“Tôi tin mình đã làm đúng” – Người Lính Già

Bài đọc suy gẫm: “Tôi tin mình đã làm đúng”, câu tâm sự với binh sĩ của Tướng Trần Văn Hai, một vị tướng thanh liêm, trong sạch của QL-VNCH. Người sau này đã tuẫn tiết trong ngày 30-04-1975 để giữ vẹn lòng trung với đất nước. Nhân tháng tư đen, những ngày quốc hận lại về. Blog 16 thân mời quý độc giả theo dõi những thăng trầm của ông qua bài viết “Tưởng niệm Tướng Trần Văn Hai”, tác giả Người Lính Già.

Tưởng Niệm Tướng Trần Văn Hai

Người Lính Già

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi ông Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội buông súng dâng miền Nam cho tập đoàn Cộng Sản Bắc Việt làm tiêu tan nền tảng hợp pháp hóa sự xâm lăng của chúng thì một số quân nhân các cấp không chấp nhận đã tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuối cùng hoặc tự sát. Trong số các anh hùng đó, có các danh Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai*, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, nguyên Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân.

Với mục đích góp thêm vài nét chấm phá rất thực để tưởng niệm một người quân nhân thuần túy bất khuất, coi quyền lực như không có và đôi khi gần như ngạo mạn, không tham sân si và cả cuộc đời chỉ nhằm đóng góp nỗ lục cho Đất Nước…

Phải thẳng thắn nhìn nhận là ít ai để ý và biết tới tân Thiếu Úy Trần Văn Hai tốt nghiệp Khóa 7 trường Võ Bị Đà Lạt tình nguyện ra chiến đấu tại chiến trường Bắc Việt năm 1952 bổ nhiệm về phục vụ Tiểu Đoàn 4 Việt Nam (Thiếu Tá Đặng Văn Sơn Tiểu Đoàn Trưởng, sau này là Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2, rồi Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân (BĐQ) Dục Mỹ). Sau khi đất nước bị chia đôi và người Pháp lần lượt trao trả quyền quản trị, điều khiển các quân khu lại cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (đặc biệt là Quân Khu 4 trên cao nguyên từ trước vẫn hoàn toàn do các sĩ quan Pháp nắm giữ) và do một cơ duyên nào đó ông Hai gặp Đại Úy Đặng Hữu Hồng là một chuyên viên tình báo mới được bổ nhiệm lên cao nguyên làm Trưởng Phòng 2 Quân Khu 4 đã nhận thấy ông Hai rất có thiện chí với nhiều khả năng về tình báo nên đã đề nghị rút về phụ trách ban binh địa của Phòng 2 Quân Khu, sau đó vinh thăng Đại Úy đi làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 địa phương đồn trú tại Phan Thiết rồi về làm Đại Đội Trưởng chỉ huy công vụ Trung Đoàn 44 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Năm 1961, sau khi tốt nghiệp khóa bộ binh cao cấp tại Hoa Kỳ thì Đại Úy Trần Văn Hai đã trở nên quen thuộc và được nhiều người biết đến trong tình thân thương cũng có mà thù ghét cũng không phải là ít. Khi Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ được thành lập để huấn luyện các đơn vị Biệt Động Quân cũnh như rừng núi sình lầy, mưu sinh thoát hiểm cho sĩ quan, hạ sĩ quan của các đơn vị và sinh viên sĩ quan của trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Đại Úy Hai là một trong số những huấn luyện viên tận tụy làm viếc hết mình theo đúng quan niệm: Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu, và mồ hôi của ông luôn luôn ướt sũng bộ đồ tác chiến như mọi người đã nhìn thấy.

Năm 1964, Đại Úy Trần Văn Hai được vinh thăng Thiếu Tá sau khi mang lon Đại Úy liên tiếp 9 năm và được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Phú Yên và cũng chính từ ở chức vụ này ông đã có dịp bộc lộ các cá tính và con người thực. Dưới đây là phần trích dẫn bài của Lôi Tam viết lại cuộc đối thoại của một nhóm quân nhân và công chức trẻ mà chính anh là một:

– Tụi bây bỏ hết công việc ra đây mai mốt anh Mũ Nâu lại gọi vào chửi cho cả đám.

Anh Mũ Nâu là biệt danh chúng tôi dùng để gọi Trung Tá Hai Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng vốn xuất thân là Biệt Động Quân.

– Ối ăn nhằm gì, chửi bới là nghề của anh ấy, không có chuyện cho anh ấy chửi, anh ấy bệnh ngay. Dưới mắt anh ấy cả nước này chỉ có mình anh ấy là khá, kỳ dư còn lại là lũ ăn hại, đái nát…

– Tụi bây chửi anh ấy cũng tội nghiệp, phải công nhận là anh ấy có thiện chí. Nếu nước mình mà có vài mươi mạng như anh ấy thì cũng đỡ khổ.

– Đỡ qúa chứ cũng đỡ gì…chỉ riêng cái việc anh ấy không ăn bẩn là tao sợ anh ấy rồi…

Chúng tôi kính phục Trung Tá Hai vì sự trong sạch, thái độ ngay thẳng và lòng yêu mến dân chúng thật tình của ông. Trong thời gian phục vụ dưới quyền ông, chúng tôi phải làm việc gấp hai ba lần hơn khi làm việc với các ông Tỉnh Trưởng khác nhưng cũng là thời gian mà chúng tôi thích thú nhất…

…Ông không bao giờ cười, họa hoằn lắm mới có một cái nhếch mép nhưng lại có máu khôi hài lạnh. Tôi nhớ sau cuộc hành quân tại Vũng Rô, một phái đoàn Tướng Tá Việt Mỹ đến Phú Yên tham dự cuộc thuyết trình về thành quả. Trong khi ông Hai đang thuyết trình về tổn thất địch thì một ông Đại Tá Mỹ đứng dậy đặt câu hỏi là trong số thương vong của địch có bao nhiêu phần trăm do hỏa lực bộ binh?

Trung Tá Hai không trả lời ngày, ông có vẻ suy nghĩ, một lát sau ông nói:

– Tôi rất tiếc không thể trả lời câu hỏi của Đại Tá lúc này được.

Mọi người có vẻ ngạc nhiên, viên Đại Tá Mỹ cau mày hỏi:

– Tại sao vậy Trung Tá?

Ông Hai hơi nhếch mép, tôi biết ông đang cố gắng nén cái cười ngạo mạn.

– Tại vì tôi chưa kịp viết thư cho viên Tướng Cộng Sản ở vùng này. Lẽ ra tôi phải viết thư trước và yêu cầu hắn chỉ thị cho binh sĩ của hắn khi bị sát hại bằng hỏa lực phi pháo thì phải nằm riêng ra một chỗ và khi bị bộ binh bắn chết thì phải nằm riêng ra một chỗ để chúng ta dễ đếm và thống kê, lần này thì chịu, theo nhận định của Bộ Chỉ Huy hỗn hợp thì đầy là một cuộc hành quân phối hợp hoàn hảo của Hải, Lục, Không Quân, thương vong của địch rải rác lẫn lộn, tình thế cũng không cho phép binh sĩ của ta ở lại lâu tại vị trí giao tranh để làm thống kê tỉ mỉ, vì vậy tôi không thể trả lời được câu hỏi của Đại Tá.

Trung Tá Hai có thể nén cười được, nhưng chúng tôi thì không…

Trung Tá Hai rời chức vụ Tỉnh Trưởng vì một chuyện rất nhỏ** …Ông Tướng Tư Lệnh Vùng đang say mê một cô ca sĩ; biết rõ như thế nên một số các ông Tỉnh Trưởng trong vùng thi nhau làm vui lòng ông mỗi khi cô ca sĩ này đến trình diễn tại địa phương.

Ông Hai không cần biết điều này và ông cũng không cần tìm biết làm gì vì bản chất của ông: thanh liêm, chính trực. Sau một lần không làm vừ lòng Tướng Tư Lệnh về những chuyện công vụ, một tháng sau ông Hai bị thay thế, chúng tôi tiễn ông ra máy bay trực thăng… và hành trang của ông là một túi vải nhỏ, loại mà các phi công thường sử dụng mỗi khi đi bay…

– Tôi cám ơn các anh chị đã tận tình làm việc với tôi trong những tháng vừa qua, có thể người ta cho rằng mình là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là mình đã làm đúng…

Thảo luận với ông về những khó khăn trở ngại ông thường nói: Tôi biết, tôi biết, tôi đã di qua chiếc cầu đó rồi, đừng nản, sớm muộn gì đất nước mình cũng có ngày sáng sủa…

…Ông về làm Chỉ Huy Trưởng BĐQ vinh thăng Đại Tá…Sau Tết Mậu Thân được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, vinh thăng Chuẩn Tướng, Tư Lệnh Biệt Khu 44, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 2, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Huấn Khu Dục Mỹ và cuối cùng là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh.

