Bẻ cổ con “gà cồ” – Trần Thy Vân

Bài đọc suy gẫm: Bẻ cổ con “gà cồ” là Chương thứ 13 (Trận Hỏa Thiêu) trong truyện dài “Anh Hùng Bạt Mạng” của người chiến sĩ mũ nâu Trung Úy Trần Thy Vân. Ghi lại kỷ niệm hào hùng của ông và đại đội 1, tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân. Câu chuyện cho thấy tài chỉ huy gan dạ, đầy mưu mẹo khi chạm trán với Sư đoàn Sao Vàng việt cộng trong trận chiến Sa Huỳnh, Quảng Ngãi 1973.

TRẬN HOẢ THIÊU

Chọc thủng bức tường thép Sa Huỳnh không giết được một tên giặc, không thu một cây súng, còn bị thương một người do bắn nhầm, tôi tự ái vô cùng. Cấp trên thì chẳng hề biết đến sự gian khổ, toan tính chính xác, lòng can đảm của các đơn vị thuộc quyền, mà họ chỉ quen dựa vào chiến lợi phẩm như vũ khí. Nói một cách rộng lớn hơn, đơn vị đã tấn chiếm được bao nhiêu thành, bao nhiêu đất, mới gọi là thắng một cuộc chiến, chứ không đòi hỏi gì khác.

Tôi phải tìm cách moi gan kẻ thù mới hả dạ.

Vừa tải thương Nguyễn văn Châu qua Đại đội 2 BĐQ xong, thì trời đã xế bóng. Tôi lo tìm một điểm đóng quân đêm ngay giữa lòng đất địch bao la, nguy hiểm này. Nhìn về phía nam, kế đầm Nước Mặn, thấy có một đồn lính nửa ẩn nửa hiện dưới nắng chiều thoi thóp. Tôi dè dặt, chỉ cử ba tay Thám Báo xuất sắc, đem theo cái máy PRC25, tới gần quan sát. Một mặt, để ngừa bất trắc địch đè đánh tốp dọ thám, Đại đội dàn quân sẵn sàng tiếp cứu. Một lát Hạ sĩ Lê An thở hổn hển gọi lui:

– Trình Đại Bàng, đồn bỏ trống, không ai hết! Trên trụ cờ còn treo lá quốc kỳ…

Tôi ngạc nhiên:

– Còn lá quốc kỳ à? An nhắm Đại đội mình vào đóng quân vừa không?

– Dư sức Đại Bàng! Có đủ giao thông hào và mỗi góc một bunker lớn, y như đồn Quán Hồng ở Mộ Đức vậy.

Nghe Lê An tả, tôi càng rợn tóc gáy, buột miệng:

– Thấy mẹ rồi!…

An chặn hỏi:

– Cái gì “thấy mẹ”, Đại Bàng?

Tôi cười gượng:

– Thói quen của tao mà! Gặp rắc rối hay nói vậy. OK, đề phòng Việt Cộng và nằm tại chỗ chờ tao.

Lập tức tôi dàn hai trung đội tới nằm phục bên ngoài. Quả thật, đồn hình vuông tương đối rộng, xây bằng bao cát màu ô liu cũ mốc, u ám như cổ thành rêu phong của một triều đại xa xưa còn sót lại. Lạ, phe rút chạy, cả phe đánh chiếm, chẳng bên nào phá hủy căn cứ. Điều lạ hơn, trên trụ cột còn nguyên lá cờ vàng ba sọc đỏ, đã bạc màu, và dù trời đang có gió, vẫn xếp re rủ xuống, thiếu vẻ kiên cường ngạo nghễ. Lẽ nào quốc kỳ cũng bị bắt làm con tin, hay kẻ thù đang nằm im, toan giở trò dụ khị gì đây? Sự đa nghi của tôi có lý lắm!

Tôi bảo Trung đội Thuận nhấp liền một tràng đại liên cùng vài chục trái M79 vào quanh hệ thống phòng thủ để xem phản ứng. Kết quả, nơi thâm cung ấy vẫn im hơi lặng tiếng. Chắc đồn bỏ hoang nên cho Thám Báo phá cổng đột nhập trước, rồi trọn bộ đơn vị chiếm cứ an toàn.

Không hiểu sao hôm nay địch lại hiền khô, dành riêng cho tôi nhiều ưu đãi. Lý gì chúng quá khiếp đởm bỏ chạy để mũi tiến quân của tôi vào chỗ không người. Ngày xưa, các vị anh hùng Quang Trung, Lê Lợi trên đường chinh phạt còn có xác thù dưới vó ngựa cản ngăn, làm bẩn chân kia mà! Sa Huỳnh là đây, một vùng ma quái, kẻ thù cũng xuất quỉ nhập thần đâu kém mình. Cộng quân chẳng thể dại khờ không phòng thủ mặt tuyến phía tây, lại càng đần độn bỏ phí cái căn cứ này nơi mà được tạm dùng che bom đỡ đạn cho chúng?

Tôi rảo quanh quan sát một vòng từ trong ra ngoài đồn, rồi trèo lên nóc một bunker, thản nhiên ngồi ngắm bao quát phía nam. Đầm Nước Mặn xanh um và phẳng lặng như hồ thu giữa núi non trùng điệp. Dưới chân con dốc kế tôi, có khoảng mươi căn nhà lá lụp xụp, dựa lưng vào vách đồi, với năm ba chiếc thuyền nan kê mũi trên bãi cát óng ánh, trông thật thơ mộng. Xa xa, sát Quốc lộ 1, làng Sa Huỳnh chi chít mái tôn lẫn ngói, phất phới một rừng cờ nửa đỏ nửa xanh giữa là ngôi sao vàng, của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, một công cụ của Cộng Sản Bắc Việt. Tôi có cảm tưởng tôi như vừa lạc đến một đất nước xa lạ nào, không phải quê hương mình. Tôi nhìn lên trụ cờ lần nữa, lá quốc kỳ yêu dấu biểu tượng hồn thiêng sông núi không thể cô đơn, buồn rủ dưới bóng chiều tẻ nhạt…

Tôi kêu Hiệp đưa máy gọi BCH Tiểu đoàn:

– Sơn Linh, đây Việt Quốc!

– Dông Tố nghe!

Lâu ghê, nay tôi mới được tiếp chuyện với Đại úy Do:

– Tôi đang ở trong đồn Địa Phương Quân đã rút bỏ…

Do reo lên:

– Hay quá!…

– Hay cái gì?

– Việt Quốc trong đồn kế đầm Nước Mặn, phải không?

– Phải, Dông Tố!

Vị Tiểu đoàn phó như cởi tấc lòng:

– Sơn Linh mãi phân vân, chẳng biết giao ai đánh đồn đó. Đại đội Việt Quốc ở gần, nhưng quân số quá ít, nên không đề cập tới. Nếu dứt điểm được nó, mình bớt khó khăn. Cấp trên mấy ổng nghi Việt Cộng đóng chốt ở trổng. Thì ra, Việt Quốc đã chiếm cái đồn. OK, để tôi trình Sơn Linh gấp!…

Trung Úy Biệt Động Quân Trần Thy Vân và sách “Anh Hùng Bạt Mạng”. 

Tôi gác máy, lại ôm đầu nghĩ ngợi. Sự lý giải của Đại úy Do vô tình làm tôi thêm lo, vì cái nghi ngờ của cấp trên phù hợp với dự đoán của tôi. Chắc chắn địch sẽ phản công, không dùng bộ binh cũng pháo kích te tua, hay cả hai như tình huống ở căn cứ Jackson ngoài Huế, nếu Đại đội tôi ngủ đêm nay tại vị trí định mệnh này. Đường nào chúng cũng hốt. Lá cờ còn để nguyên bay phất phới hẳn phải có một ý nghĩa Cộng quân dụ mình vào mần thịt. Chúng dụ thật, không phải như chuyện Tàu ngày xưa, Khổng Minh thất thế, bày mưu mở toang cửa thành, rồi lấy đàn ra ngồi gãy, khiến cha con Tư Mã Ý hoảng sợ, vội bỏ ý định tấn đánh, quay đầu rút chạy.

Nhưng, vỏ quít dày móng tay nhọn. Tôi nảy ra kế hoạch trừ khử, kẻ bị diệt là chúng, liền “bày binh bố trận”, chơi một ván cờ, không ăn cũng huề, chứ thụ động thì 50 tay súng quá uể oải này ắt phải thua đậm bọn ma cà rồng khi màn đêm buông xuống.

Tính toán kỹ ra đáp số, tôi yên tâm, nhưng chưa vội tiết lộ lính biết ý định. Nói sớm tụi nó sợ, ăn không ngon, còn chê tôi liều mạng, đánh giặc chẳng bài bản. Tôi bảo Đại đội hãy tỉnh bơ nấu cơm chiều. Rồi, các ngọn lửa gỗ thông nghi ngút khói, cuồn cuộn bay cao, tỏ ý thách thức kẻ thù. Mặt khác, tôi cho một số anh em xuống bờ đầm kiếm nước uống, đồng thời mời hết đồng bào lên đây để tôi nói chuyện. Nửa tiếng sau, chừng 50 người, đa số già cả, trẻ em, tụ tập bên ngoài cổng. Nhìn họ ngơ ngác như mất hồn, không vui vẻ, cởi mở chút nào cả. Lạ, địch mới chiếm Sa Huỳnh chưa đầy tháng, mà dân chúng đã thất điên bát đảo, cá tôm sẵn trước mặt đành bó tay chịu đói. Trông dáng điệu tôi hiểu họ chẳng còn tin ai.

Mọi người vừa ngồi xuống, tôi ngỏ lời:

– Kính chào tất cả năm mới! Xin nhắn nhủ đồng bào đừng sợ sệt, chúng tôi, quân đội Quốc Gia, đến giải tỏa Sa Huỳnh, Việt Cộng đang tháo chạy. Tuy nhiên, vì trận đánh chưa chấm dứt, bà con nên di tản vào Đức Phổ vài hôm để tránh bom đạn sắp trút xuống đầu địch. Khi đi, hãy băng qua dãy đồi này rồi tụt dốc ở góc đá đằng sau kia để ra đường cho an toàn…

Họ im lặng. Tôi định dọ hỏi tình hình trong làng này nhưng thôi, vì biết chắc không ai dám hé môi. Tôi vờ ngây ngô nhấn mạnh một điều để bọn giao liên nằm vùng đang trà trộn, mà tôi vừa bắt gặp vài bộ mặt khinh khỉnh nhìn lén tôi, để về báo cáo với Cộng sản:

– Đêm nay chúng tôi trú đóng trên đồn này, bà con ở dưới xóm được phép thắp đèn và qua lại các nhà lân cận chơi, nhớ đừng đi xa sau 8 giờ tối…

Tôi nói như thiệt và còn tỏ vẻ hân hoan, nở nụ cười tự đắc, kiêu căng một cách ngu xuẩn:

– Thôi, đồng bào giải tán! Hẹn gặp ngày mai thanh bình!

Tất cả vẫn dáng điệu bơ phờ, lần lượt dìu nhau xuống con dốc hãm đứng. Xong, tôi mời hết các thẩm quyền tới bàn gấp công việc:

– Báo các anh biết tình hình thấy vậy, chứ không êm đâu. Có thể đêm nay địch phản công chúng ta. Đừng ngán. Lát nữa khi trời bắt đầu tối, Đại đội bí mật, âm thầm kéo hết ra ngoài kia nằm…

Tôi đưa tay chỉ một ngọn đồi thấp, tương đối bằng phẳng, ở hướng đông bắc 200 thước:

– Đại đội đóng quanh nơi đó. Trung đội Trung sĩ Thuận bố trí thủ mặt nam, Trung đội 2 nối tiếp giữ phía tây, còn lại thì toán Thám Báo lẫn Bộ Chỉ Huy. Hai người đào chung một hố cá nhân, chớ căng lều võng, cũng đừng trải poncho, hãy nằm đất, và dĩ nhiên không được hút thuốc. Tuyệt đối thi hành.

Trung sĩ Thuận nêu câu hỏi:

– Sao không lui về gần Đại đội 2?

– Anh có nhớ kỳ hành quân ở xã Đức Lương? Đại đội mới đến đầu làng đóng quân thì ngay tối đó liền bị đánh. Hôm sau mình thọc sâu vào họng chúng lại yên. Nhưng tùy trường hợp, chứ không nhất thiết phải làm như vậy. Đặc biệt tình thế này chúng ta lui là chết, và liệu ngày mai vác mặt tới được không, hay bị rượt chạy tóe khói? Giờ đây có thể mình đang lọt kế, hãy kịp lấy độc khử độc, gậy ông đập lưng ông, chơi ngược lại nhử địch tối nay đến công đồn vì tưởng Đại đội trong này, rồi mình sẽ nướng chúng hết. Kiếm cách làm ăn chứ Thuận!

Thấy tôi cười, người Hạ sĩ quan đã từng gian khổ, bị thương hai lần ở mặt trận Hạ Lào và mùa hè đỏ lửa Quảng Trị, cũng cười theo.

Tôi nói với Trung sĩ Nhật:

– Khi có lệnh Thám Báo ra trước giữ đồi. Trong lúc chờ di chuyển, anh em tiếp tục đốt lửa, đồng thời chuẩn bị gọn gàng, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đề phòng bị pháo kích.

Hiệp vừa xách cái máy PRC25 đến:

– Đại Bàng, Dông Tố gặp.

Tôi cầm ống liên hợp:

– Nghe Dông Tố!

– Sao chưa báo cáo các vị trí tiền đồn?

– Quân số đâu nữa tiền đồn?

Đại úy Do ngạc nhiên:

– Bộ ở trổng hết à?

– Không. Tôi có kế hoạch mới chưa trình BCH Tiểu đoàn. Tiện thể xin báo, lát nữa Đại đội sẽ nằm tại XY…

– Để tôi coi bản đồ… Cũng kế bên đồn, sao ra ngoài?

Tôi đáp nhanh:

– Ở trổng cho chết à? Tôi nghĩ tối nay chắc chắn Việt Cộng sẽ hốt gọn bọn tôi…

Giọng Do hơi gắt, chưa tin sự việc:

– Việt Quốc hay nói sảng lắm!

– Không sảng đâu. Hồi chiều tụ họpï dân, tôi đã đoán biết. Dông Tố xin pháo binh hãy lập sẵn yếu tố tác xạ TOT (Time On Target), mỗi khẩu vài chục quả bắn trùm xuống đồn này khi có lời yêu cầu khẩn cấp.

– Cần soi sáng không?

– Khỏi, soi sáng lộ vị trí tôi.

– OK, lúc nào move out thì báo.

Trời đã nhá nhem, lính vừa cơm nước xong, lệnh cho toán Thám Báo bắt đầu men theo đường trũng đến điểm ấn định. Một lát, Đại đội đã lần lượt lén rút ra hết và cứ hai người đào chung một hố cá nhân. Các vũ khí dàn sẵn, ba cây đại liên thì đặt ba hướng, đạn dược tập trung đầy đủ. Tất cả đâu vào đó, mọi người nằm im phăng phắc như mèo rình chuột.

Bỗng một trái hỏa châu bùng nổ, sáng rực cả bầu trời lẫn mặt đất phía bắc, nơi các Đại đội cùng BCH Tiểu đoàn đóng, làm giật mình.

Nghe tiếng máy xì xì, Hiệp nhấc ống liên hợp:

– Đáp nhận Sơn Linh!

Hiệp trình lại:

– Trển nhắc mình canh gác cẩn thận.

