chiến binh còn đây với nhiều suy tư trăn trở về đất đai tổ quốc. HìnhThiếu Tá Phạm Văn Hồng, khóa 20 – VBĐL, người nhận trách nhiệm thiết lập một phi trường tại Hoàng Sa, 1974.

Thêm bằng chứng về âm mưu giữa Mỹ và Trung Cộng trao đổi Hoàng Sa
    Trước khi kể cho anh nghe chuyện trao trả tù binh, tôi cần nói thêm chuyện này: Sau khi về đến Việt Nam, tôi gặp Trung tá Lâm (khóa 10 Võ Bị Đàlạt), Trung tá Lâm nói với tôi: “Không quân của mình đã chuẩn bị sẵn sàng từ phi trường Biên Hòa bay ra Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa oanh kích, và các phi công cũng chấp nhận sẽ chơi theo kiểu Nhật, khi phi cơ bay ra Hoàng Sa thì đủ nhiên liệu nhưng lúc về thì không, do đó các anh phi công sẽ bỏ phi cơ và nhảy dù xuống biển, tàu của Hải quân ta ứng trực sẵn sàng để tiếp cứu. Mọi việc đã chuẩn bị đâu vào đấy, nhưng phút chót lệnh này bị hủy bỏ!”
Thêm nữa, có Đại tá Lê Khắc Lý (ông này đang ở Nam California), lúc đó Đại tá Lê Khắc Lý là Tham Mưu Trưởng tiền phương Quân Đoàn I, Trung tướng Lâm Quang Thi là Tư Lệnh tiền phương, Trung tướng Ngô Quang Trưởng là Tư Lệnh Quân Đoàn I ở Đà Nẵng; các vị này gọi tôi ra thuyết trình hai lần, buổi sáng cho các cơ quan hành chánh Thừa Thiên – Huế, buổi chiều cho các quân nhân đồn trú nghe về trân chiến Hoàng Sa tại Phú Văn Lâu.
Sau buổi thuyết trình, Đại tá Lê Khắc Lý vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cố vấn mới nói chuyện với moa, moa bảo nó: ‘Tôi không hiểu tại sao Trung Cộng nó lại đánh chiếm Hoàng Sa?’ Cố vấn Mỹ đã ‘hố’ khi trả lời tôi: ‘Trung cộng lấy Hoàng Sa, anh ngạc nhiên lắm à?’, moa mới nói trớ đi: ‘Không, ý tôi nói là tại sao nó lại chiếm vào lúc này?’” Rồi Đại tá Lý nói tiếp: “Toa thấy không, tụi nó có kế hoạch cả rồi, nó đã sắp xếp hết rồi!”
Thời đó Ngoại Trưởng Henry Kissinger chuyên môn đi đêm, và Tổng Thống Mỹ Richard Nixon muốn bắt tay với Trung Cộng thì phải có một cái gì đó. Tôi nghĩ món quà chính người Mỹ muốn tặng Trung Cộng là Hoàng Sa của ta, bởi Trung Cộng muốn làm chủ Biển Đông mà Mỹ giao Hoàng Sa cho Trung Cộng, họ đâu có mất gì, chỉ tội nghiệp cho đất nước Việt Nam chúng ta là thân phận một nước nhược tiểu!

Cách đối xử của Trung Cộng với tù binh
Phải công bằng mà nói, viết lịch sử thì phải viết trung thực, không nên viết theo kiểu tuyên truyền, cho nên tôi nói rất thật là Trung Cộng hơn hẳn Việt Cộng trong cung cách đối xử với tù binh. Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định, như tôi mang cấp bậc Thiếu tá thì để tôi ở một phòng riêng, bốn Trung úy thì cứ hai ông một phòng, như vậy chúng tôi có ba phòng ở liền nhau, còn ông Kosh người Mỹ một phòng riêng. Mỗi ngày họ đem đồ ăn lên tận phòng cho chúng tôi, còn anh em Hạ sĩ quan và binh sĩ thì ăn ở nhà ăn tập thể của quân đội Trung Cộng. Sau thời gian 2, 3 tuần phải học tập mỗi ngày vào buổi tối để nghe cán bộ Trung Cộng tuyên truyền thế này thế nọ. Tuần lễ thứ tư họ dẫn chúng tôi đi thăm vài nơi (mấy anh chàng Trung Cộng nói tiếng Bắc, bảo là dẫn chúng tôi đi tham quan). Đầu tiên thăm một Bệnh viện rồi thăm mấy hợp tác xã. Tôi để ý, hầu như tất cả các nơi gọi là Trụ Sở Hợp Tác Xã đều là những ngôi chùa xưa kia, bởi vì kiểu dáng là chùa, chữ đắp trên tường tuy bị đục bỏ hết nhưng vẫn còn dấu tích rõ ràng, điều đó cho thấy tín ngưỡng đã bị đè bẹp tại nước Cộng Sản đông dân nhất thế giới này!
Sau khi thăm các hợp tác xã, họ dẫn đi thăm nhà máy cơ khí. Tại đây họ giới thiệu là nơi đúc các khẩu Thượng liên và súng AK, sau đó lại dẫn đi xem nhà máy làm xe đạp, gọi là xe đạp Hồng Kỳ thì phải, rồi thăm một vài cư xá của công nhân. Tôi có hỏi một công nhân, lương hàng tháng được bao nhiêu, thì người công nhân nói được trên 100 Nhân dân tệ, trong lúc đó chiếc xe đạp Hồng Kỳ trị giá 130 Nhân dân tệ, cho ta thấy mức sống của một công nhân trong chế độ Cộng Sản Trung Quốc như thế nào.

Trao trả tù binh
    Tôi còn nhớ hôm đó là thứ Bảy, có lẽ ngày 16, 17 tháng 2 năm 1974, sau khi cho chúng tôi ăn uống xong, họ tập trung lại và tuyên bố sẽ trả chúng tôi về Việt Nam. Họ phát cho mỗi người một bộ quần áo màu xanh và cái mũ mà anh em chúng tôi gọi đùa là cái bánh tiêu. Một tên cán bộ hỏi tôi muốn về miền nào, Bắc hay Nam Việt Nam. Tôi trả lời: “Chúng tôi là người Việt Nam, Bắc hay Nam đều là tổ quốc tôi, nhưng hiện tại hai miền có hai thể chế khác nhau, tôi không chấp nhận chế độ của miền Bắc, tôi yêu cầu trả chúng tôi về miền Nam”.

Họ đưa chúng tôi từ huyện Hoàng Hóa về thành phố Quảng Châu, đường dài hơn 40 cây số, rồi lại từ Quảng Châu đưa ra Tô Giới tức là Thẩm Quyến để trao trả chúng tôi tại Hồng Kông.
    Ngay khi chúng tôi bước qua lằn ranh từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông, người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Tổng Lãnh Sự VNCH tại Hồng Kông. Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi và cho người mang đến cho tất cả anh em chúng tôi mỗi người một bộ quần áo dân sự mới toanh. Khi lên xe buýt ra phi trường Khải Đức, chúng tôi vứt bỏ lại trên xe bộ quần áo xanh do Trung Cộng cấp phát và thay đồ dân sự.

 Gặp mặt vợ con tại phi trường Tân Sơn Nhất, Thiếu Ta Hồng được Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh tiếp đón.

Ra đến phi trường, chúng tôi hết sức xúc động thấy Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh Phó Hải Quân và một sĩ quan cao cấp bên Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (tôi không nhớ tên) đến đón. Vị này mang cho chúng tôi quân phục đầy đủ, ai binh chủng gì thì mặc quân phục binh chủng đó, ông còn mang cho tôi cặp lon Thiếu tá nữa. Chúng tôi lại thay đồ dân sự và mặc quân phục về nước. Chính phủ VNCH thuê nguyên một chuyến Boeing 727 của Hàng Không Việt Nam qua Hồng Kông đón chúng tôi trở về sau một tháng bị Trung Cộng bắt làm tù binh.
Về đến phi trường Tân Sơn Nhất, ngoài thân nhân, chúng tôi còn được đại diện các cơ quan chính phủ và quân đội đón tiếp, choàng vòng hoa và đưa về trại an dưỡng Lê Văn Duyệt để nghỉ ngơi. Câu chuyện bí ẩn trận Hoàng Sa và cuộc đời tù binh của tôi kết thúc.

***


Trước khi chia tay với Thiếu tá Phạm Văn Hồng, chúng tôi xin phỏng vấn ông thêm mấy câu.
Viễn Đông: Sau khi miền Nam rơi vào tay Việt Cộng, lúc đó Thiếu tá đang ở đâu?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Tôi phục vụ tại Đà Nẵng, và Đà Nẵng bị bỏ ngỏ ngày 29-3-1975, ngày 5-4-1975, tôi bị bắt ngay đưa vào trại tù gọi là cải tạo.
Viễn Đông: Thiếu tá bị giam giữ đến ngày nào thì được thả về?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Việt Cộng thả tôi vào tháng 2 năm 1982.
Viễn Đông: Trong thời gian bị tù, cán bộ Việt Cộng có tra vấn gì về vụ Hoàng Sa cũng như thời gian Thiếu tá bị bắt làm tù binh ở Trung Cộng?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Không những bọn cán bộ mà ngay cả rất nhiều anh em cùng cảnh ngộ như tôi đều hỏi vụ này, đến nỗi tên tôi được anh em gọi là “Hồng Hoàng Sa”. Một hôm trong buổi gọi là “tọa đàm” anh em có nêu vấn đề Hoàng Sa ra hỏi tên cán bộ cao cấp từ Trung Ương đến chủ tọa; tên này ấp úng và sau một phút suy nghĩ hắn nói: “Chuyện Hoàng Sa, Đảng và nhà nước ta đã có hướng giải quyết cụ thể và đã giải thích trên báo Quân Đội Nhân Dân số… ngày…” rồi y chuyển qua đề tài khác ngay.
Viễn Đông: Khi được về với gia đình, Thiếu tá làm gì, ở đâu cho đến khi sang định cư tại Hoa Kỳ?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Khi ra khỏi tù, tôi không về trình diện, tôi trốn lên Sài Gòn và tìm cách vượt biên. Tôi vượt biên tổng cộng 25 lần không thoát, ba lần bị bắt vào tù tiếp. Sau đó tôi trốn sang Campuchia, ghi tên giả làm Việt kiều yêu nước, mục đích để tránh theo dõi. Khi bộ đội Việt Cộng rút về nước năm 1990, tôi xin được giấy Chứng nhận là Việt Kiều yêu nước do tòa Đại sứ Việt Cộng ở Campuchia cấp, thế là tôi về nước an toàn và cho tạm trú tại Sài Gòn. Tôi lén gửi hồ sơ sang Bangkok, Thái Lan. Đến khi có lệnh nộp hồ sơ đi Mỹ theo diện HO, tôi được xếp vào danh sách HO 39 nhưng khi họ đối chiếu với hồ sơ tôi nộp lén ở Bangkok, thấy khớp nhau nên họ đôn lên HO 29 và gia đình tôi qua Mỹ vào năm 1995.
Viễn Đông: Qua sự kiện Hoàng Sa, Thiếu tá muốn nói thêm điều gì còn trăn trở chưa nói ra được?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Chuyện dĩ vãng đã đi vào lịch sử, nhiều người đã kể lại trận chiến Hoàng Sa với đầy đủ chi tiết, và chúng ta sẽ còn nghe nhiều lần khác nữa, vẫn không thừa, vì đó là những điều chúng ta cần nói để vinh danh các chiến sĩ Quân Lực VNCH, đặc biệt binh chủng Hải Quân, để các thế hệ con em chúng ta biết về cha ông của chúng đã không hổ thẹn với tiền nhân, với Quang Trung – Nguyễn Huệ… Tôi không thuộc binh chủng Địa Phương Quân nhưng có một điều tôi mong ước, đó là khi vinh danh các anh hùng gìn giữ bờ cõi tổ quốc, chúng ta đừng quên các chiến sĩ Địa Phương Quân cũng như các anh em chuyên viên Khí Tượng, họ đã đóng góp phần mình vào việc gìn giữ một phần hải đảo thiêng liêng của tổ quốc, họ đáng được tổ quốc ghi công bên cạnh tất cả các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã vị quốc vong thân.

Nguồn Viễn Đông

 

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ. 

 

 The

 

Links

HQVNCH.net 

Hoàng sa Paracel


Đôi Mắt Hạt Nhãn – Trần Như Xuyên

Phù hiệu Sư Đoàn 25 Bộ Binh – Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
***
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em gái nhỏ miền xuôi, hỡi ôi, hỡi ôi…
Thơ Hữu Loan (Màu Tím Hoa Sim)
Bài đọc suy gẫm:  Đôi Mắt Hạt Nhãn tức “Mai” của tác giả Trần Như Xuyên. Hình ảnh chỉ có tính cách minh họa. 
M A I – Trần Như Xuyên
Năm 1969, Tiểu Đoàn tôi đang hành quân chung quanh Bến Lức thì được lệnh di chuyển về Đức Hòa, một quận nhỏ thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, về Đức Hòa để bảo vệ Bộ Tư Lệnh SĐ25 đang đóng ở đây. Hậu Nghĩa có lẽ là một tỉnh nhỏ nhất của miền Nam, nguyên nó là 1 xã của Đức Hòa hay Đức Huệ gì đó, vì tính cách chiến lược, ông Ngô Đình Diệm lập nên tỉnh này.