Khi ông vừa rời Phú Yên về trình diện Bộ Quốc Phòng thì cũng đúng lúc chức Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân đang trống và ông Hai được bổ nhiệm điều khuyết để trở lại nơi ông đã xuất thân với những tình cảm thân thương.

Vừa nhận chức với buổi họp tham mưu đầu tiên tại Bộ Chỉ Huy, ông đã giành tối đa thời giờ để lên lớp đúng theo danh từ mà Lôi Tam dùng để diễn tả các chỉ thị Tham Mưu chính yếu nhằm quét dọn rác rưới trong việc điều hành, thuyên chuyển nhân viên, sử dụng quỹ xã hội cách rất đúng đắn và những ngày sau đó đi thăm viếng các đơn vị, đặc biệt là những đơn vị trú đóng những căn cứ hẻo lánh, các trại gia binh và các thương bệnh binh đang nằm điều trị tại các quân y viện.

Quyết định đầu tiên của ông là xuất quỹ xã hội trao tặng cho mỗ đơn vị 5000 dồng để tổ chức cây mùa xuân, ông quan niệm đây là tiền của anh em đóng vào thì họ phải được hưởng, và hơn nữa ông là một người trong sạch nên ông coi giá trị đồng tiền khá cao, tại mỗi đơn vị ông giơ cao bao thơ đựng tiền lập đi lập lại nhiều lần khiến mọi người phải cười thầm.

Đặc điểm của ông là luôn luôn lắng nghe và ghi nhận những khó khăn của các đơn vị trưởng và dù với cấp bậc khiêm nhượng ông không ngần ngại đến gõ cửa chính các vị Tư Lệnh vùng để trực tiếp can thiệp giải quyết vấn đề chứ không qua các vị Tham Mưu Trưởng. — đâu có đụng chạm, có khó khăn là có sự hiện diện của ông và đặc biệt là nhiều khi mùi khét của thuốc súng giao tranh chưa tan ông cũng không ngần ngại đáp trực thăng xuống để cùng chia sẻ ngay tại chỗ với đơn vị và đặc biệt với các cấp chỉ huy về những nỗi khó khăn gặp phải mặc dù đó không phải là nhiệm vụ chính yếu được ấn định cho chức vụ Chỉ Huy Trưởng binh chủng của ông là quản trị.

Trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân, chính ông đã trực tiếp điều khiển các Liên Đoàn BĐQ hành quân giải tỏa vùng ven đô gây tổn thất nặng nề cho địch quân cũng như giảm thiểu thiệt hại cho dân chúng.

Đại  tá Trần Văn Hai đang điều binh từ một góc phố trong Chợ Lớn, trận Mậu Thân 1968.

Khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG), ông có đem theo một số sĩ quan và hạ sĩ quan để cùng tiếp tay với ông điều hành công vụ và ông đã tỏ ra rất cứng rắn đối với những người này. Trường hợp Đại Úy La Thành H. cùng quê và được ông coi như một người em đỡ đầu được bổ nhiệm làm Trưởng Ty Cảnh Sát Quận 10 nhưng có những hành động lợi dụng chức vụ, tức khắc bị ông áp dụng biện pháp trừng phạt và trả về quân đội, trong đó có luôn cả chánh văn phòng của ông.

Khi một đại diện của Giám Sát Viện phàn nàn với ông về những bê bối trong ngành Cảnh Sát, ông trầm ngâm trả lời: Tôi biết, nhưng vấn đền không thể giải quyết một sớm một chiều mà phải kiên nhẫn tìm ra những đầu mối, những tương quan thế lực chằng chịt thì mới ngăn chận được. Từ ngày về đây tôi đã gặp khá nhiếu khó khăn, mình như người vác chiếc thang dài đi trong căn nhà hẹp, bốn bề đều đụng chạm. Không ai muốn mình làm những điều mình thấy cần phải làm.

Tướng Hai là một quân nhân thuần túy, không biết hay nói cho đúng hơn là không bao giờ chịu luồn cúi. Khi mới nhận chức Chỉ Huy Trưởng/BĐQ và lúc đó uy quyền của Tân Sơn Nhất hay nói đúng hơn là Tướng Kỳ đang ở thế thượng phong nên có người đặt vấn đề là nếu ông muốn vững tiến thì cần phải tìm cách móc nối để lọt vào vòng ảnh hưởng, nhưng ông làm ngơ. Với ông, bè phái là một từ ngữ xa lạ.

Theo tiết lộ của cụ Trần Văn Hương khi cụ được chỉ định làm Thủ Tướng thay thế Luật Sư Lộc, cụ đề nghị với Tổng Thống bổ nhiệm một tướng lãnh có khả năng chỉ huy chiến trường là Trung Tướng Đỗ Cao Trí làm Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Đại Tá Trần Văn Hai, một sĩ quan trong sạch làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát. Nhưng có lẽ đó cũng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nằm trong kế hoạch loại bỏ ảnh hưởng của ông Kỳ.

Khi vừa nhận chức được ít lâu thì ông Bộ Trưởng Nội Vụ muốn đưa đàn em về coi Cảnh Sát Tư Pháp nên yêu cầu ông Hai cất chức Phụ Tá Tư Pháp là Luật Sư Đinh Thành Châu, nhưng ông Hai thẳng thắn trả lời: Nếu ông Bộ Trưởng muốn thay xin cứ ban hành nghị định, tôi sẽ thi hành nhưng tôi không thấy LS Châu có lỗi lầm gì hết. Để dằn mặt và trả dũa về sự cứng đầu của ông, phụ phí cho Cảnh Sát đã bị cắt giảm quá một nửa, ông biết như vậy sẽ gặp rất nhiều trở ngại cho sự thi hành nhiệm vụ nhưng vẫn làm những gì mà lương tâm ông nghĩ và coi đó là lẽ phải.

Với thời gian hơn một năm làm TGĐ, ông Hai chỉ đến gặp Tổng Thống, Phó Tổng Thống và Thủ Tướng khi có lệnh hoặc vì công vụ phải đích thân trình bày, ngoài ra không bao giờ mon men cầu cạnh và chưa bao giờ người ta thấy ông mặc thường phục đi xe hơi mang số ẩn tế hoặc công xa lộng lẫy với xe hộ tống võ trang cùng mình chạy trước, chạy sau dẹp đường mà chỉ sử dụng chiếc xe jeep cũ của BĐQ mang theo với vài người cận vệ ngồi phía sau. Người ta cũng không mấy ngạc nhiên khi thấy ông bị thay thế trở về Quân Đội vì cụ Hương đã rời phủ Thủ Tướng và hơn thế nữa, các thế lực sẽ không thể chi phối các hoạt động của Cảnh Sát nếu còn để ông tiếp tục nắm giữ quyền điều khiển cơ quan này.

Mùa hè đỏ lửa 72, Cộng quân đẩy mạnh các nỗ lực tấn công có tính cách trận điạ chiến cắt đứt các trục giao thông chiến lược, đặc biệt là đoạn Quốc Lộ 14 nối liền hai thị xã Kontum Pleiku và Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2 Quân Khu 2 cũng vừa mới nhận chức muốn chứng tỏ khả năng chỉ huy của ông cũng như tạo một tiếng vang nên ra lệnh cho lực lượng BĐQ phải hành quân giải tỏa đoạn Quốc Lộ nêu trên với sư tăng cường của một Chi Đoàn Thiết Kỵ giao tiếp với một thành phần của Sư Đoàn 23 nhưng liên tiếp bị chận đánh không tiến lên được như ý muốn của ông nên trong một buổi họp tham Mưu, Tướng Tư Lệnh*** đã trút giận dữ cho là BĐQ không chịu đánh, ra lệnh thay thế các cấp chỉ huy liên hệ bằng những sĩ quan khác đồng thời còn hướng về Tướng Hai lúc này đã được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn và nói: Biệt Động Quân của anh đó. Bị miệt thị và nhất là tự ái binh chủng của ông nên ông đã thẳng thắn đáp lễ là ông sẽ đứng ra trực tiếp điều khiển cuộc hành quân và ngay sau chấm dứt ông sẽ rời khỏi Quân Đoàn 2 vì ông không thể cộng tác với một ông Tư Lệnh làm việc tùy hứng…Hai ngày sau đó lực lượng Biệt Động Quân giao tiếp được thành phần tiếp đón từ Kontum tiến ra, Tướng Tư Lệnh đã bay tới nơi với một phái đoàn báo chí để ngợi khen cái bắt tay có tính quyết định này. Tuy nhiên, để giữ lời hứa, Tướng Hai yêu cầu được rời Quân Đoàn 2, sau đó về làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Huấn Khu Dục Mỹ, nơi mà trước đây ông đã phục vụ với tính cách một huấn luyện viên nhỏ bé; nhưng ông chưa ngồi ở chức vụ này được bao lâu thì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn 4 nên ông Hai được bổ nhiệm thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam trong chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7, một đại đơn vị nổi danh với những vị Tư Lệnh tiền nhiệm yêu nước, trong sạch gồm cố Trung Tướng Nguyền Viết Thanh và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Một đơn vị đã hoạt động một cách hữu hiệu trong nhiệm vụ chận đứng sự xâm nhập của các đơn vị Cộng quân trong mưu toan cắt đứt đường liên lạc tiếp tế từ miền Tây về thủ đô và đó cũng là đơn vị đã chứng kiến hành động khí phách phi thường nhất của ông với niềm tin sắt đá sớm muộn gì đất nước mình rồi sẽ có ngày sáng sủa.