– Cả lũ mình thức hết, có ai dám ngủ đâu mà bảo cẩn thận. Chắc đêm nay tao cũng làm lính ngồi gác tới sáng luôn. Ghiền thuốc quá, Hiệp ơi!

Hiệp nhe hai hàm răng trắng phếu cười:

– Đại Bàng xuống nằm chúi dưới hố, em phủ kín poncho cho hút.

– Mày làm như tao là con mèo.

– Ghiền thì phải dzậy chớ!

– Thôi, ráng nhịn! Tao cũng phải tuyệt đối thi hành chính cái lệnh của tao cấm. Nhưng mà…Hiệp biết không, những lúc căng thẳng thần kinh lại thiếu điếu Capstan hay Ruby, đầu óc tao nó rối bù lên, tụi bay dễ chết như điên chứ đâu phải giỡn. Bởi vậy, mỗi lần đụng trận trước hết tao phải đốt điếu thuốc hít một hơi…


Ầm… ầm… ầm… các quả đạn cối 82 bỗng nổ dồn dập, tóe lửa ngay giữa đồn. Quả thật, cái gì đến đã đến, Cộng quân bắt đầu đánh, mở đợt tiền pháo dữ dội. Tiếp theo, B40, AK và các thứ bộc phá dộng vào vang rền, nhất là hai mặt tây, nam. Vì đã được dặn trước nên lính nằm im gườm súng, không bắn vu vơ. Bên trong không một tiếng súng phản ứng, hẳn Biệt Động chết đâu hết rồi. Chắc địch mừng lắm!

Hiệp trình:

– Đại Bàng, Sơn Linh phó hỏi mình có muốn soi sáng.

– Tao đã bảo không! Đưa máy đây!

Tôi bóp ống liên hợp:

– Sơn Linh, Việt Cộng đang tấn công mạnh như dự đoán, nói pháo binh chuẩn bị TOT, chúng sắp xung phong…

– Tọa độ của anh tại XY… chính xác chứ?

– Chính xác. Bắn TOT, chúng đã thổi còi tràn vô, bắn!

Ầm… ầm… ầm… Cả khu đồn rực đỏ cơ hồ như núi lửa, âm thanh đại bác chát chúa liên hồi, và đạn tản gần vị trí Đại đội có mấy chục mét, thật nguy hiểm. Bây giờ chịu, mọi người chỉ còn nằm rạp xuống, không thể kêu stop được. TOT chẳng biết họ đáp ứng bao nhiêu, chắc phải hàng trăm quả rót một mạch.

Hẳn bọn chỉ huy của Trung đoàn 141/2 Cộng Sản Bắc Việt tưởng Biệt Động Quân này đã tan nát, không ai sống sót, nên “ngụy” mở trận pháo “chùm” để tận diệt hết.

TOT chấm dứt, trước mặt cả một khối lửa bốc cháy nổ lách tách với tiếng đùng đùng của thủ pháo địch chưa sử dụng, lấn át các âm động rẫy chết, mà thường những kẻ sinh bắc tử nam phải gào lên giống con thú lúc trúng thương.

Thiếu tá Hoàng Phổ gọi:

– Việt Quốc, Việt Quốc, thế nào?

Đúng lúc Binh nhất Vinh bò quanh một vòng phòng tuyến xem xét tình hình anh em, trở lại cho hay mọi người đều bình an, tôi thở phào:

– Vô sự, còn Việt Cộng chắc tiêu hết. Tuy nhiên, Sơn Linh cứ cho pháo binh tiếp tục bắn lai rai, ngừa địch đến quan sát, hay kéo xác đồng bọn, và để chúng nghĩ rằng đơn vị tôi cũng đã cùng chung số phận.

– OK, nhớ mai lục soát sớm.

Tôi bảo lính cẩn thận hơn, vẫn nằm im, trừ khi bị tấn công.

Tờ mờ sáng, Đại đội dè dặt vào đồn. Một cảnh tượng hãi hùng. Địch chết không thể đếm được bao nhiêu vì xác nát bét, vung vãi khắp nơi. Súng ống 22 cây đều cháy đen cong nòng, lính chê dơ không muốn nhặt.

Vừa trình xong kết quả TOT lên Bộ Chỉ Huy lớn, Hiệp đưa máy tôi. Bất ngờ một giọng trầm trầm của Trung tá Liên đoàn trưởng Trần Kim Đại lại gọi thẳng xuống tôi qua tần số nội bộ Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân:

– Nghe báo tốt lắm, tôi khen anh! Chúng ta còn một quãng đường dài nữa, cố gắng!

Vị chỉ huy cánh quân Biệt Động nỗ lực chính tái chiếm Sa Huỳnh nói có bấy nhiêu thôi. Ông chỉ nhấn mạnh: “Còn một quãng đường dài nữa”. Tức còn lắm chông gai, khốc liệt, chứ không phải là đoạn đường xa về không gian. Ở đây mới khởi đầu một trận chiến gian nan, đẫm máu.

Thiếu tá Phổ xen vô:

– Việt Quốc còn đầu máy?

– Còn!

– Ở tại chỗ, cho người đi lui nhận supply.

– Không được đâu! Cho Đại đội ra ngoài, trong này máu và thịt người bầy nhầy, tanh hôi lắm!

– Rồi, trở lại vị trí đêm qua.

Một trung đội lui phía sau nhận lãnh lương thực, đạn dược do thiết vận xa tải tới góc khu đồi. Một lát, lính vừa đem hàng vào thì các tiếng súng đủ loại lại vang rền phía đông bắc.

Tôi chụp máy:

– Dông Tố, Dông Tố!

– Nghe!

– Đơn vị nào đụng vậy?

– Hai Đại đội 3 và 4 đánh lên ngọn đồi mé biển. Coi chừng Việt Cộng chạy qua bên Việt Quốc!

Tiếp theo, ngay trước mặt tôi, về hướng đông, lại có tràng liên thanh rất lớn và nghe khác lạ, đạn thì bay vèo vèo, chạm đâu nổ lại đó tóe lửa giữa hai Đại đội BĐQ của Trần Quang Giảng và Đỗ văn Nai. Kịp nhận ra đó là súng Phòng Không 12ly8 địch từng sử dụng trong trận chiến Hạ Lào 1971, tôi vội hối anh em:

– Tất cả thu gọn lương thực tiếp tế, tản thưa ra gấp! Phòng Không Việt Cộng xuất hiện! Thám Báo chiếm ngay ngọn đồi phía biển!

Hai Trung đội 1, 2 cũng tự động dàn tới nằm ngang hai bên hông Thám Báo, đối diện dải núi cao nhất trước mặt, nơi cây 12ly8 đang bị pháo binh từ Đức Phổ dập xuống. Toán đại liên của Hạ sĩ Đợi bố trí thủ mặt sau.

– Việt Quốc, Việt Quốc, đây Sơn Linh!

– Nghe Sơn Linh.

– Anh có nghe con “gà cồ” nó gáy không?

Thấy mẹ, Hoàng Phổ lên giọng hỏi, tôi ớn lạnh. Chắc bố sai tôi đánh hốt cây Phòng Không rồi. Tôi giả vờ ngần ngừ:

– … Có… Sơn Linh…

– Bóp họng nó cho tôi!

– Nó gáy xa lắm!

Hoàng Phổ đãi đưa:

– Xa gì, cách anh mấy trăm mét thôi! Sơn Linh trưởng bảo chỉ có anh mới thừa sức bẻ cổ nó. Thi hành!

– Để xem…

Dứt máy, tôi lủi lẹ đến nằm giữa toán Thám Báo, nhìn qua triền núi mé biển chưa thấy con “gà cồ” ở đâu. Để Trung đội 2 của Trung sĩ Hơn tại chỗ, còn tất cả lom khom tới thêm một ngọn đồi nữa. Địch phát hiện quay nòng súng 12ly8 khạc một tràng trực xạ vào Đại đội, đạn chạm các cây dương liễu nổ lại lung tung xanh lè. Thật may không trúng ai. Nhờ vậy tôi mới thấy ổ súng trên dốc núi lốc chốc đá, cách tôi một thung lũng là khoảnh ruộng khô cằn bằng sân đá banh. Muốn tiến sát lính phải băng qua đó rất nguy, trống rỗng, không một vật che đỡ.

Khẩu Phòng Không như cái gai nhọn, nằm ở một vị trí thật tuyệt vời, có thể khống chế cả trực thăng đổ quân xuống. Nếu dập được nó thì Tiểu đoàn 21 Biệt Động này thực sự làm chủ, kiểm soát toàn vùng mạn bắc đầm Nước Mặn Sa Huỳnh. Con gà vẫn tự đắc, say mê vỗ cánh gáy, như anh võ sĩ hạng nặng, tả xung hữu đột trên đài, khi quay qua tôi phía tây, lúc nhắm các đơn vị hướng bắc, tha hồ siết cò. Các đầu đạn hiểm độc, gai con mắt.

Tôi mời các thẩm quyền lại nằm chụm đầu bàn cách bẻ cổ con gà cồ cho ông Hoàng Phổ hầm rô ti.

– Sao Nhật, nhắm chơi nổi không? Thuận và Hơn nữa?

Nghe hỏi mặt ai cũng xanh lè như đầu đạn 12ly8 nổ.

– Em nghĩ phải nhào vô ba mặt mới được…

– Ừ, Nhật mày nói trúng ý tao. Bây giờ thế này, mình gồm ba mũi tấn công. Trung đội 1 Thuận đi vòng doi đất bên phải, toán Thám Báo và BCH bọc trái, còn Trung đội 2 của Hơn từ đây tấn ngang qua, nhớ bám sát các bờ ruộng. Mỗi mũi có thể đụng mấy cái chốt địch liên hoàn bảo vệ khẩu phòng không. Tùy trường hợp mà linh động hoặc triệt nó hoặc lách qua. Đặc biệt hai mũi trái và phải, hãy kiểm soát tầm đạn xa, vòng cầu, kẻo bắn nhầm nhau. Trung sĩ Hơn giữa cũng vậy, phân định roõ ràng chung quanh mục tiêu để khỏi lầm lẫn. Khi chúng ta vây hãm, công thật nhanh, chơi lựu đạn tối đa như mình từng làm. Rồi, chặng đường của Thuận hơi xa, kín đáo vọt trước ngay. Thám Báo chuẩn bị. Tất cả thi hành!

Tôi gọi máy lên BCH Tiểu đoàn:

– Sơn Linh!

Thiếu tá Hoàng Phổ:

– Nghe!

– Tôi bắt đầu đó, pháo binh chỉ rót trên đỉnh cao phía đông “con gà cồ”, ba mặt kia đều có lính tôi.

– Tốt lắm, mọi yểm trợ sẵn sàng…

Không đợi Thiếu tá Liên đoàn phó dứt câu, tôi vứt ống liên hợp qua Hiệp, vội chạy theo Thám Báo vừa biến dạng xuống khe đồi. Trung đội 1 chưa gì đã chạm địch, B40 ở góc bờ đông bắc đầm Nước Mặn bắn rạt đám lính Thuận, cát bụi mù mịt.

– Thiên Nga, Thiên Nga, đây Mười!…

– Tao thấy rồi, khỏi nói, tụi bê bối sau lưng, hãy vọt nhanh ra khỏi tầm đạn. Thám Báo bên trái đã tới sát chân núi “con gà cồ”. Còn Trung đội 2 dàn ngang tắp xuống bờ ruộng, mau!

Thấy cây Phòng Không chúi nòng bắn quay cuồng lính của Hơn, tôi đẩy thằng Văn, mang máy nội bộ, áp vào tảng đá:

– Hai Mươi, đây Thiên Nga!

Dũng truyền tin thở hổn hển:

– Nghe Đại Bàng! Con gà nó “gáy” dữ quá!

– Nói thẩm quyền cho tất cả nằm cặp bờ ruộng tránh đạn, rồi quạt đại liên, cả 72 lên. Trung đội Thuận tiến lẹ, chần chừ sẽ chết hết!

 

 “Gà cồ” 12ly8, đại liên phòng không rất lợi hại trên chiến trường Việt Nam.

 Súng tứ bề nổ rân, không còn phân biệt được của bạn hay thù. Địch bắt đầu pháo 82ly xuống khu đồi sau lưng. May, Đại đội đã rời khỏi. Thám Báo nhanh như sóc, vừa bắn túi bụi vừa chiếm từng mô đất để tránh 12ly8 trực xạ. Hạ sĩ Đợi ở Bộ Chỉ Huy kẹp hông cây đại liên khạc liên hồi xuống cái chốt trước mặt, nơi chòm đá, Trung đội 2 của Hơn không thể thấy. Các tràng M60 làm đám lính Biệt Động đang loi nhoi dưới thung lũng lên tinh thần, vụt đứng dậy lao nhanh vào chân đồi, dù Cộng quân bắn ra xối xả.

Dũng kêu to:

– Thiên Nga! Thiên Nga! Hai Mươi bị thương một…

Thấy một số lính Trung đội 2 còn chới với giữa cánh đồng, tôi hét:

– Bỏ nó đó! Tất cả nhào vô thanh toán cái chốt!

Trong lúc toán Thám Báo tấn lên, mấy tay súng BCH xúm bắn M79 và M16 xuống triền đồi cứu nguy thằng Hai Mươi. Ở mặt nam, Trung đội 1 Thuận mỗi lúc một áp sát mục tiêu. Tụi nó may mắn, không còn gặp sự cản mũi nào, vì bọc hậu đánh ra. Tầm đạn Phòng Không của địch dường như đã bị giới hạn bởi đá núi nhấp nhô, không thể quét sát đất hai bên hông. Nó chỉ còn mổ được hướng tây, nhưng đạn đều bay bổng trên đầu Trung đội 2 cố bám trụ dưới chân đồi. Hình như Hơn đang vùng vẫy trước cái chốt sau cùng bảo vệ cây Phòng Không.

Tôi thúc Trung đội 1:

– Mười nghe không?

– Nghe Đại Bàng!

– Nói đại liên dập ngay bọn bê bối cản mũi thằng Hai.

– Đại liên còn kẹt yểm trợ phía trước…

– Bảo thẩm quyền mày thi hành lệnh tao gấp!

– Đáp nhận!

Trung sĩ Thuận vào máy:

– Cây M60 đang áp đảo ổ súng cho tụi nhỏ bò tới…

Tôi hét:

– Bọn M16 đâu không dùng, hả? Anh có thấy không, Trung đội 2 bị AK, B40 của cái chốt dưới thấp bắn chặn, không phải cây 12ly8 nữa. Lính của Hơn đang lâm nguy, hiểu chưa?

– Đáp hiểu!

Toán Thám Báo bắt đầu giở ngon sở trường đánh bằng lựu đạn nổ vang trời. Con gà cồ đã thành con gà nuốt dây thun, im re. Trung đội 2 báo:

– Thiên Nga, Thiên Nga!

– Nghe, Dũng!

– Lấy được một B40 và hai AK.

– Tốt lắm Dũng! Bám liền các tảng đá…

Tiếng Thìn mang máy Trung đội 1 xen vô:

– Thiên Nga, đây Mười!

– Nói!

– Việt Cộng trên đỉnh núi bắn xuống, Đại Bàng!

– OK, để tao kêu pháo binh.

Hiệp đưa ống liên hợp BCH Tiểu đoàn:

– Sơn Linh, Sơn Linh!

– Nghe Việt Quốc.

– Xin pháo binh bắn gấp đỉnh “con gà”.

– Quan sát đi!

Những Thiên thần mũ nâu trong trận đánh cuối cùng ngày 3-4-1975 tại Phú Lâm dưới ống kính ký giả Pháp.

