Người Không Nhận Tội – Duy Nhân

 1.Hình ảnh minh họa: Biểu Tình chống trước Lãnh Sự Quán việt cộng tại Houston
 2. Bài đọc suy gẫm : ” Tại sao yêu nước lại phải yêu CNXH ?” Câu trả lời trong câu chuyện kể về sĩ quan QL-VNCH Người Không Nhận Tội” một người tù cải tạo kiên cường  của tác giả Duy Nhân. 

1.

Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “ học tập ” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm , Hốc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “ biên chế ” cùng tổ , đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ : Kha Tư Giáo.
Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “ cải tạo viên “ còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “ bài thu họach ”  những gì mình  “ tiếp thu ” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là giáo viên. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “ liên hệ bản thân ”, xác định mình là người có tội với nhân dân, với “ cách mạng ”. Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng ( như tôi và anh Kha Tư Giáo ) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân…Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác. Anh KTG thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh. Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “ giúp đỡ ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần phải nói anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “ nín thở qua sông ”,  họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.
Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng VĐG từng là thành viên của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn ( ?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thọai. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một tội nhân anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm  và trầm tĩnh, anh Giáo nói :
– Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam, buộc lòng  dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “ giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội ?
Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng :
– Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…
Anh Giáo ngắt lời :
– Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, chớ gì ? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận
Tên sư trưởng phản ứng :
– Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.
Anh KTG :
– Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.
Tên sư trưởng :
– Người Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
– Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.
Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe :
– Quân phản động !
Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng :
– Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.
Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời :
– Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm , trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.
Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp :
– Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam, gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam. Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc !
Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng :
– Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội ?
Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.
Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết. Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài …. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “ giúp đỡ ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại,Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ  “giúp đỡ ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều .
Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi :
– Chi vậy ?
– Mai mốt về tặng người yêu- Anh trả lời.
– Chắc là cô bạn rất thích hoa này ?
– Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.
– Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi – Tôi e ngại.
– Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó !
– Anh lãng mạn quá – Tôi nhận xét.
Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết !
Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “ Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao?
Nhanh lên, kêu cả nhà ra ngay, đã biết toà lãnh sự quán chúng nó ở đâu rồi. Noted: Tin tòa LSQ đặt ở đâu thuộc về hạng tối mật, đến những giờ phút cuối mới điều tra ra được.
 Một bà cụ 90 tuổi cho biết, còn sức là cụ còn có mặt để phản đối mấy tên cs. tư bản đỏ.

Các nhà truyền thông Houston đang bàn thảo tìm cách đột nhập vào nhưng các quan đỏ đã đánh mau rút gọn, chuồn sang khu ăn chơi khác. Thiệt là hú vía 🙂
2.
Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Motolova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký :
Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa
Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi
Với cao tay quờ quạng chút hơi người
Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm
Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “ cải thiện ” bửa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “ tiến bộ ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “ học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt : Trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng.  Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằng ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục.Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một ngừời không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh , nghiêm sắc mặt :
– Anh có đứng lên không ?
– Tôi còn mệt.
– Anh không chấp hành lệnh phải không ?
– Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.
Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo :
– Anh không đứng lên tôi bắn.
Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp :
– Anh cứ bắn đi !
Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác…Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực :
– Lại Chúa tôi.
Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “ Hòa bình ” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng! Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình !
Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù tội bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh.
Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hốc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại  thích hơn.
Nhưng thời khắc định mệnh đã tới ! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trời , không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “ Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc bốc tận rễ ”. Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây ? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu :
“  Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…
Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…”
Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở. Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê- Minh- Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.
Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt  Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.
Dàn âm thanh lưu động một chân rất “hiện đại”, xài pin nên không hại điện 🙂  thích hợp cho những trận biểu tình khoảng nghìn người. Sáng kiến của BTC.
 Nhóm phóng viên Paltalk Houston đang trực tiếp chuyển tải âm thanh và hình ảnh trực tiếp lên các diễn đàn Paltalks, nối kết xuyên mạng qua Skype, Yahoo Messenger, Msn…để vào Huế, Sài Gòn, Hà Nội cho đồng bào trong nước theo dõi.
3.
Tôi được tha về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi   “Kinh Tế Mới ”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành Ủy Sài Gòn ở đường Trương Định , quận Ba để hỏi thăm về đồng chí KVC, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với đồng chí bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.
Trong suốt hai mươi năm ở SàiGòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui. Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “ Viết về nước Mỹ ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở  khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ  mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống thông tin toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh  KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Autin, Texas, báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.
Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thọai từ Texas :
– Hello ! Tôi là KHT, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…
– Tôi, Duy Nhân đây.
– Chào anh Duy Nhân ! Có phải anh là tác gỉa bài viết Người Không Nhân Tội ?
– Tôi đây chị.
– Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy..
Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị HT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói :
– Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.
– Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.
– Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.
– Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng Sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng Sản suốt đời cũng không hiểu được.
Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị HT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng. Đó chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối. Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi tin tức. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên  là không thể nào tìm được ! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị HT nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.
Sau chi HT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thọai. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh H tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.
Anh Kha Tư Giáo ơi ! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu ! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào…Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi : Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả ! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam, có người ở Pháp, ở Mỹ…Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam. Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.
GHI CHÚ : 
(1) Bài viết Người Không Nhận Tội đã được Trung Tâm Băng Nhạc Asia dàn dựng với cùng tựa đề, do Ban kịch Sống – Túy Hồng trình diễn trong cuốn Asia số 36 ( chủ đề Người Lính ) tưởng  niệm 27 năm tháng 4 đen (30/4/1975 – 30/4/ 2002). Bài này được viết lại tháng 4 năm 2010 để tưởng niệm 35 năm ngày mất nước.
© Duy Nhân



Nhóm phóng viên Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.





Links:

Biểu tình Houston tháng 3 năm 2010 – Youtube
Hình ảnh biểu tình PicasaWebAlbum by PV. Trần Trí TX
Đàn Chim Việt

Người Không Nhận Tội – Duy Nhân

1.Hình ảnh minh họa: Biểu Tình trước Lãnh Sự Quán việt cộng tại Houston

2. Bài đọc suy gẫm : ” Tại sao yêu nước lại phải yêu CNXH ?” Câu trả lời trong câu chuyện kể về sĩ quan QL-VNCH “Người Không Nhận Tội” một người tù cải tạo kiên cường  của tác giả Duy Nhân.

1.

Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “ học tập ” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm , Hốc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “ biên chế ” cùng tổ , đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ : Kha Tư Giáo.
Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “ cải tạo viên “ còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “ bài thu họach ”  những gì mình  “ tiếp thu ” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là giáo viên. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “ liên hệ bản thân ”, xác định mình là người có tội với nhân dân, với “ cách mạng ”. Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng ( như tôi và anh Kha Tư Giáo ) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân…Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác. Anh KTG thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh. Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “ giúp đỡ ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần phải nói anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “ nín thở qua sông ”,  họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.
Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng VĐG từng là thành viên của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn ( ?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thọai. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một tội nhân anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm  và trầm tĩnh, anh Giáo nói :
– Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam, buộc lòng  dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “ giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội ?
Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng :
– Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…
Anh Giáo ngắt lời :
– Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, chớ gì ? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận
Tên sư trưởng phản ứng :
– Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.
Anh KTG :
– Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.
Tên sư trưởng :
– Người Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
– Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.
Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe :
– Quân phản động !
Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng :
– Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.
Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời :
– Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm , trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.
Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp :
– Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam, gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam. Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc !
Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng :
– Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội ?
Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.
Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết. Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài …. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “ giúp đỡ ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại,Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ  “giúp đỡ ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều .
Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi :
– Chi vậy ?
– Mai mốt về tặng người yêu- Anh trả lời.
– Chắc là cô bạn rất thích hoa này ?
– Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.
– Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi – Tôi e ngại.
– Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó !
– Anh lãng mạn quá – Tôi nhận xét.
Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết !
Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “ Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao?

Nhanh lên, kêu cả nhà ra ngay, đã biết toà lãnh sự quán chúng nó ở đâu rồi. Noted: Tin tòa LSQ đặt ở đâu thuộc về hạng tối mật, đến những giờ phút cuối mới điều tra ra được.

Một bà cụ 90 tuổi cho biết, còn sức là cụ còn có mặt để phản đối mấy tên cs. tư bản đỏ.

Các nhà truyền thông Houston đang bàn thảo tìm cách đột nhập vào nhưng các quan đỏ đã đánh mau rút gọn, chuồn sang khu ăn chơi khác. Thiệt là hú vía 🙂

2.
Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Motolova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký :
Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa
Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi
Với cao tay quờ quạng chút hơi người
Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm
Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “ cải thiện ” bửa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “ tiến bộ ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “ học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt : Trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng.  Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằng ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục.Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một ngừời không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh , nghiêm sắc mặt :
– Anh có đứng lên không ?
– Tôi còn mệt.
– Anh không chấp hành lệnh phải không ?
– Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.
Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo :
– Anh không đứng lên tôi bắn.
Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp :
– Anh cứ bắn đi !
Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác…Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực :
– Lại Chúa tôi.
Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “ Hòa bình ” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng! Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình !
Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù tội bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh.
Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hốc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại  thích hơn.
Nhưng thời khắc định mệnh đã tới ! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trời , không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “ Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc bốc tận rễ ”. Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây ? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu :
“  Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…
Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…”
Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở. Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê- Minh- Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.
Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt  Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.