Rời khỏi Bến Lức với con sông Vàm Cỏ Đông lòng tôi bùi ngùi, nửa năm ở đây, thường các cuộc hành quân là ủi bãi cùng với Hải Quân , VC hai bên bờ như rươi, con sông chạy dài tới tận Tây Ninh, mỗi lần tầu đi, chúng phục 2 bên bờ bắn B40 như pháo bông, 4 ngày cuối cùng trước khi về Đức Hòa thì Thiếu Úy Hạnh, khóa 18 TĐ, Đại Đội phó của ĐĐ tôi hy sinh, tầu bị phục kích, khi bị bắn, tầu ủi bãi, Hạnh xua quân xông lên, vài phút sau tin báo Hạnh trúng đạn chết.

Tới Đức Hòa, TĐ được phân công phòng thủ quanh vòng đai ngoài của bộ chỉ huy SĐ, Đại Đội tôi được chỉ định đóng tại Bình Hữu, tung các điểm phục kích chặn những đường tiến sát địch có thể xâm nhập vào Bộ TL, Bình Hữu là một xã nhỏ, nằm trên đường đi lên Đức Huệ, con đường Bình Hữu nhỏ, ngắn, được 3,4 chục căn nhà, Ban Chỉ huy Đại Đội tối đóng quanh quẩn trong mấy ngôi nhà đó, các trung đội vừa có toán phục kích, vừa bảo vệ ĐĐ, thỉnh thoảng hành quân nhảy trực thăng, thường là nhẩy xuống mật khu Lý văn Mạnh hoặc xa hơn nơi biên giới Đức Huệ, Lý Văn Mạnh là một khu dinh điền thời TT Ngô Đình Diệm, nay bỏ hoang đã lâu, VC bám trụ ở đây, thỉnh thoảng tập trung tấn công các đồn bót của ĐPQ, NQ, chúng bám trụ nơi này để giữ đường giao liên từ Long An, qua Đức Huệ để tới Kampuchia.

Chiều hôm đó, sau cuộc hành quân tảo thanh về, thay quần áo xong thì Xuân, Trung Úy, bạn cùng khóa 21 VB, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 cùng TĐ đóng ở Bình Tả gần đó lái xe jeep qua, rủ đi uống cà phê, có cái quán nhỏ xế chỗ tôi đóng quân, bước vào, quán đã sẵn mấy anh Thiếu úy pilot trẻ lái trực thăng đang ốn ào, huyên thuyên, Xuân không kêu cà phê nữa, nó gọi bia nhậu với cá lóc nướng, mấy hôm sau tôi mới hiểu vì sao các anh chàng pilot trẻ này cứ lượn ra lượn vào ở cái quán cà phê này.

Cũng tội nghiệp bà chủ quán tên là Dì Năm, khoảng 50 tuổi, có tụi tôi trong quán, lính không dám vào, quán bị ế, cả mấy anh pilot thấy 2 ông Trung Úy trẻ, tác phong rõ ràng là dân tác chiến chứ không phải SQ của bộ Tư Lệnh, ngồi tì tì với bia thì chút sau cũng phú lỉnh, tôi gọi máy kêu 2 Trung đội trưởng của ĐĐ lên nhậu, lúc sau ngà ngà, nói chuyện với Xuân về Hạnh mới bỏ mình bên bờ Vàm Cỏ, tôi muốn khóc, ôm chai bia đứng dậy loạng quạng bước theo bước tango : đời tôi quân nhân, chút tình riêng gửi núi sông…đời lính, biết bao nhiêu lần say ? mà có phải chỉ có chút tình riêng gửi núi sông đâu, SQ/VB là gửi cả cuộc đời cho núi sông ấy chứ, như thằng Hạnh chẳng hạn, gửi cả cuộc đời cho núi sông khi còn quá trẻ, mới ngoài hai mươi chứ mấy, thế là xong hết. Trong lúc ngật ngưỡng ôm chai bia, tôi bắt gặp một cặp mắt đen láy nhìn tôi qua cái rèm cửa sổ thông với buồng trong, tôi khựng lại nhìn đôi mắt ấy, chiếc rèm khép vội lại, đôi mắt mất hút. Tôi lẩm bẩm : ê, nhìn trộm hả, rồi nhún vai : 
 

em là gái trong song cửa
anh là mây bốn phương trời
anh theo cánh gió chơi vơi
em vẫn nằm trong nhung lụa

( Một mùa đông : Lưu trọng Lư )
 

đúng rồi, anh là mây bốn phương trời, vấn vương chi với những đôi mắt, nhất là mắt đàn bà con gái, tôi nói lớn hỏi Sơn : Ê Xuân, đàn bà con gái làm bận rộn mình quá hả, quẳng hết đi phải không mày, Xuân gục đầu ầm ừ: quẳng gì thì quẳng nó vẫn bám cứng chân mình như thường, quả thực thằng Sơn này vướng nhiều đàn bà quá, khi làm tới Quận trưởng, lính gác quận đường canh VC thì ít mà canh đàn bà thì nhiều, nhưng thôi nó cũng xứng đáng, bị thương 3,4 lần, bay mất một mắt thành độc nhỡn như Moshe Dayan, tôi liền cánh, liền cành với nó từ ngày ra trường tới mãi 1973 khi nó làm QT, mà nào có dứt ra được đâu, thỉnh thoảng nó vẫn kêu lên SĐ xin TĐ tôi biệt phái bảo vệ Quận nó để 2 thằng bù khú.

Trở lại với Bình Hữu, Đức Hòa, cũng một buổi chiều rảnh rỗi Sơn lại kiếm tôi rủ uống cà phê, lần này thì uống cà phê thực sự, tôi và Sơn không phải là những người nát rượu, thỉnh thoảng nổi hứng hay buồn quá mới uống, khoảng chiều, một cô gái nhỏ nhắn, mặc áo dài trắng nữ sinh, loại áo dài mà tôi thích nhất trong các kiểu áo dài, người con gái ôm cặp trước ngực, bước vô quán, nàng chào hai đứa tôi, tay vuốt mái tóc xõa trên trán, ánh mắt lướt nhanh qua nhưng tôi cũng kịp ngờ ngợ : đôi mắt này, phải rồi, đôi mắt tối nọ nhìn trộm mình đây mà! Cô gái bước vô trong còn ngoái lại nhìn tôi, môi mím lại như muốn cười nhưng không dám cười, tôi cũng toét miệng ra gật đầu, cô ta dáng dấp nhỏ bé, có lẽ bé thật, tóc ngang vai, khoảng 16,17 chứ mấy, với tôi thế là quá bé dù tôi cũng chưa già là bao, mới hơn 20 chứ bao nhiêu, ôi thôi, mà lẩn thẩn chi vậy, chuyện gì nữa đây, chắc cô ta thấy tôi tối đó ngồ ngộ hoặc chưa bao giờ thấy một người say ôm chai bia loạng quạng nhẩy ?

Xuân đá đá chân tôi : ôi chao phí của, mày ở đây, địa phương mày mà không quen cô bé này thật là phí của, tao ra lệnh cho mày, 10 ngày nữa mày phải ôm cô bé trong tay, thôi, ôm thì vội quá, mày phải nắm được tay cô ta và nói nàng hãy bảo mấy anh lái trực thăng kia đi chỗ khác chơi, mày không làm được thì không đáng là Sĩ quan Võ Bị, rõ chưa.

Rồi tôi cũng biết, nàng tên Mai, một mẹ một con, ông bố có bà hai đi đâu mất tiêu, bà Năm, mẹ của Mai mở quán cà phê, lợi tức cũng đủ cho hai mẹ con đắp đỗi qua ngày, hình như tôi cũng đang bị điều tra, thằng tà loọc nói dì Năm hỏi về trung Úy nhiều lắm, tôi cũng không để ý, lời Xuân khích bác tôi cũng không để ý, những cuộc hành quân liên miên làm không có thì giờ nhiều, ưu tiên lo lắng an toàn cho đơn vị, mỗi lần chạm địch có người chết, tim tôi cứ thắt lại khi thấy những người vợ lính lên tìm chồng, vành khăn tang trắng, đứa bé còn bồng trên tay. SĐ quần tụi tôi như cái mền rách vì an ninh của BTL, từ ngày về đây, chỉ có đụng chạm nho nhỏ, SĐ chưa một lần bị pháo kích.

Thường mỗi tối, khu vực ĐĐ tôi phụ trách đường phố giới nghiêm, chẳng cần thông báo, tối là mọi người ở trong nhà, Ban CH/ ĐĐ đóng xéo với quán cà phê Dì Năm, một tối, tôi lững thững sang đó uống cà phê, chẳng có mục đích gì với lời nói của Xuân, Mai ngồi nơi quầy, nàng cầm cuốn tập trong tay, tôi gọi ly cà phê sữa đá rồi hỏi :

– Mai siêng thế này chắc học giỏi lắm hả?

lần đầu tiên đối diện cô ta và cũng lần đầu tiên trò chuyện mà tôi nói tỉnh bơ làm như đã biết nhau lâu lắm. Mai tròn mắt nhìn khi thấy tôi gọi đúng phóc tên nàng :

– Đâu có, quá dốt là đằng khác, sao Tr/U biết tên Mai ?

– Ồ, tôi biết Mai từ buổi tối Mai nhìn tôi qua cái cửa sổ kia kìa, tối đó chắc tôi say làm Mai buồn cười lắm hả ?

– Ôm chai bia mà cứ tưởng là ôm cô nào thì không biết có thể gọi là buồn cười hay không !

Hay, cô này biết nói chuyện đây dù tuổi còn nhỏ, mới 17 và đang học ở Trung Học Quận, có lẽ Tam, Tứ gì đó.


Cũng một tối khác sang chơi, Mai hỏi tôi giải giúp một bài toán phương trình bậc 2, tôi hỏi về toán, cô ta chẳng biết gì cả, dốt toán quá, tôi giảng cho Mai – giảng mấy lần mà vẫn chưa hiểu, tôi buột miệng:

– dốt quá thế này

Mai sửng cồ:

– thì Mai đã nói Mai dốt rồi mà, chê người ta mai mốt qua uống cà phê em bỏ muối vô cho xem

– có bỏ muối cũng không giỏi toán hơn được, chịu khó làm bài tập nhiều vào, và muốn thật giỏi hơn, phải hối lộ thầy.

– Tr/U muốn Mai hối lộ gì ?

– hối lộ gì sẽ cho biết sau nhưng trước hết không được gọi tôi là Tr/U nữa, cô có phải là lính của tôi đâu.

Hai tuần sau, Xuân hỏi :

– tình hình đến đâu rồi, đã nắm tay cô ta chưa, sao mày ụt quá vậy.

Tôi trả lời:

– tao chưa nắm được tay nàng nhưng nàng nắm tay tao thì sao ?

Xuân trợn mắt :

– thật không ? vậy là mày vượt quá chỉ tiêu rồi còn gì, sao có chuyện ngược đời vậy ?

Chẳng có gì là ngược đời và sao lại không thật, chỉ tình cờ thôi, tối đó khi giải cùng Mai bài toán xong, tôi về, chợt Mai nắm tay tôi :

– em còn một câu toán nữa quên hỏi anh.
 Cái nắm tay đó rất tự nhiên, rất thật thà của cô gái mới lớn nhưng không hiểu sao tôi lại không nhận ra cái thật thà đó, tôi nghịch ngợm biến sự thật thà đó thành điều có ý nghĩa hơn, tôi im lặng không nói gì nhìn Mai, sự im lặng của tôi làm Mai bối rối, chút sau nhận ra, nàng rụt tay về nhưng tôi giữ chặt lại, được một lúc, bàn tay không còn có vẻ muốn rút về nữa, hình như nó muốn được nằm yên như vậy, tay Mai mềm đi trong tay tôi và tôi biết trái tim nàng cũng đang mềm đi, 17 tuổi rồi, không lẽ không biết rung động là gì sao, còn tôi thì tỉnh táo như con sói nhìn con cừu, hai tay tôi nắm tay Mai, giờ mới thấy được tay Mai run run, sau này có nhiều bàn tay cũng run run trong tay tôi nhưng những bàn tay đó có sự xúc động khác, không tinh khiết như cô học trò nhỏ này, vậy là vấn vương rồi ư.
Một lần hành quân về, nhẩy trực thăng, người đầy sình, tắm rửa xong thì lính nói Dì năm kêu Tr/ U sang ăn cháo, vừa đói vừa lạnh, có tô cháo gà nóng, tỉnh cả người, vừa ăn tôi vừa nghĩ : vậy là sâu đậm rồi đây. Mai dốt toán nhưng lại giỏi văn chương, cứ tưởng cô học trò nhỏ ở cái quận đèo heo hút gió này thì biết gì nhưng Mai hiểu khá nhiều về thơ văn, cách nói chuyện cũng khéo léo, một lần nói về ý nghĩ này, Mai lại sửng cồ : đèo heo hút gió cái gì, từ đây về SG có 1, 2 tiếng đồng hồ chứ mấy, không được coi thường người ta ạ. Một tối, sau khi dậy Mai học, lúc về, Mai chợt đứng phắt dậy ôm lấy tôi, ô hay, tối nay sao bạo thế này, nàng thì thầm :

– hôm nay em được 18 tuổi rồi, mừng sinh nhật em đi

cách bày tỏ này là tự nhiên hay sắp đặt trước ? thây kệ, tôi ôm Mai đặt lên trán nàng nụ hôn :

– mừng em được 18, với anh, em vẫn là cô học trò bé nhỏ, còn anh vẫn là mây bốn phương trời, quen lính khổ lắm nghe em, để ý đến anh hồi nào vậy ?