Cùng các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Tướng Hai đã ghi đậm một nét son cho trang cuối của quân sử Việt Nam Cộng Hòa.

Nhân ngày quân lực, xin đốt nén nhang cho những tang trung liệt, những người đời đời là nỗi tiếc thương và niềm hãnh diện cho Quân Dân Miền Nam, cho mọi thế hệ, cho mọi thời đại của giòng sử đấu tranh Việt.

Người Lính Già – Đa Hiệu 52

 

Chú thích:

*  Sinh năm 1929, Cần Thơ, tốt nghiệp khoá 7 Trường Võ Bị Liên Quân, Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB thuộc QĐIV/ QKIV từ ngày 1-3-1974. Trước đó ông cũng từng đảm trách các chức vụ như Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên (năm 1965), Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung Ương (năm 1967), Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (năm 1968), Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ (năm 1971), Tư Lệnh Phó QĐII/ QKII và kiêm nhiệm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân Chiến Thuật QĐII/QKII (năm 1972).

Trong ngày 30-4-1975, khoảng 17:00 giờ tại Bộ Tư Lệnh SĐ7/BB ở Mỹ Tho, chuẩn tướng Trần văn hai đã uống thuốc độc ngay trong văn phòng của mình. Vị sĩ quan tuỳ viên sau khi phát giác chủ tướng của mình đã quyên sinh, đã đưa ông qua Tiểu đoàn 7 Quân Y mong cứu được ông, nhưng mọi nổ lực đều quá muộn. Buổi chiều trong ngày, trước khi uống thuốc độc chuẩn tướng Trần văn Hai trao cho vị sĩ quan tuỳ viên số tiền 70.000 đồng nhờ đưa cho người mẹ già của mình. Đây cũng là tháng lương cuối cùng của một người lính suốt đời liêm chính.

**  Đầu năm 1966, phu nhơn của Thiếu tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Quân Đoàn II và Quân khu 2 là nữ ca sĩ Minh Hiếu tới Phú Yên có việc riêng và lệnh của tướng Vĩnh Lộc là phải đón tiếp chu đáo.  Thiếu tá Hai lúc đó đã được thăng cấp Trung tá, quyết định dùng tiền riêng thuê xe dân sự đưa đón thay vì dùng công xa.  Vì chuyện này mà Trung tá Hai mất chức tỉnh trưởng với lý do ‘không hoàn tất chu đáo nhiệm vụ’. Theo BĐQ.com

***   Tức Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh quân đoàn 2, quân khu 2. Theo BĐQ.com

 

Link: Những giờ phút cuối của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai

 

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Bất Khuất.net

Biệt Động Quân.com


Độc Tài hữu, độc tài tả – Chu Chi Nam & Vũ Văn Lâm

Bài đọc suy gẫm: Độc Tài Hữu, độc tài tả – Chu Chi Nam & Vũ Văn Lâm hay là bài phân tách, so sánh Miến Điện của bà Aung San Suu Kyi và Việt Nam. Hình ảnh chỉ là minh họa.

Bà Aung San Suu Kyi phát biểu tại Thái Lan, đàng sau là cờ hiệu trang trong của đảng đối lập Die National League for Democracy (NLD) tức cờ Liên Minh quốc Gia vì Dân Chủ tại Miến Điện của bà. Hình dưới: Tổng thống Thein Sein, người tiên phong mở rộng nhiều cải cách cho đất nước Miến Điện chụp hình với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.


 
                          MIẾN ĐIỆN CỦA BÀ AUNG SAN SUU KYI VÀ VIỆT NAM
Gần đây, cuộc bầu cử tự do, dân chủ ở Miến Điện đã đưa Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (die National League for Democracy (NLD)) Miến điện « của bà Aung San Suu Kyi đến chiến thắng. Chiến thắng này đã được công nhận từ quốc nội đến hải ngoại, qua điện văn chúc mừng Bà của Tướng Sein Thein, đương kim Tổng thống Miến Điện, của Tướng Tổng tư lệnh quân đội Miến, và nhiều điện văn chúc mừng từ nhiều vị Nguyên thủ và Thủ tướng các quốc gia, trong đó có Tổng thống Obama.
Đây là một chiến thắng to lớn, không những cho dân tộc Miến Điện mà còn cho cả vùng Đông Nam Á.
Từ đó có nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao tiến trình dân chủ có thể xẩy ra ở Miên điện, mà lại không xẩy ra ở Việt nam ?
Để giải thích sự kiện này, có rất nhiều nguyên do. Nhưng đại để và tương đối, chúng ta có thể thâu tóm qua những nguyên do chính sau đây:
Nguyên do thứ nhất bắt nguồn từ chế độ độc tài hữu Miến Điện, trong khi đó ở Việt nam là chế độ độc tài tả, độc tài toàn diện cộng sản.
Chế độ độc tài tả, cộng sản là một chế độ độc tài toàn diện, cực quyền ( totalitarisme), đi từ A tới Z, kiểm soát mọi hành động của đời sống con người và xã hội, từ lãnh vực triết học, tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đến thông tin, tuyên truyền, vì nó chủ trương độc khuynh, chỉ chấp nhận quan niệm triết học duy vật của Marx, vì nó chủ trương độc đảng, nắm hết quyền từ kinh tế, kinh tế quốc doanh, đến giáo dục, văn hóa. Trong khi đó, thì độc tài hữu, chỉ là độc tài chính trị hay quân đội, nó vẫn chủ trương đa khuynh, chấp nhận mọi nền tảng triết lý, tôn giáo, không chủ trương độc đảng, dù một đôi khi chỉ có một đảng nắm quyền, nhưng bên cạnh vẫn có những đảng khác, nó vẫn thi hành chính sách kinh tế tự do, tôn trọng quyền tư hữu, tự do kinh tế ; nền giáo dục vẫn là một nền giáo dục phóng khoáng, cởi mở, tôn trọng những giá trị văn hóa cổ truyền, nhưng đồng thời vẫn cởi mở chấp nhận những luồng tư tưởng từ bên ngoài. Trong khi Marx chủ trương phá hủy mọi giá trị trước đó và đã được áp dụng bởi những chế độ độc tài cộng sản được giản dị hoá qua quan niệm « Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo ».
Ở điểm này, chúng ta cần nêu rõ một số lập luận, của một số trí thức, đã cố tình tráo trở, lẫn lộn giữa độc tài hữu và độc tài tả, vì trình độ trí thức còn thấp kém, chưa có thể phân tích, đi vào chi tiết, hoặc là lập luận của một số trí thức cộng sản, cố tình lẫn lộn, để bào chữa cho chế độ của mình.

Victor Hugo (1802 – 1885), đại văn hào Pháp.
 