Dàn âm thanh lưu động một chân rất “hiện đại”, xài pin nên không hại điện 🙂  thích hợp cho những trận biểu tình khoảng nghìn người. Sáng kiến của BTC.

Nhóm phóng viên Paltalk Houston đang chuyển tải âm thanh và hình ảnh lên các diễn đàn Paltalks, nối kết xuyên mạng qua Skype, Yahoo Messenger, Msn…để trực tiếp vào Huế, Sài Gòn, Hà Nội cho đồng bào trong nước theo dõi.

3.
Tôi được tha về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi   “Kinh Tế Mới ”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành Ủy Sài Gòn ở đường Trương Định , quận Ba để hỏi thăm về đồng chí KVC, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với đồng chí bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.
Trong suốt hai mươi năm ở SàiGòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui. Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “ Viết về nước Mỹ ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở  khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ  mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống thông tin toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh  KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Autin, Texas, báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.
Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thọai từ Texas :
– Hello ! Tôi là KHT, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…
– Tôi, Duy Nhân đây.
– Chào anh Duy Nhân ! Có phải anh là tác gỉa bài viết Người Không Nhân Tội ?
– Tôi đây chị.
– Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy..
Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị HT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói :
– Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.
– Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.
– Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.
– Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng Sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng Sản suốt đời cũng không hiểu được.
Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị HT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng. Đó chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối. Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi tin tức. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên  là không thể nào tìm được ! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị HT nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.
Sau chi HT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thọai. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh H tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.
Anh Kha Tư Giáo ơi ! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu ! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào…Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi : Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả ! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam, có người ở Pháp, ở Mỹ…Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam. Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.
GHI CHÚ :
(1) Bài viết Người Không Nhận Tội đã được Trung Tâm Băng Nhạc Asia dàn dựng với cùng tựa đề, do Ban kịch Sống – Túy Hồng trình diễn trong cuốn Asia số 36 ( chủ đề Người Lính ) tưởng  niệm 27 năm tháng 4 đen (30/4/1975 – 30/4/ 2002). Bài này được viết lại tháng 4 năm 2010 để tưởng niệm 35 năm ngày mất nước.
© Duy Nhân


Nhóm phóng viên Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.


Links:

Biểu tình Houston tháng 3 năm 2010 – Youtube

Hình ảnh biểu tình PicasaWebAlbum by PV. Trần Trí TX

Đàn Chim Việt


Nghệ Thuật Tuyên Truyền Láo! – Song Chi

babui_022010_11.jpg picture by photorom

Từ trồng người ở Ba Đình đến trồng cần sa ở Ba Lan, hình biếm họa BaBui.

1.  Hình ảnh minh hoạ :  Cải cách ruộng đất, đấu tố do cộng sản phát động tại miền bắc Việt Nam năm 1954, Người Cày Có Ruộng thờp đệ nhị Cộng Hoà- VNCH. Cố nghệ sĩ Thanh Nga v.v…

2.  Bài đọc suy gẫm:   
     Nghệ Thuật tuyên tryền: Xây và Phá -Tác giả: Nữ Đạo Diễn Song Chi.

Việc Giáo sư Phan Huy Lê công bố sự thật về “huyền thoại” Lê Văn Tám theo lời dặn dò của cố Giáo sư Trần Huy Liệu, người đã “dựng” nên nhân vật này, cho dẫu là một việc làm muộn màng nhưng dù sao, nó chứng tỏ cuối cùng thì lòng tự trọng ở những con người trí thức vẫn vượt qua được cái hèn và nỗi sợ hãi.
Bao nhiêu thế hệ trẻ em (và cả người lớn) Việt Nam đã tin và “được” tuyên truyền, dạy dỗ để tin vào hình tượng nhân vật này?
  GS. Phan Huy Lê, Tại một cuộc họp của hãng phim truyền hình Việt Nam đả tiết lộ sự thật về hình tượng bịp bợm Lê Văn Tám
Khổ nỗi, công viên Lê Văn Tám ỏ Quận 1, tp. Sài Gòn thì đã được đảng anh minh cho xây dựng thật.
Và không chỉ có mỗi một nhân vật Lê Văn Tám. Huyền thoại lớn lao nhất, vĩ đại nhất và thành công nhất do chính bản thân người đó và cả một hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam gây dựng nên suốt bao nhiêu năm qua chính là huyền thoại về vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh, “một lãnh tụ tài ba, một con người văn võ song toàn, đạo đức tột bậc, có một cuộc đời trong sạch, giản dị, không vợ không con, một lòng yêu nước thương dân”. Phải thừa nhận rằng về mặt tuyên truyền, tạo thần tượng, nhồi nhét vào đầu dân chúng, không có một chế độ nào bằng chế độ cộng sản! Bao nhiêu thế hệ trẻ em và cả người lớn Việt Nam, đặc biệt là những người đã từng sống ở miền Bắc trước năm 1975, đã tin yêu, thần thánh hoá Hồ Chí Minh, ngay từ bé đã thuộc mặt Bác, thuộc những bài ca về Bác, bắt đầu đi học là thuộc lòng về cuộc đời của Bác, thơ văn của Bác, và đã khóc hơn cả khóc cha ruột chết vào ngày Bác qua đời.
 Cho đến bây giờ, 40 năm sau ngày con người ấy mất đi, Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục phát động cả một chiến dịch học tập theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Và cho đến bây giờ, cho dù một phần sự thật về cuộc đời, nhân cách và cả nhân thân của nhân vật này được nhiều người nhiều, nguồn khác nhau công bố, nhưng vẫn còn không biết bao nhiêu dân Việt vẫn nhất mực tin vào cái hình tượng được xây dựng bao nhiêu năm kia? Tôi đã từng  biết rất nhiều người, mặc dù họ cũng thừa nhận chế độ này có nhiều điểu tồi tệ, sai trái, bất công phi lý… nhưng khi đụng đến “Bác Hồ” là họ lập tức ra sức bênh vực, bào chữa, cho rằng mọi cái tồi tệ của chính quyền và xã hội bây giờ hay thậm chí ngay cả vào thời Bác còn sống (như những vụ thủ tiêu, loại trừ bao nhiêu đối thủ và đảng phái chính trị thời kỳ đầu mới nắm chính quyền, vụ Nhân văn – Giai phẩm, Cải cách Ruộng đất, vụ án “xét lại”, vụ thảm sát Tết Mậu Thân-Huế v.v…) là do người khác làm ra, chứ “ông cụ” thì tuyệt đối đúng, và giá mà ông cụ còn sống thì xã hội chắc chắn đã khác v.v… Chẳng khác nào con chiên tin vào Chúa Trời, cấm có cãi!

Trước tiên điệu người bị cho là địa chủ ra trường “Đấu”

Bắt đầu “Đấu”… nhiều chuyện rất khôi hài “cái thằng kia, mày dám phát gạo cứu đói cho cả nhà tao rồi bắt tao phải chăn trâu cả đời  cho mày…”
 Tòa án “nhân dân” ra phán quyết.
Tử hình giữa phạm trường,

 Thi hành chính sách”Cải Cách Ruộng Đất”.  Ở bên tàu ông, Mao cho ra ma hơn 10 triệu người. Phía Việt Nam khoảng từ 1 cho đến 2 trăm ngàn người bị giết.  Theo báo cáo của Bộ chính trị đảng cộng sản VN tháng 10 năm 1956 thì riêng tổng số đảng viên bị “xử trí” lên tới 84.000 người. Nguồn Wikipedia . 