Thấy một trái khói trắng tỏa lên, tôi rống to:

– Cho đạn nổ luôn, tình trạng này còn dùng khói?

Đại úy Do:

– Mẹ… tại thằng đề lô. Rồi, sẽ chơi nổ.

– Bộ khói nữa à? Gần túm cổ con gà rồi, Dông Tố!

Tôi giục Thám Báo:

– Chuẩn bị xung phong, Nhật! Văn bảo Mười và Hai Mươi vây chặt mục tiêu, nhưng đừng bắn, lưu ý lại phía sau lưng, để Thám Báo hốt cây Phòng Không. Đại bác đã rót trên cao, hãy nhào vô, Nhật! Lệnh tắp vô, chậm là tao cho bay chết luôn!…

Toán Thám Báo rất thiện nghệ, bảy con mãnh hổ như điên cuồng áp sát ném lựu đạn tung cả đá núi chung quanh ổ súng, thịt người vỡ vụn. Trước sự việc diễn ra trong giờ phút sinh tử, hai Trung đội tự động đồng loạt quay súng bắn rạt ngược dốc núi ngừa địch tràn xuống giải vây. Tôi ra lệnh Trung đội 2 tức tốc kéo qua cùng Trung đội 1 lập thành một phòng tuyến hình cánh cung về hướng nam phòng thủ.

Thình lình Hạ sĩ Nguyễn Đợi kêu to:

– Đại Bàng, Đại Bàng, lấy khẩu Phòng Không rồi!

Hạ sĩ xạ thủ đại liên Đợi vừa nói vừa chống đế súng đứng nhìn tỉnh bơ như khách bàng quan khi Thám Báo nhảy xuống hầm cây 12ly8, dù thấy vui, phấn khởi, tôi vẫn bắn dọa mấy phát M16 dưới chân:

– Tại sao không bố trí đằng kia, hả?

Đợi vội ôm khẩu đại liên 60 co giò chạy lên sườn đồi. Bọn Nhật bao trọn cỗ súng. Bốn xác Việt Cộng với vũ khí cá nhân đều nát hết. Cây 12ly8 quá kềnh càng, gắn trên bộ chân cao hơn đầu người, dưới hố sâu hoáy. Thấy chắc ăn, tôi gọi báo Tiểu đoàn:

– Sơn Linh, Sơn Linh!

– Nghe Việt Quốc!

Bẻ cổ con “gà cồ” rồi!

Thiếu tá Hoàng Phổ reo lên:

– Hay quá, hay quá!…

Tiếp theo là Trung tá Trần Kim Đại như chờ sẵn đâu trong máy, ngỏ lời chào mừng Đại đội 1 Biệt Động Quân:

– Việt Quốc!

– Tôi nghe!

– Hoan nghênh!… “Trói gô” nó lại cho kỹ.

– Sơn Linh yên tâm, nó chết cứng rồi! Bộ giò đá dữ quá, bị lún sâu dưới đất, mấy thằng nhỏ phải dùng sẻng moi…

– Tốt lắm, đề phòng chung quanh.

– Đáp nhận Sơn Linh.

 Tác giả Trần Thy Vân (ngồi xe lăn) trong đại hội Biệt Động Quân tại miền nam, California 2010, link Blog Mười Sáu
 

Trung sĩ Nhật vừa tìm được mỏ lết và tụt vít trong túi dụng cụ treo vách hầm. Anh cùng hai người lính tháo rời nòng súng ra khỏi bộ chân, lôi lên mặt đất từng phần. Tôi bảo ráp lại và nạp một dây đạn để tôi “gáy” xuống mỏm đồi, ngay góc đông bắc đầm Nước Mặn, là vị trí Đại đội sẽ đóng quân đêm nay. Quả thật, tiếng nó gáy inh tai xen lẫn tiếng cười khoái chí của bọn lính bạt mạng vang cả núi phía đông vùng đất Sa Huỳnh.

Hiệp đưa ống liên hợp:

– Nghe!

Đại úy Nguyễn văn Do có vẻ lo ngại hỏi lớn:

– Tiếng súng ai đó, Việt Quốc?

Tôi cười:

– Của Việt Quốc! Tôi thọc lét thử “Con gà nuốt dây thun” coi nó còn cựa không, cũng để chuẩn bị lấy gậy ông đập lưng ông một phen nữa!

– Làm hết hồn, tưởng đâu địch còn con thứ hai. Thôi, chấm dứt “gáy”, cho lính dồn đạn lại!…

Trong lúc Đại đội lo thu dọn chiến trường và băng bó kỹ lại các vết thương của anh em, tôi cử vài người đi quanh vị trí lục soát các hốc đá, hầm hố, để tìm đạn 12ly8 địch chôn giấu, tích trữ đâu đây. Nhìn “con gà tuy đã nuốt dây thun”, tôi vẫn thấy cái dáng điệu kiêu xa cao xạ của nó, nên chưa vội trói gô…

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

 Bảo Vệ Cờ Vàng

Để Thay Lời Chúc Xuân


Bẻ cổ con “gà cồ” – Trần Thy Vân

Bài đọc suy gẫm: Bẻ cổ con “gà cồ” là Chương thứ 13 (Trận Hỏa Thiêu) trong truyện dài “Anh Hùng Bạt Mạng” của người chiến sĩ mũ nâu Trung Úy Trần Thy Vân. Ghi lại kỷ niệm hào hùng của ông và đại đội 1, tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân. Câu chuyện cho thấy tài chỉ huy gan dạ, đầy mưu mẹo khi chạm trán với Sư đoàn Sao Vàng việt cộng trong trận chiến Sa Huỳnh, Quảng Ngãi 1973.

TRẬN HOẢ THIÊU

Chọc thủng bức tường thép Sa Huỳnh không giết được một tên giặc, không thu một cây súng, còn bị thương một người do bắn nhầm, tôi tự ái vô cùng. Cấp trên thì chẳng hề biết đến sự gian khổ, toan tính chính xác, lòng can đảm của các đơn vị thuộc quyền, mà họ chỉ quen dựa vào chiến lợi phẩm như vũ khí. Nói một cách rộng lớn hơn, đơn vị đã tấn chiếm được bao nhiêu thành, bao nhiêu đất, mới gọi là thắng một cuộc chiến, chứ không đòi hỏi gì khác.

Tôi phải tìm cách moi gan kẻ thù mới hả dạ.

Vừa tải thương Nguyễn văn Châu qua Đại đội 2 BĐQ xong, thì trời đã xế bóng. Tôi lo tìm một điểm đóng quân đêm ngay giữa lòng đất địch bao la, nguy hiểm này. Nhìn về phía nam, kế đầm Nước Mặn, thấy có một đồn lính nửa ẩn nửa hiện dưới nắng chiều thoi thóp. Tôi dè dặt, chỉ cử ba tay Thám Báo xuất sắc, đem theo cái máy PRC25, tới gần quan sát. Một mặt, để ngừa bất trắc địch đè đánh tốp dọ thám, Đại đội dàn quân sẵn sàng tiếp cứu. Một lát Hạ sĩ Lê An thở hổn hển gọi lui:

– Trình Đại Bàng, đồn bỏ trống, không ai hết! Trên trụ cờ còn treo lá quốc kỳ…

Tôi ngạc nhiên:

– Còn lá quốc kỳ à? An nhắm Đại đội mình vào đóng quân vừa không?

– Dư sức Đại Bàng! Có đủ giao thông hào và mỗi góc một bunker lớn, y như đồn Quán Hồng ở Mộ Đức vậy.

Nghe Lê An tả, tôi càng rợn tóc gáy, buột miệng:

– Thấy mẹ rồi!…

An chặn hỏi:

– Cái gì “thấy mẹ”, Đại Bàng?

Tôi cười gượng:

– Thói quen của tao mà! Gặp rắc rối hay nói vậy. OK, đề phòng Việt Cộng và nằm tại chỗ chờ tao.

Lập tức tôi dàn hai trung đội tới nằm phục bên ngoài. Quả thật, đồn hình vuông tương đối rộng, xây bằng bao cát màu ô liu cũ mốc, u ám như cổ thành rêu phong của một triều đại xa xưa còn sót lại. Lạ, phe rút chạy, cả phe đánh chiếm, chẳng bên nào phá hủy căn cứ. Điều lạ hơn, trên trụ cột còn nguyên lá cờ vàng ba sọc đỏ, đã bạc màu, và dù trời đang có gió, vẫn xếp re rủ xuống, thiếu vẻ kiên cường ngạo nghễ. Lẽ nào quốc kỳ cũng bị bắt làm con tin, hay kẻ thù đang nằm im, toan giở trò dụ khị gì đây? Sự đa nghi của tôi có lý lắm!

Tôi bảo Trung đội Thuận nhấp liền một tràng đại liên cùng vài chục trái M79 vào quanh hệ thống phòng thủ để xem phản ứng. Kết quả, nơi thâm cung ấy vẫn im hơi lặng tiếng. Chắc đồn bỏ hoang nên cho Thám Báo phá cổng đột nhập trước, rồi trọn bộ đơn vị chiếm cứ an toàn.

Không hiểu sao hôm nay địch lại hiền khô, dành riêng cho tôi nhiều ưu đãi. Lý gì chúng quá khiếp đởm bỏ chạy để mũi tiến quân của tôi vào chỗ không người. Ngày xưa, các vị anh hùng Quang Trung, Lê Lợi trên đường chinh phạt còn có xác thù dưới vó ngựa cản ngăn, làm bẩn chân kia mà! Sa Huỳnh là đây, một vùng ma quái, kẻ thù cũng xuất quỉ nhập thần đâu kém mình. Cộng quân chẳng thể dại khờ không phòng thủ mặt tuyến phía tây, lại càng đần độn bỏ phí cái căn cứ này nơi mà được tạm dùng che bom đỡ đạn cho chúng?

Tôi rảo quanh quan sát một vòng từ trong ra ngoài đồn, rồi trèo lên nóc một bunker, thản nhiên ngồi ngắm bao quát phía nam. Đầm Nước Mặn xanh um và phẳng lặng như hồ thu giữa núi non trùng điệp. Dưới chân con dốc kế tôi, có khoảng mươi căn nhà lá lụp xụp, dựa lưng vào vách đồi, với năm ba chiếc thuyền nan kê mũi trên bãi cát óng ánh, trông thật thơ mộng. Xa xa, sát Quốc lộ 1, làng Sa Huỳnh chi chít mái tôn lẫn ngói, phất phới một rừng cờ nửa đỏ nửa xanh giữa là ngôi sao vàng, của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, một công cụ của Cộng Sản Bắc Việt. Tôi có cảm tưởng tôi như vừa lạc đến một đất nước xa lạ nào, không phải quê hương mình. Tôi nhìn lên trụ cờ lần nữa, lá quốc kỳ yêu dấu biểu tượng hồn thiêng sông núi không thể cô đơn, buồn rủ dưới bóng chiều tẻ nhạt…

Tôi kêu Hiệp đưa máy gọi BCH Tiểu đoàn:

– Sơn Linh, đây Việt Quốc!

– Dông Tố nghe!

Lâu ghê, nay tôi mới được tiếp chuyện với Đại úy Do:

– Tôi đang ở trong đồn Địa Phương Quân đã rút bỏ…

Do reo lên:

– Hay quá!…

– Hay cái gì?

– Việt Quốc trong đồn kế đầm Nước Mặn, phải không?

– Phải, Dông Tố!

Vị Tiểu đoàn phó như cởi tấc lòng:

– Sơn Linh mãi phân vân, chẳng biết giao ai đánh đồn đó. Đại đội Việt Quốc ở gần, nhưng quân số quá ít, nên không đề cập tới. Nếu dứt điểm được nó, mình bớt khó khăn. Cấp trên mấy ổng nghi Việt Cộng đóng chốt ở trổng. Thì ra, Việt Quốc đã chiếm cái đồn. OK, để tôi trình Sơn Linh gấp!…


Trung Úy Biệt Động Quân Trần Thy Vân và sách “Anh Hùng Bạt Mạng”. 

Tôi gác máy, lại ôm đầu nghĩ ngợi. Sự lý giải của Đại úy Do vô tình làm tôi thêm lo, vì cái nghi ngờ của cấp trên phù hợp với dự đoán của tôi. Chắc chắn địch sẽ phản công, không dùng bộ binh cũng pháo kích te tua, hay cả hai như tình huống ở căn cứ Jackson ngoài Huế, nếu Đại đội tôi ngủ đêm nay tại vị trí định mệnh này. Đường nào chúng cũng hốt. Lá cờ còn để nguyên bay phất phới hẳn phải có một ý nghĩa Cộng quân dụ mình vào mần thịt. Chúng dụ thật, không phải như chuyện Tàu ngày xưa, Khổng Minh thất thế, bày mưu mở toang cửa thành, rồi lấy đàn ra ngồi gãy, khiến cha con Tư Mã Ý hoảng sợ, vội bỏ ý định tấn đánh, quay đầu rút chạy.

Nhưng, vỏ quít dày móng tay nhọn. Tôi nảy ra kế hoạch trừ khử, kẻ bị diệt là chúng, liền “bày binh bố trận”, chơi một ván cờ, không ăn cũng huề, chứ thụ động thì 50 tay súng quá uể oải này ắt phải thua đậm bọn ma cà rồng khi màn đêm buông xuống.

Tính toán kỹ ra đáp số, tôi yên tâm, nhưng chưa vội tiết lộ lính biết ý định. Nói sớm tụi nó sợ, ăn không ngon, còn chê tôi liều mạng, đánh giặc chẳng bài bản. Tôi bảo Đại đội hãy tỉnh bơ nấu cơm chiều. Rồi, các ngọn lửa gỗ thông nghi ngút khói, cuồn cuộn bay cao, tỏ ý thách thức kẻ thù. Mặt khác, tôi cho một số anh em xuống bờ đầm kiếm nước uống, đồng thời mời hết đồng bào lên đây để tôi nói chuyện. Nửa tiếng sau, chừng 50 người, đa số già cả, trẻ em, tụ tập bên ngoài cổng. Nhìn họ ngơ ngác như mất hồn, không vui vẻ, cởi mở chút nào cả. Lạ, địch mới chiếm Sa Huỳnh chưa đầy tháng, mà dân chúng đã thất điên bát đảo, cá tôm sẵn trước mặt đành bó tay chịu đói. Trông dáng điệu tôi hiểu họ chẳng còn tin ai.

Mọi người vừa ngồi xuống, tôi ngỏ lời:

– Kính chào tất cả năm mới! Xin nhắn nhủ đồng bào đừng sợ sệt, chúng tôi, quân đội Quốc Gia, đến giải tỏa Sa Huỳnh, Việt Cộng đang tháo chạy. Tuy nhiên, vì trận đánh chưa chấm dứt, bà con nên di tản vào Đức Phổ vài hôm để tránh bom đạn sắp trút xuống đầu địch. Khi đi, hãy băng qua dãy đồi này rồi tụt dốc ở góc đá đằng sau kia để ra đường cho an toàn…

Họ im lặng. Tôi định dọ hỏi tình hình trong làng này nhưng thôi, vì biết chắc không ai dám hé môi. Tôi vờ ngây ngô nhấn mạnh một điều để bọn giao liên nằm vùng đang trà trộn, mà tôi vừa bắt gặp vài bộ mặt khinh khỉnh nhìn lén tôi, để về báo cáo với Cộng sản:

– Đêm nay chúng tôi trú đóng trên đồn này, bà con ở dưới xóm được phép thắp đèn và qua lại các nhà lân cận chơi, nhớ đừng đi xa sau 8 giờ tối…

Tôi nói như thiệt và còn tỏ vẻ hân hoan, nở nụ cười tự đắc, kiêu căng một cách ngu xuẩn:

– Thôi, đồng bào giải tán! Hẹn gặp ngày mai thanh bình!