Nhà văn hào Pháp, ông Victor Hugo, có viết: « Bắt con đại bàng làm con chim chích, buộc con thiên nga làm con vịt trời, bỏ tất cả vào một giỏ, rồi xóc, để cho ai cũng như ai. Đó là cộng sản. Và đó cũng là điều mà tôi không thích. » Quả là một nhận xét chính xác. Đáng là một bài học cho những trí thức non nớt và những trí thức cộng sản.
Những nước độc tài tả, chúng ta phải kể là  Liên sô, các nước Đông Âu, Trung cộng, Bắc Hàn, Bắc Việt Nam. Những nước độc tài hữu như Tây ban nha, Bồ đào nha, Nam Việt nam, Nam Hàn và Đài Loan.
Vào năm 2000, nhân kỷ niệm sự sụp đổ của chế độ Liên sô và một số nước Đông Âu, cùng một số nước độc tài hữu như Tây Ban nha, Bồ đào nha, Nam hàn và Đài loan xẩy ra cũng vào khoảng đồng thời, một cuộc hội thảo mang chủ đề phát triển kinh tế và xã hội, trong đó có chủ đề: « Tại sao những nước độc tài tả lại khó khăn phát triển kinh tế và xã hội  hơn những nước độc tại hữu. » Buổi hội thảo này được tổ chức tại Madrid, thủ đô của Tây ban nha, dưới sự bảo trợ của ông vua Jean Carlos của xứ này. Có rất nhiều nhà kinh tế, nghiên cứu về phát triển xã hội tham dự. Đặc biệt là sự có mặt của ông Mikhail Gorbatchev. Chính trong cuộc hội thảo này, ông đã tuyên bố: « Tôi đã bỏ ra hơn nửa đời người tranh đấu cho lý tưởng cộng sản. Nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn tuyên bố rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyên và nói dối. »
Đúc kết cuộc hội thảo, người ta đi đến kết luận: Những nước bị độc tài hữu, chỉ là độc tài trên ngọn, ở mức độ quân phiệt hay gia đình trị, còn độc tài tả toàn diện cộng sản là độc tài từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Người ta có thể ví độc tài hữu như một trận cuồng phong, có thể làm trốc gốc một vài cây lớn, nhưng nền tảng, nhà cửa, cây cỏ vẫn còn. Trong khi đó thì độc tài tả cộng sản, không những là một trận cuồng phong mà đồng thời mà một trận động đất, nền tảng, nhà cửa bị đảo lộn, tan nát.
Cuộc hội thảo còn đưa ra kết luận là xã hội dân sự và giai tầng trung lưu giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một xã hội. Với độc tài tả cộng sản, giai tầng trung lưu bị tiêu diệt, như ở Việt Nam, « Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ «, xã hội dân sự không còn nữa. Trong khi đó, với độc tài hữu, giai tầng trung lưu và xã hội dân sự vẫn còn đó, chỉ bị nằm rạp xuống, sau khi độc tài qua, thì họ lại đứng dậy và có thể kiến thiết lại xứ sở.
Ông Boris Eltsine, Tổng thống Nga, sau 10 năm cầm quyền, từ năm 1990 tới 2000, thực thi mọi cải cách vẫn không vực dậy được xứ này, đã phải than: « Nước Nga, trong thời gian dài bị cai trị bởi cộng sản, giai tầng trung lưu, một giai tầng năng động, tháo vát, chỉ cần một con dao đi vào rừng là họ có thể kiếm củi, dựng lên nhà, trồng trọt; chỉ cần một số tiền nhỏ, là họ có thể mở tiệm, sinh sống độc lập. Giai tầng này không còn nữa, nên nước Nga phát triển khó khăn. »
Trong khi đó thì cũng trong khoảng 10 năm, những nước độc tài hữu như Tây ban Nha, Bồ đào Nha, Nam Hàn, Đài loan, sau chế độ độc tài, họ không những phát triển, mà họ còn phát triển nhanh, không thua gì những nước tây phương, như trường hợp Nam Hàn và Đài loan hiện nay.
Trở về Miến Điện và Việt Nam, và để trả lời câu hỏi : Tại sao Miến Điện đã bắt đầu tiến trình dân chủ, mà Việt Nam vẫn chưa ? Câu trả lời, đó là vì Việt nam là độc tài tả cộng sản, Miến Điện là độc tài hữu.
Hơn thế nữa, giới lãnh đạo quân phiệt Miến Điện vẫn là những người hành động « Trên còn có Trời, Phật, dưới còn có đất «, vì họ vẫn là người theo đạo, 90% dân Miến theo đạo Phật, tất nhiên trong đó có cả  các tướng tá. Trong khi đó thì giới lãnh đạo Việt Nam, theo chủ nghĩa duy vật, hành động « Trên không có Trời, dưới không có đất «, làm bất cứ chuyện gì để giữ quyền. Có thể nói chính quyền cộng sản Việt Nam, từ ngày thành lập cho tới ngày hôm nay là một chính quyền gian manh, giảo quyệt, ác ôn, côn đồ nhất thế giới, hơn cả Liên sô trước đây.
Ngoài ra các tướng lãnh Miến Điện vẫn còn là những con người yêu nước, mặc dù tham nhũng nhưng còn biết phân biệt lợi hại, trắng đen, không như những người cộng sản, đầu tiên đã được tẩy não qua quan niệm của Engel „ Người cộng sản có thể làm bất cứ điều gì, kể cả vô đạo đức, miễn sao đạt được thành công“; sau đó còn được nhồi nhét thêm qua câu nói siêu thực nghiệm của Đặng tiểu Bình „ Mèo trắng mèo đen không cần biết, miễn là mèo bắt được chuột“. Cộng sản Việt Nam, bắt đầu bằng Hồ chí Minh cho đến con cháu sau này, rặt một điều noi theo. Họ Hồ bắt đầu bằng công hàm bán nước của Phạm văn Đồng, dâng Hoàng và Trường Sa cho Trung cộng; đến Lê Duẫn „ Đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô và Trung Cộng“; rồi tiếp theo là đàn con cháu: Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh, Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng … lần lượt dâng đất, nhượng biển cho Trung cộng. 
 

Chụp hình kỷ niệm sau khi ký mật ước Thành Đô đầy ô nhục giữa chóp bu việt cộng và quan thày Bắc Kinh năm 1990.