Hình ảnh phía Việt Nam Cộng Hoà về vấn đề “Người Cày Có Ruộng”

 

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong ngày”Người Cày Có Ruộng ” tại Cần Thơ 1973

 Xem thêm chi tiết về Cải Cách Điền Địa thời Đệ Nhị VNCH  ở đây

Và còn biềt bao nhiêu huyền thoại khác, thần tượng khác đã được dựng đứng nên, bịa đặt ra hay chí ít thì cũng là tô vẽ thêm? Không thể biết được. Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong những nhân vật như Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, v.v…?
Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, thế hệ chúng tôi không thể kiểm chứng được những điều đó. Riêng cá nhân tôi chỉ bắt đầu thực sự hiểu được “nghệ thuật” tuyên truyền đạt đến mức “võ công thượng thừa” của nhà nước cộng sản Việt Nam qua câu chuyện về cái chết của cố nghệ sĩ Thanh Nga, một trong những nghệ sĩ cải lương tài sắc vẹn toàn một thời của miền Nam mà tôi cũng như hàng triệu khán giả Việt Nam khác vô cùng ngưỡng mộ. Cái chết của bà và chồng đã gây ra nỗi thương tiếc cho bao nhiêu người và đám tang của bà là một trong vài đám tang nghệ sĩ có đông quần chúng đến đưa tiễn nhất ở Sài Gòn. Vào năm 1978, mối quan hệ giữa hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi, thậm chí hết sức căng thẳng. Lợi dụng hình tượng đẹp của cố nghệ sĩ Thanh Nga và lòng yêu mến của đông đảo quần chúng dành cho bà, Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam đã dựng đứng lên rằng cố nghệ sĩ Thanh Nga chết là do…Trung Quốc hãm hại vì đã đóng vai Thái hậu Dương Vân Nga! Khỏi nói là đám đông quần chúng đã tin theo, phẫn nộ và ngùn ngụt căm hờn “bọn Trung Quốc tàn ác” như thế nào. Về sau nhiều người trong đó có tôi mới biết nguyên nhân cái chết thực sự của bà và chồng là do một bọn cướp, là một vụ án hình sự. Chỉ một ví dụ này cũng đủ thấy “nghệ thuật” tuyên truyền của Đảng và nhà nước Việt Nam là như thế nào!

Một số hình ảnh tưởng nhớ về người nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu miền nam: Thanh Nga.

Hoa hồng được xếp thành tên trong ngày tưởng niệm 30 năm cố nghệ sĩ Thanh Nga tại Sài Gòn.

Trở lại với hình tượng Lê Văn Tám, tôi biết rằng ngay cả giờ phút này khi Giáo sư Phan Huy Lê nói lên sự thật, không phải chỉ riêng phía chính quyền là không hài lòng với điều này bởi vì họ không muốn thừa nhận bất cứ sự dối trá nào đối với nhân dân và với lịch sử, mà ngay trong nhân dân, bên cạnh một số đông người được biết chuyện cảm thấy bị xúc phạm và thất vọng thì vẫn có một bộ phận người dân phản ứng theo kiểu ngược lại! Do bị tuyên truyền và giáo dục bao nhiêu năm để chỉ quen nghe theo những gì Đảng và nhà nước nói, cho đến bây giờ một số người dân vẫn cố bào chữa cho những gì mà Đảng đã làm trong quá khứ, rằng vào thời điểm đó những việc tuyên truyền để khơi dậy lòng yêu nước căm thù giặc là cần thiết, bất chấp sự thật và lịch sử, rằng sau bao nhiêu năm có cần thiết để “nói lại cho rõ” không hay như vậy chỉ tạo điều kiện cho bọn xấu, bọn phản động có dịp rêu rao v.v… Thật là dễ sợ khi người ta phải sống quá lâu với một đảng lãnh đạo duy nhất, một thể chế chính trị duy nhất, đến mức không chỉ tin và nghe theo mà còn bênh vực, bảo vệ luôn tất tần tật mọi cái sai cái xấu của Đảng và của thể chế chính trị đó – cũng là tự bảo vệ chính mình để khỏi phải nhìn thấy sự thật.
Khi chưa giành được chính quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Đảng CSVN đã dùng tất cả mọi phương tiện, dồn tất cả mọi công sức cho việc tuyên truyền, trong đó có việc xây dựng những thần tượng chỉ có thật một phần hoặc hoàn toàn không có thật! Còn khi đã giành được vị trí độc quyền lãnh đạo đất nước như lâu nay thỉ Đảng và nhà nước Việt Nam lại ra sức ngăn chăn, dập tắt, khống chế, bôi bẩn, xuyên tạc… mọi cá nhân có thể trở thành hình ảnh đẹp trong lòng mọi người bởi sự dấn thân của họ, sự dũng cảm, lòng yêu nước, yêu tự do, dân chủ, công lý, sự thật và niềm khát khao mong muốn vận mệnh đất nước thay đổi ở họ. Có bao nhiêu người dám đứng lên phản kháng lại chính quyền mà chưa có kinh nghiệm cay đắng về điều này? Từ tướng Trần Độ, cụ Hoàng Minh Chính, cụ Nguyễn Hộ, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà văn Dương Thu Hương cho đến Thượng toạ Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, nhà báo tự do – blogger Điếu Cày, luật sư Lê Công Định, nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ v.v… Có bao nhiêu ví dụ cụ thể rành rành cho những trò chơi bẩn mà Đảng và nhà nước Việt Nam đã dành cho những con người này và bao nhiêu người khác, từ bôi bẩn về đời tư, xuyên tạc, vu khống, cô lập, quản thúc tại gia, gây khó dễ về công ăn việc làm, bắt bớ, giam cầm với những tội danh khác v.v… Có điều gì mà Đảng và nhà nước Việt Nam không dám làm, kể cả những trò không ai có thể hình dung được như cho người quăng mắm thối, ném chất bẩn vào nhà cụ Hoàng Minh Chính, nhà chị Trần Khải Thanh Thuỷ, tạo ra những vụ tai nạn xe như vụ tai nạn của linh mục Chân Tín và ông Nguyễn Ngọc Lan, ném phân và cho cả phụ nữ vào bóp chỗ kín của các sư như vụ Bát Nhã, lệnh cho báo chí quốc doanh viềt hàng loạt bài công kích Thượng toạ Thích Quảng Độ cho tới Giám mục Ngô Quang Kiệt, tệ hại hơn là viết bài bôi nhọ đời tư, vu khống từ luật sư Lê Thị Công Nhân cho đến blogger Điếu Cày, dựng lên những vụ án trốn thuế như vụ án của Điếu Cày, vụ án nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ “gây rối trật tự và hành hung người khác” với những bằng chứng giả, những tấm hình được cạo sửa v.v… Đó là những năm gần đây, khi internet đã phát triển, thông tin dù có bị bưng bít vẫn lan ra ngoài, còn trước đó, những năm 30, 40, 50, 60, 70, 80… có bao nhiêu vụ việc mà người dân không biết và cũng chẳng bao giờ biết?

 Bia tưởng niệm thuyền nhân tại Galang giờ nhìn lạ quá :), thì ra chính phủ Indonesia bị nhà nước cs. VN áp lực đục bỏ.  Ông Indo cũng ba trợn, nhất định không cho phá bố nó đi, để dzậy cho… dzui.

Với kinh nghiệm bao nhiêu năm chiến đấu trên cả hai mặt trận vũ trang và chính trị trước khi giành được chính quyền, cộng thêm kinh nghiệm bao nhiêu năm giữ vị trí độc quyền lãnh đạo đất nước này, Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam hiểu rất rõ sức mạnh của sự tuyên truyền và tác động của những hình tượng đẹp trong lòng người dân. Chính vì vậy chính sách của họ trước sau như một là kiểm soát chặt chẽ, lèo lái hướng dẫn dư luận, sẵn sàng bịa đặt, dối trá nếu những dối trá đó có lợi cho họ, chống đến cùng sự thật nếu những sự thật đó có hại cho họ, và không bao giờ để cho một hiện tượng nào hay một cá nhân nào trong phong trào phản kháng, phong trào dân chủ có thể trở thành hình tượng hay thần tượng trong mắt người dân!
Song Chi

Nhóm phóng viên Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: 

Đàn Chim Việt

Hẹn Về Sài Gòn


Thanh Nga

Nghệ Thuật Tuyên Truyền Láo! – Song Chi

babui_022010_11.jpg picture by photorom

Từ trồng người ở Ba Đình đến trồng cần sa ở Ba Lan, hình biếm họa BaBui.
1.  Hình ảnh minh hoạ :  Cải cách ruộng đất, đấu tố do cộng sản phát động tại miền bắc Việt Nam năm 1954, Người Cày Có Ruộng thờp đệ nhị Cộng Hoà- VNCH. Cố nghệ sĩ Thanh Nga v.v…

2.  Bài đọc suy gẫm:

Nghệ Thuật tuyên tryền: Xây và Phá -Tác giả: Nữ Đạo Diễn Song Chi.

Việc Giáo sư Phan Huy Lê công bố sự thật về “huyền thoại” Lê Văn Tám theo lời dặn dò của cố Giáo sư Trần Huy Liệu, người đã “dựng” nên nhân vật này, cho dẫu là một việc làm muộn màng nhưng dù sao, nó chứng tỏ cuối cùng thì lòng tự trọng ở những con người trí thức vẫn vượt qua được cái hèn và nỗi sợ hãi.

Bao nhiêu thế hệ trẻ em (và cả người lớn) Việt Nam đã tin và “được” tuyên truyền, dạy dỗ để tin vào hình tượng nhân vật này?

GS. Phan Huy Lê, Tại một cuộc họp của hãng phim truyền hình Việt Nam đả tiết lộ sự thật về hình tượng bịp bợm Lê Văn Tám.

Khổ nỗi, công viên Lê Văn Tám ỏ Quận 1, tp. Sài Gòn thì đã được đảng anh minh cho xây dựng thật.