– Thì cái tối anh uống bia say đó, anh và ông Tr/U Sơn nhắc về một người nào mới chết, em thấy anh buồn, rồi anh ôm chai bia nghêu ngao hát, trông anh lúc ấy thật tội nghiệp, hôm nay em 18, đến tuổi đi bầu rồi, có quyền công dân rồi, không được coi em như con nít nữa, mọi lần nói chuyện với anh, em thấy anh như chẳng để ý gì lời em cả, lúc nào cũng coi em như con nít, này anh, có phải ông Nguyên Sa yêu bà ấy lúc bà mới 13 phải không, anh trễ hơn ông ta 5 năm rồi đấy.

– Vậy ư, 13 nhỏ quá, em biết Phạm Thiên Thư chứ, thuộc thơ như em hẳn phải biết ông này, tà áo trắng mỗi chiều em học về, anh đứng nhìn lơ mơ thấy em là cô Hoàng thị Ngọ: em tan trường về, anh theo Ngọ về…Mai ngắt ngang : anh mà theo ai, anh chẳng theo mà cũng làm chết người ta đây này.

Thế ra tôi đóng ở đây cũng khá lâu mà không biết, Mai đã được18 rồi đấy. Mấy ngày sau sinh nhật Mai, ĐĐ tôi được lệnh chuyển lên Đức Huệ, hành quân chung với một ĐĐ của SĐ 9 Mỹ, hôm lên xe di chuyển, tôi thấy ánh mắt ấy khuất sau cánh cửa quán cà phê nhìn theo, chắc có ngấn lệ, đã nói rồi mà, anh là mây bốn phương trời, yêu lính khổ lắm, u uẩn chiều ly biệt như thơ Quang Dũng. Tới Đức Huệ, BCH/ ĐĐ tôi đóng chung với BCH/ĐĐ Mỹ trong nhà máy đường Hiệp Hòa, nhà máy đồ sộ to lớn cao sừng sững, đã lâu nhà máy không còn hoạt động vì chiến tranh, máy móc còn nhưng cũng không biết ai đã gỡ đi một ít. Thời gian phối hợp ở đây, tôi mới thấy cách tổ chức của quân đội Mỹ quá lớn, Tiểu Đoàn Trưởng có trực thăng riêng, ĐĐT Mỹ thì như TĐT của VN, họ cho các Trung đội hành quân riêng lẻ, ĐĐT ngồi một chỗ chỉ huy thành ra tôi cho các Trung đội phối hợp với Mỹ, không phải lội theo, một lần chạm địch, tôi dẫn Trung đội trừ bị vượt sông Vàm Cỏ tiếp ứng, đi chung với Mỹ nên họ gọi pháo binh, Cobra, các phản lực rất nhanh, còn ta hành quân pháo binh thì có nhanh nhưng các phương tiện yểm trợ khác thì chậm, có người bị thương, họ kêu Medevac có ngay. Đức Huệ gần biên giới Kampuchia nên VC nơi đây khá nhiều nhưng với phương tiện dồi dào của Mỹ, chúng không thể tập trung đông vì pháo binh Mỹ bắn suốt ngày, hơi có chút nghi ngờ là máy bay bay lên dội bom ngay, một lần hành quân mở rộng lục soát, ban chỉ huy ĐĐ tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc vì mìn bẫy, người lính mang máy đá phải sợi dây căng mìn của VC, may mà chỉ có hạt nổ kích hỏa, còn trái 155 nằm chình ình như con heo dấu dưới lớp cỏ, trái pháo bị lép, nếu không, mấy thầy trò chỉ còn cách hốt xương vô poncho.

Một hôm đang ngồi nghiên cứu bản đồ khu vực hành quân ngày mai thì viên ĐĐT Mỹ kêu tôi:

– ra đây tao chỉ cho coi cái này

hắn dẫn tôi xuống dưới gần cái giếng, chỉ vào một người lính của ĐĐ tôi đang loay hoay cạo lông cái lỗ tai heo, lỗ tai còn bám đầy đất cáu bẩn, lông lá tua tủa. Hắn nói :

– lính mày ăn cái gì mà dơ quá vậy, bộ C Ration không đủ cho tụi mày à ?

Tôi mắc cở đỏ mặt, cái lỗ tai heo đó là do chính tôi sáng nay nói với anh chàng đầu bếp nấu ăn là ra chợ Đức Huệ kiếm cái lỗ tai heo, tao thèm chấm mắm nêm với chuối chát quá, cũng may, chiều đó trong chuyến tiếp tế, Mai ghé hậu cứ gửi cho tôi một cạp lồng cháo gà, cái lỗ tai heo, tôi cho người lính nấu ăn, tôi thấy họ bàn tán với nhau đi mua xị đế. Gần 1 tháng hành quân chung với ĐĐ Mỹ, ĐĐ tôi trở nên “giầu có “ lựu đạn, claymore, khói mầu…dư giả.

Sau một tháng ở đây, ĐĐ trở về mái nhà xưa, TĐ tôi vẫn còn nhiệm vụ bảo vệ BTL/SĐ, vì thông thuộc địa thế, tôi vẫn trông giữ Bình Hữu, đôi mắt đen như hạt nhãn đón tôi trong reo cười, trong tôi cũng có bâng khuâng rộn ràng , chiều đó lại có cháo gà. Tối tối tôi thường sang Mai, nàng không còn hỏi tôi nhiều về toán nữa, chuyện giờ là những nhớ nhung của những ngày xa cách, khi nói chuyện, Mai thường hay nắm tay tôi, tôi hỏi:

– nắm tay anh hoài không chán ư ?

– không, em vẫn có linh cảm rồi anh sẽ bỏ đây đi xa, giữ được anh lúc nào hay lúc đó, không anh lại bỏ đi

– thì anh vẫn nói với em rồi mà, anh là mây bốn phương trời, anh theo cánh gió chơi vơi, lính tác chiến chứ có phải lính Phủ Tổng Thống đâu.

– không, đừng làm mây bốn phương trời, hãy là những áng mây che phủ ngọn núi gì mà anh hay kể em nghe đó, ừ, đúng rồi, ngọn núi Lâm Viên nơi hồi xưa anh học ở Đà Lạt, những ngày mùa đông, mây tụ trên đỉnh núi, anh hãy như những áng mây đó, tung bay bốn phương trời làm chi, ở đây với em, tình yêu làm người ta ích kỷ, em biết ước muốn của em mong manh như những sợi tơ trời, tơ trời chỉ giữ được con ruồi, con muỗi, làm sao giữ được chân anh, em sợ ngày đó quá anh ạ .

Có níu kéo cũng không thể được đâu, đã nói rồi mà, thôi chào em, chào người con gái bé bỏng tội nghiệp, anh cũng đâu có muốn bỏ đi, nhưng lính mà em. Ít lâu sau, TĐ tôi di chuyển lên Tây Ninh, lần ra đi này tôi nghĩ khó có dịp quay lại Đức Hòa vì nơi sắp đến là nơi mịt mù khói lửa, không có những tối yên bình để chúng ta ngồi bên nhau, tình hình chiến sự biên giới có vẻ sôi động, sau thời gian dài Sihanouk cho VC sử dụng đất Kampuchia sát Việt Nam làm nơi chứa quân và vật dụng chiến tranh để tấn công miền Nam, trước đây, khi truy kích VC mà lỡ xâm phạm biên giới, Sihanouk làm rùm beng, đưa vấn đề ra LHQ, giờ ông ta bị lật đổ, Lonol lên làm Thủ Tướng, Lonol thỏa thuận với chính phủ VNCH cho ta mở cuộc hành quân biên giới đánh đuổi VC, SĐ 25 là một thành phần của cuộc hành quân này cùng với Nhẩy Dù, TQLC, BĐQ…Quân Đoàn 3 dưới sự chỉ huy của vị Tướng lừng danh Đỗ Cao Trí, người Mỹ gọi ông là Patton của Mỹ, Patton là tướng Thiết Giáp mà Mỹ đã gọi ông ta là America’s greatest General, Tướng Trí không phải là Tướng Thiết Giáp nhưng trong các cuộc hành quân ở Kampuchia, ông sử dụng TG rất tài tình trong nhị thức Bộ Binh Thiết Giáp, cuộc chiến ở Kampuchia đã tạo nên những vị Thiết Đoàn Trưởng nổi tiếng như Đại Tá Trần quang Khôi ( sau là chuẩn Tướng ), Đại Tá Quang, Đại Tá Đồng…Những vị Thiết Đoàn Trưởng này rất gần gụi với Tướng Trí vì ông luôn sử dụng họ phối hợp với bộ binh, tạo được nhiều chiến thắng vẻ vang, ngược lại Tướng Hoàng Xuân Lãm là Tướng Thiết Giáp nhưng trận Hạ Lào Lam Sơn 719, ông không sử dụng TG được như Tướng Trí.

 

 Một cuộc hành quân quy mô vào mật khu việt cộng với xe tăng M41 và trực thăng không yểm.
 


Tháng 3-1970, quân ta rầm rộ vượt qua biên giới sau khi có lệnh là lời hiệu triệu của TT nguyễn Văn Thiệu với toàn dân : Thưa quốc dân đồng bào, khi tôi đang nói những lời này cùng đồng bào thì Quân Đội ta vừa vượt qua biên giới Kampuchia để đánh đuổi quân CS xâm lược…
Lệnh xuất phát ban ra, từng cánh quân tràn qua biên giới, ĐĐ tôi được “cõng” bởi Chi Đoàn 2 Thiết Đoàn 10, Chi Đoàn Trưởng là Đ/U Nhuận, chưa vượt được bao xa thì chạm địch liền, không phải chỉ riêng cánh quân tôi mà hầu như suốt dọc biên giới, chỗ nào cũng chạm địch, chứng tỏ chúng ung dung ở đây đã lâu, xây dựng các cơ sở hậu cần vững chắc, quân ta với hỏa lực hùng hậu cùng sự yểm trợ của phi pháo, lúc này Hoa Kỳ vẫn còn yểm trợ ta nên các cánh quân tiến như chẻ tre, chiếm mục tiêu đầu, vượt qua cánh rừng chồi tới khoảng trống, tôi thấy trải dài theo biên giới ngút ngàn, khói lửa mù mịt, máy bay quần thảo tứ tung, mồ hôi trán đổ xuống mắt cay sè với cái nóng tháng 3, tôi nhận tin cánh quân bên cạnh, người bạn cùng khóa 21 VB của Trung Đoàn 49, Đại Đội Trưởng Nguyễn văn Bình vừa hy sinh, hồi trong trường, Bình chung ĐĐE với tôi, đạn nổ ròn rã từ các khẩu 12.7 của Thiết vận xa, đạn VC xé gió bay tới khiến tôi chẳng kịp bùi ngùi cho người bạn vừa nằm xuống, chiều các mục tiêu ấn định thanh toán xong, VC bỏ lại nhiều xác cùng vũ khí, tối quây tròn phòng thủ cùng với Chi Đoàn Thiết vận xa, nằm ngửa trên cái poncho bên cạnh hầm trú ẩn mới đào, người còn nguyên quần áo, hôi rình vì mồ hôi, cát bụi của cuộc quần thảo ngày hôm nay, người lính hỏa thực mang lại bịch gạo sấy với miếng thịt ba lát :
– ăn chút đi ông thầy, sáng tới giờ ông chưa ăn gì cả
chưa ăn gì mà có thấy đói đâu, chỉ khát nước, nhệu nhạo nhai vài ba miếng, nhớ tới Mai, ngước lên bầu trời, các vì sao lấp lánh, tôi thấy đôi mắt hạt nhãn như đang nhìn mình : chàng từ đi vào nơi gió cát, đêm trăng này nghỉ mát phương nao? nghỉ ở đâu ư Mai, anh đang trên vùng biên giới đó em, với mùi thuốc súng và mùi máu người. Em ạ, như anh nói rồi đấy, đời lính khổ lắm, yêu lính cũng khổ theo, chẳng biết rồi sẽ như thế nào, rất dễ dàng như Bình bạn anh hôm nay, với anh đã đành, phải chấp nhận và quen rồi, chỉ cầu xin em đủ nghị lực thôi.