Tất cả vẫn dáng điệu bơ phờ, lần lượt dìu nhau xuống con dốc hãm đứng. Xong, tôi mời hết các thẩm quyền tới bàn gấp công việc:

– Báo các anh biết tình hình thấy vậy, chứ không êm đâu. Có thể đêm nay địch phản công chúng ta. Đừng ngán. Lát nữa khi trời bắt đầu tối, Đại đội bí mật, âm thầm kéo hết ra ngoài kia nằm…

Tôi đưa tay chỉ một ngọn đồi thấp, tương đối bằng phẳng, ở hướng đông bắc 200 thước:

– Đại đội đóng quanh nơi đó. Trung đội Trung sĩ Thuận bố trí thủ mặt nam, Trung đội 2 nối tiếp giữ phía tây, còn lại thì toán Thám Báo lẫn Bộ Chỉ Huy. Hai người đào chung một hố cá nhân, chớ căng lều võng, cũng đừng trải poncho, hãy nằm đất, và dĩ nhiên không được hút thuốc. Tuyệt đối thi hành.

Trung sĩ Thuận nêu câu hỏi:

– Sao không lui về gần Đại đội 2?

– Anh có nhớ kỳ hành quân ở xã Đức Lương? Đại đội mới đến đầu làng đóng quân thì ngay tối đó liền bị đánh. Hôm sau mình thọc sâu vào họng chúng lại yên. Nhưng tùy trường hợp, chứ không nhất thiết phải làm như vậy. Đặc biệt tình thế này chúng ta lui là chết, và liệu ngày mai vác mặt tới được không, hay bị rượt chạy tóe khói? Giờ đây có thể mình đang lọt kế, hãy kịp lấy độc khử độc, gậy ông đập lưng ông, chơi ngược lại nhử địch tối nay đến công đồn vì tưởng Đại đội trong này, rồi mình sẽ nướng chúng hết. Kiếm cách làm ăn chứ Thuận!

Thấy tôi cười, người Hạ sĩ quan đã từng gian khổ, bị thương hai lần ở mặt trận Hạ Lào và mùa hè đỏ lửa Quảng Trị, cũng cười theo.

Tôi nói với Trung sĩ Nhật:

– Khi có lệnh Thám Báo ra trước giữ đồi. Trong lúc chờ di chuyển, anh em tiếp tục đốt lửa, đồng thời chuẩn bị gọn gàng, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đề phòng bị pháo kích.

Hiệp vừa xách cái máy PRC25 đến:

– Đại Bàng, Dông Tố gặp.

Tôi cầm ống liên hợp:

– Nghe Dông Tố!

– Sao chưa báo cáo các vị trí tiền đồn?

– Quân số đâu nữa tiền đồn?

Đại úy Do ngạc nhiên:

– Bộ ở trổng hết à?

– Không. Tôi có kế hoạch mới chưa trình BCH Tiểu đoàn. Tiện thể xin báo, lát nữa Đại đội sẽ nằm tại XY…

– Để tôi coi bản đồ… Cũng kế bên đồn, sao ra ngoài?

Tôi đáp nhanh:

– Ở trổng cho chết à? Tôi nghĩ tối nay chắc chắn Việt Cộng sẽ hốt gọn bọn tôi…

Giọng Do hơi gắt, chưa tin sự việc:

– Việt Quốc hay nói sảng lắm!

– Không sảng đâu. Hồi chiều tụ họpï dân, tôi đã đoán biết. Dông Tố xin pháo binh hãy lập sẵn yếu tố tác xạ TOT (Time On Target), mỗi khẩu vài chục quả bắn trùm xuống đồn này khi có lời yêu cầu khẩn cấp.

– Cần soi sáng không?

– Khỏi, soi sáng lộ vị trí tôi.

– OK, lúc nào move out thì báo.

Trời đã nhá nhem, lính vừa cơm nước xong, lệnh cho toán Thám Báo bắt đầu men theo đường trũng đến điểm ấn định. Một lát, Đại đội đã lần lượt lén rút ra hết và cứ hai người đào chung một hố cá nhân. Các vũ khí dàn sẵn, ba cây đại liên thì đặt ba hướng, đạn dược tập trung đầy đủ. Tất cả đâu vào đó, mọi người nằm im phăng phắc như mèo rình chuột.

Bỗng một trái hỏa châu bùng nổ, sáng rực cả bầu trời lẫn mặt đất phía bắc, nơi các Đại đội cùng BCH Tiểu đoàn đóng, làm giật mình.

Nghe tiếng máy xì xì, Hiệp nhấc ống liên hợp:

– Đáp nhận Sơn Linh!

Hiệp trình lại:

– Trển nhắc mình canh gác cẩn thận.

– Cả lũ mình thức hết, có ai dám ngủ đâu mà bảo cẩn thận. Chắc đêm nay tao cũng làm lính ngồi gác tới sáng luôn. Ghiền thuốc quá, Hiệp ơi!

Hiệp nhe hai hàm răng trắng phếu cười:

– Đại Bàng xuống nằm chúi dưới hố, em phủ kín poncho cho hút.

– Mày làm như tao là con mèo.

– Ghiền thì phải dzậy chớ!

– Thôi, ráng nhịn! Tao cũng phải tuyệt đối thi hành chính cái lệnh của tao cấm. Nhưng mà…Hiệp biết không, những lúc căng thẳng thần kinh lại thiếu điếu Capstan hay Ruby, đầu óc tao nó rối bù lên, tụi bay dễ chết như điên chứ đâu phải giỡn. Bởi vậy, mỗi lần đụng trận trước hết tao phải đốt điếu thuốc hít một hơi…

Ầm… ầm… ầm… các quả đạn cối 82 bỗng nổ dồn dập, tóe lửa ngay giữa đồn. Quả thật, cái gì đến đã đến, Cộng quân bắt đầu đánh, mở đợt tiền pháo dữ dội. Tiếp theo, B40, AK và các thứ bộc phá dộng vào vang rền, nhất là hai mặt tây, nam. Vì đã được dặn trước nên lính nằm im gườm súng, không bắn vu vơ. Bên trong không một tiếng súng phản ứng, hẳn Biệt Động chết đâu hết rồi. Chắc địch mừng lắm!

Hiệp trình:

– Đại Bàng, Sơn Linh phó hỏi mình có muốn soi sáng.

– Tao đã bảo không! Đưa máy đây!

Tôi bóp ống liên hợp:

– Sơn Linh, Việt Cộng đang tấn công mạnh như dự đoán, nói pháo binh chuẩn bị TOT, chúng sắp xung phong…

– Tọa độ của anh tại XY… chính xác chứ?

– Chính xác. Bắn TOT, chúng đã thổi còi tràn vô, bắn!

Ầm… ầm… ầm… Cả khu đồn rực đỏ cơ hồ như núi lửa, âm thanh đại bác chát chúa liên hồi, và đạn tản gần vị trí Đại đội có mấy chục mét, thật nguy hiểm. Bây giờ chịu, mọi người chỉ còn nằm rạp xuống, không thể kêu stop được. TOT chẳng biết họ đáp ứng bao nhiêu, chắc phải hàng trăm quả rót một mạch.

Hẳn bọn chỉ huy của Trung đoàn 141/2 Cộng Sản Bắc Việt tưởng Biệt Động Quân này đã tan nát, không ai sống sót, nên “ngụy” mở trận pháo “chùm” để tận diệt hết.

TOT chấm dứt, trước mặt cả một khối lửa bốc cháy nổ lách tách với tiếng đùng đùng của thủ pháo địch chưa sử dụng, lấn át các âm động rẫy chết, mà thường những kẻ sinh bắc tử nam phải gào lên giống con thú lúc trúng thương.

Thiếu tá Hoàng Phổ gọi:

– Việt Quốc, Việt Quốc, thế nào?

Đúng lúc Binh nhất Vinh bò quanh một vòng phòng tuyến xem xét tình hình anh em, trở lại cho hay mọi người đều bình an, tôi thở phào:

– Vô sự, còn Việt Cộng chắc tiêu hết. Tuy nhiên, Sơn Linh cứ cho pháo binh tiếp tục bắn lai rai, ngừa địch đến quan sát, hay kéo xác đồng bọn, và để chúng nghĩ rằng đơn vị tôi cũng đã cùng chung số phận.

– OK, nhớ mai lục soát sớm.

Tôi bảo lính cẩn thận hơn, vẫn nằm im, trừ khi bị tấn công.

Tờ mờ sáng, Đại đội dè dặt vào đồn. Một cảnh tượng hãi hùng. Địch chết không thể đếm được bao nhiêu vì xác nát bét, vung vãi khắp nơi. Súng ống 22 cây đều cháy đen cong nòng, lính chê dơ không muốn nhặt.

Vừa trình xong kết quả TOT lên Bộ Chỉ Huy lớn, Hiệp đưa máy tôi. Bất ngờ một giọng trầm trầm của Trung tá Liên đoàn trưởng Trần Kim Đại lại gọi thẳng xuống tôi qua tần số nội bộ Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân:

– Nghe báo tốt lắm, tôi khen anh! Chúng ta còn một quãng đường dài nữa, cố gắng!

Vị chỉ huy cánh quân Biệt Động nỗ lực chính tái chiếm Sa Huỳnh nói có bấy nhiêu thôi. Ông chỉ nhấn mạnh: “Còn một quãng đường dài nữa”. Tức còn lắm chông gai, khốc liệt, chứ không phải là đoạn đường xa về không gian. Ở đây mới khởi đầu một trận chiến gian nan, đẫm máu.

Thiếu tá Phổ xen vô:

– Việt Quốc còn đầu máy?

– Còn!

– Ở tại chỗ, cho người đi lui nhận supply.

– Không được đâu! Cho Đại đội ra ngoài, trong này máu và thịt người bầy nhầy, tanh hôi lắm!

– Rồi, trở lại vị trí đêm qua.

Một trung đội lui phía sau nhận lãnh lương thực, đạn dược do thiết vận xa tải tới góc khu đồi. Một lát, lính vừa đem hàng vào thì các tiếng súng đủ loại lại vang rền phía đông bắc.

Tôi chụp máy:

– Dông Tố, Dông Tố!

– Nghe!

– Đơn vị nào đụng vậy?

– Hai Đại đội 3 và 4 đánh lên ngọn đồi mé biển. Coi chừng Việt Cộng chạy qua bên Việt Quốc!

Tiếp theo, ngay trước mặt tôi, về hướng đông, lại có tràng liên thanh rất lớn và nghe khác lạ, đạn thì bay vèo vèo, chạm đâu nổ lại đó tóe lửa giữa hai Đại đội BĐQ của Trần Quang Giảng và Đỗ văn Nai. Kịp nhận ra đó là súng Phòng Không 12ly8 địch từng sử dụng trong trận chiến Hạ Lào 1971, tôi vội hối anh em:

– Tất cả thu gọn lương thực tiếp tế, tản thưa ra gấp! Phòng Không Việt Cộng xuất hiện! Thám Báo chiếm ngay ngọn đồi phía biển!

Hai Trung đội 1, 2 cũng tự động dàn tới nằm ngang hai bên hông Thám Báo, đối diện dải núi cao nhất trước mặt, nơi cây 12ly8 đang bị pháo binh từ Đức Phổ dập xuống. Toán đại liên của Hạ sĩ Đợi bố trí thủ mặt sau.

– Việt Quốc, Việt Quốc, đây Sơn Linh!

– Nghe Sơn Linh.

– Anh có nghe con “gà cồ” nó gáy không?

Thấy mẹ, Hoàng Phổ lên giọng hỏi, tôi ớn lạnh. Chắc bố sai tôi đánh hốt cây Phòng Không rồi. Tôi giả vờ ngần ngừ:

– … Có… Sơn Linh…

– Bóp họng nó cho tôi!

– Nó gáy xa lắm!

Hoàng Phổ đãi đưa:

– Xa gì, cách anh mấy trăm mét thôi! Sơn Linh trưởng bảo chỉ có anh mới thừa sức bẻ cổ nó. Thi hành!

– Để xem…

Dứt máy, tôi lủi lẹ đến nằm giữa toán Thám Báo, nhìn qua triền núi mé biển chưa thấy con “gà cồ” ở đâu. Để Trung đội 2 của Trung sĩ Hơn tại chỗ, còn tất cả lom khom tới thêm một ngọn đồi nữa. Địch phát hiện quay nòng súng 12ly8 khạc một tràng trực xạ vào Đại đội, đạn chạm các cây dương liễu nổ lại lung tung xanh lè. Thật may không trúng ai. Nhờ vậy tôi mới thấy ổ súng trên dốc núi lốc chốc đá, cách tôi một thung lũng là khoảnh ruộng khô cằn bằng sân đá banh. Muốn tiến sát lính phải băng qua đó rất nguy, trống rỗng, không một vật che đỡ.

Khẩu Phòng Không như cái gai nhọn, nằm ở một vị trí thật tuyệt vời, có thể khống chế cả trực thăng đổ quân xuống. Nếu dập được nó thì Tiểu đoàn 21 Biệt Động này thực sự làm chủ, kiểm soát toàn vùng mạn bắc đầm Nước Mặn Sa Huỳnh. Con gà vẫn tự đắc, say mê vỗ cánh gáy, như anh võ sĩ hạng nặng, tả xung hữu đột trên đài, khi quay qua tôi phía tây, lúc nhắm các đơn vị hướng bắc, tha hồ siết cò. Các đầu đạn hiểm độc, gai con mắt.

Tôi mời các thẩm quyền lại nằm chụm đầu bàn cách bẻ cổ con gà cồ cho ông Hoàng Phổ hầm rô ti.

– Sao Nhật, nhắm chơi nổi không? Thuận và Hơn nữa?

Nghe hỏi mặt ai cũng xanh lè như đầu đạn 12ly8 nổ.

– Em nghĩ phải nhào vô ba mặt mới được…

– Ừ, Nhật mày nói trúng ý tao. Bây giờ thế này, mình gồm ba mũi tấn công. Trung đội 1 Thuận đi vòng doi đất bên phải, toán Thám Báo và BCH bọc trái, còn Trung đội 2 của Hơn từ đây tấn ngang qua, nhớ bám sát các bờ ruộng. Mỗi mũi có thể đụng mấy cái chốt địch liên hoàn bảo vệ khẩu phòng không. Tùy trường hợp mà linh động hoặc triệt nó hoặc lách qua. Đặc biệt hai mũi trái và phải, hãy kiểm soát tầm đạn xa, vòng cầu, kẻo bắn nhầm nhau. Trung sĩ Hơn giữa cũng vậy, phân định roõ ràng chung quanh mục tiêu để khỏi lầm lẫn. Khi chúng ta vây hãm, công thật nhanh, chơi lựu đạn tối đa như mình từng làm. Rồi, chặng đường của Thuận hơi xa, kín đáo vọt trước ngay. Thám Báo chuẩn bị. Tất cả thi hành!

Tôi gọi máy lên BCH Tiểu đoàn:

– Sơn Linh!

Thiếu tá Hoàng Phổ:

– Nghe!

– Tôi bắt đầu đó, pháo binh chỉ rót trên đỉnh cao phía đông “con gà cồ”, ba mặt kia đều có lính tôi.