Và không chỉ có mỗi một nhân vật Lê Văn Tám. Huyền thoại lớn lao nhất, vĩ đại nhất và thành công nhất do chính bản thân người đó và cả một hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam gây dựng nên suốt bao nhiêu năm qua chính là huyền thoại về vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh, “một lãnh tụ tài ba, một con người văn võ song toàn, đạo đức tột bậc, có một cuộc đời trong sạch, giản dị, không vợ không con, một lòng yêu nước thương dân”. Phải thừa nhận rằng về mặt tuyên truyền, tạo thần tượng, nhồi nhét vào đầu dân chúng, không có một chế độ nào bằng chế độ cộng sản! Bao nhiêu thế hệ trẻ em và cả người lớn Việt Nam, đặc biệt là những người đã từng sống ở miền Bắc trước năm 1975, đã tin yêu, thần thánh hoá Hồ Chí Minh, ngay từ bé đã thuộc mặt Bác, thuộc những bài ca về Bác, bắt đầu đi học là thuộc lòng về cuộc đời của Bác, thơ văn của Bác, và đã khóc hơn cả khóc cha ruột chết vào ngày Bác qua đời.

Cho đến bây giờ, 40 năm sau ngày con người ấy mất đi, Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục phát động cả một chiến dịch học tập theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Và cho đến bây giờ, cho dù một phần sự thật về cuộc đời, nhân cách và cả nhân thân của nhân vật này được nhiều người nhiều, nguồn khác nhau công bố, nhưng vẫn còn không biết bao nhiêu dân Việt vẫn nhất mực tin vào cái hình tượng được xây dựng bao nhiêu năm kia? Tôi đã từng  biết rất nhiều người, mặc dù họ cũng thừa nhận chế độ này có nhiều điểu tồi tệ, sai trái, bất công phi lý… nhưng khi đụng đến “Bác Hồ” là họ lập tức ra sức bênh vực, bào chữa, cho rằng mọi cái tồi tệ của chính quyền và xã hội bây giờ hay thậm chí ngay cả vào thời Bác còn sống (như những vụ thủ tiêu, loại trừ bao nhiêu đối thủ và đảng phái chính trị thời kỳ đầu mới nắm chính quyền, vụ Nhân văn – Giai phẩm, Cải cách Ruộng đất, vụ án “xét lại”, vụ thảm sát Tết Mậu Thân-Huế v.v…) là do người khác làm ra, chứ “ông cụ” thì tuyệt đối đúng, và giá mà ông cụ còn sống thì xã hội chắc chắn đã khác v.v… Chẳng khác nào con chiên tin vào Chúa Trời, cấm có cãi!

Cải Cách Ruộng Đất ở ngoài bắc 1954 – vết nhơ trong lịch sử Việt Nam… điệu người bị cho là địa chủ ra trường “Đấu”

Bắt đầu “Đấu”… nhiều chuyện rất khôi hài “cái thằng kia, mày dám phát gạo cứu đói cho cả nhà tao rồi bắt tao phải chăn trâu cả đời  cho mày…”

Tòa án “nhân dân” ra phán quyết.

Tử hình giữa phạm trường,

Thi hành chính sách”Cải Cách Ruộng Đất”.  Ở bên tàu ông, Mao cho ra ma hơn 10 triệu người. Phía Việt Nam khoảng từ 1 cho đến 2 trăm ngàn người bị giết.  Theo báo cáo của Bộ chính trị đảng cộng sản VN tháng 10 năm 1956 thì riêng tổng số đảng viên bị “xử trí” lên tới 84.000 người. Nguồn Wikipedia .

Hình ảnh phía Việt Nam Cộng Hoà về vấn đề “Người Cày Có Ruộng”

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong ngày”Người Cày Có Ruộng ” tại Cần Thơ 1973

Xem thêm chi tiết về Cải Cách Điền Địa thời Đệ Nhị VNCH  ở đây

Và còn biềt bao nhiêu huyền thoại khác, thần tượng khác đã được dựng đứng nên, bịa đặt ra hay chí ít thì cũng là tô vẽ thêm? Không thể biết được. Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong những nhân vật như Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, v.v…?

Sinh ra và lớn lên ở miền Nam, thế hệ chúng tôi không thể kiểm chứng được những điều đó. Riêng cá nhân tôi chỉ bắt đầu thực sự hiểu được “nghệ thuật” tuyên truyền đạt đến mức “võ công thượng thừa” của nhà nước cộng sản Việt Nam qua câu chuyện về cái chết của cố nghệ sĩ Thanh Nga, một trong những nghệ sĩ cải lương tài sắc vẹn toàn một thời của miền Nam mà tôi cũng như hàng triệu khán giả Việt Nam khác vô cùng ngưỡng mộ. Cái chết của bà và chồng đã gây ra nỗi thương tiếc cho bao nhiêu người và đám tang của bà là một trong vài đám tang nghệ sĩ có đông quần chúng đến đưa tiễn nhất ở Sài Gòn. Vào năm 1978, mối quan hệ giữa hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi, thậm chí hết sức căng thẳng. Lợi dụng hình tượng đẹp của cố nghệ sĩ Thanh Nga và lòng yêu mến của đông đảo quần chúng dành cho bà, Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam đã dựng đứng lên rằng cố nghệ sĩ Thanh Nga chết là do…Trung Quốc hãm hại vì đã đóng vai Thái hậu Dương Vân Nga! Khỏi nói là đám đông quần chúng đã tin theo, phẫn nộ và ngùn ngụt căm hờn “bọn Trung Quốc tàn ác” như thế nào. Về sau nhiều người trong đó có tôi mới biết nguyên nhân cái chết thực sự của bà và chồng là do một bọn cướp, là một vụ án hình sự. Chỉ một ví dụ này cũng đủ thấy “nghệ thuật” tuyên truyền của Đảng và nhà nước Việt Nam là như thế nào!

Một số hình ảnh tưởng nhớ về người nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu miền nam: Thanh Nga.

Hoa hồng được xếp thành tên trong ngày tưởng niệm 30 năm cố nghệ sĩ Thanh Nga tại Sài Gòn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở lại với hình tượng Lê Văn Tám, tôi biết rằng ngay cả giờ phút này khi Giáo sư Phan Huy Lê nói lên sự thật, không phải chỉ riêng phía chính quyền là không hài lòng với điều này bởi vì họ không muốn thừa nhận bất cứ sự dối trá nào đối với nhân dân và với lịch sử, mà ngay trong nhân dân, bên cạnh một số đông người được biết chuyện cảm thấy bị xúc phạm và thất vọng thì vẫn có một bộ phận người dân phản ứng theo kiểu ngược lại! Do bị tuyên truyền và giáo dục bao nhiêu năm để chỉ quen nghe theo những gì Đảng và nhà nước nói, cho đến bây giờ một số người dân vẫn cố bào chữa cho những gì mà Đảng đã làm trong quá khứ, rằng vào thời điểm đó những việc tuyên truyền để khơi dậy lòng yêu nước căm thù giặc là cần thiết, bất chấp sự thật và lịch sử, rằng sau bao nhiêu năm có cần thiết để “nói lại cho rõ” không hay như vậy chỉ tạo điều kiện cho bọn xấu, bọn phản động có dịp rêu rao v.v… Thật là dễ sợ khi người ta phải sống quá lâu với một đảng lãnh đạo duy nhất, một thể chế chính trị duy nhất, đến mức không chỉ tin và nghe theo mà còn bênh vực, bảo vệ luôn tất tần tật mọi cái sai cái xấu của Đảng và của thể chế chính trị đó – cũng là tự bảo vệ chính mình để khỏi phải nhìn thấy sự thật.