Chúng ta chỉ cần so sánh vài hành động cụ thể giữa giới lãnh đạo Miến Điện và cộng sản Việt Nam thì câu hỏi nêu trên sẽ được sáng tỏ.
Vị trí địa chiến lược của Miến Điện và Việt Nam đối với Trung cộng khá giống nhau. Từ năm 1965 Mao Trạch Đông đã từng nói: “Chúng ta nhất định phải giành lấy Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu có, ở đó có nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn đáng bỏ công của ra để giành lấy nó. Trong tương lai, nó sẽ rất có lợi để phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, sẽ có thể bù đắp toàn bộ những thiệt hại. Sau khi chúng ta giành được Đông Nam Á, ở khu vực này sẽ có thể tăng cường các lực lượng của chúng ta …” Sau tuyên bố „ Cân bằng chiến lược và xoay trục sang châu Á „ của Hoa kỳ thì vị trí chiến lược của Miến Điện đối với Trung cộng trở nên càng quan trọng. Vì Trung cộng có thể giải tỏa bớt áp lực của Hoa kỳ ( khi chiến tranh hoặc căng thẳng xảy ra) tại eo biển Malacca bằng cách vận chuyển dầu từ Trung đông qua lãnh thổ Miến điện, hơn nữa Miến lại là nước giầu tài nguyên, có cả quặng mỏ và khí đốt.
Trước dã tâm đó, giới lãnh đạo Miến Điện đã sáng suốt tìm cách thoát ly và giảm ảnh hưởng từ Trung cộng. Chính quyền Miến đã mạnh dạn dùng quân đội chận đứng dã tâm cho quân lính trà trộn vào dân để tràn vào những vùng biên giới thì ngược lại cả ban lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam muối mặt qua Thành đô ký mật ước bán đất, nhượng biển cho Trung cộng. Miến ra sắc lệnh cấm bán gỗ cho tỉnh Vân Nam thì giới chức cộng sản VN cho Trung cộng mướn đất, phá rừng vô tội vạ. Vì các cuộc biểu tình chống đối của người dân, chính phủ Miến đã đình chỉ dự án xây đập Myitsone nhằm cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam, trong khi đó cộng sản VN, trước những cuộc biểu tình của nhân dân, trước những kiến nghị, can ngăn của mọi thành phần trong xã hội, vì lợi ích cá nhân, đảng đoàn vẫn thản nhiên ký sắc lệnh cho Trung cộng khai thác Bô xít tại Trung nguyên, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa chiếm mất vị trí chiến lược hiểm yếu của đất nước. 
Gần đây, Trung cộng gia sức thực thi chiến lược xâm lấn Biển Đông, bồi đắp những đảo nhân tạo tại Trường Sa thuộc hải phận của Việt Nam, cộng sản VN chỉ lên tiếng lấy lệ, còn quan chức của các tỉnh miền trung thì „vô tư“ bán cát cho Trung cộng. Mỗi lần Tàu cộng bắn giết ngư dân Việt Nam thì nhà nước và báo chí chỉ vu vơ ám chỉ là „tàu lạ, nước lạ“; thậm chí cộng sản VN còn đang có dã tâm loại bỏ môn sử khỏi học đường để xóa bỏ mọi tội lỗi bán nước và tham vọng bá quyền xâm lăng của Bắc phương. Những tội lỗi nêu trên của đảng CSVN chỉ là một phần nổi được nhiều người nhắc tới, đảng CSVN đã phạm một lỗi lầm trước sau chưa từng có trong lịch sử Việt, là đã nhẫn tâm tiêu diệt mọi thành phần, nhân sĩ, kể cả những người cộng sản không cùng đường lối với mình. Hành động vô lương „ Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ „ qua những cuộc cải cách ruông đất, đánh tư bản mại bản, …đã tạo ra những trận cuồng phong đảo lộn cả quốc gia dân tộc. Nhiều người vô tình hay cố ý hùa theo cộng sản cho là Việt Nam chưa cần Dân chủ vì trình độ người dân còn thấp. Họ đã cố ý quên đi nguyên nhân chính đưa đến thảm trạng này là do cộng sản VN đã tận diệt, đọa đày hàng hàng lớp lớp những thành phấn trí thức, sĩ phu yêu nước, kể cả những thành phần không được vừa lòng đảng qua những cuộc thanh trừng „ Nhân văn giai phẩm “ hay „ Thuộc thành phần hữu khuynh. „ Cộng sản VN đã trở nên côn đồ và tàn ác nhất trong lịch sử các nước CS vì chưa có một đảng cộng sản nào cho công an gỉa danh côn đồ hành hung, khủng bố, thậm chí còn hèn hạ cho người thẩy đồ dơ, mắm thối vào nhà những người bất đồng chính kiến.
Nguyên do không kém quan trọng là bà Aung San Suu Kyi, những người thân cận của bà ở trong nước và ở ngoài nước.
Bà Aung San Suu Kyi là con gái của tướng Aung San, người đã có công thành lập quân đội Miến Điện hiện đại và cũng có công giành lại độc lập cho đất nước từ đế quốc Anh và phát xít Nhật. Cha bà bị mất trong một cuộc ám sát của phe đối lập, từ đó bà sống với mẹ và từ năm 1960 rời khỏi nước đến sống tại Ấn Độ khi mẹ bà, bà Khin Kyi, được bổ nhiệm làm đại sứ Miến Điện ở Delhi. Sau khi học xong trung học, bà sang Anh theo học tại Đại học Oxford về triết học, chính trị và kinh tế. Nơi đây, bà lập gia đình với ông Michael Aris, một học giả nghiên cứu về Tây Tạng và có với ông 2 người con.
Năm 1988 được tin mẹ bị bệnh phải vào điều trị tại nhà thương, bà trở về Miến Điện để chăm sóc người mẹ bị bệnh nặng. Trong lúc này Miến Điện đang trong cơn biến động chính trị lớn. Hàng chục nghìn sinh viên, nhân viên văn phòng và nhà sư đã xuống đường biểu tình đòi cải cách dân chủ. Ngay tại nhà thương nơi mẹ bà điều trị bà đã tận mắt thấy hàng ngày cảnh tượng những người biểu tình bị chính quyền đàn áp dã man. Trong một buổi nói chuyện tại Yangon ( lúc đó còn là thủ đô của Miến Điện ) bà tuyên bố ” “Với tư cách là con gái của cha tôi, tôi không thể làm ngơ trước những gì đang diễn ra” và bà tham gia, dẫn đầu phong trào biểu tình chống lại tướng Ne Win, kẻ độc tài nắm quyền vào thời đó.
Ngày 27.09.1988 Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (die National League for Democracy (NLD)) được thành lập và bà được bầu vào chức vụ chủ tịch Liên Minh. Cuộc đấu tranh bị đàn áp tàn bạo, bà bị quản thúc tại gia và nhiều nhân vật nồng cốt trong Liên minh bị bỏ tù.
Tháng 5.1990, chính quyền quân sự tổ chức cuộc bầu cử quốc gia, đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng trên 80% số phiếu, tuy nhiên, chính quyền quân phiệt không công nhận kết qủa cuộc bầu cử và tiếp tục đàn áp các phong trào tranh đấu của sinh viên.
Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, con trai đã thay mặt bà đến nhận. Chủ tịch ủy ban trao giải tuyên dương bà là “Một điển hình về sức mạnh của những người không có quyền hành”.
Trong thời gian bị giam, bà Suu Kyi nghiên cứu và tập luyện thể lực để vượt qua khó khăn và sự sợ hãi. Bà ngồi thiền, trau dồi thêm ngoại ngữ và chơi đàn dương cầm. Chính quyền quân phiệt Miến có lúc đã  cho phép bà đến Anh để thăm chồng khi ông bị bệnh nặng, nhưng bà phải từ chối vì sợ sẽ không được phép quay trở lại đất nước. Giai đoạn bị quản thúc cuối cùng của bà kết thúc vào tháng 11.2010.
Đất nước Miến Điện sau 50 năm dưới sự cầm quyền của chính quyền quân phiệt, từ một nước tương đối phát triển tại Đông nam Á, giầu tài nguyên trở thành một quốc gia nghèo đói, tụt hậu, bị Hoa Kỳ và Âu châu cấm vận. Lúc đầu giới lãnh đạo Miến còn dựa vào Trung cộng và nguồn đầu tư của vài nước Á châu như Thái Lan, Nam Hàn nhưng sau đất nước càng lúc càng bi đát, trong thì bị nhân dân chống đối, ngoài thì Trung cộng chèn ép, cho dân lấn đất, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi sinh, đầu dây mối nhợ của mọi nguồn tham nhũng, nguyên nhân của mọi tai họa. Trước  thách thức sống còn của đất nước, giới lãnh đạo quân sự của Miến Điện không còn lược chọn nào khác, là cứu nước và tự cứu, đã phải chấp nhận con đường cải cách, tiến đến Dân chủ và cộng tác với đảng NLD của bà Suu Kyi.
Đầu tháng 2.2011, quốc hội Miến Điện đã bầu ông Thein Sein làm tổng thống dân sự. Sau đó, bà Suu Kyi chấp nhận ứng cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử phụ vào tháng 4.2012. Bà và đảng NLD thắng 43 trong số 45 ghế được tranh cử. Vài tuần sau, bà Suu Kyi tuyên thệ tại quốc hội và trở thành lãnh đạo của phe đối lập. 

Thực thi quyền tự do ứng cử và bầu cử tại Miến Điện.  Thách thức lớn, liệu Việt Nam sẽ đi theo con đường này trong thời gian sắp tới?
Tháng 5 năm đó, bà lần đầu tiên rời khỏi Miến Điện sau 24 năm. Bà đi khắp thế giới, từ Á sang Âu để biểu dương triển quan Dân chủ và kêu gọi thế giới bỏ cấm vận, đầu tư và ủng hộ đất nước của bà.
Ngày 6.11.2015 vừa qua, hàng ngàn người đã kéo đến trụ sở của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) ở Yangon để ăn mừng chiến thắng, cũng có  thể  nói chính xác là chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch Đảng NLD trong cuộc bầu cử. Đây được xem là một bước tiến tới dân chủ của đất nước Miến Điện. Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (LND), do bà Suu Kyi, dẫn dắt, đã chiến thắng, giành 348 ghế tại thượng viện và hạ viện, cao hơn mức cần thiết để chiếm thế đa số 19 ghế
Qua kết qủa trên, chúng ta thấy qủa thật bà Aung San Suu Kyi đã giữ một vai trò rất quan trọng. Đối với dân Miến Điện bà đã trở thành biểu tượng của Hy Vọng, biểu tượng của Bà Mẹ Miến Điện, chứa đựng những đức tính nhân bản của một dân tộc theo đạo Phật.
Trong những năm tháng bị quản thúc bà đã từng ngồi thiền hàng ngày, luyện tinh thần, tập kiên nhẫn và mở lòng bao dung. Trong đấu tranh bà  chủ trương bất bạo động và không được  trả thù những người trong quân đội đã từng hành hạ, cầm tù bà và những người đấu tranh. Từng bước một, nhẫn nhục và kiên trì, bà đã đi vào lòng người dân, ngay tại Naypyidaw, thủ đô mới của Miến Điện, được dựng lên bởi các lãnh đạo quân sự, là nơi tập trung nhiều binh sĩ, cảnh sát và nhân viên công chức nhất cả nước. Nhưng ngay cả ở đây, nơi mà hầu hết người dân đều làm việc cho chính phủ, lá phiếu của họ trong cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra không dành cho những ứng viên của đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) mà lại cho đảng NLD của bà.
Dù đảng NLD đã giành quyền kiểm soát Quốc hội và có quyền thành lập chính phủ mới, hiến pháp do các tướng lĩnh soạn ra quy định các cơ quan quyền lực nhất trong chính quyền vẫn nằm dưới quyền điều hành trực tiếp của quân đội, trong đó có Bộ Quốc phòng, Bộ Biên giới và Bộ Nội vụ. Ngoài ra sau 50 năm cầm quyền hầu như guồng máy hành chính và kinh tế vẫn còn nằm trong tay quân đội. Khi bà Suu Kyi đến thăm Bắc Kinh hồi tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hỏi bà rằng ở Miến Điện, quân đội hay đảng NLD mạnh hơn. “Quân đội”, bà đã không ngần ngại trả lời.
Qua những kết qủa đáng mừng, dân tộc Miến Điện cũng mới chỉ vượt qua được những khó khăn, trở ngại tất yếu để bước đến tiến trình đầu tiên của Dân chủ. Nhưng hy vọng với tài trí, với những đức tính tuyệt vời của bà Aung San Suu Kyi, bà và đảng NLD sẽ theo gót chân của thánh Mahatma Gandhi, tổng thống  Nelson Mandela, sớm đưa dân và nước Miến Điện thoát khỏi độc tài, nghèo đói, sánh kịp những nước Dân chủ và phát triển trên thế giới. Song song chúng ta cũng học được một bài học đáng suy gẫm của bà và dân Miến Điện là chế độ độc tài, dù là cộng sản hay quân phiệt, chỉ thay đổi khi đứng trước những khó khăn và dưới những áp lực mạnh mẽ của những tổ chức Dân chủ, và nhất là khi lòng Dân đã đổi. Chúng ta thấy rõ là tại Miến Điện, ngay con cháu, gia đình, thân nhân của giới cầm quyền tại Naypyidaw cũng chán ngán chế độ và bỏ phiếu cho đảng của bà Aung San Suu Kyi.1)