– Tốt lắm, mọi yểm trợ sẵn sàng…

Không đợi Thiếu tá Liên đoàn phó dứt câu, tôi vứt ống liên hợp qua Hiệp, vội chạy theo Thám Báo vừa biến dạng xuống khe đồi. Trung đội 1 chưa gì đã chạm địch, B40 ở góc bờ đông bắc đầm Nước Mặn bắn rạt đám lính Thuận, cát bụi mù mịt.

– Thiên Nga, Thiên Nga, đây Mười!…

– Tao thấy rồi, khỏi nói, tụi bê bối sau lưng, hãy vọt nhanh ra khỏi tầm đạn. Thám Báo bên trái đã tới sát chân núi “con gà cồ”. Còn Trung đội 2 dàn ngang tắp xuống bờ ruộng, mau!

Thấy cây Phòng Không chúi nòng bắn quay cuồng lính của Hơn, tôi đẩy thằng Văn, mang máy nội bộ, áp vào tảng đá:

– Hai Mươi, đây Thiên Nga!

Dũng truyền tin thở hổn hển:

– Nghe Đại Bàng! Con gà nó “gáy” dữ quá!

– Nói thẩm quyền cho tất cả nằm cặp bờ ruộng tránh đạn, rồi quạt đại liên, cả 72 lên. Trung đội Thuận tiến lẹ, chần chừ sẽ chết hết!

“Gà cồ” 12ly8, đại liên phòng không rất lợi hại trên chiến trường Việt Nam.

Súng tứ bề nổ rân, không còn phân biệt được của bạn hay thù. Địch bắt đầu pháo 82ly xuống khu đồi sau lưng. May, Đại đội đã rời khỏi. Thám Báo nhanh như sóc, vừa bắn túi bụi vừa chiếm từng mô đất để tránh 12ly8 trực xạ. Hạ sĩ Đợi ở Bộ Chỉ Huy kẹp hông cây đại liên khạc liên hồi xuống cái chốt trước mặt, nơi chòm đá, Trung đội 2 của Hơn không thể thấy. Các tràng M60 làm đám lính Biệt Động đang loi nhoi dưới thung lũng lên tinh thần, vụt đứng dậy lao nhanh vào chân đồi, dù Cộng quân bắn ra xối xả.

Dũng kêu to:

– Thiên Nga! Thiên Nga! Hai Mươi bị thương một…

Thấy một số lính Trung đội 2 còn chới với giữa cánh đồng, tôi hét:

– Bỏ nó đó! Tất cả nhào vô thanh toán cái chốt!

Trong lúc toán Thám Báo tấn lên, mấy tay súng BCH xúm bắn M79 và M16 xuống triền đồi cứu nguy thằng Hai Mươi. Ở mặt nam, Trung đội 1 Thuận mỗi lúc một áp sát mục tiêu. Tụi nó may mắn, không còn gặp sự cản mũi nào, vì bọc hậu đánh ra. Tầm đạn Phòng Không của địch dường như đã bị giới hạn bởi đá núi nhấp nhô, không thể quét sát đất hai bên hông. Nó chỉ còn mổ được hướng tây, nhưng đạn đều bay bổng trên đầu Trung đội 2 cố bám trụ dưới chân đồi. Hình như Hơn đang vùng vẫy trước cái chốt sau cùng bảo vệ cây Phòng Không.

Tôi thúc Trung đội 1:

– Mười nghe không?

– Nghe Đại Bàng!

– Nói đại liên dập ngay bọn bê bối cản mũi thằng Hai.

– Đại liên còn kẹt yểm trợ phía trước…

– Bảo thẩm quyền mày thi hành lệnh tao gấp!

– Đáp nhận!

Trung sĩ Thuận vào máy:

– Cây M60 đang áp đảo ổ súng cho tụi nhỏ bò tới…

Tôi hét:

– Bọn M16 đâu không dùng, hả? Anh có thấy không, Trung đội 2 bị AK, B40 của cái chốt dưới thấp bắn chặn, không phải cây 12ly8 nữa. Lính của Hơn đang lâm nguy, hiểu chưa?

– Đáp hiểu!

Toán Thám Báo bắt đầu giở ngon sở trường đánh bằng lựu đạn nổ vang trời. Con gà cồ đã thành con gà nuốt dây thun, im re. Trung đội 2 báo:

– Thiên Nga, Thiên Nga!

– Nghe, Dũng!

– Lấy được một B40 và hai AK.

– Tốt lắm Dũng! Bám liền các tảng đá…

Tiếng Thìn mang máy Trung đội 1 xen vô:

– Thiên Nga, đây Mười!

– Nói!

– Việt Cộng trên đỉnh núi bắn xuống, Đại Bàng!

– OK, để tao kêu pháo binh.

Hiệp đưa ống liên hợp BCH Tiểu đoàn:

– Sơn Linh, Sơn Linh!

– Nghe Việt Quốc.

– Xin pháo binh bắn gấp đỉnh “con gà”.

– Quan sát đi!

Những Thiên thần mũ nâu trong trận đánh cuối cùng ngày 30-4-1975 tại Phú Lâm dưới ống kính ký giả Pháp.

 

 Thấy một trái khói trắng tỏa lên, tôi rống to:

– Cho đạn nổ luôn, tình trạng này còn dùng khói?

Đại úy Do:

– Mẹ… tại thằng đề lô. Rồi, sẽ chơi nổ.

– Bộ khói nữa à? Gần túm cổ con gà rồi, Dông Tố!

Tôi giục Thám Báo:

– Chuẩn bị xung phong, Nhật! Văn bảo Mười và Hai Mươi vây chặt mục tiêu, nhưng đừng bắn, lưu ý lại phía sau lưng, để Thám Báo hốt cây Phòng Không. Đại bác đã rót trên cao, hãy nhào vô, Nhật! Lệnh tắp vô, chậm là tao cho bay chết luôn!…

Toán Thám Báo rất thiện nghệ, bảy con mãnh hổ như điên cuồng áp sát ném lựu đạn tung cả đá núi chung quanh ổ súng, thịt người vỡ vụn. Trước sự việc diễn ra trong giờ phút sinh tử, hai Trung đội tự động đồng loạt quay súng bắn rạt ngược dốc núi ngừa địch tràn xuống giải vây. Tôi ra lệnh Trung đội 2 tức tốc kéo qua cùng Trung đội 1 lập thành một phòng tuyến hình cánh cung về hướng nam phòng thủ.

Thình lình Hạ sĩ Nguyễn Đợi kêu to:

– Đại Bàng, Đại Bàng, lấy khẩu Phòng Không rồi!

Hạ sĩ xạ thủ đại liên Đợi vừa nói vừa chống đế súng đứng nhìn tỉnh bơ như khách bàng quan khi Thám Báo nhảy xuống hầm cây 12ly8, dù thấy vui, phấn khởi, tôi vẫn bắn dọa mấy phát M16 dưới chân:

– Tại sao không bố trí đằng kia, hả?

Đợi vội ôm khẩu đại liên 60 co giò chạy lên sườn đồi. Bọn Nhật bao trọn cỗ súng. Bốn xác Việt Cộng với vũ khí cá nhân đều nát hết. Cây 12ly8 quá kềnh càng, gắn trên bộ chân cao hơn đầu người, dưới hố sâu hoáy. Thấy chắc ăn, tôi gọi báo Tiểu đoàn:

– Sơn Linh, Sơn Linh!

– Nghe Việt Quốc!

Bẻ cổ con “gà cồ” rồi!

Thiếu tá Hoàng Phổ reo lên:

– Hay quá, hay quá!…

Tiếp theo là Trung tá Trần Kim Đại như chờ sẵn đâu trong máy, ngỏ lời chào mừng Đại đội 1 Biệt Động Quân:

– Việt Quốc!

– Tôi nghe!

– Hoan nghênh!… “Trói gô” nó lại cho kỹ.

– Sơn Linh yên tâm, nó chết cứng rồi! Bộ giò đá dữ quá, bị lún sâu dưới đất, mấy thằng nhỏ phải dùng sẻng moi…

– Tốt lắm, đề phòng chung quanh.

– Đáp nhận Sơn Linh.

 Tác giả Trần Thy Vân (ngồi xe lăn) trong đại hội Biệt Động Quân tại miền nam, California 2010, link Blog Mười Sáu

Trung sĩ Nhật vừa tìm được mỏ lết và tụt vít trong túi dụng cụ treo vách hầm. Anh cùng hai người lính tháo rời nòng súng ra khỏi bộ chân, lôi lên mặt đất từng phần. Tôi bảo ráp lại và nạp một dây đạn để tôi “gáy” xuống mỏm đồi, ngay góc đông bắc đầm Nước Mặn, là vị trí Đại đội sẽ đóng quân đêm nay. Quả thật, tiếng nó gáy inh tai xen lẫn tiếng cười khoái chí của bọn lính bạt mạng vang cả núi phía đông vùng đất Sa Huỳnh.

Hiệp đưa ống liên hợp:

– Nghe!

Đại úy Nguyễn văn Do có vẻ lo ngại hỏi lớn:

– Tiếng súng ai đó, Việt Quốc?

Tôi cười:

– Của Việt Quốc! Tôi thọc lét thử “Con gà nuốt dây thun” coi nó còn cựa không, cũng để chuẩn bị lấy gậy ông đập lưng ông một phen nữa!

– Làm hết hồn, tưởng đâu địch còn con thứ hai. Thôi, chấm dứt “gáy”, cho lính dồn đạn lại!…

Trong lúc Đại đội lo thu dọn chiến trường và băng bó kỹ lại các vết thương của anh em, tôi cử vài người đi quanh vị trí lục soát các hốc đá, hầm hố, để tìm đạn 12ly8 địch chôn giấu, tích trữ đâu đây. Nhìn “con gà tuy đã nuốt dây thun”, tôi vẫn thấy cái dáng điệu kiêu xa cao xạ của nó, nên chưa vội trói gô…

 

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

 Bảo Vệ Cờ Vàng

Để Thay Lời Chúc Xuân


Không Viện Trợ Quân Sự – Minh Võ

Bài đọc suy gẫm: Không Viện Trợ Quân Sự hay bài viết về Cố Tổng Thống Ronald Reagan và Đức Giáo Hoàng John Paul ÌI trong biến cố đưa đến sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu.  Tác giả Minh Võ, chương 23, sách “Tâm Sự Nước Non” Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và cuộc chiến Quốc Cộng. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.

Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ Ronald Reagan đã qua đời ngày thứ bảy 05-06-2004, hưởng thọ 93 tuổi. Nhiều nhân vật tên tuổi quốc tế đã lên tiếng ca ngợi ông là vĩ nhân và nhắc đến công lao của ông trong việc đánh sập khối cộng được tượng trưng bởi bức tường Bá Linh là nơi ông đã chỉ vào đó mà nói với cựu Tổng Thống Liên Xô Gorbachev rằng cần phải phá bỏ nó đi. Chính ông này đã phát biểu là nếu không có Reagan thì sự việc đã không xảy ra như nó đã xảy ra. Để ghi lại thành tích này, cựu Tổng Thống Bill Clinton, thuộc đảng Dân Chủ cũng phát biểu là nên khắc họa một mảnh của bức tường đó nơi tòa nhà mang tên Reagan đặt tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Nhân dịp này chúng tôi xin cống hiến bạn đọc một số dữ kiện lịch sử liên quan đến công lao to tát của ông trong sự sụp đổ thình lình của khối cộng sản Đông Âu vào năm 1989.
Trước hết tưởng cũng nên thêm rằng trong việc đánh đổ khối cộng, ba vị tổng thống của đảng Cộng Hòa đã góp phần quyết định. Đó là Tổng Thống Nixon, Tổng Thống Bush (cha) và đặc biệt là Tổng Thống Reagan.
Tổng Thống Ronald Regan được đề nghị in hình trên tờ giấy bạc $50 US. Dollars.  Dưới: Diễn viên Ronald Regan của Hollywood trong film “Santa Fe Train”.


Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại thường trách cố Tổng Thống Nixon bỏ rơi VNCH. Một số người Mỹ, vì lý do phản chiến hay một lý do nào khác, thường chê Tổng Thống Nixon “diều hâu, hiếu chiến”. Ngoài ra còn có vụ Watergate làm ông bị ô danh và phải từ chức.
Nhưng về phương diện chống cộng sản thì ai cũng phải công nhận Nixon là người có quyết tâm và chiến lược sách lược khôn khéo, tài tình. Ông đã can đảm rút đươc quân đội Mỹ đang sa lầy ở chiến trường VN về nước trong danh dự. Kế đó là sách lược “ngoại giao bóng bàn” với Bắc Kinh. Hiệp ước chổng phi đạn với Liên Xô. Rồi chiến dịch bao vây nước này bằng kinh tế… vân vân.
Đến thời Tổng Thống Reagan thì Liên Xô đã bị dụ vào cuộc chạy đua võ trang đến đứt hơi với kế hoạch phòng thủ chiến tranh giữa các vì sao (Star war). Rồi những cuộc tiếp xúc của R. Reagan, và G. Bush, với Gorbachev và Giáo Hoàng John Paul II (Gioan Phao-lô đệ nhị).
Và còn biết bao điều nằm trong những kế hoạch tối mật ít người biết. Cho đến khi mọi chuyện đã xong xuôi, đầu năm 1992, ta mới được biết rằng trong thập kỷ 80 giữa chính quyền Reagan của đảng Cộng Hòa và tòa thánh Vatican với đương kim giáo hoàng đã có một Liên Minh Bí Mật Thần Thánh với mục đích chung là đánh sập chế độ cộng sản ở Đông Âu, khởi sự từ Ba Lan, là nước rộng nhất (120,725 dặm vuông) và cũng đông dân số nhất (khoảng 35 triệu) với trên 80% là tín đồ công giáo.
Tại sao lại chọn Ba Lan làm khởi điểm?
Bởi vì Ba Lan là nước lớn nhất nằm ngay ở giữa và là tổng hành dinh của hiệp ước Varsovie, có biên giới chung với Liên Xô, Tiệp Khắc và Đông Đức. Vị giáo hoàng lúc ấy lại là người Ba Lan, đã từng là nạn nhân của cộng sản, rồi khi làm giáo hoàng còn bị CS thuê người ám sát mà không chết, cũng như chính Tổng Thống Reagan từng chết hụt trong một cuộc ám sát cách đó chỉ có sáu tuần.
Chỉ nguyên việc này cũng đủ làm cho Reagan tin rằng mọi sự đã được an bài theo sự quan phòng của Thượng Đế. Nói theo ngôn ngữ Á Đông thì đây là cái cơ duyên (hay duyên trời) khiến hai vĩ nhân của thời đại gần nhau, hợp tác với nhau để cùng chung sức đương đầu với sự ác. 
 