Khi chưa giành được chính quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Đảng CSVN đã dùng tất cả mọi phương tiện, dồn tất cả mọi công sức cho việc tuyên truyền, trong đó có việc xây dựng những thần tượng chỉ có thật một phần hoặc hoàn toàn không có thật! Còn khi đã giành được vị trí độc quyền lãnh đạo đất nước như lâu nay thỉ Đảng và nhà nước Việt Nam lại ra sức ngăn chăn, dập tắt, khống chế, bôi bẩn, xuyên tạc… mọi cá nhân có thể trở thành hình ảnh đẹp trong lòng mọi người bởi sự dấn thân của họ, sự dũng cảm, lòng yêu nước, yêu tự do, dân chủ, công lý, sự thật và niềm khát khao mong muốn vận mệnh đất nước thay đổi ở họ. Có bao nhiêu người dám đứng lên phản kháng lại chính quyền mà chưa có kinh nghiệm cay đắng về điều này? Từ tướng Trần Độ, cụ Hoàng Minh Chính, cụ Nguyễn Hộ, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà văn Dương Thu Hương cho đến Thượng toạ Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, nhà báo tự do – blogger Điếu Cày, luật sư Lê Công Định, nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ v.v… Có bao nhiêu ví dụ cụ thể rành rành cho những trò chơi bẩn mà Đảng và nhà nước Việt Nam đã dành cho những con người này và bao nhiêu người khác, từ bôi bẩn về đời tư, xuyên tạc, vu khống, cô lập, quản thúc tại gia, gây khó dễ về công ăn việc làm, bắt bớ, giam cầm với những tội danh khác v.v… Có điều gì mà Đảng và nhà nước Việt Nam không dám làm, kể cả những trò không ai có thể hình dung được như cho người quăng mắm thối, ném chất bẩn vào nhà cụ Hoàng Minh Chính, nhà chị Trần Khải Thanh Thuỷ, tạo ra những vụ tai nạn xe như vụ tai nạn của linh mục Chân Tín và ông Nguyễn Ngọc Lan, ném phân và cho cả phụ nữ vào bóp chỗ kín của các sư như vụ Bát Nhã, lệnh cho báo chí quốc doanh viềt hàng loạt bài công kích Thượng toạ Thích Quảng Độ cho tới Giám mục Ngô Quang Kiệt, tệ hại hơn là viết bài bôi nhọ đời tư, vu khống từ luật sư Lê Thị Công Nhân cho đến blogger Điếu Cày, dựng lên những vụ án trốn thuế như vụ án của Điếu Cày, vụ án nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ “gây rối trật tự và hành hung người khác” với những bằng chứng giả, những tấm hình được cạo sửa v.v… Đó là những năm gần đây, khi internet đã phát triển, thông tin dù có bị bưng bít vẫn lan ra ngoài, còn trước đó, những năm 30, 40, 50, 60, 70, 80… có bao nhiêu vụ việc mà người dân không biết và cũng chẳng bao giờ biết?

Bia tưởng niệm thuyền nhân tại Galang giờ nhìn lạ quá :), thì ra chính phủ Indonesia bị nhà nước cs. VN áp lực đục bỏ.  Ông Indo cũng ba trợn, nhất định không cho phá bố nó đi, để dzậy cho… dzui.

Với kinh nghiệm bao nhiêu năm chiến đấu trên cả hai mặt trận vũ trang và chính trị trước khi giành được chính quyền, cộng thêm kinh nghiệm bao nhiêu năm giữ vị trí độc quyền lãnh đạo đất nước này, Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam hiểu rất rõ sức mạnh của sự tuyên truyền và tác động của những hình tượng đẹp trong lòng người dân. Chính vì vậy chính sách của họ trước sau như một là kiểm soát chặt chẽ, lèo lái hướng dẫn dư luận, sẵn sàng bịa đặt, dối trá nếu những dối trá đó có lợi cho họ, chống đến cùng sự thật nếu những sự thật đó có hại cho họ, và không bao giờ để cho một hiện tượng nào hay một cá nhân nào trong phong trào phản kháng, phong trào dân chủ có thể trở thành hình tượng hay thần tượng trong mắt người dân!

Song Chi


Nhóm phóng viên Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links:

Đàn Chim Việt

Hẹn Về Sài Gòn

Thanh Nga


Ðã Hy Sinh Thì Phải Hy Sinh đến cùng – Lê Thị Công Nhân

Hình ảnh minh họa: Lê Thị Công Nhân và một số hình ảnh liên quan trước sau.

Ngồi hầu chuyện tâm đắc với các cụ.

LS. Lê Thị Công Nhân và dân oan Nguyễn Thị Huần ( người đã bị công an Phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ bắt giam vào ngày 05.06.2009 theo tin từ VietNamExodus)

Luật sư Công Nhân: Ðã hy sinh phải hy sinh đến cùng

Nữ luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân, một nhà bất đồng chính kiến và cũng là một người tranh đấu đòi hỏi dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam, vừa mãn hạn tù sau bản án 3 năm về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước.”

Hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (Hà Nội, 27/11/2007). Ông Lê Công Định là một trong những luật sư bảo vệ hai đồng nghiệp Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Chính ở phiên tòa này, ông Định đã tuyên bố: “Nói về dân chủ và nhân quyền, cả hai điều này không thể bị xem như là chống chính quyền ngoại trừ chính quyền này tự nó chống dân chủ,”. Nguồn Ảnh: AP Photo/Chitose Suzuki/REUTERS/Kham (VIETNAM)

Một luật sư Công Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi? Sau những gì trải nghiệm, ý chí, niềm tin, và sự khao khát về một nền dân chủ của cô gái 31 tuổi được nhiều người biết đến và ca ngợi như một “thiên thần trong bóng tối” giờ đây như thế nào? Ðó là một số câu hỏi được đặt ra trong cuộc trao đổi hôm nay với người bạn trẻ từ Hà thành, Lê Thị Công Nhân.

Câu chuyện của chúng ta được bắt đầu từ những tháng ngày trong trại giam. Công Nhân kể lại:
 Công Nhân: Buồng giam của tôi trung bình có khoảng 60 người. Gần một nửa trong số này là án chung thân. Tôi là người hiếm hoi trong đây bị tù đầu, tức là chưa có tiền án, tiền sự, mà lại án ngắn là 3 năm. Nhà tù thì quá tải. Ví dụ mỗi người đựơc quy định chỗ nằm là 2 mét vuông, mọi người được chiều dài là 2m, nhưng chiều ngang chỉ còn được 60cm, vai kề vai.

Trà Mi: Thế còn lịch sinh hoạt như thế nào ạ?

Công Nhân: Buổi sáng 5 giờ kẻng thức dậy. Buổi tối 5 giờ rưỡi điểm danh nhốt vào trong buồng giam.

Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại 

 Trà Mi: Trong ngày chị phải làm những công việc gì?

Công Nhân: Có nhiều công việc khác nhau. Ðội thêu, đội ra đồng trồng rau, trồng lúa, nuôi lợn, làm hàng mã, móc ren..v.v… Họ phân công tôi cắt cỏ, tưới cây, lau nhà quét nhà.

Trà Mi: Làm cùng công việc trong suốt 3 năm? 

Công Nhân: Hơn hai năm tại trại cải tạo, còn ở trại tạm giam Hoả Lò thì không làm những việc đó.

Trà Mi: Ngoài giờ lao động, chị có được đọc sách, học tập, xem thông tin qua báo đài thế nào chăng?


Công Nhân: Vào những giờ nghỉ, họ cho mình xem TV. Họ cũng cho mình đọc sách báo. Cũng nhiều loại sách báo, nhưng trại cấm đọc những sách báo về tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên Chúa. Họ tịch thu hết tất cả kinh thánh. Tôi là tù nhân duy nhất được có quyển kinh thánh để đọc.

 Trà Mi: Cuốn kinh thánh đó là của gia đình chị chuyển vào hay là…

Công Nhân: Ðây là cuốn kinh thánh mà Ủy ban Tôn giáo Hoa Kỳ họ vào gặp tôi khi tôi ở Hoả Lò, được dẫn đầu bởi ông Nguyễn Văn Hưởng, thứ trưởng Bộ Công an. Vì ông Hưởng dẫn họ vào nên tôi mới được giữ quyển kinh thánh. Và việc giữ lại quyển kinh thánh đó cũng là một cuộc tranh đấu. Họ cho phép tôi nhận trước mặt những người kia như là một trò hề. Khi tôi đem vào buồng giam thì họ lại không cho. Và đây cũng là một cuộc tranh luận rất căng thẳng. Từ Hoả Lò họ cho phép tôi dùng, nhưng khi tôi chuyển về trại giam ở Thanh Hoá thì họ thu luôn của tôi, dẫn đến việc tôi tiếp tục nhịn ăn vì họ thu kinh thánh của tôi. Trước khi chuyển trại 1 tuần, tôi đã nhịn ăn ở Hoả Lò, phản đối việc trại cho chúng tôi ăn quá bẩn thỉu. Nói về bẩn thỉu thì ô uế, hôi thối không thể tả được, vì nhà vệ sinh ở ngay chỗ nằm luôn. Khi vào đấy, tôi cảm thấy là địa ngục cũng không đến mức như vậy. Ðây là vấn đề nhân quyền và tôi sẽ kể lại một cách chi tiết trong một dịp khác.

Trà Mi: Trong lúc chị bị giam, chị có biết những dư luận bên ngoài liên quan đến bản án của mình như thế nào không?

Công Nhân: Thông tin cơ bản nhất thì có, nhưng những tình tiết thì quả thật là không. Mẹ tôi lên thăm chỉ nói được sơ sơ ví dụ như anh Ðịnh bị bắt rồi, chẳng hạn vậy, chứ không thể nói được hơn. Nếu không, họ sẽ không cho gặp. Chúng tôi lại có những nguồn thông tin rất đặc biệt. Những người tù có quan hệ tốt với cán bộ do đút lót bằng tiền thường có những tờ báo bị cấm mang vào tù như báo An ninh hay báo Công an. Qua đó thì tôi cũng có biết, nhưng tất nhiên tôi phải có kỹ năng đọc báo của riêng tôi. Khi họ chửi một vấn đề gì đấy ghê gớm thì mình phải hiểu thêm một hướng ngược lại. Tôi luôn phải đọc báo theo kiểu hai bán cầu não phải hoạt động theo 2 hướng khác nhau.