Sau mấy tháng hành quân liên tục không ngừng nghỉ, tôi được thăng Đại Úy tại mặt trận, một ngày tháng 7-1970, TĐ tôi tách ra, hành quân chung với Thiết Đoàn 15 chiến xa, tiến vào vùng Mỏ Vẹt và chạm địch nặng tại đây, mục tiêu sát bìa rừng, một ngôi làng trải dài với hàng tre dầy kiên cố, 10 giờ sáng chạm địch, sau 2 lần xung phong không chiếm được mục tiêu, hầm hố địch rất kiên cố với đủ loại hỏa lực, ta bị cháy mất 2 chiếc M41, một số bị chết và bị thương của cả Thiết giáp và BB…

 Khoảng 3 giờ chiều, một chiếc trực thăng lượn vòng vòng rồi đáp xuống, tôi ở gần đó đang chuẩn bị dàn quân cho cuộc xung phong tới, nhẩy ra khỏi trực thăng là Tướng Trí và một người đàn bà người Âu, cả 2 mặc đồ dù, Tướng Trí đội cái mũ lưỡi trai mầu đen, ông thoăn thắt bước lên chiếc xe nơi tuyến đầu mà thỉnh thoảng VC vẫn cầm chừng bắn về phía ta ( chúng ta nên biết Tướng Trí rất bận rộn vì bao quát nhiều cánh quân của QĐ 3, hầu như đâu cũng chạm địch, với ông lúc đó chỉ là lệnh và lệnh + sự điều động và theo dõi các trận đánh. Ông đáp xuống đây chắc SQ Tham Mưu bay cùng ông báo cáo cánh quân này chạm nặng và chưa tiến lên được ), nhìn vào mục tiêu quan sát một hồi, tôi thấy ông ta cầm cái can gõ gõ lên cái nón sắt của Trung Tá Đồng, Thiết đoàn Trưởng Thiết Đoàn 15 :

– Đù mẻ, lên ngay nghe Đồng, cháy bao nhiêu xe tao cho bấy nhiêu, phải chiếm cho được mục tiêu trước tối nay nghe chưa.
 Trung Tướng Đỗ Cao Trí
 

Trung Tá Đồng đứng nghiêm chào Tướng Trí nhận lệnh, Thiết giáp và BB xốc lại hàng quân, máy bay của ta và Mỹ quần thảo gầm rú trút bom xuống mục tiêu, xong tới pháo binh, cuối cùng TG và BB căng hàng ngang nhất tề xung phong, ông Tướng 3 sao đứng ngay phía sau, cả Thiết Đoàn Trưởng và Tiều Đoàn Trưởng đều xông lên, địch còn bắn ra nhưng yếu đi nhiều, giờ thì liều, chết cũng phải xông lên chứ không còn lui được nữa, xe và Bộ Binh tràn như nước vỡ bờ, địch tung hầm bỏ chạy, ta chiếm được mục tiêu, có sự trả giá đắt, ĐĐ tôi, Ch/U Thái trung đội Trưởng hy sinh, Đại Úy Xuân, Đại Đội Trưởng ĐĐ2, bạn cùng khóa, người ra lệnh cho tôi 10 ngày phải nắm được tay Mai, bị thương nặng, Thiết giáp cháy thêm một xe và một số chết + bị thương, xác địch và vũ khí vương vãi khắp nơi, ngay lúc đó TĐT cho tôi biết Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh vùng 4 vừa tử nạn máy bay khi đang điều động Quân Đoàn 4 đánh qua biên giới, chiếc CNC của ông đụng phải chiếc Cobra của Mỹ, 2 phi công Mỹ và Ban Tham Mưu + Tướng Thanh, tất cả đều hy sinh.
 
 
 Tướng Đỗ Cao Trí (trái) Tướng Nguyễn Văn Hiếu (Giữa) và các cố vấn Hoa Kỳ.
 Có một điều thú vị và cảm động, trong một lần tiếp tế, tôi dặn Sĩ Quan chỉ huy hậu cứ mua cho cái bắp cải vì cứ ăn gạo sấy hoài, háo người quá, cái bắp cải có cộng với một cạp lồng cháo gà, viên HSQ hậu cứ theo chuyến trực thăng tiếp tế nói cô Mai lên tận Tây Ninh gửi cái này cho Đ/U, tôi gọi 3 Trung đội Trưởng sớt cho mỗi người ít cháo và mấy lá bắp cải, rau rửa qua loa vì nước rất quý, mọi người nhai ngấu nghiến, gạo sấy hoài, xót cả ruột.

TĐ tôi tạm rời vùng Mỏ Vẹt, tiến theo trục Quốc Lộ 1, đường lên Neak Luong, giữ đường cho TQLC hành quân đưa người Việt sống ở Kampuchia về, nhiều người Việt bị giết khoảng thời gian này, trong lần lục soát một ngôi làng ở vùng Kampong Trabek, vài người Tầu còn lại dẫn chúng tôi ra mấy cái giếng chỉ xuống cho coi, tôi thấy xương người, tóc tai, quần áo đầy dưới đó, họ nói trong làng có chục gia đình người Việt tất cả bị chặt đầu (cáp duồn) trong đó có nhiều trẻ con đều bị giết xô xuống giếng, thái độ lính trong ĐĐ thay đổi hẳn khi thấy điều này, tuy vẫn giữ kỷ luật nhưng đâu đó tôi thấy có sự xô đẩy và quát tháo mấy người Miên ở đây, tôi vội rút ĐĐ đi chỗ khác và ngăn chặn âm mưu của 3 Trung đội Trưởng, họ bàn với tôi là dàn dựng một cuộc chạm địch giả rồi nói: thẩm quyền xin pháo binh đi, tụi này tàn ác quá mà, tôi nói họ thôi, trong làng có đàn bà và trẻ con, không phải tất cả đều tàn ác – nếu không, với cuộc đụng trận giả, pháo binh sẽ làm không còn cái nhà nào đứng vững trong ngôi làng này.

Tôi được tin TĐ sẽ về lại Đức Hòa dưỡng quân, tin làm tôi thật vui, như vậy sẽ gặp lại Mai, xa nhau cũng mấy tháng rồi còn gì, tội nghiệp Mai, vò võ đợi chờ, còn tôi với bao bận rộn có thể quên đi được, trước khi về, ông Tiểu Đoàn Trưởng cho biết tôi có 2 ngày cho một Đại Đội lính Kampuchia( Lonnol ) theo tôi thực tập, hôm ra ngoài quốc lộ nhận ĐĐ này tôi mới tá hỏa, không phải 1 ĐĐ mà đông nghẹt tới 4,5 ĐĐ vì lính Kampuchia đi hành quân mang theo cả vợ con, gà vịt, nồi niêu soong chảo. Tối đóng quân, lính mình nằm vòng ngoài, đào hầm hố phòng thủ, họ nằm giữa còn nổi lửa nấu nướng linh tinh, tôi phải ra lệnh tắt hết lửa nhưng cũng vô ích, khuya trẻ con khóc, chó sủa, gà gáy…may là vùng này lúc đó tạm yên, giả như tối mà VC tấn công, tôi không biết lo toan sao với đám “lính” này. ĐĐT của lính Miên là 1 anh Tr/U Tầu lai, đeo 2 vạch vang trên cầu vai như quân đội Pháp, tay cầm bản đồ, địa bàn nhưng cầm cho lấy có, anh ta không biết cách sử dụng, cũng chẳng hiểu tốt nghiệp quân trường nào, nói chuyện với nhau phải dùng tiếng Pháp, may là suốt 7 năm Trung Học tôi chọn sinh ngữ 1 là Pháp nên cũng tạm hiểu nhau, họ nói tiếng Pháp rất thông thạo.

Cuối cùng chúng tôi cũng lên đoàn xe trở về Đức Hòa, có lẽ tại hậu cứ TĐ tôi vẫn còn ở đây dù SĐ đã chuyển về Cử Chi, tới nơi, Thiếu Úy Cư, ĐĐ phó nói với tôi : Đ/U cứ đi gặp chị Mai đi, để tôi sắp xếp ĐĐ cho. Tôi xuống xe jeep bước ngay vào nhà, Mai ôm chầm lấy tôi, nàng khóc chưa bao giờ tôi thấy khóc như vậy, lòng tôi cũng chùng xuống, mình cũng yêu Mai quá mất rồi, bắt đầu chỉ là tinh nghịch thôi, ai ngờ, người ta bảo đừng đùa với lửa mà. Ngày mai, tôi nhận sự vụ lệnh đi đơn vị mới : Đại Đội Trinh Sát, ở các đơn vị BB, hiếm có ĐĐT là Đ/U lắm nên việc tôi và Xuân chuyển làm nhiệm vụ khác cũng dễ hiểu. Xuân sau khi xuất viện đi làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 , tối đó là tối cuối còn ở Đức Hòa, tôi và Mai ngồi nói chuyện tới tận khuya, lúc đứng lên, Mai quấn chặt lấy tôi, có tiếng thút thít, thân thể con gái thơm tho ấm áp, mềm mại qua làn áo mỏng, khi thấy ánh mắt tôi nhìn nàng khẽ gật đầu, Mai run rẩy :

– em xin anh, hãy giữ gìn cho em, giữ gìn cho chúng ta, giữ gìn cho ngày hạnh phúc.

Tôi thở dài, tôi trân trọng Mai, giữ cho nàng, tôi biết nếu tôi muốn hơn nữa, Mai cũng chịu thua thôi, nàng đang mềm như sợi bún, không còn là chính nàng lúc này, tôi hối hả quay ra, tôi cũng không còn là chính tôi lúc này.
 
***
 
 

Về nắm ĐĐ Trinh sát, quanh quẩn suốt ngày với núi rừng, tuy nhiên cũng thường ở Hậu cứ sau những chuyến đi nguy hiểm, những lần như vậy. Tôi cho xe về đón Mai lên, bây giờ thì đã có toan tính về tương lai, về những hoạch định chính thức, trước đây cứ nghĩ lấy vợ sẽ là một người ở Sài Gòn, nhưng SG xa quá và ít có thời gian ở đây, mà con tim thì sao biết được, Mai có gì cho mình phải suy nghĩ đâu? trước mắt, nàng được tất cả, yêu mình nồng nàn, chuyện là do chai bia biết nhẩy tango, cũng buồn cười, có phải tôi xuất hiện đúng lúc và nỗi buồn “may mắn” của tôi cũng đúng lúc.

Năm 1972, chiến trường lại bùng lớn, ĐĐ Trinh Sát không còn len lỏi bờ bụi rình rập nữa mà trực diện đánh nhau với VC như một ĐĐ bộ binh, tôi và Xuân lại có duyên với nhau, tôi được tăng phái cho Xuân lúc này là TĐT/TĐ2, cuộc chiến rất khốc liệt, VC sử dụng nguyên một SĐ rải chốt từ Chơn Thành lên tới Bình Long, mục đích không cho ta dùng đường bộ tiếp tế cho An Lộc, cả tôi và Xuân đều thiệt hại nặng, thậm chí có lúc Trinh Sát hết cả Sĩ Quan mà phải để Trung sĩ coi trung đội, một lần nữa, Xuân lại bị thương vì pháo, mất mất một mắt, nó rất tiếu lâm :

– mỗi lần bị thương trước tiên tao sờ xem cái đó còn không, còn là tao yên tâm

Xuân lên Thiếu Tá và đi làm Quận Trưởng sau đó. Tôi nghĩ, giá Tướng Đỗ Cao Trí không bị “tai nạn” nổ trực thăng, có lẽ không có trận An Lộc này, Cục R của VC bị ông dí bắt, chiến trường ông mang ra xa khỏi miền Nam, ông làm chúng te tua, cái chết của ông lúc đó người ta chưa hiểu gì nhiều, cũng có suy nghĩ nào đó nhưng chưa rõ ràng, phải sau khi miền Nam rơi vào tay CS, lý do cái chết của ông ngày càng sáng tỏ hơn, bàn tay lông lá của Mỹ tạo ra sự việc này khi ông được điều động ra vùng 1 cứu nguy cho Lam Sơn 719. Đầu năm 1973, tôi rời Trinh Sát, về nắm Tiểu Đoàn 3/46, sau hiệp định Paris, tôi dẫn TĐ về bảo vệ Quận Dầu Tiếng, một quận nhỏ heo hút nằm sâu trong vùng đồn điền Michelin, ba phía trước mặt là mật khu, sau lưng là con sông, chỉ có chiếc cầu độc nhất nối liền với Quận Khiêm Hanh, có lần tôi tập họp Tiểu Đoàn nói chuyện cùng binh sĩ :

– nếu địch tấn công phải ráng mà đánh trả, đây không có đường rút, con sông đó lội qua được không hay chết đuối. Vị trí như thế này, tôi nhớ tới một Tướng nào trong chuyện Tam quốc Chí thì phải đã đóng quân dựa lưng vào cái chết như thế này, nhưng nhờ vậy mà binh sĩ phải dốc lòng chiến đấu, không còn đường nào khác.