Chu chi Nam và Vũ văn Lâm


 
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

http://perso.orange.fr/chuchinam/


Độc Tài hữu, độc tài tả – Chu Chi Nam & Vũ Văn Lâm

Bài đọc suy gẫm: Độc Tài Hữu, độc tài tả – Chu Chi Nam & Vũ Văn Lâm hay là bài phân tách, so sánh Miến Điện của bà Aung San Suu Kyi và Việt Nam. Hình ảnh chỉ là minh họa.

Bà Aung San Suu Kyi phát biểu tại Thái Lan, đàng sau là cờ hiệu trang trong của đảng đối lập Die National League for Democracy (NLD) tức cờ Liên Minh quốc Gia vì Dân Chủ tại Miến Điện của bà. Hình dưới: Tổng thống Thein Sein, người tiên phong mở rộng nhiều cải cách cho đất nước Miến Điện chụp hình với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.

MIẾN ĐIỆN CỦA BÀ AUNG SAN SUU KYI VÀ VIỆT NAM

Gần đây, cuộc bầu cử tự do, dân chủ ở Miến Điện đã đưa Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (die National League for Democracy (NLD)) Miến điện « của bà Aung San Suu Kyi đến chiến thắng. Chiến thắng này đã được công nhận từ quốc nội đến hải ngoại, qua điện văn chúc mừng Bà của Tướng Sein Thein, đương kim Tổng thống Miến Điện, của Tướng Tổng tư lệnh quân đội Miến, và nhiều điện văn chúc mừng từ nhiều vị Nguyên thủ và Thủ tướng các quốc gia, trong đó có Tổng thống Obama.

Đây là một chiến thắng to lớn, không những cho dân tộc Miến Điện mà còn cho cả vùng Đông Nam Á.

Từ đó có nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao tiến trình dân chủ có thể xẩy ra ở Miên điện, mà lại không xẩy ra ở Việt nam ?

Để giải thích sự kiện này, có rất nhiều nguyên do. Nhưng đại để và tương đối, chúng ta có thể thâu tóm qua những nguyên do chính sau đây:

Nguyên do thứ nhất bắt nguồn từ chế độ độc tài hữu Miến Điện, trong khi đó ở Việt nam là chế độ độc tài tả, độc tài toàn diện cộng sản.

Chế độ độc tài tả, cộng sản là một chế độ độc tài toàn diện, cực quyền ( totalitarisme), đi từ A tới Z, kiểm soát mọi hành động của đời sống con người và xã hội, từ lãnh vực triết học, tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đến thông tin, tuyên truyền, vì nó chủ trương độc khuynh, chỉ chấp nhận quan niệm triết học duy vật của Marx, vì nó chủ trương độc đảng, nắm hết quyền từ kinh tế, kinh tế quốc doanh, đến giáo dục, văn hóa. Trong khi đó, thì độc tài hữu, chỉ là độc tài chính trị hay quân đội, nó vẫn chủ trương đa khuynh, chấp nhận mọi nền tảng triết lý, tôn giáo, không chủ trương độc đảng, dù một đôi khi chỉ có một đảng nắm quyền, nhưng bên cạnh vẫn có những đảng khác, nó vẫn thi hành chính sách kinh tế tự do, tôn trọng quyền tư hữu, tự do kinh tế ; nền giáo dục vẫn là một nền giáo dục phóng khoáng, cởi mở, tôn trọng những giá trị văn hóa cổ truyền, nhưng đồng thời vẫn cởi mở chấp nhận những luồng tư tưởng từ bên ngoài. Trong khi Marx chủ trương phá hủy mọi giá trị trước đó và đã được áp dụng bởi những chế độ độc tài cộng sản được giản dị hoá qua quan niệm « Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo ».

Ở điểm này, chúng ta cần nêu rõ một số lập luận, của một số trí thức, đã cố tình tráo trở, lẫn lộn giữa độc tài hữu và độc tài tả, vì trình độ trí thức còn thấp kém, chưa có thể phân tích, đi vào chi tiết, hoặc là lập luận của một số trí thức cộng sản, cố tình lẫn lộn, để bào chữa cho chế độ của mình.

Victor Hugo (1802 – 1885), đại văn hào Pháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhà văn hào Pháp, ông Victor Hugo, có viết: « Bắt con đại bàng làm con chim chích, buộc con thiên nga làm con vịt trời, bỏ tất cả vào một giỏ, rồi xóc, để cho ai cũng như ai. Đó là cộng sản. Và đó cũng là điều mà tôi không thích. » Quả là một nhận xét chính xác. Đáng là một bài học cho những trí thức non nớt và những trí thức cộng sản.

Những nước độc tài tả, chúng ta phải kể là Liên sô, các nước Đông Âu, Trung cộng, Bắc Hàn, Bắc Việt Nam. Những nước độc tài hữu như Tây ban nha, Bồ đào nha, Nam Việt nam, Nam Hàn và Đài Loan.

Vào năm 2000, nhân kỷ niệm sự sụp đổ của chế độ Liên sô và một số nước Đông Âu, cùng một số nước độc tài hữu như Tây Ban nha, Bồ đào nha, Nam hàn và Đài loan xẩy ra cũng vào khoảng đồng thời, một cuộc hội thảo mang chủ đề phát triển kinh tế và xã hội, trong đó có chủ đề: « Tại sao những nước độc tài tả lại khó khăn phát triển kinh tế và xã hội hơn những nước độc tại hữu. » Buổi hội thảo này được tổ chức tại Madrid, thủ đô của Tây ban nha, dưới sự bảo trợ của ông vua Jean Carlos của xứ này. Có rất nhiều nhà kinh tế, nghiên cứu về phát triển xã hội tham dự. Đặc biệt là sự có mặt của ông Mikhail Gorbatchev. Chính trong cuộc hội thảo này, ông đã tuyên bố: « Tôi đã bỏ ra hơn nửa đời người tranh đấu cho lý tưởng cộng sản. Nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn tuyên bố rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyên và nói dối. »

Đúc kết cuộc hội thảo, người ta đi đến kết luận: Những nước bị độc tài hữu, chỉ là độc tài trên ngọn, ở mức độ quân phiệt hay gia đình trị, còn độc tài tả toàn diện cộng sản là độc tài từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Người ta có thể ví độc tài hữu như một trận cuồng phong, có thể làm trốc gốc một vài cây lớn, nhưng nền tảng, nhà cửa, cây cỏ vẫn còn. Trong khi đó thì độc tài tả cộng sản, không những là một trận cuồng phong mà đồng thời mà một trận động đất, nền tảng, nhà cửa bị đảo lộn, tan nát.