Trà Mi: Những tờ báo đó là báo chính thống của nhà nước. Vì sao họ lại cấm không cho mang vào tù?

Công Nhân: Họ bảo sợ mình biết được những thông tin rồi lật cung, thông cung.

Trà Mi: Hồi nãy chị có chia sẻ là trong lúc chị bị giam có phái đoàn của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ vào thăm. Ngoài ra, có những cuộc thăm viếng nào khác của các phái đoàn quốc tế không chị?

Công Nhân: Khi tôi chuyển ra trại Thanh Hoá, đại sứ Hoa Kỳ có đến gặp tôi.

Trà Mi: Cuộc gặp đó diễn ra trong bao lâu? Nội dung chính như thế nào?

Công Nhân: Trong 30 phút, hoàn toàn là những lời hỏi thăm hết sức thân tình. Tôi cảm thấy rất xúc động.

Trà Mi: Tin cho biết phía Hoa Kỳ có ngỏ ý can thiệp, đòi hỏi sự phóng thích cho chị bằng cách muốn đưa chị sang Mỹ tị nạn chính trị, nhưng chị đã từ chối. Ðiều này có đúng không ạ?

Công Nhân:
Tôi biết điều đó qua công an vào tháng 6/2008. Ngài đại sứ Hoa Kỳ gặp tôi vào tháng 10. Từ tháng 6, công an vào thẩm vấn tôi trong trại 2 ngày liên tục. Họ có nói với tôi rằng: “Bây giờ Công Nhân có muốn đi nước ngoài không. Muốn đi thì nói một tiếng thôi, nhà nước sẽ tạo điều kiện hết sức, đưa thẳng luôn ra Nội Bài đi luôn. Bởi vì bên Mỹ họ nhận bảo lãnh cho em đấy.” Ðến giờ phút này tôi chưa nghĩ đến việc đi tị nạn chính trị.

Trà Mi: Chị có thể cho biết lý do?

Công Nhân: Chúa an bài cho tôi một cuộc sống ở một nơi khác thì tôi sẽ vui mừng trong sự an bài đó, nhưng bây giờ tôi không cảm thấy điều đấy. Còn về mặt lý trí, tôi sẽ đi tị nạn chính trị khi nào mà cuộc sống của tôi bị chà đạp đến mức độ tôi không thể chịu đựng được nữa. Nhưng bây giờ thì tôi vẫn còn chịu đựng được. Cho nên tôi không hề nghĩ về chuyện đi tị nạn chính trị vào lúc này. Cái tự do quan trọng nhất là tự do trong tư tưởng, trong tâm hồn, thì tôi đã có. Ở Việt Nam bây giờ tôi không được tự do về mặt thân thể, về mặt đi lại. Những cái đó, tới thời điểm này tôi vẫn còn đang chịu đựng được.

Trà Mi: Ðối với việc nhà nước Việt Nam đồng ý cho phép chị tự do sớm hơn thời hạn với điều kiện chị phải xuất ngoại, chị suy nghĩ gì về điều này?

Công Nhân: Tôi cảm thấy rằng cứ như họ tống được con nhỏ này đi thì thật là nhẹ nợ. Không có chuyện đó đâu, chưa đến, chưa đến lúc.

Ngày LS. Công Nhân từ nhà tù nhỏ ra tù nhớn, bà mẹ Trần Thị Lệ bị công an của đảng và nhà nước ta lừa cho một quả to. Nhất định chúng không cho người nhà đi đón. Chả biết họ sợ cái chi ?(Tinbáo Tổ Quốc)

Ghi nhanh: Bà Trần Thị Lệ, mẹ của người nữ anh thư Công Nhân cũng không thua kém con gái mình, hình chụp bà đi tham dự buổi vc. (rêu rao) xử án công khai  người yêu nước, kỹ sư Phạm Văn Trội nhưng chúng công an lại không cho bất cứ ai vào. (Hà Nội08/10/2009)



 Trà Mi: Có nhiều ý kiến cho rằng “nước có quốc pháp, gia có gia uy”, nghĩa là công dân một nước phải tuân theo với điều kiện luật pháp của nước đó, nhất là đối với người luật sư am hiểu luật lệ thì chắc chắn phải hiểu điều đó hơn ai hết. Vì chị đi ngược lại với những điều pháp luật quy định nên mới gặp phải những điều không hay phải gánh chịu như vậy. Phản hồi của chị trước những ý kiến đó như thế nào?

Công Nhân:
Tôi nghĩ rằng họ đang nói theo hướng nguỵ biện. Pháp luật là sự chính thức hoá những thoả thuận trên cơ sở những thoả ước bắt nguồn từ những điều đơn sơ nhất, những hình thức đơn giản nhất để tạo thuận lợi cho mọi người trong xã hội được sống, làm việc, và tiến bộ. Họ bảo pháp luật của Việt Nam là như thế. Ðúng. Họ quy định như vậy thật, nhưng cái đúng này không phải là cái “đúng chân lý” mà là cái “đúng sự kiện”, rằng có cái việc họ quy định như vậy. Chúng ta đừng nhầm lẫn các từ “đúng” ở đây. Họ đề ra quy định sai, khi tôi vi phạm cái quy định sai của họ thì họ khẳng định rằng: “Ðúng rồi, cô Công Nhân này đã vi phạm quy định”. Nhưng họ không xét đến cái quy định ấy là gì. Nếu không có sự cởi mở, nếu luôn bảo thủ là mình đúng, mình đã hoàn hảo, thì lấy đâu ra sự tiến bộ và phát triển? Tại sao nó sai mà được duy trì? Bởi vì không có người kịp phát hiện ra. Vậy khi có một người kịp phát hiện ra điều đó sai, người đó phải chuẩn bị tinh thần đối diện với một nhóm rất đông những người cho rằng anh ta đã sai, còn họ mới là đúng.

Trà Mi: Nhưng lập luận của nhà nước Việt Nam thì cho rằng mỗi nước có luật lệ riêng, đặc điểm riêng về văn hoá, bản sắc, cũng như luật lệ. Giả sử như ở Thái Lan có điều cấm không được xúc phạm nhà vua, thì ở Việt Nam có điều cấm không được tuyên truyền chống phá nhà nước. Phản hồi của chị ra sao?

Công Nhân: Nhà nước của họ không hoàn hảo, chúng tôi chống lại những điều không hoàn hảo đó, thì chúng tôi đúng. Như thế nào gọi là “tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”?

Trà Mi:
Giữa lúc chưa có sự rõ ràng đó, những người nào vi phạm, tức vượt qua lằn ranh cho phép ấy, sẽ trở thành những nạn nhân bất đắc dĩ…

Công Nhân:
Trường hợp của tôi cũng không hẳn là bất đắc dĩ. Tôi cố ý làm những việc này, tôi xác định trước tôi sẽ là nạn nhân. Tôi hoàn toàn biết. Tất nhiên là không thể biết cụ thể ngày giờ nào tôi sẽ bị bắt.

Trà Mi: Biết trước những điều không hay có thể xảy ra cho mình mà chị vẫn dấn thân vào. Ðiều gì đã khiến chị có một niềm tin mãnh liệt như vậy?

Công Nhân:   Muốn phát triển tốt lên, cần phải thay đổi những cái gì xấu đang hiện diện. Mình đã xác định tranh đấu, mình phải xác định hy sinh. Ðó là hệ quả tất yếu, nếu không đừng tranh đấu nữa. Ðã xác định hy sinh thì phải hy sinh đến cùng. Chứ nếu hy sinh dang dở thì hy sinh để làm gì? Khi tư tưởng và tinh thần thông suốt thì hành vi của mình cũng sẽ chủ động hơn. Tôi bị tống vào tù nhưng tôi đã biết trước điều đó, và tôi chuẩn bị tinh thần và mọi thứ có thể để đối mặt với điều đó. Không còn cách nào khác.

Trà Mi: Những gì chị đã trải qua trong 3 năm qua cũng là một bài học trả giá cho những điều chị đã dấn thân. Sau 3 năm đó, chị đã nghiệm ra điều gì cho bản thân mình?

Công Nhân:
3 năm trong tù, tôi đã đọc kinh thánh trọn bộ. Trong tù, Chúa là người bạn của tôi, người thầy của tôi, và là người đồng đội của tôi. Khi tôi trở về, tôi nhận đựơc rất nhiều những lời ngợi khen, lời yêu thương, lời quý trọng, tôi cảm thấy choáng váng về điều đấy. Tôi thật sự cảm thấy là tôi chưa xứng đáng được như vậy đâu. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải sống một cách dũng cảm hơn. Chính nhờ việc ở tù đấy đã củng cố hơn niềm tin của tôi vào sự đúng đắn của con đường mà tôi đã lựa chọn. Trứơc đây nó là một mũi tên, và bây giờ nó là một thành trì.