Mai xuống xe ở Khiêm Hanh, chuyển qua chiếc xe đò vô Dầu Tiếng, Mai lên thăm không báo trước, nàng nghĩ thầm : thôi kệ, để anh ấy bất ngờ, mọi lần thì có xe đón Mai lên, hôm nay Mai cứ sao xuyến trong lòng, mấy cái thiệp cưới đã in xong, nàng muốn đưa lên ngay để : anh ấy kịp gửi mời bạn bè. Chiếc xe cũ kỹ mệt mỏi lăn trên con đường đất đỏ, dân Dầu Tiếng cũng không đông mấy nên chuyến xe cũng không đến nỗi chật chội, đường vô Dầu Tiếng là con đường độc đạo, 2 bên đã được phát quang mỗi bên 200m, khi chiếc xe còn cách ngã ba Đất Sét 3 trăm thước thì bỗng một loạt đạn vang lên từ trong bìa rừng, tiếp theo là một tràng dài nhắm vào chiếc xe, chiếc xe cũ kỹ rung lên, VC lén lút mò ra bắn cả vào xe đò dân chúng di chuyển, Mai thấy nhói ở ngực, một vệt máu loang trên chiếc áo dài trắng, chiếc áo dành cho chàng, một loạt đạn nữa vang lên, Mai giật nẩy người gục xuống, nàng thảng thốt kêu lên :

Anh ơi !

nàng thấy ánh sáng mờ dần, Mai còn thấy chiếc cạp lồng đựng cháo ngả xuống, nàng với tay muốn giữ nó lại nhưng bàn tay không đưa ra được nữa rồi, nó buông thõng xuống, mấy cái thiệp cưới Mai vẫn giữ trong tay rớt xuống sàn xe, nhiều tiếng người kêu khóc, một làn gió thổi tới, mấy tấm thiệp bay tung theo bụi đỏ.

Khi nghe tin, tôi lái xe hộc tốc ngay ra chỗ chiếc xe đò bị bắn, chiếc xe đầy vết máu và vết đạn, tôi nhặt được một cái thiệp còn lại trên xe, cầm cái thiệp, người tôi run lên, không, không phải, Mai không sao hết, em không sao hết, những người chết và bị thương người ta cho biết đã được chuyển về Bệnh Viện Tây Ninh, tôi hối tài xế chạy ngay lên đó, tới nơi, tôi xông vào, người y tá trực hỏi:

Thưa Thiếu Tá cần điều chi ?

Tôi nói về chiếc xe đò bị bắn ở giữa Khiêm Hanh và Dầu Tiếng

– Dạ, có 4 người chết và 6 người bị thương, mời Th/Tá theo tôi,

anh ta dẫn tôi vô một cái phòng, trên một cái bàn, tôi thấy Mai nằm đó, nàng nằm ngửa, 2 tay đặt trên ngực, chiếc áo dính đầy máu, tôi nấc lên nắm tay Mai :

– em ơi, Mai ơi, anh đây, cầm lấy tay anh

trong hốt hoảng tôi mong Mai sẽ cử động mà nắm lấy tay tôi, chớp chớp mắt khi nghe tiếng tôi nói, điều đó nghĩa là Mai chưa đến nỗi nào, hãy còn sự sống, nhưng bàn tay bất động và giá lạnh. Người y tá đến bên tôi :

Thưa Thiếu Tá, chị ấy đi rồi !

Nước mắt dàn dụa, tôi nhìn khuôn mặt ngây thơ của Mai, nàng như đang ngủ, tôi cúi hôn lên vầng trán, vuốt vuốt mài tóc rối bời vương bụi đỏ, tôi đặt lên tay nàng chiếc thiệp cưới tôi nhặt được trên xe : ôi hạnh phúc của em đây, một hạnh phúc nhỏ nhoi em đang ngụp lặn mà người ta nỡ nhẫn tâm cướp đi của em. Tôi gục xuống.

Người ta bảo rồi thời gian sẽ xóa nhòa hết nhưng cho mãi nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Mai nằm trên chiếc bàn ở bệnh viện Tây Ninh máu loang chiếc áo học trò, khuôn mặt ngây thơ không chút hận thù : tôi có làm gì nên tội mà sao cướp đi hạnh phúc tôi, tôi đi gặp người yêu dấu của tôi mà? sao không cho tôi hưởng hạnh phúc của ngày lấy chồng, tôi mới đặt chân vào thiên đường thì lại xô tôi ra ? – Hữu Loan còn có đồi sim để những lần hành quân nhớ về người vợ trẻ chết vùng quê xa, tôi cũng có những lần hành quân nhưng không có đồi sim đi qua mà nhớ về Mai, không còn đôi mắt hạt nhãn chờ đợi như trước, nhưng tôi vẫn còn Bình Hữu, còn căn nhà xưa đầy ắp kỷ niệm để quay về, tôi trở lại đây biết bao lần, ngôi mộ ở giữa vườn sau nhà, Mai nằm đó cô đơn, hai bên mộ, má Mai trồng mấy cây huệ trắng, trắng tinh khiết như mầu áo học trò nàng mặc khi xưa, lần nào tôi cũng đứng lặng hàng giờ trò chuyện cùng nàng, tội nghiệp em, người đi chinh chiến đầy hiểm nguy thì không sao, tội nghiệp em đang say sưa ngụp lặn trong hạnh phúc, đang hân hoan với cuộc đời mầu hồng. Trong căn nhà, cái bàn Mai thường ngồi học mỗi tối vẫn để nguyên vậy, cái khung ảnh có hình Mai 2 tay chống dưới cằm, ánh mắt nhìn tôi cười nghịch ngợm : thì đã nói người ta dốt mà, chê người ta mãi, em bỏ muối vô cà phê cho xem
 TRẦN NHƯ XUYÊN
( Trích : Đoạn Đường Chiến Binh )
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ. 

 The
 

Links:

Buồn Vui Đời Lính

 
 
 
 

Đôi Mắt Hạt Nhãn – Trần Như Xuyên

Phù hiệu Sư Đoàn 25 Bộ Binh – Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

***

Nhưng không chết người trai khói lửa

Mà chết người em gái nhỏ miền xuôi, hỡi ôi, hỡi ôi…

Thơ Hữu Loan (Màu Tím Hoa Sim)

Bài đọc suy gẫm:  Đôi Mắt Hạt Nhãn tức “Mai” của tác giả Trần Như Xuyên. Hình ảnh chỉ có tính cách minh họa.

 ****

M A ITrần Như Xuyên

Năm 1969, Tiểu Đoàn tôi đang hành quân chung quanh Bến Lức thì được lệnh di chuyển về Đức Hòa, một quận nhỏ thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, về Đức Hòa để bảo vệ Bộ Tư Lệnh SĐ25 đang đóng ở đây. Hậu Nghĩa có lẽ là một tỉnh nhỏ nhất của miền Nam, nguyên nó là 1 xã của Đức Hòa hay Đức Huệ gì đó, vì tính cách chiến lược, ông Ngô Đình Diệm lập nên tỉnh này.

Rời khỏi Bến Lức với con sông Vàm Cỏ Đông lòng tôi bùi ngùi, nửa năm ở đây, thường các cuộc hành quân là ủi bãi cùng với Hải Quân , VC hai bên bờ như rươi, con sông chạy dài tới tận Tây Ninh, mỗi lần tầu đi, chúng phục 2 bên bờ bắn B40 như pháo bông, 4 ngày cuối cùng trước khi về Đức Hòa thì Thiếu Úy Hạnh, khóa 18 TĐ, Đại Đội phó của ĐĐ tôi hy sinh, tầu bị phục kích, khi bị bắn, tầu ủi bãi, Hạnh xua quân xông lên, vài phút sau tin báo Hạnh trúng đạn chết.
Tới Đức Hòa, TĐ được phân công phòng thủ quanh vòng đai ngoài của bộ chỉ huy SĐ, Đại Đội tôi được chỉ định đóng tại Bình Hữu, tung các điểm phục kích chặn những đường tiến sát địch có thể xâm nhập vào Bộ TL, Bình Hữu là một xã nhỏ, nằm trên đường đi lên Đức Huệ, con đường Bình Hữu nhỏ, ngắn, được 3,4 chục căn nhà, Ban Chỉ huy Đại Đội tối đóng quanh quẩn trong mấy ngôi nhà đó, các trung đội vừa có toán phục kích, vừa bảo vệ ĐĐ, thỉnh thoảng hành quân nhảy trực thăng, thường là nhẩy xuống mật khu Lý văn Mạnh hoặc xa hơn nơi biên giới Đức Huệ, Lý Văn Mạnh là một khu dinh điền thời TT Ngô Đình Diệm, nay bỏ hoang đã lâu, VC bám trụ ở đây, thỉnh thoảng tập trung tấn công các đồn bót của ĐPQ, NQ, chúng bám trụ nơi này để giữ đường giao liên từ Long An, qua Đức Huệ để tới Kampuchia.
Chiều hôm đó, sau cuộc hành quân tảo thanh về, thay quần áo xong thì Xuân, Trung Úy, bạn cùng khóa 21 VB, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 cùng TĐ đóng ở Bình Tả gần đó lái xe jeep qua, rủ đi uống cà phê, có cái quán nhỏ xế chỗ tôi đóng quân, bước vào, quán đã sẵn mấy anh Thiếu úy pilot trẻ lái trực thăng đang ốn ào, huyên thuyên, Xuân không kêu cà phê nữa, nó gọi bia nhậu với cá lóc nướng, mấy hôm sau tôi mới hiểu vì sao các anh chàng pilot trẻ này cứ lượn ra lượn vào ở cái quán cà phê này.
Cũng tội nghiệp bà chủ quán tên là Dì Năm, khoảng 50 tuổi, có tụi tôi trong quán, lính không dám vào, quán bị ế, cả mấy anh pilot thấy 2 ông Trung Úy trẻ, tác phong rõ ràng là dân tác chiến chứ không phải SQ của bộ Tư Lệnh, ngồi tì tì với bia thì chút sau cũng phú lỉnh, tôi gọi máy kêu 2 Trung đội trưởng của ĐĐ lên nhậu, lúc sau ngà ngà, nói chuyện với Xuân về Hạnh mới bỏ mình bên bờ Vàm Cỏ, tôi muốn khóc, ôm chai bia đứng dậy loạng quạng bước theo bước tango : đời tôi quân nhân, chút tình riêng gửi núi sông…đời lính, biết bao nhiêu lần say ? mà có phải chỉ có chút tình riêng gửi núi sông đâu, SQ/VB là gửi cả cuộc đời cho núi sông ấy chứ, như thằng Hạnh chẳng hạn, gửi cả cuộc đời cho núi sông khi còn quá trẻ, mới ngoài hai mươi chứ mấy, thế là xong hết. Trong lúc ngật ngưỡng ôm chai bia, tôi bắt gặp một cặp mắt đen láy nhìn tôi qua cái rèm cửa sổ thông với buồng trong, tôi khựng lại nhìn đôi mắt ấy, chiếc rèm khép vội lại, đôi mắt mất hút. Tôi lẩm bẩm : ê, nhìn trộm hả, rồi nhún vai :
em là gái trong song cửa
anh là mây bốn phương trời
anh theo cánh gió chơi vơi
em vẫn nằm trong nhung lụa
(
Một mùa đông : Lưu trọng Lư)
đúng rồi, anh là mây bốn phương trời, vấn vương chi với những đôi mắt, nhất là mắt đàn bà con gái, tôi nói lớn hỏi Sơn : Ê Xuân, đàn bà con gái làm bận rộn mình quá hả, quẳng hết đi phải không mày, Xuân gục đầu ầm ừ: quẳng gì thì quẳng nó vẫn bám cứng chân mình như thường, quả thực thằng Sơn này vướng nhiều đàn bà quá, khi làm tới Quận trưởng, lính gác quận đường canh VC thì ít mà canh đàn bà thì nhiều, nhưng thôi nó cũng xứng đáng, bị thương 3,4 lần, bay mất một mắt thành độc nhỡn như Moshe Dayan, tôi liền cánh, liền cành với nó từ ngày ra trường tới mãi 1973 khi nó làm QT, mà nào có dứt ra được đâu, thỉnh thoảng nó vẫn kêu lên SĐ xin TĐ tôi biệt phái bảo vệ Quận nó để 2 thằng bù khú.
Trở lại với Bình Hữu, Đức Hòa, cũng một buổi chiều rảnh rỗi Sơn lại kiếm tôi rủ uống cà phê, lần này thì uống cà phê thực sự, tôi và Sơn không phải là những người nát rượu, thỉnh thoảng nổi hứng hay buồn quá mới uống, khoảng chiều, một cô gái nhỏ nhắn, mặc áo dài trắng nữ sinh, loại áo dài mà tôi thích nhất trong các kiểu áo dài, người con gái ôm cặp trước ngực, bước vô quán, nàng chào hai đứa tôi, tay vuốt mái tóc xõa trên trán, ánh mắt lướt nhanh qua nhưng tôi cũng kịp ngờ ngợ : đôi mắt này, phải rồi, đôi mắt tối nọ nhìn trộm mình đây mà! Cô gái bước vô trong còn ngoái lại nhìn tôi, môi mím lại như muốn cười nhưng không dám cười, tôi cũng toét miệng ra gật đầu, cô ta dáng dấp nhỏ bé, có lẽ bé thật, tóc ngang vai, khoảng 16,17 chứ mấy, với tôi thế là quá bé dù tôi cũng chưa già là bao, mới hơn 20 chứ bao nhiêu, ôi thôi, mà lẩn thẩn chi vậy, chuyện gì nữa đây, chắc cô ta thấy tôi tối đó ngồ ngộ hoặc chưa bao giờ thấy một người say ôm chai bia loạng quạng nhẩy ?
Xuân đá đá chân tôi : ôi chao phí của, mày ở đây, địa phương mày mà không quen cô bé này thật là phí của, tao ra lệnh cho mày, 10 ngày nữa mày phải ôm cô bé trong tay, thôi, ôm thì vội quá, mày phải nắm được tay cô ta và nói nàng hãy bảo mấy anh lái trực thăng kia đi chỗ khác chơi, mày không làm được thì không đáng là Sĩ quan Võ Bị, rõ chưa.
Rồi tôi cũng biết, nàng tên Mai, một mẹ một con, ông bố có bà hai đi đâu mất tiêu, bà Năm, mẹ của Mai mở quán cà phê, lợi tức cũng đủ cho hai mẹ con đắp đỗi qua ngày, hình như tôi cũng đang bị điều tra, thằng tà loọc nói dì Năm hỏi về trung Úy nhiều lắm, tôi cũng không để ý, lời Xuân khích bác tôi cũng không để ý, những cuộc hành quân liên miên làm không có thì giờ nhiều, ưu tiên lo lắng an toàn cho đơn vị, mỗi lần chạm địch có người chết, tim tôi cứ thắt lại khi thấy những người vợ lính lên tìm chồng, vành khăn tang trắng, đứa bé còn bồng trên tay. SĐ quần tụi tôi như cái mền rách vì an ninh của BTL, từ ngày về đây, chỉ có đụng chạm nho nhỏ, SĐ chưa một lần bị pháo kích.
Thường mỗi tối, khu vực ĐĐ tôi phụ trách đường phố giới nghiêm, chẳng cần thông báo, tối là mọi người ở trong nhà, Ban CH/ ĐĐ đóng xéo với quán cà phê Dì Năm, một tối, tôi lững thững sang đó uống cà phê, chẳng có mục đích gì với lời nói của Xuân, Mai ngồi nơi quầy, nàng cầm cuốn tập trong tay, tôi gọi ly cà phê sữa đá rồi hỏi :
– Mai siêng thế này chắc học giỏi lắm hả?
lần đầu tiên đối diện cô ta và cũng lần đầu tiên trò chuyện mà tôi nói tỉnh bơ làm như đã biết nhau lâu lắm. Mai tròn mắt nhìn khi thấy tôi gọi đúng phóc tên nàng :
– Đâu có, quá dốt là đằng khác, sao Tr/U biết tên Mai ?
– Ồ, tôi biết Mai từ buổi tối Mai nhìn tôi qua cái cửa sổ kia kìa, tối đó chắc tôi say làm Mai buồn cười lắm hả ?
– Ôm chai bia mà cứ tưởng là ôm cô nào thì không biết có thể gọi là buồn cười hay không !