Cuộc hội thảo còn đưa ra kết luận là xã hội dân sự và giai tầng trung lưu giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một xã hội. Với độc tài tả cộng sản, giai tầng trung lưu bị tiêu diệt, như ở Việt Nam, « Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ «, xã hội dân sự không còn nữa. Trong khi đó, với độc tài hữu, giai tầng trung lưu và xã hội dân sự vẫn còn đó, chỉ bị nằm rạp xuống, sau khi độc tài qua, thì họ lại đứng dậy và có thể kiến thiết lại xứ sở.

Ông Boris Eltsine, Tổng thống Nga, sau 10 năm cầm quyền, từ năm 1990 tới 2000, thực thi mọi cải cách vẫn không vực dậy được xứ này, đã phải than: « Nước Nga, trong thời gian dài bị cai trị bởi cộng sản, giai tầng trung lưu, một giai tầng năng động, tháo vát, chỉ cần một con dao đi vào rừng là họ có thể kiếm củi, dựng lên nhà, trồng trọt; chỉ cần một số tiền nhỏ, là họ có thể mở tiệm, sinh sống độc lập. Giai tầng này không còn nữa, nên nước Nga phát triển khó khăn. »

Trong khi đó thì cũng trong khoảng 10 năm, những nước độc tài hữu như Tây ban Nha, Bồ đào Nha, Nam Hàn, Đài loan, sau chế độ độc tài, họ không những phát triển, mà họ còn phát triển nhanh, không thua gì những nước tây phương, như trường hợp Nam Hàn và Đài loan hiện nay.

Trở về Miến Điện và Việt Nam, và để trả lời câu hỏi : Tại sao Miến Điện đã bắt đầu tiến trình dân chủ, mà Việt Nam vẫn chưa ? Câu trả lời, đó là vì Việt nam là độc tài tả cộng sản, Miến Điện là độc tài hữu.

Hơn thế nữa, giới lãnh đạo quân phiệt Miến Điện vẫn là những người hành động « Trên còn có Trời, Phật, dưới còn có đất «, vì họ vẫn là người theo đạo, 90% dân Miến theo đạo Phật, tất nhiên trong đó có cả các tướng tá. Trong khi đó thì giới lãnh đạo Việt Nam, theo chủ nghĩa duy vật, hành động « Trên không có Trời, dưới không có đất «, làm bất cứ chuyện gì để giữ quyền. Có thể nói chính quyền cộng sản Việt Nam, từ ngày thành lập cho tới ngày hôm nay là một chính quyền gian manh, giảo quyệt, ác ôn, côn đồ nhất thế giới, hơn cả Liên sô trước đây.

Ngoài ra các tướng lãnh Miến Điện vẫn còn là những con người yêu nước, mặc dù tham nhũng nhưng còn biết phân biệt lợi hại, trắng đen, không như những người cộng sản, đầu tiên đã được tẩy não qua quan niệm của Engel „ Người cộng sản có thể làm bất cứ điều gì, kể cả vô đạo đức, miễn sao đạt được thành công“; sau đó còn được nhồi nhét thêm qua câu nói siêu thực nghiệm của Đặng tiểu Bình „ Mèo trắng mèo đen không cần biết, miễn là mèo bắt được chuột“. Cộng sản Việt Nam, bắt đầu bằng Hồ chí Minh cho đến con cháu sau này, rặt một điều noi theo. Họ Hồ bắt đầu bằng công hàm bán nước của Phạm văn Đồng, dâng Hoàng và Trường Sa cho Trung cộng; đến Lê Duẫn „ Đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô và Trung Cộng“; rồi tiếp theo là đàn con cháu: Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh, Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng … lần lượt dâng đất, nhượng biển cho Trung cộng.

Chụp hình kỷ niệm sau khi ký mật ước Thành Đô đầy ô nhục giữa chóp bu việt cộng và quan thày Bắc Kinh năm 1990.

Chúng ta chỉ cần so sánh vài hành động cụ thể giữa giới lãnh đạo Miến Điện và cộng sản Việt Nam thì câu hỏi nêu trên sẽ được sáng tỏ.

Vị trí địa chiến lược của Miến Điện và Việt Nam đối với Trung cộng khá giống nhau. Từ năm 1965 Mao Trạch Đông đã từng nói: “Chúng ta nhất định phải giành lấy Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu có, ở đó có nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn đáng bỏ công của ra để giành lấy nó. Trong tương lai, nó sẽ rất có lợi để phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, sẽ có thể bù đắp toàn bộ những thiệt hại. Sau khi chúng ta giành được Đông Nam Á, ở khu vực này sẽ có thể tăng cường các lực lượng của chúng ta …” Sau tuyên bố „ Cân bằng chiến lược và xoay trục sang châu Á „ của Hoa kỳ thì vị trí chiến lược của Miến Điện đối với Trung cộng trở nên càng quan trọng. Vì Trung cộng có thể giải tỏa bớt áp lực của Hoa kỳ ( khi chiến tranh hoặc căng thẳng xảy ra) tại eo biển Malacca bằng cách vận chuyển dầu từ Trung đông qua lãnh thổ Miến điện, hơn nữa Miến lại là nước giầu tài nguyên, có cả quặng mỏ và khí đốt.

Trước dã tâm đó, giới lãnh đạo Miến Điện đã sáng suốt tìm cách thoát ly và giảm ảnh hưởng từ Trung cộng. Chính quyền Miến đã mạnh dạn dùng quân đội chận đứng dã tâm cho quân lính trà trộn vào dân để tràn vào những vùng biên giới thì ngược lại cả ban lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam muối mặt qua Thành đô ký mật ước bán đất, nhượng biển cho Trung cộng. Miến ra sắc lệnh cấm bán gỗ cho tỉnh Vân Nam thì giới chức cộng sản VN cho Trung cộng mướn đất, phá rừng vô tội vạ. Vì các cuộc biểu tình chống đối của người dân, chính phủ Miến đã đình chỉ dự án xây đập Myitsone nhằm cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam, trong khi đó cộng sản VN, trước những cuộc biểu tình của nhân dân, trước những kiến nghị, can ngăn của mọi thành phần trong xã hội, vì lợi ích cá nhân, đảng đoàn vẫn thản nhiên ký sắc lệnh cho Trung cộng khai thác Bô xít tại Trung nguyên, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa chiếm mất vị trí chiến lược hiểm yếu của đất nước.

Gần đây, Trung cộng gia sức thực thi chiến lược xâm lấn Biển Đông, bồi đắp những đảo nhân tạo tại Trường Sa thuộc hải phận của Việt Nam, cộng sản VN chỉ lên tiếng lấy lệ, còn quan chức của các tỉnh miền trung thì „vô tư“ bán cát cho Trung cộng. Mỗi lần Tàu cộng bắn giết ngư dân Việt Nam thì nhà nước và báo chí chỉ vu vơ ám chỉ là „tàu lạ, nước lạ“; thậm chí cộng sản VN còn đang có dã tâm loại bỏ môn sử khỏi học đường để xóa bỏ mọi tội lỗi bán nước và tham vọng bá quyền xâm lăng của Bắc phương. Những tội lỗi nêu trên của đảng CSVN chỉ là một phần nổi được nhiều người nhắc tới, đảng CSVN đã phạm một lỗi lầm trước sau chưa từng có trong lịch sử Việt, là đã nhẫn tâm tiêu diệt mọi thành phần, nhân sĩ, kể cả những người cộng sản không cùng đường lối với mình. Hành động vô lương „ Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ „ qua những cuộc cải cách ruông đất, đánh tư bản mại bản, …đã tạo ra những trận cuồng phong đảo lộn cả quốc gia dân tộc. Nhiều người vô tình hay cố ý hùa theo cộng sản cho là Việt Nam chưa cần Dân chủ vì trình độ người dân còn thấp. Họ đã cố ý quên đi nguyên nhân chính đưa đến thảm trạng này là do cộng sản VN đã tận diệt, đọa đày hàng hàng lớp lớp những thành phấn trí thức, sĩ phu yêu nước, kể cả những thành phần không được vừa lòng đảng qua những cuộc thanh trừng „ Nhân văn giai phẩm “ hay „ Thuộc thành phần hữu khuynh. „ Cộng sản VN đã trở nên côn đồ và tàn ác nhất trong lịch sử các nước CS vì chưa có một đảng cộng sản nào cho công an gỉa danh côn đồ hành hung, khủng bố, thậm chí còn hèn hạ cho người thẩy đồ dơ, mắm thối vào nhà những người bất đồng chính kiến.

Nguyên do không kém quan trọng là bà Aung San Suu Kyi, những người thân cận của bà ở trong nước và ở ngoài nước.