Trà Mi:
Nếu có một người hỏi thăm chị Nhân rằng một luật sư Công Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi. Chị sẽ trả lời như thế nào?

Về lại căn hộ nhỏ hẹp trong khu tập thể rất khiêm nhượng đối với một người có bằng cấp như chị

Giả nhời phỏng vấn bằng cell phone ngon lành với các hãng thông tấn quốc tế.

Công Nhân: Tôi có ước mơ trở thành một luật sư từ năm 8 tuổi sau khi xem một bộ phim. Ðến năm 2003, tôi trở thành một luật sư thì cái cảm giác cực kỳ tuyệt vời. Bởi vì ước mơ của tôi bền bỉ, xuyên suốt, không hề thay đổi một lần nào. Nhưng bây giờ khi tôi ra tù, bị tước bằng luật sư, tôi cũng không cảm thấy nó nặng nề lắm. Tôi nhớ về nó như một kỷ niệm đẹp vậy.

Trà Mi: Một ước mơ chị đã vun đắp trong lòng mình từ thuở bé. Nay, sau 3 năm bước ra khỏi trại giam, nó cũng đã tuột mất khỏi tầm tay của chị. Chị hình dung con đường trước mắt của mình ra sao, về tương lai, về sự nghiệp, về lý tưởng của mình?

Công Nhân: Chắc chắn tôi sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh vì lý tưởng của tôi. Tôi cảm thấy vui, thú vị, bay bổng, mạnh mẽ, và có ích khi tôi sống theo con đường đó. Tôi nghĩ không bất kỳ một lý do gì có thể làm tôi từ bỏ. Còn cụ thể như thế nào, quả thật, tôi cũng chưa thể nào trả lời được. Vào trong tù, có một điều nữa tôi giác ngộ thấm thía rằng cộng sản chẳng sợ gì cả, ngoài nói thật. Bạn hãy nghĩ mà xem, nói thật không hề khó, nếu bạn có can đảm. Nó chỉ là một ranh giới thôi, bạn hãy bước qua.

Trà Mi: Gần đây ở Việt Nam, một số nhà bất đồng chính kiến gặp rắc rối có liên quan nhiều đến nghề luật. Mình nên hiểu việc này như thế nào, thưa chị?

Công Nhân: Tôi nghĩ đây là điều tất yếu, một dấu hiệu rất đáng mừng cho giới luật ở Việt Nam. Chúng tôi làm về pháp luật, chẳng có ngành nghề nào có thể gần gũi hơn, hiểu biết hơn về chính trị như những người làm luật.

 Công Nhân tiếp đón J.B. Nguyễn Hữu Vinh là người ký giả Công Giáo can trường đầy bản lĩnh và những Kytô hữu đến thăm.

 Trà Mi: Ðối với những người trẻ biết đến một chị Công Nhân qua báo chí nhà nước và những người biết đến Công Nhân qua các chiến dịch ủng hộ, vận động, bảo vệ dân chủ-nhân quyền, chị sẽ nói gì?

Công Nhân:
Tôi không ngờ rằng tôi lại được nhiều đến như vậy. Sau những sự việc này, có những người bạn ở khắp 5 châu-4 biển thương yêu tôi một cách chân thành, quý trọng tôi một cách sâu sắc. Tôi cần phải cố gắng thật nhiều hơn nữa để xứng đáng với điều đó. Tôi rất thích thanh niên bởi vì tôi là một thanh niên. Ðó là một lý do. Lý do thứ hai, tôi luôn hiểu rằng Ðông-Tây, kim-cổ ai cũng nói rằng quãng đời thanh niên là quãng đời tươi đẹp nhất. Ðấy là ở sự nhiệt tình và thể hiện bản thân mình. Nếu các bạn để quãng đời đó của mình trôi qua một cách nhạt nhẽo thì bạn sẽ ân hận suốt cuộc đời. Sự không nhạt nhẽo nhất mà các bạn có thể có được liên quan đến tất cả những người khác. Chính trị là cái liên kết tất cả mọi người với nhau để ai cũng có thể hoạt động một cách tốt nhất trong lĩnh vực của mình. Nếu như bạn tham gia vào chính trị thì bạn sẽ thấy thú vị vô cùng và vô cùng.

Trà Mi: Một lần nữa xin chân thành cảm ơn chị Công Nhân đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị mọi điều tốt đẹp nhất trong thời gian sắp tới.

Tạp chí Thanh Niên của đài VOA sẽ trở lại cùng các bạn trong một câu chuyện mới vào tối thứ ba tuần sau. Trà Mi kính chào tạm biệt quý vị.

Một vài điều lạ khi LS. Lê Thị Công Nhân ra tù. Theo blog “Đại Ca Cua”  thì một vài sự kiện….rón rén, lởm chởm xuất hiện đâu đó như “Tinh thần chống Hán của hai Bà Trưng” giương lên tại một quận của Hà Nội qua những băng rôn. Hiện nay đã được gỡ xuống nhưng nhóm anh em Paltalk- Hà Nội đã thâu lại được những hình ảnh này.


Nhóm phóng viên Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: 

VOA

ĐạiCaCua@Mutiply

Nữ Vương Công Lý

Báo Tổ Quốc

VietNamExodus

DanChimVietOnline.net



Ðã Hy Sinh Thì Phải Hy Sinh đến cùng – Lê Thị Công Nhân

Hình ảnh minh họa: Lê Thị Công Nhân và một số hình ảnh liên quan trước sau.

Ngồi hầu chuyện tâm đắc với các cụ.

LS. Lê Thị Công Nhân và dân oan Nguyễn Thị Huần ( người đã bị công an Phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ bắt giam vào ngày 05.06.2009 theo tin từ VietNamExodus)

Luật sư Công Nhân: Ðã hy sinh phải hy sinh đến cùng

Nữ luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân, một nhà bất đồng chính kiến và cũng là một người tranh đấu đòi hỏi dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam, vừa mãn hạn tù sau bản án 3 năm về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước.”

Hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (Hà Nội, 27/11/2007). Ông Lê Công Định là một trong những luật sư bảo vệ hai đồng nghiệp Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Chính ở phiên tòa này, ông Định đã tuyên bố: “Nói về dân chủ và nhân quyền, cả hai điều này không thể bị xem như là chống chính quyền ngoại trừ chính quyền này tự nó chống dân chủ,”. Nguồn Ảnh: AP Photo/Chitose Suzuki/REUTERS/Kham (VIETNAM)

Một luật sư Công Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi? Sau những gì trải nghiệm, ý chí, niềm tin, và sự khao khát về một nền dân chủ của cô gái 31 tuổi được nhiều người biết đến và ca ngợi như một “thiên thần trong bóng tối” giờ đây như thế nào? Ðó là một số câu hỏi được đặt ra trong cuộc trao đổi hôm nay với người bạn trẻ từ Hà thành, Lê Thị Công Nhân.

Câu chuyện của chúng ta được bắt đầu từ những tháng ngày trong trại giam. Công Nhân kể lại:

Công Nhân: Buồng giam của tôi trung bình có khoảng 60 người. Gần một nửa trong số này là án chung thân. Tôi là người hiếm hoi trong đây bị tù đầu, tức là chưa có tiền án, tiền sự, mà lại án ngắn là 3 năm. Nhà tù thì quá tải. Ví dụ mỗi người đựơc quy định chỗ nằm là 2 mét vuông, mọi người được chiều dài là 2m, nhưng chiều ngang chỉ còn được 60cm, vai kề vai.

Trà Mi: Thế còn lịch sinh hoạt như thế nào ạ?

Công Nhân: Buổi sáng 5 giờ kẻng thức dậy. Buổi tối 5 giờ rưỡi điểm danh nhốt vào trong buồng giam.

Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại

Trà Mi: Trong ngày chị phải làm những công việc gì?

Công Nhân: Có nhiều công việc khác nhau. Ðội thêu, đội ra đồng trồng rau, trồng lúa, nuôi lợn, làm hàng mã, móc ren..v.v… Họ phân công tôi cắt cỏ, tưới cây, lau nhà quét nhà.

Trà Mi: Làm cùng công việc trong suốt 3 năm?

Công Nhân: Hơn hai năm tại trại cải tạo, còn ở trại tạm giam Hoả Lò thì không làm những việc đó.

Trà Mi: Ngoài giờ lao động, chị có được đọc sách, học tập, xem thông tin qua báo đài thế nào chăng?

Công Nhân: Vào những giờ nghỉ, họ cho mình xem TV. Họ cũng cho mình đọc sách báo. Cũng nhiều loại sách báo, nhưng trại cấm đọc những sách báo về tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên Chúa. Họ tịch thu hết tất cả kinh thánh. Tôi là tù nhân duy nhất được có quyển kinh thánh để đọc.