Hai đoàn phụ tá cùng một quyết tâm tại Hoa Thịnh Đốn và Vatican
Một cơ duyên khác ở cấp thấp hơn là chung quanh Reagan lúc ấy có rất nhiều phụ tá tài ba là người công giáo rất mộ đạo cũng cùng một quyết tâm phá tan chế độ cộng sản vô đạo. Trong số này, có những khuôn mặt nổi bật như giám đốc Trung Ương Tình Báo William Casey, các cố vấn an ninh William Clark, Richard Allen, các đại sứ William Wilson (cạnh Vatican) và Vernon Walters (đại sứ Lưu Động) và ngay cả ngoại trưởng Alexander Haig. Về phía giáo quyền, tại Mỹ lúc ấy còn có Hồng Y John Kroll mà thân phụ sinh trưởng ở Balan, là vị hồng y có những mối liên hệ gắn bó nhất với Giáo Hoàng ở Vatican, và cũng là vị hồng y sẵn sàng đón tiếp những con chiên nhiều quyền lực trong chính quyền Reagan lúc ấy như Casey và Walters để mưu tính những kế hoạch mật nhằm cứu nhân loại khỏi họa cộng sản.
Sự tiếp xúc giữa các nhân vật quan trọng trong chính quyền Reagan với giáo hội Công Giáo không qua hệ thống giáo quyền thông thường mà qua cá nhân các yếu nhân như Giám Mục Bronislav Dabrowski phụ tá cho Hồng Y Glemp ở Ba Lan, hay Hồng Y John Krol ở Philadelphia.
Giám đốc CIA Casey và cố vấn an ninh Clark thường tiếp xúc và xin ý kiến của Tổng Giám Mục Pio Laghi vào những buổi sáng sớm, bàn thảo với ông về nhiều vấn đề thế giới, nhưng phần lớn đặt ưu tiên cho tình hình Ba Lan.
Liền sau khi lãnh tụ cộng sản Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski tuyên bố thiết quân luật vào ngày 13 tháng 12 năm 1981, hạ lệnh bắt giam khoảng 6,000 lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK), xử tử chín người và cấm công đoàn này hoạt động, Tổng Thống Reagan liền gọi Giáo Hoàng để xin cố vấn. Ngoại Trưởng Haig cũng lập tức phái đại sứ lưu động Walters lên đường sang Vatican xin yết kiến Giáo Hoàng và Hồng Y Agostino Casaroli, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh. Walters đã đóng vai trò con thoi giữa Hoa Thịnh Đốn và Vatican đích thân gặp Giáo Hoàng tổng cộng 12 lần. Còn giám đốc CIA Casey thì hễ có dịp sang Âu Châu hay Trung Đông là lại ghé xin yết kiến Giáo Hoàng trước tiên.
Tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Giám Mục Pio Laghi cũng tới gặp đích thân Tổng Thống Reagan ít nhất là 6 lần. Và thường ông không vào cổng chính để tránh sự soi mói của phóng viên báo chí. Giám đốc CLA. Casey và cố vấn an ninh Clark cũng thường lén đến thăm TGM Laghi vào buổi sáng sớm để bàn cách đối phó với tình hình Ba Lan, nhất là để bàn thảo về những điều cần phải nhờ đến Giáo Hoàng.

Một ‘vị tử đạo cho sự thật – a martyr for the truth”. Logo của Công Đoàn Đoàn Kết với hình ảnh Linh Mục Jerzy Popiełuszko, tuyên úy công đoàn, người bị 3 tên mật vụ Balan hại chết, 1984.  Xem Link

Liên Minh không hiệp ước
Về phần tổng thống của siêu cường Mỹ thì ngày 7 tháng 6 năm 1982, ông đã đích thân lãnh đạo một phái đoàn đến triều yết vị lãnh tụ tinh thần của gần một tỉ người công giáo trên thế giới. Trong khi ông cùng với đức John Paul II đàm đạo tại thư viện Vatican (gần một tiếng đồng hồ), thì ở một văn phòng bên cạnh Ngoại Trưởng Haig cùng cố vấn an ninh Thẩm Phán William Clark cũng mật đàm với đức Hồng Y Agostino Casaroli, Bộ Trưởng Ngoại Giao Vatican và phụ tá ngoại trưởng là Tông Giám Mục Achille Silvestrini để bàn về những kế hoạch chi tiết.
Cố vấn an ninh đầu tiên của Tổng Thống Reagan là Richard Allen đã nói về kết quả cuộc gặp gỡ này như sau: “Đây là một liên minh bí mật vĩ đại nhất của mọi thời.” Tuy gọi là liên minh bí mật, nhưng thực ra chẳng có một mật ước thành văn nào giữa Vatican và Hoa Thịnh Đốn. Và cho đến nay mặc dù cơ quan truyền thông Mỹ đã tiết lộ một số sự việc do các yếu nhân Vatican và Hoa Thịnh Đốn thực hiện để đưa tới sự sụp đổ của Ba Lan, rồi Đông Âu… nhưng Vatican vẫn không hề hé môi xác nhận, phủ nhận hay bình luận gì về những tiết lộ của báo chí Hoa Kỷ.
 Kế hoạch phòng thủ chiến lược SDI tức Star War của Tổng Thống Regan.

Những kế hoạch chiến lược phi quân sự
Theo tiết lộ của tờ Time, trước khi đi gặp Giáo Hoàng, Tổng Thống Mỹ đã có sẵn kế hoạch tấn công toàn khối Xô Viết bằng những biện pháp sau:
– Sáng kiến phòng thủ chiến lược, thường được gọi là chiến tranh giữa các vì sao, nhằm lôi Liên Xô vào một cuộc chạy đua việt dã mà Hoa Kỳ nhìn thấy trước là đối thủ sẽ phải bỏ cuộc vì tài nguyên đã hầu cạn kiệt.
– Hoạt động bí mật nhằm khuyến khích những phong trào cải cách tại 3 nước Hung, Tiệp và nhất là Ba Lan.
– Viện trợ tài chính cho những quốc gia nào trong khối hiệp ước Varsovie sẵn lòng bảo vệ nhân quyền, cải cách chính trị, kinh tế theo chế độ thị trường tự do.
– Bao vây kinh tế Liên Xô bằng cách vận động Nhật Bản và các cường quốc Tây Phương không cung cấp cho nước này những kỳ thuật cao. Tập trung nồ lực vào việc phá hỏng kế hoạch thâu ngoại tệ của Liên Xô bằng hệ thống ống dẫn dầu dài 3,600 dặm chạy suốt từ Tây Bá Lợi Á đến tận nước Pháp.
– Tăng cường xử dụng hệ thống phát thanh gồm các đài Tự Do, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và đài Âu Châu Tự Do nhắm vào nhân dân các nước Đông Âu, hầu cho họ thấy rõ và so sánh tính chất thật sự của chế độ mà họ đang sống với chế độ tự do bên ngoài.
Sách lược cụ thể của “liên minh” với CĐĐK
Đó là chiến lược chung có tính bao quát. Cuộc mật đàm giữa Tổng Thống Ronald Reagan và Giáo Hoàng John Paul II ngày 7 tháng 6 năm 1982 nhằm đề ra sách lược giai đoạn cụ thể xoáy vào một khâu chiến lược chủ yếu là làm thế nào cứu vãn Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan khỏi tan rã trước sức tấn công của Jaruzelski. Nếu trước sức tấn công tàn bạo của chính quyền cộng sản mà tổ chức này tồn tại được và tiếp tục hoạt động thì tình hình có thể đảo ngược.
CĐĐK là một tổ chức chính trị có cái vỏ bọc kiên cố vì đồng thời nó cũng là một tổ chức nghiệp đoàn có tính “xã hội chủ nghĩa” như mọi tổ chức của cộng sản, nghĩa là gồm những công nhân mà Marx coi là đội tiền phong trong cuộc đấu tranh cách mạng, đấu tranh giai cấp. Nó có tới 10 triệu đoàn viên, đại đa số là công nhân Công Giáo, thường cầu nguyện khi gặp khó khăn, hay trước khi hành sự. Lãnh tụ của nó là một công nhân Công Giáo quả cảm, anh thợ điện Lech Walesa.
Chỉ cần CĐĐK tồn tại, nó sẽ có thể biến chế độ Ba Lan cộng sản thành một chế độ dân chủ tự do ở giữa lòng khối cộng sản Varsovie. Có thể coi đây như “một quân domino của Eisenhovver” ngày nào.
Với niềm tin tưởng đó, tòa Bạch Ốc đã cùng với Vatican, qua mạng lưới thông tin liên lạc bình thường và bí mật của Vatican giữa Tòa Thánh với hàng giáo sĩ trong nội địa Ba Lan để chuyển tới CĐĐK sự viện trợ tài chính và tiếp tế dồi dào về kỹ thuật để CĐĐK có thể tồn tại và tiếp tục hoạt động bí mật, chờ cơ hội thuận tiện sẽ quật khởi.
Chính Giáo Hoàng John Paul II đích thân liên lạc bằng vô tuyến điện với Hồng Y Jozef Glemp tại thủ đô Ba Lan Varsovie. Ngài cũng phái về quê hương của ngài những đặc sứ bí mật để thu lượm tại chỗ những thông tin cần thiết hầu nắm vững tình hình về phía chính phủ cũng như về phía Công Đoàn; đồng thời cũng để truyền đạt những huấn thị khôn ngoan sáng suốt theo đó đoàn viên Công Đoàn có thể sinh hoạt mà không bị khám phá và tiêu diệt, và biết cách tranh đẩu ở một mức độ tương đối ôn hòa với sự khôn khéo nhưng dũng cảm cần thiết, không gây cớ cho chính quyền đàn áp dã man gây sự bùng nổ không cần thiết vào lúc mọi sự chưa chín muồi.
Các nhà lãnh đạo chính quyền Mỹ đã phải công nhận là những tin tức mà Giáo Hoàng nhận được từ hàng giáo sĩ và giáo dân trong nước của Người về tình hình chính trị nội địa Ba Lan chính xác và mau lẹ hơn những tin tức mà Mỹ nhận trực tiếp từ các nguồn tin tình báo Mỹ rất nhiều. Dĩ nhiên là không kể những tin tình báo quân sự thì Tòa Thánh không hơn được CIA. Người ta tiết lộ rằng lúc ấy làm việc cho CIA có cả một Thứ Trưởng Quốc Phòng Ba Lan và một viên đại tá trong Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Ba Lan, đại tá Ryszard Kuklinski.
Đáp lại những tin tức về tình hình Ba Lan, phía Hoa Kỳ đã chuyển vào nước này những đồ tiếp tế dư dật về mọi mặt tài chính, kinh tế, kỹ thuật giúp cho CĐĐK có thể chẳng những tồn tại mà còn tích cực hoạt động bí mật gây sức ép cực mạnh đối với chính quyền cộng sản.
CĐĐK có một văn phòng liên lạc bí mật đặt tại thủ đô Brussells của Bỉ, qua đó những nhân viên của Tòa Thánh cũng như của CIA Mỹ có thể liên lạc một cách an toàn với CĐĐK trong nước. Nhưng Tòa Thánh còn có cả một hệ thống giáo quyền ở trong nước gồm hàng trăm giám mục và hàng vạn linh mục. Những vị này đều có thể là thông tín viên, liên lạc viên, là những hộp thư sống. Những căn hầm bên dưới nền một số nhà thờ cũng có thể là những trạm giao liên, những nơi tiếp thu hay tạm lưu giữ các máy móc và tài liệu tuyên truyền từ bên ngoài gửi tới. Ngoài ra, còn một số đông các chuyên viên về phong trào lao động, về tổ chức công đoàn người ngoại quốc đang hoạt động chính thức công khai tại Ba Lan cũng có thể đóng vai trung gian chuyển đạt những thông điệp từ Vatican hay chuyển giao những đồ tiếp liệu kỳ thuật từ Hoa Thịnh Đốn.
Vai trò của Giáo Hoàng và tính bất bạo động của sự can thiệp
Vì đây là một liên minh thánh thiện với Tòa Thánh nên người ta không ngạc nhiên khi nhận thấy trong số hàng viện trợ chẳng bao giờ có súng ống, đạn dược, thuốc nổ. Cũng không có những cố vấn quân sự hay tình báo gián điệp… như đã từng xảy ra trong vụ Iran Contrad, Vịnh Con Heo hay trong chiến tranh Việt Nam trước đây.
Viện trợ quan trọng nhất, có tính quyết định, chính là những huấn thị khôn ngoan, dè dặt của Tòa Thánh, đặt quyền lợi của nước Chúa, quyền lợi của Con Người trên hết. Những huấn thị của Giáo Hoàng cho đoàn chiên đồng hương của người, cũng như những lời cố vấn dành cho các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ, khi tiếp xúc với Người được coi như những tinh hoa về văn minh Thiên Chúa Giáo rút ra từ 2000 năm kinh nghiệm của Giáo Hội.
Nhà báo Carl Bemstein (giải Pulitzer về báo chí) đã thuật lại lời Tổng Giám Mục Pio Laghi nói với ông về những cuộc gặp gỡ giữa ông và đại sứ lưu động Walters như sau: “ Vai trò của tôi chủ yếu là giúp Vernon (Walters) được dễ dàng gặp đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha biết rõ dân tộc của Người. Đó là một hoàn cảnh rất ư phức tạp nhiêu khê – làm sao để nhấn mạnh về nhân quyển, về tự do tôn giáo và cố làm sao giữ cho CĐĐK khỏi chết mà không khiêu khích thêm chính quyền cộng sản. Nhưng tôi đã bảo Vernon: Hãy lắng nghe Đức Thánh Cha. Tòa Thánh có 2000 năm kinh nghiêm về vấn đề này.”
Vì chính quyền Mỹ biết lắng nghe Giáo Hoàng, và vì con chiên đồng hương của Giáo Hoàng chịu lắng nghe và làm theo huấn thị của Người nên kết quả cụ thể là CĐĐK đã nhận được một cách dồi dào và kín đáo, an toàn những món tiền lớn, những máy móc tối tân về thông tin và truyền tin, về vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình, những máy in, mực in, giấy in, những tài liệu hướng dẫn việc sử dụng và điều khiển, điều hành các máy móc tân kỳ phức tạp này.
Nhờ vậy, chẳng bao lâu sau ngày đại khủng bố, Công Đoàn tại Ba Lan đã có khoảng 400 tập san, trong số đó có tờ lên tới 30,000 ấn bản. Những cuốn sách lớn và những tập tài liệu mỏng thách đổ chính quyền cộng sản được in ra và phổ biến có hàng ngàn. Những tác phẩm hài hước châm biếm dành cho con nít với những dụ ngôn, dã sử với hình Jaruzelski xấu xí kinh tởm, chủ nghĩa cộng sản như con rồng đỏ, còn Walesa thì uy nghi lẫm liệt như một hiệp sĩ anh hùng… Dưới hầm sâu của các giáo đường hay của tư thất các giáo hữu, hàng triệu người xem những cuốn băng video chống cộng được sản xuất ở ngoại quốc nhập lậu vào Ba Lan.
Với những máy móc tinh vi về truyền thanh truyền hình do CIA Mỹ cung cấp, các chuyên viên của CĐĐK có thể xen vào giữa các chương trình truyền thanh truyền hình của chính phủ cộng sản những khẩu hiệu như “Công Đoàn Đoàn Kết bất diệt!” hoặc “Hãy kháng chiến!”
Cũng với các máy phát sóng tối tân được cung cấp từ bên ngoài qua các trạm bí mật nói trên, các chuyên viên của CĐĐK có thể làm cho các chương trình truyền hình của nhà nước phải gián đoạn trong chốc lát đẻ xen vào những lời kêu gọi đình công, xuống đường, mít tinh, biểu tình v.v… Người ta thấy những điều đó xảy ra vào lúc nghỉ giải lao giữa hai hiệp đấu thể thao, là lúc khán thính giả không cảm thấy bị quấy rối một cách bực mình. Những lúc đó cũng là lúc thường thấy thình lình xuất hiện một vài biểu ngữ thật lớn kêu gọi kháng chiến chống cộng. Điều này thường hay xảy ra giữa những trận túc cầu tranh giải vô địch có rất đông khán giả.
 