Bà Aung San Suu Kyi là con gái của tướng Aung San, người đã có công thành lập quân đội Miến Điện hiện đại và cũng có công giành lại độc lập cho đất nước từ đế quốc Anh và phát xít Nhật. Cha bà bị mất trong một cuộc ám sát của phe đối lập, từ đó bà sống với mẹ và từ năm 1960 rời khỏi nước đến sống tại Ấn Độ khi mẹ bà, bà Khin Kyi, được bổ nhiệm làm đại sứ Miến Điện ở Delhi. Sau khi học xong trung học, bà sang Anh theo học tại Đại học Oxford về triết học, chính trị và kinh tế. Nơi đây, bà lập gia đình với ông Michael Aris, một học giả nghiên cứu về Tây Tạng và có với ông 2 người con.

Năm 1988 được tin mẹ bị bệnh phải vào điều trị tại nhà thương, bà trở về Miến Điện để chăm sóc người mẹ bị bệnh nặng. Trong lúc này Miến Điện đang trong cơn biến động chính trị lớn. Hàng chục nghìn sinh viên, nhân viên văn phòng và nhà sư đã xuống đường biểu tình đòi cải cách dân chủ. Ngay tại nhà thương nơi mẹ bà điều trị bà đã tận mắt thấy hàng ngày cảnh tượng những người biểu tình bị chính quyền đàn áp dã man. Trong một buổi nói chuyện tại Yangon ( lúc đó còn là thủ đô của Miến Điện ) bà tuyên bố ” “Với tư cách là con gái của cha tôi, tôi không thể làm ngơ trước những gì đang diễn ra” và bà tham gia, dẫn đầu phong trào biểu tình chống lại tướng Ne Win, kẻ độc tài nắm quyền vào thời đó.

Ngày 27.09.1988 Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (die National League for Democracy (NLD)) được thành lập và bà được bầu vào chức vụ chủ tịch Liên Minh. Cuộc đấu tranh bị đàn áp tàn bạo, bà bị quản thúc tại gia và nhiều nhân vật nồng cốt trong Liên minh bị bỏ tù.

Tháng 5.1990, chính quyền quân sự tổ chức cuộc bầu cử quốc gia, đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng trên 80% số phiếu, tuy nhiên, chính quyền quân phiệt không công nhận kết qủa cuộc bầu cử và tiếp tục đàn áp các phong trào tranh đấu của sinh viên.

Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, con trai đã thay mặt bà đến nhận. Chủ tịch ủy ban trao giải tuyên dương bà là “Một điển hình về sức mạnh của những người không có quyền hành”.

Trong thời gian bị giam, bà Suu Kyi nghiên cứu và tập luyện thể lực để vượt qua khó khăn và sự sợ hãi. Bà ngồi thiền, trau dồi thêm ngoại ngữ và chơi đàn dương cầm. Chính quyền quân phiệt Miến có lúc đã cho phép bà đến Anh để thăm chồng khi ông bị bệnh nặng, nhưng bà phải từ chối vì sợ sẽ không được phép quay trở lại đất nước. Giai đoạn bị quản thúc cuối cùng của bà kết thúc vào tháng 11.2010.

Đất nước Miến Điện sau 50 năm dưới sự cầm quyền của chính quyền quân phiệt, từ một nước tương đối phát triển tại Đông nam Á, giầu tài nguyên trở thành một quốc gia nghèo đói, tụt hậu, bị Hoa Kỳ và Âu châu cấm vận. Lúc đầu giới lãnh đạo Miến còn dựa vào Trung cộng và nguồn đầu tư của vài nước Á châu như Thái Lan, Nam Hàn nhưng sau đất nước càng lúc càng bi đát, trong thì bị nhân dân chống đối, ngoài thì Trung cộng chèn ép, cho dân lấn đất, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi sinh, đầu dây mối nhợ của mọi nguồn tham nhũng, nguyên nhân của mọi tai họa. Trước thách thức sống còn của đất nước, giới lãnh đạo quân sự của Miến Điện không còn lược chọn nào khác, là cứu nước và tự cứu, đã phải chấp nhận con đường cải cách, tiến đến Dân chủ và cộng tác với đảng NLD của bà Suu Kyi.

Đầu tháng 2.2011, quốc hội Miến Điện đã bầu ông Thein Sein làm tổng thống dân sự. Sau đó, bà Suu Kyi chấp nhận ứng cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử phụ vào tháng 4.2012. Bà và đảng NLD thắng 43 trong số 45 ghế được tranh cử. Vài tuần sau, bà Suu Kyi tuyên thệ tại quốc hội và trở thành lãnh đạo của phe đối lập.

Thực thi quyền tự do ứng cử và bầu cử tại Miến Điện.  Thách thức lớn, liệu Việt Nam sẽ đi theo con đường này trong thời gian sắp tới?

Tháng 5 năm đó, bà lần đầu tiên rời khỏi Miến Điện sau 24 năm. Bà đi khắp thế giới, từ Á sang Âu để biểu dương triển quan Dân chủ và kêu gọi thế giới bỏ cấm vận, đầu tư và ủng hộ đất nước của bà.

Ngày 6.11.2015 vừa qua, hàng ngàn người đã kéo đến trụ sở của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) ở Yangon để ăn mừng chiến thắng, cũng có thể nói chính xác là chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch Đảng NLD trong cuộc bầu cử. Đây được xem là một bước tiến tới dân chủ của đất nước Miến Điện. Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (LND), do bà Suu Kyi, dẫn dắt, đã chiến thắng, giành 348 ghế tại thượng viện và hạ viện, cao hơn mức cần thiết để chiếm thế đa số 19 ghế

Qua kết qủa trên, chúng ta thấy qủa thật bà Aung San Suu Kyi đã giữ một vai trò rất quan trọng. Đối với dân Miến Điện bà đã trở thành biểu tượng của Hy Vọng, biểu tượng của Bà Mẹ Miến Điện, chứa đựng những đức tính nhân bản của một dân tộc theo đạo Phật.

Trong những năm tháng bị quản thúc bà đã từng ngồi thiền hàng ngày, luyện tinh thần, tập kiên nhẫn và mở lòng bao dung. Trong đấu tranh bà chủ trương bất bạo động và không được trả thù những người trong quân đội đã từng hành hạ, cầm tù bà và những người đấu tranh. Từng bước một, nhẫn nhục và kiên trì, bà đã đi vào lòng người dân, ngay tại Naypyidaw, thủ đô mới của Miến Điện, được dựng lên bởi các lãnh đạo quân sự, là nơi tập trung nhiều binh sĩ, cảnh sát và nhân viên công chức nhất cả nước. Nhưng ngay cả ở đây, nơi mà hầu hết người dân đều làm việc cho chính phủ, lá phiếu của họ trong cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra không dành cho những ứng viên của đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) mà lại cho đảng NLD của bà.

Dù đảng NLD đã giành quyền kiểm soát Quốc hội và có quyền thành lập chính phủ mới, hiến pháp do các tướng lĩnh soạn ra quy định các cơ quan quyền lực nhất trong chính quyền vẫn nằm dưới quyền điều hành trực tiếp của quân đội, trong đó có Bộ Quốc phòng, Bộ Biên giới và Bộ Nội vụ. Ngoài ra sau 50 năm cầm quyền hầu như guồng máy hành chính và kinh tế vẫn còn nằm trong tay quân đội. Khi bà Suu Kyi đến thăm Bắc Kinh hồi tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hỏi bà rằng ở Miến Điện, quân đội hay đảng NLD mạnh hơn. “Quân đội”, bà đã không ngần ngại trả lời.

Qua những kết qủa đáng mừng, dân tộc Miến Điện cũng mới chỉ vượt qua được những khó khăn, trở ngại tất yếu để bước đến tiến trình đầu tiên của Dân chủ. Nhưng hy vọng với tài trí, với những đức tính tuyệt vời của bà Aung San Suu Kyi, bà và đảng NLD sẽ theo gót chân của thánh Mahatma Gandhi, tổng thống Nelson Mandela, sớm đưa dân và nước Miến Điện thoát khỏi độc tài, nghèo đói, sánh kịp những nước Dân chủ và phát triển trên thế giới. Song song chúng ta cũng học được một bài học đáng suy gẫm của bà và dân Miến Điện là chế độ độc tài, dù là cộng sản hay quân phiệt, chỉ thay đổi khi đứng trước những khó khăn và dưới những áp lực mạnh mẽ của những tổ chức Dân chủ, và nhất là khi lòng Dân đã đổi. Chúng ta thấy rõ là tại Miến Điện, ngay con cháu, gia đình, thân nhân của giới cầm quyền tại Naypyidaw cũng chán ngán chế độ và bỏ phiếu cho đảng của bà Aung San Suu Kyi.1)

Chu chi Nam và Vũ văn Lâm

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

http://perso.orange.fr/chuchinam/