Hay, cô này biết nói chuyện đây dù tuổi còn nhỏ, mới 17 và đang học ở Trung Học Quận, có lẽ Tam, Tứ gì đó.

Hình minh họa…

Cũng một tối khác sang chơi, Mai hỏi tôi giải giúp một bài toán phương trình bậc 2, tôi hỏi về toán, cô ta chẳng biết gì cả, dốt toán quá, tôi giảng cho Mai – giảng mấy lần mà vẫn chưa hiểu, tôi buột miệng:  – dốt quá thế này

Mai sửng cồ:
– thì Mai đã nói Mai dốt rồi mà, chê người ta mai mốt qua uống cà phê em bỏ muối vô cho xem
– có bỏ muối cũng không giỏi toán hơn được, chịu khó làm bài tập nhiều vào, và muốn thật giỏi hơn, phải hối lộ thầy.
– Tr/U muốn Mai hối lộ gì ?
– hối lộ gì sẽ cho biết sau nhưng trước hết không được gọi tôi là Tr/U nữa, cô có phải là lính của tôi đâu.
Hai tuần sau, Xuân hỏi :
– tình hình đến đâu rồi, đã nắm tay cô ta chưa, sao mày ụt quá vậy.
Tôi trả lời:
– tao chưa nắm được tay nàng nhưng nàng nắm tay tao thì sao ?
Xuân trợn mắt :
– thật không ? vậy là mày vượt quá chỉ tiêu rồi còn gì, sao có chuyện ngược đời vậy ?
Chẳng có gì là ngược đời và sao lại không thật, chỉ tình cờ thôi, tối đó khi giải cùng Mai bài toán xong, tôi về, chợt Mai nắm tay tôi :
– em còn một câu toán nữa quên hỏi anh.

Cái nắm tay đó rất tự nhiên, rất thật thà của cô gái mới lớn nhưng không hiểu sao tôi lại không nhận ra cái thật thà đó, tôi nghịch ngợm biến sự thật thà đó thành điều có ý nghĩa hơn, tôi im lặng không nói gì nhìn Mai, sự im lặng của tôi làm Mai bối rối, chút sau nhận ra, nàng rụt tay về nhưng tôi giữ chặt lại, được một lúc, bàn tay không còn có vẻ muốn rút về nữa, hình như nó muốn được nằm yên như vậy, tay Mai mềm đi trong tay tôi và tôi biết trái tim nàng cũng đang mềm đi, 17 tuổi rồi, không lẽ không biết rung động là gì sao, còn tôi thì tỉnh táo như con sói nhìn con cừu, hai tay tôi nắm tay Mai, giờ mới thấy được tay Mai run run, sau này có nhiều bàn tay cũng run run trong tay tôi nhưng những bàn tay đó có sự xúc động khác, không tinh khiết như cô học trò nhỏ này, vậy là vấn vương rồi ư.

Một lần hành quân về, nhẩy trực thăng, người đầy sình, tắm rửa xong thì lính nói Dì năm kêu Tr/U sang ăn cháo, vừa đói vừa lạnh, có tô cháo gà nóng, tỉnh cả người, vừa ăn tôi vừa nghĩ : vậy là sâu đậm rồi đây. Mai dốt toán nhưng lại giỏi văn chương, cứ tưởng cô học trò nhỏ ở cái quận đèo heo hút gió này thì biết gì nhưng Mai hiểu khá nhiều về thơ văn, cách nói chuyện cũng khéo léo, một lần nói về ý nghĩ này, Mai lại sửng cồ : đèo heo hút gió cái gì, từ đây về SG có 1, 2 tiếng đồng hồ chứ mấy, không được coi thường người ta ạ. Một tối, sau khi dậy Mai học, lúc về, Mai chợt đứng phắt dậy ôm lấy tôi, ô hay, tối nay sao bạo thế này, nàng thì thầm :
– Hôm nay em được 18 tuổi rồi, mừng sinh nhật em đi
cách bày tỏ này là tự nhiên hay sắp đặt trước ? thây kệ, tôi ôm Mai đặt lên trán nàng nụ hôn :
– Mừng em được 18, với anh, em vẫn là cô học trò bé nhỏ, còn anh vẫn là mây bốn phương trời, quen lính khổ lắm nghe em, để ý đến anh hồi nào vậy ?
– Thì cái tối anh uống bia say đó, anh và ông Tr/U Sơn nhắc về một người nào mới chết, em thấy anh buồn, rồi anh ôm chai bia nghêu ngao hát, trông anh lúc ấy thật tội nghiệp, hôm nay em 18, đến tuổi đi bầu rồi, có quyền công dân rồi, không được coi em như con nít nữa, mọi lần nói chuyện với anh, em thấy anh như chẳng để ý gì lời em cả, lúc nào cũng coi em như con nít, này anh, có phải ông Nguyên Sa yêu bà ấy lúc bà mới 13 phải không, anh trễ hơn ông ta 5 năm rồi đấy.
– Vậy ư, 13 nhỏ quá, em biết Phạm Thiên Thư chứ, thuộc thơ như em hẳn phải biết ông này, tà áo trắng mỗi chiều em học về, anh đứng nhìn lơ mơ thấy em là cô Hoàng thị Ngọ: em tan trường về, anh theo Ngọ về…Mai ngắt ngang : anh mà theo ai, anh chẳng theo mà cũng làm chết người ta đây này.

Thế ra tôi đóng ở đây cũng khá lâu mà không biết, Mai đã được 18 rồi đấy. Mấy ngày sau sinh nhật Mai, ĐĐ tôi được lệnh chuyển lên Đức Huệ, hành quân chung với một ĐĐ của SĐ 9 Mỹ, hôm lên xe di chuyển, tôi thấy ánh mắt ấy khuất sau cánh cửa quán cà phê nhìn theo, chắc có ngấn lệ, đã nói rồi mà, anh là mây bốn phương trời, yêu lính khổ lắm, u uẩn chiều ly biệt như thơ Quang Dũng. Tới Đức Huệ, BCH/ ĐĐ tôi đóng chung với BCH/ĐĐ Mỹ trong nhà máy đường Hiệp Hòa, nhà máy đồ sộ to lớn cao sừng sững, đã lâu nhà máy không còn hoạt động vì chiến tranh, máy móc còn nhưng cũng không biết ai đã gỡ đi một ít. Thời gian phối hợp ở đây, tôi mới thấy cách tổ chức của quân đội Mỹ quá lớn, Tiểu Đoàn Trưởng có trực thăng riêng, ĐĐT Mỹ thì như TĐT của VN, họ cho các Trung đội hành quân riêng lẻ, ĐĐT ngồi một chỗ chỉ huy thành ra tôi cho các Trung đội phối hợp với Mỹ, không phải lội theo, một lần chạm địch, tôi dẫn Trung đội trừ bị vượt sông Vàm Cỏ tiếp ứng, đi chung với Mỹ nên họ gọi pháo binh, Cobra, các phản lực rất nhanh, còn ta hành quân pháo binh thì có nhanh nhưng các phương tiện yểm trợ khác thì chậm, có người bị thương, họ kêu Medevac có ngay. Đức Huệ gần biên giới Kampuchia nên VC nơi đây khá nhiều nhưng với phương tiện dồi dào của Mỹ, chúng không thể tập trung đông vì pháo binh Mỹ bắn suốt ngày, hơi có chút nghi ngờ là máy bay bay lên dội bom ngay, một lần hành quân mở rộng lục soát, ban chỉ huy ĐĐ tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc vì mìn bẫy, người lính mang máy đá phải sợi dây căng mìn của VC, may mà chỉ có hạt nổ kích hỏa, còn trái 155 nằm chình ình như con heo dấu dưới lớp cỏ, trái pháo bị lép, nếu không, mấy thầy trò chỉ còn cách hốt xương vô poncho.