 Lech Walesa, linh hồn của Công đoàn Đoàn Kết sau trở thành Tổng Thống Balan.
Những kết quả thu lượm được
Khi mà những sự việc trên xảy ra thường xuyên và đồng loạt một cách rất mau chóng và rất bất ngờ tại nhiều nơi cùng một lúc, thì cảnh sát đành bó tay. Hành động quyết liệt ồ ạt nhưng kiên trì khôn ngoan nhẫn nhục của cả chục triệu đoàn viên được sự chúc lành của Tòa Thánh đã thay đổi tâm trạng của hơn ba chục triệu nhân dân Ba Lan khiến chính quyền cộng sản phải dần dần từng bước do dự, dè dặt nhượng bộ trước sức ép mãnh liệt về kinh tế, chính trị của Vatican và Hoa Thịnh Đốn.
Các nhà tù được mở ra và vụ án dự định dành cho Lech Walesa được bãi bỏ. Các đảng viên cộng sản quay ra đấu tranh với nhau, nền kinh tế suy sụp vì những cuộc đình công bãi thị, biểu tình trong nước và sự bao vây kinh tế cấm vận từ bên ngoài.
Tổng Bí Thư Liên Sô, Mr. Gobachov gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Đệ Nhị.
Ngày 19 tháng 2 năm 1987, sau khi chính quyền cộng sản Ba Lan hứa mở đối thoại với Giáo Hội, Tổng Thống Reagan đã hạ lệnh bãi bỏ cấm vận. Bốn tháng sau Giáo Hoàng được hàng triệu con chiên hoan hô chào đón khi ngài đi khắp nước Ba Lan rao giảng về nhân quyền và ca tụng CĐĐK. Năm tháng sau đến lượt lãnh tụ Liên Xô Gorbachev viếng thăm Ba Lan và, như cùng “đồng lõa” với Vatican và Hoa Thịnh Đốn, đã ra hiệu cho Jaruzelski hiểu rằng Mạc Tư Khoa nhìn nhận chính phủ Ba Lan không thể cầm quyền mà không có sự hợp tác của Công Đoàn Đoàn Kết.
 


 Đức Giáo Hoàng John Paul II kêu gọi giáo dân đừng sợ: Lời nói nổi tiếng của Ngài trước cả triệu người trên Quảng trường Chiến Thắng trong dịp hành hương về đất mẹ Ba Lan còn là cộng sản, trong năm 1979, vẫn luôn luôn hiện hữu với dân tộc Ba Lan: “Xin Chúa hãy hiển linh – Để thay đổi diện mạo của đất – Mảnh đất này!” và “Các con đừng sợ hãi!”. Blog 16.  Hình dưới: Có thể nói từ cổ chí kim chưa có đám tang nào mà số người tham dự đông đảo lên tới hơn cả triệu người tràn ngập Rome để đưa tiễn Đức Giáo Hoàng John Paul II khi ngài mất.

“ Hãy can đảm, đừng sợ hãi và hãy hy vọng ! “

Ngày 5 tháng 4 năm 1989, hai bên ký thỏa hiệp hợp pháp hóa CĐĐK và cùng kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 6. Cuối cùng, vào tháng 12-1990, sau 9 năm bị bắt giữ, anh thợ điện Lech Walesa đã được bầu làm tổng thống Ba Lan.
Có một điều đáng lưu ý: trong suốt bài báo dài 8 trang, ký giả Bemstein không ghi được một lời tuyên bố nào dù vắn gọn của Giáo Hoàng mà chỉ ghi rằng vị phụ tá thân cận của Ngài khuyên các giới chức ở Hoa Thịnh Đốn hãy lắng nghe (và làm theo?) lời Ngài.
Và nhìn vào những gì chính quyền Mỹ cũng như CĐĐK đã làm theo như Berstein tường thuật thì thấy rõ: Chính quyền của Tổng Thống Reagan đã không viện trợ quân sự, không cho súng đạn, không gửi cố vấn quân sự tới, cũng không dọa thả bom tinh khôn… Trái lại chỉ có các kỹ thuật máy móc tân kỳ dành cho các phương tiện truyền thông và tiền, về phía CĐĐK cũng vậy, không thấy có bạo động. Không có những vụ nổ bom quyêt tử trên xe hơi. Không có ám sát. Chỉ có nhiều, rất nhiều truyền đơn, nhiều tranh hí họa, nhiều khẩu hiệu trên truyền thanh truyền hình, nhiều biểu ngữ giữa sân bóng đá v.v…
Tóm lại, cuộc chiến thắng hoàn toàn bằng chính trị, ngoại giao, áp lực kinh tế và tuyên truyền. Đó là điều đáng làm cho những tổ chức chính trị thiếu phương tiện quân sự hùng hậu lấy làm an ủi và hy vọng, nếu họ biết vận dụng đúng mức những phương pháp và phương tiện phi vũ trang, bất bạo động.
 Sách tham khảo: Liên minh Thần Thánh giữa Tổng Thống Ronald Regan và Giáo Hoàng Gioan Phaolồ Đệ Nhị, Time Magazine và “Tâm Sự Nước Non” của tác giả Minh Võ.
 
 
minhvo_sign

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Tâm Sự Nước Non

 


Không Viện Trợ Quân Sự – Minh Võ

Bài đọc suy gẫm: Không Viện Trợ Quân Sự hay bài viết về Cố Tổng Thống Ronald Reagan và Đức Giáo Hoàng John Paul II trong biến cố đưa đến sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu.  Tác giả Minh Võ, chương 23, sách “Tâm Sự Nước Non” Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và cuộc chiến Quốc Cộng. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.

Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ Ronald Reagan đã qua đời ngày thứ bảy 05-06-2004, hưởng thọ 93 tuổi. Nhiều nhân vật tên tuổi quốc tế đã lên tiếng ca ngợi ông là vĩ nhân và nhắc đến công lao của ông trong việc đánh sập khối cộng được tượng trưng bởi bức tường Bá Linh là nơi ông đã chỉ vào đó mà nói với cựu Tổng Thống Liên Xô Gorbachev rằng cần phải phá bỏ nó đi. Chính ông này đã phát biểu là nếu không có Reagan thì sự việc đã không xảy ra như nó đã xảy ra. Để ghi lại thành tích này, cựu Tổng Thống Bill Clinton, thuộc đảng Dân Chủ cũng phát biểu là nên khắc họa một mảnh của bức tường đó nơi tòa nhà mang tên Reagan đặt tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Nhân dịp này chúng tôi xin cống hiến bạn đọc một số dữ kiện lịch sử liên quan đến công lao to tát của ông trong sự sụp đổ thình lình của khối cộng sản Đông Âu vào năm 1989.

Trước hết tưởng cũng nên thêm rằng trong việc đánh đổ khối cộng, ba vị tổng thống của đảng Cộng Hòa đã góp phần quyết định. Đó là Tổng Thống Nixon, Tổng Thống Bush (cha) và đặc biệt là Tổng Thống Reagan.

Tổng Thống Ronald Regan được đề nghị in hình trên tờ giấy bạc $50 US. Dollars.  Dưới: Diễn viên Ronald Regan của Hollywood trong film “Santa Fe Train”.

Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại thường trách cố Tổng Thống Nixon bỏ rơi VNCH. Một số người Mỹ, vì lý do phản chiến hay một lý do nào khác, thường chê Tổng Thống Nixon “diều hâu, hiếu chiến”. Ngoài ra còn có vụ Watergate làm ông bị ô danh và phải từ chức.

Nhưng về phương diện chống cộng sản thì ai cũng phải công nhận Nixon là người có quyết tâm và chiến lược sách lược khôn khéo, tài tình. Ông đã can đảm rút đươc quân đội Mỹ đang sa lầy ở chiến trường VN về nước trong danh dự. Kế đó là sách lược “ngoại giao bóng bàn” với Bắc Kinh. Hiệp ước chổng phi đạn với Liên Xô. Rồi chiến dịch bao vây nước này bằng kinh tế… vân vân.

Đến thời Tổng Thống Reagan thì Liên Xô đã bị dụ vào cuộc chạy đua võ trang đến đứt hơi với kế hoạch phòng thủ chiến tranh giữa các vì sao (Star war). Rồi những cuộc tiếp xúc của R. Reagan, và G. Bush, với Gorbachev và Giáo Hoàng John Paul II (Gioan Phao-lô đệ nhị).

Và còn biết bao điều nằm trong những kế hoạch tối mật ít người biết. Cho đến khi mọi chuyện đã xong xuôi, đầu năm 1992, ta mới được biết rằng trong thập kỷ 80 giữa chính quyền Reagan của đảng Cộng Hòa và tòa thánh Vatican với đương kim giáo hoàng đã có một Liên Minh Bí Mật Thần Thánh với mục đích chung là đánh sập chế độ cộng sản ở Đông Âu, khởi sự từ Ba Lan, là nước rộng nhất (120,725 dặm vuông) và cũng đông dân số nhất (khoảng 35 triệu) với trên 80% là tín đồ công giáo.

Tại sao lại chọn Ba Lan làm khởi điểm?

Bởi vì Ba Lan là nước lớn nhất nằm ngay ở giữa và là tổng hành dinh của hiệp ước Varsovie, có biên giới chung với Liên Xô, Tiệp Khắc và Đông Đức. Vị giáo hoàng lúc ấy lại là người Ba Lan, đã từng là nạn nhân của cộng sản, rồi khi làm giáo hoàng còn bị CS thuê người ám sát mà không chết, cũng như chính Tổng Thống Reagan từng chết hụt trong một cuộc ám sát cách đó chỉ có sáu tuần.

Chỉ nguyên việc này cũng đủ làm cho Reagan tin rằng mọi sự đã được an bài theo sự quan phòng của Thượng Đế. Nói theo ngôn ngữ Á Đông thì đây là cái cơ duyên (hay duyên trời) khiến hai vĩ nhân của thời đại gần nhau, hợp tác với nhau để cùng chung sức đương đầu với sự ác.

Hai đoàn phụ tá cùng một quyết tâm tại Hoa Thịnh Đốn và Vatican

Một cơ duyên khác ở cấp thấp hơn là chung quanh Reagan lúc ấy có rất nhiều phụ tá tài ba là người công giáo rất mộ đạo cũng cùng một quyết tâm phá tan chế độ cộng sản vô đạo. Trong số này, có những khuôn mặt nổi bật như giám đốc Trung Ương Tình Báo William Casey, các cố vấn an ninh William Clark, Richard Allen, các đại sứ William Wilson (cạnh Vatican) và Vernon Walters (đại sứ Lưu Động) và ngay cả ngoại trưởng Alexander Haig. Về phía giáo quyền, tại Mỹ lúc ấy còn có Hồng Y John Kroll mà thân phụ sinh trưởng ở Balan, là vị hồng y có những mối liên hệ gắn bó nhất với Giáo Hoàng ở Vatican, và cũng là vị hồng y sẵn sàng đón tiếp những con chiên nhiều quyền lực trong chính quyền Reagan lúc ấy như Casey và Walters để mưu tính những kế hoạch mật nhằm cứu nhân loại khỏi họa cộng sản.

Sự tiếp xúc giữa các nhân vật quan trọng trong chính quyền Reagan với giáo hội Công Giáo không qua hệ thống giáo quyền thông thường mà qua cá nhân các yếu nhân như Giám Mục Bronislav Dabrowski phụ tá cho Hồng Y Glemp ở Ba Lan, hay Hồng Y John Krol ở Philadelphia.

Giám đốc CIA Casey và cố vấn an ninh Clark thường tiếp xúc và xin ý kiến của Tổng Giám Mục Pio Laghi vào những buổi sáng sớm, bàn thảo với ông về nhiều vấn đề thế giới, nhưng phần lớn đặt ưu tiên cho tình hình Ba Lan.

Liền sau khi lãnh tụ cộng sản Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski tuyên bố thiết quân luật vào ngày 13 tháng 12 năm 1981, hạ lệnh bắt giam khoảng 6,000 lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK), xử tử chín người và cấm công đoàn này hoạt động, Tổng Thống Reagan liền gọi Giáo Hoàng để xin cố vấn. Ngoại Trưởng Haig cũng lập tức phái đại sứ lưu động Walters lên đường sang Vatican xin yết kiến Giáo Hoàng và Hồng Y Agostino Casaroli, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tòa Thánh. Walters đã đóng vai trò con thoi giữa Hoa Thịnh Đốn và Vatican đích thân gặp Giáo Hoàng tổng cộng 12 lần. Còn giám đốc CIA Casey thì hễ có dịp sang Âu Châu hay Trung Đông là lại ghé xin yết kiến Giáo Hoàng trước tiên.

Tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Giám Mục Pio Laghi cũng tới gặp đích thân Tổng Thống Reagan ít nhất là 6 lần. Và thường ông không vào cổng chính để tránh sự soi mói của phóng viên báo chí. Giám đốc CLA. Casey và cố vấn an ninh Clark cũng thường lén đến thăm TGM Laghi vào buổi sáng sớm để bàn cách đối phó với tình hình Ba Lan, nhất là để bàn thảo về những điều cần phải nhờ đến Giáo Hoàng.

Một ‘vị tử đạo cho sự thật – a martyr for the truth”. Logo của Công Đoàn Đoàn Kết với hình ảnh Linh Mục Jerzy Popiełuszko, tuyên úy công đoàn, người bị 3 tên mật vụ Balan hại chết, 1984.  Xem Link

Liên Minh không hiệp ước

Về phần tổng thống của siêu cường Mỹ thì ngày 7 tháng 6 năm 1982, ông đã đích thân lãnh đạo một phái đoàn đến triều yết vị lãnh tụ tinh thần của gần một tỉ người công giáo trên thế giới. Trong khi ông cùng với đức John Paul II đàm đạo tại thư viện Vatican (gần một tiếng đồng hồ), thì ở một văn phòng bên cạnh Ngoại Trưởng Haig cùng cố vấn an ninh Thẩm Phán William Clark cũng mật đàm với đức Hồng Y Agostino Casaroli, Bộ Trưởng Ngoại Giao Vatican và phụ tá ngoại trưởng là Tông Giám Mục Achille Silvestrini để bàn về những kế hoạch chi tiết.

Cố vấn an ninh đầu tiên của Tổng Thống Reagan là Richard Allen đã nói về kết quả cuộc gặp gỡ này như sau: “Đây là một liên minh bí mật vĩ đại nhất của mọi thời.” Tuy gọi là liên minh bí mật, nhưng thực ra chẳng có một mật ước thành văn nào giữa Vatican và Hoa Thịnh Đốn. Và cho đến nay mặc dù cơ quan truyền thông Mỹ đã tiết lộ một số sự việc do các yếu nhân Vatican và Hoa Thịnh Đốn thực hiện để đưa tới sự sụp đổ của Ba Lan, rồi Đông Âu… nhưng Vatican vẫn không hề hé môi xác nhận, phủ nhận hay bình luận gì về những tiết lộ của báo chí Hoa Kỷ.

 Kế hoạch phòng thủ chiến lược SDI tức Star War của Tổng Thống Regan.

Những kế hoạch chiến lược phi quân sự

Theo tiết lộ của tờ Time, trước khi đi gặp Giáo Hoàng, Tổng Thống Mỹ đã có sẵn kế hoạch tấn công toàn khối Xô Viết bằng những biện pháp sau:

– Sáng kiến phòng thủ chiến lược, thường được gọi là chiến tranh giữa các vì sao, nhằm lôi Liên Xô vào một cuộc chạy đua việt dã mà Hoa Kỳ nhìn thấy trước là đối thủ sẽ phải bỏ cuộc vì tài nguyên đã hầu cạn kiệt.