Một hôm đang ngồi nghiên cứu bản đồ khu vực hành quân ngày mai thì viên ĐĐT Mỹ kêu tôi:
– Ra đây tao chỉ cho coi cái này
hắn dẫn tôi xuống dưới gần cái giếng, chỉ vào một người lính của ĐĐ tôi đang loay hoay cạo lông cái lỗ tai heo, lỗ tai còn bám đầy đất cáu bẩn, lông lá tua tủa. Hắn nói :
– Lính mày ăn cái gì mà dơ quá vậy, bộ C Ration không đủ cho tụi mày à ?
Tôi mắc cở đỏ mặt, cái lỗ tai heo đó là do chính tôi sáng nay nói với anh chàng đầu bếp nấu ăn là ra chợ Đức Huệ kiếm cái lỗ tai heo, tao thèm chấm mắm nêm với chuối chát quá, cũng may, chiều đó trong chuyến tiếp tế, Mai ghé hậu cứ gửi cho tôi một cạp lồng cháo gà, cái lỗ tai heo, tôi cho người lính nấu ăn, tôi thấy họ bàn tán với nhau đi mua xị đế. Gần 1 tháng hành quân chung với ĐĐ Mỹ, ĐĐ tôi trở nên “giầu có “ lựu đạn, claymore, khói mầu…dư giả.
Sau một tháng ở đây, ĐĐ trở về mái nhà xưa, TĐ tôi vẫn còn nhiệm vụ bảo vệ BTL/SĐ, vì thông thuộc địa thế, tôi vẫn trông giữ Bình Hữu, đôi mắt đen như hạt nhãn đón tôi trong reo cười, trong tôi cũng có bâng khuâng rộn ràng , chiều đó lại có cháo gà. Tối tối tôi thường sang Mai, nàng không còn hỏi tôi nhiều về toán nữa, chuyện giờ là những nhớ nhung của những ngày xa cách, khi nói chuyện, Mai thường hay nắm tay tôi, tôi hỏi:
– Nắm tay anh hoài không chán ư ?
– Không, em vẫn có linh cảm rồi anh sẽ bỏ đây đi xa, giữ được anh lúc nào hay lúc đó, không anh lại bỏ đi
– Thì anh vẫn nói với em rồi mà, anh là mây bốn phương trời, anh theo cánh gió chơi vơi, lính tác chiến chứ có phải lính Phủ Tổng Thống đâu.
– Không, đừng làm mây bốn phương trời, hãy là những áng mây che phủ ngọn núi gì mà anh hay kể em nghe đó, ừ, đúng rồi, ngọn núi Lâm Viên nơi hồi xưa anh học ở Đà Lạt, những ngày mùa đông, mây tụ trên đỉnh núi, anh hãy như những áng mây đó, tung bay bốn phương trời làm chi, ở đây với em, tình yêu làm người ta ích kỷ, em biết ước muốn của em mong manh như những sợi tơ trời, tơ trời chỉ giữ được con ruồi, con muỗi, làm sao giữ được chân anh, em sợ ngày đó quá anh ạ .
Có níu kéo cũng không thể được đâu, đã nói rồi mà, thôi chào em, chào người con gái bé bỏng tội nghiệp, anh cũng đâu có muốn bỏ đi, nhưng lính mà em. Ít lâu sau, TĐ tôi di chuyển lên Tây Ninh, lần ra đi này tôi nghĩ khó có dịp quay lại Đức Hòa vì nơi sắp đến là nơi mịt mù khói lửa, không có những tối yên bình để chúng ta ngồi bên nhau, tình hình chiến sự biên giới có vẻ sôi động, sau thời gian dài Sihanouk cho VC sử dụng đất Kampuchia sát Việt Nam làm nơi chứa quân và vật dụng chiến tranh để tấn công miền Nam, trước đây, khi truy kích VC mà lỡ xâm phạm biên giới, Sihanouk làm rùm beng, đưa vấn đề ra LHQ, giờ ông ta bị lật đổ, Lonol lên làm Thủ Tướng, Lonol thỏa thuận với chính phủ VNCH cho ta mở cuộc hành quân biên giới đánh đuổi VC, SĐ 25 là một thành phần của cuộc hành quân này cùng với Nhẩy Dù, TQLC, BĐQ…Quân Đoàn 3 dưới sự chỉ huy của vị Tướng lừng danh Đỗ Cao Trí, người Mỹ gọi ông là Patton của Mỹ, Patton là tướng Thiết Giáp mà Mỹ đã gọi ông ta là America’s greatest General, Tướng Trí không phải là Tướng Thiết Giáp nhưng trong các cuộc hành quân ở Kampuchia, ông sử dụng TG rất tài tình trong nhị thức Bộ Binh Thiết Giáp, cuộc chiến ở Kampuchia đã tạo nên những vị Thiết Đoàn Trưởng nổi tiếng như Đại Tá Trần quang Khôi ( sau là chuẩn Tướng ), Đại Tá Quang, Đại Tá Đồng…Những vị Thiết Đoàn Trưởng này rất gần gụi với Tướng Trí vì ông luôn sử dụng họ phối hợp với bộ binh, tạo được nhiều chiến thắng vẻ vang, ngược lại Tướng Hoàng Xuân Lãm là Tướng Thiết Giáp nhưng trận Hạ Lào Lam Sơn 719, ông không sử dụng TG được như Tướng Trí.

 

 Một cuộc hành quân quy mô vào mật khu việt cộng với xe tăng M41 và trực thăng không yểm.
 
 

Tháng 3-1970, quân ta rầm rộ vượt qua biên giới sau khi có lệnh là lời hiệu triệu của TT nguyễn Văn Thiệu với toàn dân : Thưa quốc dân đồng bào, khi tôi đang nói những lời này cùng đồng bào thì Quân Đội ta vừa vượt qua biên giới Kampuchia để đánh đuổi quân CS xâm lược…
Lệnh xuất phát ban ra, từng cánh quân tràn qua biên giới, ĐĐ tôi được “cõng” bởi Chi Đoàn 2 Thiết Đoàn 10, Chi Đoàn Trưởng là Đ/U Nhuận, chưa vượt được bao xa thì chạm địch liền, không phải chỉ riêng cánh quân tôi mà hầu như suốt dọc biên giới, chỗ nào cũng chạm địch, chứng tỏ chúng ung dung ở đây đã lâu, xây dựng các cơ sở hậu cần vững chắc, quân ta với hỏa lực hùng hậu cùng sự yểm trợ của phi pháo, lúc này Hoa Kỳ vẫn còn yểm trợ ta nên các cánh quân tiến như chẻ tre, chiếm mục tiêu đầu, vượt qua cánh rừng chồi tới khoảng trống, tôi thấy trải dài theo biên giới ngút ngàn, khói lửa mù mịt, máy bay quần thảo tứ tung, mồ hôi trán đổ xuống mắt cay sè với cái nóng tháng 3, tôi nhận tin cánh quân bên cạnh, người bạn cùng khóa 21 VB của Trung Đoàn 49, Đại Đội Trưởng Nguyễn văn Bình vừa hy sinh, hồi trong trường, Bình chung ĐĐE với tôi, đạn nổ ròn rã từ các khẩu 12.7 của Thiết vận xa, đạn VC xé gió bay tới khiến tôi chẳng kịp bùi ngùi cho người bạn vừa nằm xuống, chiều các mục tiêu ấn định thanh toán xong, VC bỏ lại nhiều xác cùng vũ khí, tối quây tròn phòng thủ cùng với Chi Đoàn Thiết vận xa, nằm ngửa trên cái poncho bên cạnh hầm trú ẩn mới đào, người còn nguyên quần áo, hôi rình vì mồ hôi, cát bụi của cuộc quần thảo ngày hôm nay, người lính hỏa thực mang lại bịch gạo sấy với miếng thịt ba lát :
– Ăn chút đi ông thầy, sáng tới giờ ông chưa ăn gì cả
chưa ăn gì mà có thấy đói đâu, chỉ khát nước, nhệu nhạo nhai vài ba miếng, nhớ tới Mai, ngước lên bầu trời, các vì sao lấp lánh, tôi thấy đôi mắt hạt nhãn như đang nhìn mình : chàng từ đi vào nơi gió cát, đêm trăng này nghỉ mát phương nao? nghỉ ở đâu ư Mai, anh đang trên vùng biên giới đó em, với mùi thuốc súng và mùi máu người. Em ạ, như anh nói rồi đấy, đời lính khổ lắm, yêu lính cũng khổ theo, chẳng biết rồi sẽ như thế nào, rất dễ dàng như Bình bạn anh hôm nay, với anh đã đành, phải chấp nhận và quen rồi, chỉ cầu xin em đủ nghị lực thôi.

Sau mấy tháng hành quân liên tục không ngừng nghỉ, tôi được thăng Đại Úy tại mặt trận, một ngày tháng 7-1970, TĐ tôi tách ra, hành quân chung với Thiết Đoàn 15 chiến xa, tiến vào vùng Mỏ Vẹt và chạm địch nặng tại đây, mục tiêu sát bìa rừng, một ngôi làng trải dài với hàng tre dầy kiên cố, 10 giờ sáng chạm địch, sau 2 lần xung phong không chiếm được mục tiêu, hầm hố địch rất kiên cố với đủ loại hỏa lực, ta bị cháy mất 2 chiếc M41, một số bị chết và bị thương của cả Thiết giáp và BB…Khoảng 3 giờ chiều, một chiếc trực thăng lượn vòng vòng rồi đáp xuống, tôi ở gần đó đang chuẩn bị dàn quân cho cuộc xung phong tới, nhẩy ra khỏi trực thăng là Tướng Trí và một người đàn bà người Âu, cả 2 mặc đồ dù, Tướng Trí đội cái mũ lưỡi trai mầu đen, ông thoăn thắt bước lên chiếc xe nơi tuyến đầu mà thỉnh thoảng VC vẫn cầm chừng bắn về phía ta ( chúng ta nên biết Tướng Trí rất bận rộn vì bao quát nhiều cánh quân của QĐ 3, hầu như đâu cũng chạm địch, với ông lúc đó chỉ là lệnh và lệnh + sự điều động và theo dõi các trận đánh. Ông đáp xuống đây chắc SQ Tham Mưu bay cùng ông báo cáo cánh quân này chạm nặng và chưa tiến lên được ), nhìn vào mục tiêu quan sát một hồi, tôi thấy ông ta cầm cái can gõ gõ lên cái nón sắt của Trung Tá Đồng, Thiết đoàn Trưởng Thiết Đoàn 15 :- Đù mẻ, lên ngay nghe Đồng, cháy bao nhiêu xe tao cho bấy nhiêu, phải chiếm cho được mục tiêu trước tối nay nghe chưa.

Trung Tướng Đỗ Cao Trí.

Trung Tá Đồng đứng nghiêm chào Tướng Trí nhận lệnh, Thiết giáp và BB xốc lại hàng quân, máy bay của ta và Mỹ quần thảo gầm rú trút bom xuống mục tiêu, xong tới pháo binh, cuối cùng TG và BB căng hàng ngang nhất tề xung phong, ông Tướng 3 sao đứng ngay phía sau, cả Thiết Đoàn Trưởng và Tiều Đoàn Trưởng đều xông lên, địch còn bắn ra nhưng yếu đi nhiều, giờ thì liều, chết cũng phải xông lên chứ không còn lui được nữa, xe và Bộ Binh tràn như nước vỡ bờ, địch tung hầm bỏ chạy, ta chiếm được mục tiêu, có sự trả giá đắt, ĐĐ tôi, Ch/U Thái trung đội Trưởng hy sinh, Đại Úy Xuân, Đại Đội Trưởng ĐĐ2, bạn cùng khóa, người ra lệnh cho tôi 10 ngày phải nắm được tay Mai, bị thương nặng, Thiết giáp cháy thêm một xe và một số chết + bị thương, xác địch và vũ khí vương vãi khắp nơi, ngay lúc đó TĐT cho tôi biết Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh vùng 4 vừa tử nạn máy bay khi đang điều động Quân Đoàn 4 đánh qua biên giới, chiếc CNC của ông đụng phải chiếc Cobra của Mỹ, 2 phi công Mỹ và Ban Tham Mưu + Tướng Thanh, tất cả đều hy sinh.

 
 Tướng Đỗ Cao Trí (trái) Tướng Nguyễn Văn Hiếu (Giữa) và các cố vấn Hoa Kỳ.

Có một điều thú vị và cảm động, trong một lần tiếp tế, tôi dặn Sĩ Quan chỉ huy hậu cứ mua cho cái bắp cải vì cứ ăn gạo sấy hoài, háo người quá, cái bắp cải có cộng với một cạp lồng cháo gà, viên HSQ hậu cứ theo chuyến trực thăng tiếp tế nói cô Mai lên tận Tây Ninh gửi cái này cho Đ/U, tôi gọi 3 Trung đội Trưởng sớt cho mỗi người ít cháo và mấy lá bắp cải, rau rửa qua loa vì nước rất quý, mọi người nhai ngấu nghiến, gạo sấy hoài, xót cả ruột.

TĐ tôi tạm rời vùng Mỏ Vẹt, tiến theo trục Quốc Lộ 1, đường lên Neak Luong, giữ đường cho TQLC hành quân đưa người Việt sống ở Kampuchia về, nhiều người Việt bị giết khoảng thời gian này, trong lần lục soát một ngôi làng ở vùng Kampong Trabek, vài người Tầu còn lại dẫn chúng tôi ra mấy cái giếng chỉ xuống cho coi, tôi thấy xương người, tóc tai, quần áo đầy dưới đó, họ nói trong làng có chục gia đình người Việt tất cả bị chặt đầu (cáp duồn) trong đó có nhiều trẻ con đều bị giết xô xuống giếng, thái độ lính trong ĐĐ thay đổi hẳn khi thấy điều này, tuy vẫn giữ kỷ luật nhưng đâu đó tôi thấy có sự xô đẩy và quát tháo mấy người Miên ở đây, tôi vội rút ĐĐ đi chỗ khác và ngăn chặn âm mưu của 3 Trung đội Trưởng, họ bàn với tôi là dàn dựng một cuộc chạm địch giả rồi nói: thẩm quyền xin pháo binh đi, tụi này tàn ác quá mà, tôi nói họ thôi, trong làng có đàn bà và trẻ con, không phải tất cả đều tàn ác – nếu không, với cuộc đụng trận giả, pháo binh sẽ làm không còn cái nhà nào đứng vững trong ngôi làng này.