– Hoạt động bí mật nhằm khuyến khích những phong trào cải cách tại 3 nước Hung, Tiệp và nhất là Ba Lan.

– Viện trợ tài chính cho những quốc gia nào trong khối hiệp ước Varsovie sẵn lòng bảo vệ nhân quyền, cải cách chính trị, kinh tế theo chế độ thị trường tự do.

– Bao vây kinh tế Liên Xô bằng cách vận động Nhật Bản và các cường quốc Tây Phương không cung cấp cho nước này những kỳ thuật cao. Tập trung nồ lực vào việc phá hỏng kế hoạch thâu ngoại tệ của Liên Xô bằng hệ thống ống dẫn dầu dài 3,600 dặm chạy suốt từ Tây Bá Lợi Á đến tận nước Pháp.

– Tăng cường xử dụng hệ thống phát thanh gồm các đài Tự Do, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và đài Âu Châu Tự Do nhắm vào nhân dân các nước Đông Âu, hầu cho họ thấy rõ và so sánh tính chất thật sự của chế độ mà họ đang sống với chế độ tự do bên ngoài.

Sách lược cụ thể của “liên minh” với CĐĐK

Đó là chiến lược chung có tính bao quát. Cuộc mật đàm giữa Tổng Thống Ronald Reagan và Giáo Hoàng John Paul II ngày 7 tháng 6 năm 1982 nhằm đề ra sách lược giai đoạn cụ thể xoáy vào một khâu chiến lược chủ yếu là làm thế nào cứu vãn Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan khỏi tan rã trước sức tấn công của Jaruzelski. Nếu trước sức tấn công tàn bạo của chính quyền cộng sản mà tổ chức này tồn tại được và tiếp tục hoạt động thì tình hình có thể đảo ngược.

CĐĐK là một tổ chức chính trị có cái vỏ bọc kiên cố vì đồng thời nó cũng là một tổ chức nghiệp đoàn có tính “xã hội chủ nghĩa” như mọi tổ chức của cộng sản, nghĩa là gồm những công nhân mà Marx coi là đội tiền phong trong cuộc đấu tranh cách mạng, đấu tranh giai cấp. Nó có tới 10 triệu đoàn viên, đại đa số là công nhân Công Giáo, thường cầu nguyện khi gặp khó khăn, hay trước khi hành sự. Lãnh tụ của nó là một công nhân Công Giáo quả cảm, anh thợ điện Lech Walesa.

Chỉ cần CĐĐK tồn tại, nó sẽ có thể biến chế độ Ba Lan cộng sản thành một chế độ dân chủ tự do ở giữa lòng khối cộng sản Varsovie. Có thể coi đây như “một quân domino của Eisenhovver” ngày nào.

Với niềm tin tưởng đó, tòa Bạch Ốc đã cùng với Vatican, qua mạng lưới thông tin liên lạc bình thường và bí mật của Vatican giữa Tòa Thánh với hàng giáo sĩ trong nội địa Ba Lan để chuyển tới CĐĐK sự viện trợ tài chính và tiếp tế dồi dào về kỹ thuật để CĐĐK có thể tồn tại và tiếp tục hoạt động bí mật, chờ cơ hội thuận tiện sẽ quật khởi.

Chính Giáo Hoàng John Paul II đích thân liên lạc bằng vô tuyến điện với Hồng Y Jozef Glemp tại thủ đô Ba Lan Varsovie. Ngài cũng phái về quê hương của ngài những đặc sứ bí mật để thu lượm tại chỗ những thông tin cần thiết hầu nắm vững tình hình về phía chính phủ cũng như về phía Công Đoàn; đồng thời cũng để truyền đạt những huấn thị khôn ngoan sáng suốt theo đó đoàn viên Công Đoàn có thể sinh hoạt mà không bị khám phá và tiêu diệt, và biết cách tranh đẩu ở một mức độ tương đối ôn hòa với sự khôn khéo nhưng dũng cảm cần thiết, không gây cớ cho chính quyền đàn áp dã man gây sự bùng nổ không cần thiết vào lúc mọi sự chưa chín muồi.

Các nhà lãnh đạo chính quyền Mỹ đã phải công nhận là những tin tức mà Giáo Hoàng nhận được từ hàng giáo sĩ và giáo dân trong nước của Người về tình hình chính trị nội địa Ba Lan chính xác và mau lẹ hơn những tin tức mà Mỹ nhận trực tiếp từ các nguồn tin tình báo Mỹ rất nhiều. Dĩ nhiên là không kể những tin tình báo quân sự thì Tòa Thánh không hơn được CIA. Người ta tiết lộ rằng lúc ấy làm việc cho CIA có cả một Thứ Trưởng Quốc Phòng Ba Lan và một viên đại tá trong Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Ba Lan, đại tá Ryszard Kuklinski.

Đáp lại những tin tức về tình hình Ba Lan, phía Hoa Kỳ đã chuyển vào nước này những đồ tiếp tế dư dật về mọi mặt tài chính, kinh tế, kỹ thuật giúp cho CĐĐK có thể chẳng những tồn tại mà còn tích cực hoạt động bí mật gây sức ép cực mạnh đối với chính quyền cộng sản.

CĐĐK có một văn phòng liên lạc bí mật đặt tại thủ đô Brussells của Bỉ, qua đó những nhân viên của Tòa Thánh cũng như của CIA Mỹ có thể liên lạc một cách an toàn với CĐĐK trong nước. Nhưng Tòa Thánh còn có cả một hệ thống giáo quyền ở trong nước gồm hàng trăm giám mục và hàng vạn linh mục. Những vị này đều có thể là thông tín viên, liên lạc viên, là những hộp thư sống. Những căn hầm bên dưới nền một số nhà thờ cũng có thể là những trạm giao liên, những nơi tiếp thu hay tạm lưu giữ các máy móc và tài liệu tuyên truyền từ bên ngoài gửi tới. Ngoài ra, còn một số đông các chuyên viên về phong trào lao động, về tổ chức công đoàn người ngoại quốc đang hoạt động chính thức công khai tại Ba Lan cũng có thể đóng vai trung gian chuyển đạt những thông điệp từ Vatican hay chuyển giao những đồ tiếp liệu kỳ thuật từ Hoa Thịnh Đốn.

Vai trò của Giáo Hoàng và tính bất bạo động của sự can thiệp

Vì đây là một liên minh thánh thiện với Tòa Thánh nên người ta không ngạc nhiên khi nhận thấy trong số hàng viện trợ chẳng bao giờ có súng ống, đạn dược, thuốc nổ. Cũng không có những cố vấn quân sự hay tình báo gián điệp… như đã từng xảy ra trong vụ Iran Contrad, Vịnh Con Heo hay trong chiến tranh Việt Nam trước đây.

Viện trợ quan trọng nhất, có tính quyết định, chính là những huấn thị khôn ngoan, dè dặt của Tòa Thánh, đặt quyền lợi của nước Chúa, quyền lợi của Con Người trên hết. Những huấn thị của Giáo Hoàng cho đoàn chiên đồng hương của người, cũng như những lời cố vấn dành cho các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ, khi tiếp xúc với Người được coi như những tinh hoa về văn minh Thiên Chúa Giáo rút ra từ 2000 năm kinh nghiệm của Giáo Hội.

Nhà báo Carl Bemstein (giải Pulitzer về báo chí) đã thuật lại lời Tổng Giám Mục Pio Laghi nói với ông về những cuộc gặp gỡ giữa ông và đại sứ lưu động Walters như sau: “ Vai trò của tôi chủ yếu là giúp Vernon (Walters) được dễ dàng gặp đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha biết rõ dân tộc của Người. Đó là một hoàn cảnh rất ư phức tạp nhiêu khê – làm sao để nhấn mạnh về nhân quyển, về tự do tôn giáo và cố làm sao giữ cho CĐĐK khỏi chết mà không khiêu khích thêm chính quyền cộng sản. Nhưng tôi đã bảo Vernon: Hãy lắng nghe Đức Thánh Cha. Tòa Thánh có 2000 năm kinh nghiêm về vấn đề này.”

Vì chính quyền Mỹ biết lắng nghe Giáo Hoàng, và vì con chiên đồng hương của Giáo Hoàng chịu lắng nghe và làm theo huấn thị của Người nên kết quả cụ thể là CĐĐK đã nhận được một cách dồi dào và kín đáo, an toàn những món tiền lớn, những máy móc tối tân về thông tin và truyền tin, về vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình, những máy in, mực in, giấy in, những tài liệu hướng dẫn việc sử dụng và điều khiển, điều hành các máy móc tân kỳ phức tạp này.

Nhờ vậy, chẳng bao lâu sau ngày đại khủng bố, Công Đoàn tại Ba Lan đã có khoảng 400 tập san, trong số đó có tờ lên tới 30,000 ấn bản. Những cuốn sách lớn và những tập tài liệu mỏng thách đổ chính quyền cộng sản được in ra và phổ biến có hàng ngàn. Những tác phẩm hài hước châm biếm dành cho con nít với những dụ ngôn, dã sử với hình Jaruzelski xấu xí kinh tởm, chủ nghĩa cộng sản như con rồng đỏ, còn Walesa thì uy nghi lẫm liệt như một hiệp sĩ anh hùng… Dưới hầm sâu của các giáo đường hay của tư thất các giáo hữu, hàng triệu người xem những cuốn băng video chống cộng được sản xuất ở ngoại quốc nhập lậu vào Ba Lan.

Với những máy móc tinh vi về truyền thanh truyền hình do CIA Mỹ cung cấp, các chuyên viên của CĐĐK có thể xen vào giữa các chương trình truyền thanh truyền hình của chính phủ cộng sản những khẩu hiệu như “Công Đoàn Đoàn Kết bất diệt!” hoặc “Hãy kháng chiến!”

Cũng với các máy phát sóng tối tân được cung cấp từ bên ngoài qua các trạm bí mật nói trên, các chuyên viên của CĐĐK có thể làm cho các chương trình truyền hình của nhà nước phải gián đoạn trong chốc lát đẻ xen vào những lời kêu gọi đình công, xuống đường, mít tinh, biểu tình v.v… Người ta thấy những điều đó xảy ra vào lúc nghỉ giải lao giữa hai hiệp đấu thể thao, là lúc khán thính giả không cảm thấy bị quấy rối một cách bực mình. Những lúc đó cũng là lúc thường thấy thình lình xuất hiện một vài biểu ngữ thật lớn kêu gọi kháng chiến chống cộng. Điều này thường hay xảy ra giữa những trận túc cầu tranh giải vô địch có rất đông khán giả.

Lech Walesa, linh hồn của Công đoàn Đoàn Kết sau trở thành Tổng Thống Balan.

Những kết quả thu lượm được

Khi mà những sự việc trên xảy ra thường xuyên và đồng loạt một cách rất mau chóng và rất bất ngờ tại nhiều nơi cùng một lúc, thì cảnh sát đành bó tay. Hành động quyết liệt ồ ạt nhưng kiên trì khôn ngoan nhẫn nhục của cả chục triệu đoàn viên được sự chúc lành của Tòa Thánh đã thay đổi tâm trạng của hơn ba chục triệu nhân dân Ba Lan khiến chính quyền cộng sản phải dần dần từng bước do dự, dè dặt nhượng bộ trước sức ép mãnh liệt về kinh tế, chính trị của Vatican và Hoa Thịnh Đốn.

Các nhà tù được mở ra và vụ án dự định dành cho Lech Walesa được bãi bỏ. Các đảng viên cộng sản quay ra đấu tranh với nhau, nền kinh tế suy sụp vì những cuộc đình công bãi thị, biểu tình trong nước và sự bao vây kinh tế cấm vận từ bên ngoài.

Tổng Bí Thư Liên Sô, Mr. Gobachov gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Đệ Nhị.

Ngày 19 tháng 2 năm 1987, sau khi chính quyền cộng sản Ba Lan hứa mở đối thoại với Giáo Hội, Tổng Thống Reagan đã hạ lệnh bãi bỏ cấm vận. Bốn tháng sau Giáo Hoàng được hàng triệu con chiên hoan hô chào đón khi ngài đi khắp nước Ba Lan rao giảng về nhân quyền và ca tụng CĐĐK. Năm tháng sau đến lượt lãnh tụ Liên Xô Gorbachev viếng thăm Ba Lan và, như cùng “đồng lõa” với Vatican và Hoa Thịnh Đốn, đã ra hiệu cho Jaruzelski hiểu rằng Mạc Tư Khoa nhìn nhận chính phủ Ba Lan không thể cầm quyền mà không có sự hợp tác của Công Đoàn Đoàn Kết.

 Đức Giáo Hoàng John Paul II kêu gọi giáo dân đừng sợ: Lời nói nổi tiếng của Ngài trước cả triệu người trên Quảng trường Chiến Thắng trong dịp hành hương về đất mẹ Ba Lan còn là cộng sản, trong năm 1979, vẫn luôn luôn hiện hữu với dân tộc Ba Lan: “Xin Chúa hãy hiển linh – Để thay đổi diện mạo của đất – Mảnh đất này!” và “Các con đừng sợ hãi!”. Blog 16.  Hình dưới: Có thể nói từ cổ chí kim chưa có đám tang nào mà số người tham dự đông đảo lên tới hơn cả triệu người tràn ngập Rome để đưa tiễn Đức Giáo Hoàng John Paul II khi ngài mất.

“ Hãy can đảm, đừng sợ hãi và hãy hy vọng ! “

Ngày 5 tháng 4 năm 1989, hai bên ký thỏa hiệp hợp pháp hóa CĐĐK và cùng kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 6. Cuối cùng, vào tháng 12-1990, sau 9 năm bị bắt giữ, anh thợ điện Lech Walesa đã được bầu làm tổng thống Ba Lan.

Có một điều đáng lưu ý: trong suốt bài báo dài 8 trang, ký giả Bemstein không ghi được một lời tuyên bố nào dù vắn gọn của Giáo Hoàng mà chỉ ghi rằng vị phụ tá thân cận của Ngài khuyên các giới chức ở Hoa Thịnh Đốn hãy lắng nghe (và làm theo?) lời Ngài.

Và nhìn vào những gì chính quyền Mỹ cũng như CĐĐK đã làm theo như Berstein tường thuật thì thấy rõ: Chính quyền của Tổng Thống Reagan đã không viện trợ quân sự, không cho súng đạn, không gửi cố vấn quân sự tới, cũng không dọa thả bom tinh khôn… Trái lại chỉ có các kỹ thuật máy móc tân kỳ dành cho các phương tiện truyền thông và tiền, về phía CĐĐK cũng vậy, không thấy có bạo động. Không có những vụ nổ bom quyêt tử trên xe hơi. Không có ám sát. Chỉ có nhiều, rất nhiều truyền đơn, nhiều tranh hí họa, nhiều khẩu hiệu trên truyền thanh truyền hình, nhiều biểu ngữ giữa sân bóng đá v.v…

Tóm lại, cuộc chiến thắng hoàn toàn bằng chính trị, ngoại giao, áp lực kinh tế và tuyên truyền. Đó là điều đáng làm cho những tổ chức chính trị thiếu phương tiện quân sự hùng hậu lấy làm an ủi và hy vọng, nếu họ biết vận dụng đúng mức những phương pháp và phương tiện phi vũ trang, bất bạo động.

 Sách tham khảo: Liên minh Thần Thánh giữa Tổng Thống Ronald Regan và Giáo Hoàng Gioan Phaolồ Đệ Nhị, Time Magazine và “Tâm Sự Nước Non” của tác giả Minh Võ.

minhvo_sign

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Tâm Sự Nước Non