Tôi được tin TĐ sẽ về lại Đức Hòa dưỡng quân, tin làm tôi thật vui, như vậy sẽ gặp lại Mai, xa nhau cũng mấy tháng rồi còn gì, tội nghiệp Mai, vò võ đợi chờ, còn tôi với bao bận rộn có thể quên đi được, trước khi về, ông Tiểu Đoàn Trưởng cho biết tôi có 2 ngày cho một Đại Đội lính Kampuchia( Lonnol ) theo tôi thực tập, hôm ra ngoài quốc lộ nhận ĐĐ này tôi mới tá hỏa, không phải 1 ĐĐ mà đông nghẹt tới 4,5 ĐĐ vì lính Kampuchia đi hành quân mang theo cả vợ con, gà vịt, nồi niêu soong chảo. Tối đóng quân, lính mình nằm vòng ngoài, đào hầm hố phòng thủ, họ nằm giữa còn nổi lửa nấu nướng linh tinh, tôi phải ra lệnh tắt hết lửa nhưng cũng vô ích, khuya trẻ con khóc, chó sủa, gà gáy…may là vùng này lúc đó tạm yên, giả như tối mà VC tấn công, tôi không biết lo toan sao với đám “lính” này. ĐĐT của lính Miên là 1 anh Tr/U Tầu lai, đeo 2 vạch vang trên cầu vai như quân đội Pháp, tay cầm bản đồ, địa bàn nhưng cầm cho lấy có, anh ta không biết cách sử dụng, cũng chẳng hiểu tốt nghiệp quân trường nào, nói chuyện với nhau phải dùng tiếng Pháp, may là suốt 7 năm Trung Học tôi chọn sinh ngữ 1 là Pháp nên cũng tạm hiểu nhau, họ nói tiếng Pháp rất thông thạo.
Cuối cùng chúng tôi cũng lên đoàn xe trở về Đức Hòa, có lẽ tại hậu cứ TĐ tôi vẫn còn ở đây dù SĐ đã chuyển về Cử Chi, tới nơi, Thiếu Úy Cư, ĐĐ phó nói với tôi : Đ/U cứ đi gặp chị Mai đi, để tôi sắp xếp ĐĐ cho. Tôi xuống xe jeep bước ngay vào nhà, Mai ôm chầm lấy tôi, nàng khóc chưa bao giờ tôi thấy khóc như vậy, lòng tôi cũng chùng xuống, mình cũng yêu Mai quá mất rồi, bắt đầu chỉ là tinh nghịch thôi, ai ngờ, người ta bảo đừng đùa với lửa mà. Ngày mai, tôi nhận sự vụ lệnh đi đơn vị mới : Đại Đội Trinh Sát, ở các đơn vị BB, hiếm có ĐĐT là Đ/U lắm nên việc tôi và Xuân chuyển làm nhiệm vụ khác cũng dễ hiểu. Xuân sau khi xuất viện đi làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 , tối đó là tối cuối còn ở Đức Hòa, tôi và Mai ngồi nói chuyện tới tận khuya, lúc đứng lên, Mai quấn chặt lấy tôi, có tiếng thút thít, thân thể con gái thơm tho ấm áp, mềm mại qua làn áo mỏng, khi thấy ánh mắt tôi nhìn nàng khẽ gật đầu, Mai run rẩy :
– Em xin anh, hãy giữ gìn cho em, giữ gìn cho chúng ta, giữ gìn cho ngày hạnh phúc.
Tôi thở dài, tôi trân trọng Mai, giữ cho nàng, tôi biết nếu tôi muốn hơn nữa, Mai cũng chịu thua thôi, nàng đang mềm như sợi bún, không còn là chính nàng lúc này, tôi hối hả quay ra, tôi cũng không còn là chính tôi lúc này.

***
Về nắm Đại Đội Trinh sát, quanh quẩn suốt ngày với núi rừng, tuy nhiên cũng thường ở Hậu cứ sau những chuyến đi nguy hiểm, những lần như vậy. Tôi cho xe về đón Mai lên, bây giờ thì đã có toan tính về tương lai, về những hoạch định chính thức, trước đây cứ nghĩ lấy vợ sẽ là một người ở Sài Gòn, nhưng SG xa quá và ít có thời gian ở đây, mà con tim thì sao biết được, Mai có gì cho mình phải suy nghĩ đâu? trước mắt, nàng được tất cả, yêu mình nồng nàn, chuyện là do chai bia biết nhẩy tango, cũng buồn cười, có phải tôi xuất hiện đúng lúc và nỗi buồn “may mắn” của tôi cũng đúng lúc.
Năm 1972, chiến trường lại bùng lớn, ĐĐ Trinh Sát không còn len lỏi bờ bụi rình rập nữa mà trực diện đánh nhau với VC như một ĐĐ bộ binh, tôi và Xuân lại có duyên với nhau, tôi được tăng phái cho Xuân lúc này là TĐT/TĐ2, cuộc chiến rất khốc liệt, VC sử dụng nguyên một SĐ rải chốt từ Chơn Thành lên tới Bình Long, mục đích không cho ta dùng đường bộ tiếp tế cho An Lộc, cả tôi và Xuân đều thiệt hại nặng, thậm chí có lúc Trinh Sát hết cả Sĩ Quan mà phải để Trung sĩ coi trung đội, một lần nữa, Xuân lại bị thương vì pháo, mất mất một mắt, nó rất tiếu lâm :
– mỗi lần bị thương trước tiên tao sờ xem cái đó còn không, còn là tao yên tâm
Xuân lên Thiếu Tá và đi làm Quận Trưởng sau đó. Tôi nghĩ, giá Tướng Đỗ Cao Trí không bị “tai nạn” nổ trực thăng, có lẽ không có trận An Lộc này, Cục R của VC bị ông dí bắt, chiến trường ông mang ra xa khỏi miền Nam, ông làm chúng te tua, cái chết của ông lúc đó người ta chưa hiểu gì nhiều, cũng có suy nghĩ nào đó nhưng chưa rõ ràng, phải sau khi miền Nam rơi vào tay CS, lý do cái chết của ông ngày càng sáng tỏ hơn, bàn tay lông lá của Mỹ tạo ra sự việc này khi ông được điều động ra vùng 1 cứu nguy cho Lam Sơn 719. Đầu năm 1973, tôi rời Trinh Sát, về nắm Tiểu Đoàn 3/46, sau hiệp định Paris, tôi dẫn TĐ về bảo vệ Quận Dầu Tiếng, một quận nhỏ heo hút nằm sâu trong vùng đồn điền Michelin, ba phía trước mặt là mật khu, sau lưng là con sông, chỉ có chiếc cầu độc nhất nối liền với Quận Khiêm Hanh, có lần tôi tập họp Tiểu Đoàn nói chuyện cùng binh sĩ :
– nếu địch tấn công phải ráng mà đánh trả, đây không có đường rút, con sông đó lội qua được không hay chết đuối. Vị trí như thế này, tôi nhớ tới một Tướng nào trong chuyện Tam quốc Chí thì phải đã đóng quân dựa lưng vào cái chết như thế này, nhưng nhờ vậy mà binh sĩ phải dốc lòng chiến đấu, không còn đường nào khác.
Mai xuống xe ở Khiêm Hanh, chuyển qua chiếc xe đò vô Dầu Tiếng, Mai lên thăm không báo trước, nàng nghĩ thầm : thôi kệ, để anh ấy bất ngờ, mọi lần thì có xe đón Mai lên, hôm nay Mai cứ sao xuyến trong lòng, mấy cái thiệp cưới đã in xong, nàng muốn đưa lên ngay để : anh ấy kịp gửi mời bạn bè. Chiếc xe cũ kỹ mệt mỏi lăn trên con đường đất đỏ, dân Dầu Tiếng cũng không đông mấy nên chuyến xe cũng không đến nỗi chật chội, đường vô Dầu Tiếng là con đường độc đạo, 2 bên đã được phát quang mỗi bên 200m, khi chiếc xe còn cách ngã ba Đất Sét 3 trăm thước thì bỗng một loạt đạn vang lên từ trong bìa rừng, tiếp theo là một tràng dài nhắm vào chiếc xe, chiếc xe cũ kỹ rung lên, VC lén lút mò ra bắn cả vào xe đò dân chúng di chuyển, Mai thấy nhói ở ngực, một vệt máu loang trên chiếc áo dài trắng, chiếc áo dành cho chàng, một loạt đạn nữa vang lên, Mai giật nẩy người gục xuống, nàng thảng thốt kêu lên :
– Anh ơi !
nàng thấy ánh sáng mờ dần, Mai còn thấy chiếc cạp lồng đựng cháo ngả xuống, nàng với tay muốn giữ nó lại nhưng bàn tay không đưa ra được nữa rồi, nó buông thõng xuống, mấy cái thiệp cưới Mai vẫn giữ trong tay rớt xuống sàn xe, nhiều tiếng người kêu khóc, một làn gió thổi tới, mấy tấm thiệp bay tung theo bụi đỏ.
Khi nghe tin, tôi lái xe hộc tốc ngay ra chỗ chiếc xe đò bị bắn, chiếc xe đầy vết máu và vết đạn, tôi nhặt được một cái thiệp còn lại trên xe, cầm cái thiệp, người tôi run lên, không, không phải, Mai không sao hết, em không sao hết, những người chết và bị thương người ta cho biết đã được chuyển về Bệnh Viện Tây Ninh, tôi hối tài xế chạy ngay lên đó, tới nơi, tôi xông vào, người y tá trực hỏi:
– Thưa Thiếu Tá cần điều chi ?
Tôi nói về chiếc xe đò bị bắn ở giữa Khiêm Hanh và Dầu Tiếng
– Dạ, có 4 người chết và 6 người bị thương, mời Th/Tá theo tôi,
anh ta dẫn tôi vô một cái phòng, trên một cái bàn, tôi thấy Mai nằm đó, nàng nằm ngửa, 2 tay đặt trên ngực, chiếc áo dính đầy máu, tôi nấc lên nắm tay Mai :
– Em ơi, Mai ơi, anh đây, cầm lấy tay anh
trong hốt hoảng tôi mong Mai sẽ cử động mà nắm lấy tay tôi, chớp chớp mắt khi nghe tiếng tôi nói, điều đó nghĩa là Mai chưa đến nỗi nào, hãy còn sự sống, nhưng bàn tay bất động và giá lạnh. Người y tá đến bên tôi :
– Thưa Thiếu Tá, chị ấy đi rồi !
Nước mắt dàn dụa, tôi nhìn khuôn mặt ngây thơ của Mai, nàng như đang ngủ, tôi cúi hôn lên vầng trán, vuốt vuốt mài tóc rối bời vương bụi đỏ, tôi đặt lên tay nàng chiếc thiệp cưới tôi nhặt được trên xe : ôi hạnh phúc của em đây, một hạnh phúc nhỏ nhoi em đang ngụp lặn mà người ta nỡ nhẫn tâm cướp đi của em. Tôi gục xuống.
Người ta bảo rồi thời gian sẽ xóa nhòa hết nhưng cho mãi nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Mai nằm trên chiếc bàn ở bệnh viện Tây Ninh máu loang chiếc áo học trò, khuôn mặt ngây thơ không chút hận thù : tôi có làm gì nên tội mà sao cướp đi hạnh phúc tôi, tôi đi gặp người yêu dấu của tôi mà? sao không cho tôi hưởng hạnh phúc của ngày lấy chồng, tôi mới đặt chân vào thiên đường thì lại xô tôi ra ? – Hữu Loan còn có đồi sim để những lần hành quân nhớ về người vợ trẻ chết vùng quê xa, tôi cũng có những lần hành quân nhưng không có đồi sim đi qua mà nhớ về Mai, không còn đôi mắt hạt nhãn chờ đợi như trước, nhưng tôi vẫn còn Bình Hữu, còn căn nhà xưa đầy ắp kỷ niệm để quay về, tôi trở lại đây biết bao lần, ngôi mộ ở giữa vườn sau nhà, Mai nằm đó cô đơn, hai bên mộ, má Mai trồng mấy cây huệ trắng, trắng tinh khiết như mầu áo học trò nàng mặc khi xưa, lần nào tôi cũng đứng lặng hàng giờ trò chuyện cùng nàng, tội nghiệp em, người đi chinh chiến đầy hiểm nguy thì không sao, tội nghiệp em đang say sưa ngụp lặn trong hạnh phúc, đang hân hoan với cuộc đời mầu hồng. Trong căn nhà, cái bàn Mai thường ngồi học mỗi tối vẫn để nguyên vậy, cái khung ảnh có hình Mai 2 tay chống dưới cằm, ánh mắt nhìn tôi cười nghịch ngợm : thì đã nói người ta dốt mà, chê người ta mãi, em bỏ muối vô cà phê cho xem

TRẦN NHƯ XUYÊN
( Trích : Đoạn Đường Chiến Binh )

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ. 

 

 The

 

Links:

Buồn Vui Đời Lính