Trà Mi: Cuốn kinh thánh đó là của gia đình chị chuyển vào hay là…

Công Nhân: Ðây là cuốn kinh thánh mà Ủy ban Tôn giáo Hoa Kỳ họ vào gặp tôi khi tôi ở Hoả Lò, được dẫn đầu bởi ông Nguyễn Văn Hưởng, thứ trưởng Bộ Công an. Vì ông Hưởng dẫn họ vào nên tôi mới được giữ quyển kinh thánh. Và việc giữ lại quyển kinh thánh đó cũng là một cuộc tranh đấu. Họ cho phép tôi nhận trước mặt những người kia như là một trò hề. Khi tôi đem vào buồng giam thì họ lại không cho. Và đây cũng là một cuộc tranh luận rất căng thẳng. Từ Hoả Lò họ cho phép tôi dùng, nhưng khi tôi chuyển về trại giam ở Thanh Hoá thì họ thu luôn của tôi, dẫn đến việc tôi tiếp tục nhịn ăn vì họ thu kinh thánh của tôi. Trước khi chuyển trại 1 tuần, tôi đã nhịn ăn ở Hoả Lò, phản đối việc trại cho chúng tôi ăn quá bẩn thỉu. Nói về bẩn thỉu thì ô uế, hôi thối không thể tả được, vì nhà vệ sinh ở ngay chỗ nằm luôn. Khi vào đấy, tôi cảm thấy là địa ngục cũng không đến mức như vậy. Ðây là vấn đề nhân quyền và tôi sẽ kể lại một cách chi tiết trong một dịp khác.

Trà Mi: Trong lúc chị bị giam, chị có biết những dư luận bên ngoài liên quan đến bản án của mình như thế nào không?

Công Nhân: Thông tin cơ bản nhất thì có, nhưng những tình tiết thì quả thật là không. Mẹ tôi lên thăm chỉ nói được sơ sơ ví dụ như anh Ðịnh bị bắt rồi, chẳng hạn vậy, chứ không thể nói được hơn. Nếu không, họ sẽ không cho gặp. Chúng tôi lại có những nguồn thông tin rất đặc biệt. Những người tù có quan hệ tốt với cán bộ do đút lót bằng tiền thường có những tờ báo bị cấm mang vào tù như báo An ninh hay báo Công an. Qua đó thì tôi cũng có biết, nhưng tất nhiên tôi phải có kỹ năng đọc báo của riêng tôi. Khi họ chửi một vấn đề gì đấy ghê gớm thì mình phải hiểu thêm một hướng ngược lại. Tôi luôn phải đọc báo theo kiểu hai bán cầu não phải hoạt động theo 2 hướng khác nhau.

Trà Mi: Những tờ báo đó là báo chính thống của nhà nước. Vì sao họ lại cấm không cho mang vào tù?

Công Nhân: Họ bảo sợ mình biết được những thông tin rồi lật cung, thông cung.

Trà Mi: Hồi nãy chị có chia sẻ là trong lúc chị bị giam có phái đoàn của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ vào thăm. Ngoài ra, có những cuộc thăm viếng nào khác của các phái đoàn quốc tế không chị?

Công Nhân: Khi tôi chuyển ra trại Thanh Hoá, đại sứ Hoa Kỳ có đến gặp tôi.

Trà Mi: Cuộc gặp đó diễn ra trong bao lâu? Nội dung chính như thế nào?

Công Nhân: Trong 30 phút, hoàn toàn là những lời hỏi thăm hết sức thân tình. Tôi cảm thấy rất xúc động.

Trà Mi: Tin cho biết phía Hoa Kỳ có ngỏ ý can thiệp, đòi hỏi sự phóng thích cho chị bằng cách muốn đưa chị sang Mỹ tị nạn chính trị, nhưng chị đã từ chối. Ðiều này có đúng không ạ?


Công Nhân:
Tôi biết điều đó qua công an vào tháng 6/2008. Ngài đại sứ Hoa Kỳ gặp tôi vào tháng 10. Từ tháng 6, công an vào thẩm vấn tôi trong trại 2 ngày liên tục. Họ có nói với tôi rằng: “Bây giờ Công Nhân có muốn đi nước ngoài không. Muốn đi thì nói một tiếng thôi, nhà nước sẽ tạo điều kiện hết sức, đưa thẳng luôn ra Nội Bài đi luôn. Bởi vì bên Mỹ họ nhận bảo lãnh cho em đấy.” Ðến giờ phút này tôi chưa nghĩ đến việc đi tị nạn chính trị.

Trà Mi: Chị có thể cho biết lý do?

Công Nhân: Chúa an bài cho tôi một cuộc sống ở một nơi khác thì tôi sẽ vui mừng trong sự an bài đó, nhưng bây giờ tôi không cảm thấy điều đấy. Còn về mặt lý trí, tôi sẽ đi tị nạn chính trị khi nào mà cuộc sống của tôi bị chà đạp đến mức độ tôi không thể chịu đựng được nữa. Nhưng bây giờ thì tôi vẫn còn chịu đựng được. Cho nên tôi không hề nghĩ về chuyện đi tị nạn chính trị vào lúc này. Cái tự do quan trọng nhất là tự do trong tư tưởng, trong tâm hồn, thì tôi đã có. Ở Việt Nam bây giờ tôi không được tự do về mặt thân thể, về mặt đi lại. Những cái đó, tới thời điểm này tôi vẫn còn đang chịu đựng được.

Trà Mi: Ðối với việc nhà nước Việt Nam đồng ý cho phép chị tự do sớm hơn thời hạn với điều kiện chị phải xuất ngoại, chị suy nghĩ gì về điều này?

Công Nhân: Tôi cảm thấy rằng cứ như họ tống được con nhỏ này đi thì thật là nhẹ nợ. Không có chuyện đó đâu, chưa đến, chưa đến lúc.

Ngày LS. Công Nhân từ nhà tù nhỏ ra tù nhớn, bà mẹ Trần Thị Lệ bị công an của đảng và nhà nước ta lừa cho một quả to. Nhất định chúng không cho người nhà đi đón.Chả biết họ sợ cái chi ?(Tin báo Tổ Quốc)

Ghi nhanh: Bà Trần Thị Lệ, mẹ của người nữ anh thư Công Nhân cũng không thua kém con gái mình, hình chụp bà đi tham dự buổi vc. (rêu rao) xử án công khai  người yêu nước, kỹ sư Phạm Văn Trội nhưng chúng công an lại không cho bất cứ ai vào. (Hà Nội08/10/2009)


Trà Mi: Có nhiều ý kiến cho rằng “nước có quốc pháp, gia có gia uy”, nghĩa là công dân một nước phải tuân theo với điều kiện luật pháp của nước đó, nhất là đối với người luật sư am hiểu luật lệ thì chắc chắn phải hiểu điều đó hơn ai hết. Vì chị đi ngược lại với những điều pháp luật quy định nên mới gặp phải những điều không hay phải gánh chịu như vậy. Phản hồi của chị trước những ý kiến đó như thế nào?


Công Nhân:
Tôi nghĩ rằng họ đang nói theo hướng nguỵ biện. Pháp luật là sự chính thức hoá những thoả thuận trên cơ sở những thoả ước bắt nguồn từ những điều đơn sơ nhất, những hình thức đơn giản nhất để tạo thuận lợi cho mọi người trong xã hội được sống, làm việc, và tiến bộ. Họ bảo pháp luật của Việt Nam là như thế. Ðúng. Họ quy định như vậy thật, nhưng cái đúng này không phải là cái “đúng chân lý” mà là cái “đúng sự kiện”, rằng có cái việc họ quy định như vậy. Chúng ta đừng nhầm lẫn các từ “đúng” ở đây. Họ đề ra quy định sai, khi tôi vi phạm cái quy định sai của họ thì họ khẳng định rằng: “Ðúng rồi, cô Công Nhân này đã vi phạm quy định”. Nhưng họ không xét đến cái quy định ấy là gì. Nếu không có sự cởi mở, nếu luôn bảo thủ là mình đúng, mình đã hoàn hảo, thì lấy đâu ra sự tiến bộ và phát triển? Tại sao nó sai mà được duy trì? Bởi vì không có người kịp phát hiện ra. Vậy khi có một người kịp phát hiện ra điều đó sai, người đó phải chuẩn bị tinh thần đối diện với một nhóm rất đông những người cho rằng anh ta đã sai, còn họ mới là đúng.

Trà Mi: Nhưng lập luận của nhà nước Việt Nam thì cho rằng mỗi nước có luật lệ riêng, đặc điểm riêng về văn hoá, bản sắc, cũng như luật lệ. Giả sử như ở Thái Lan có điều cấm không được xúc phạm nhà vua, thì ở Việt Nam có điều cấm không được tuyên truyền chống phá nhà nước. Phản hồi của chị ra sao?

Công Nhân: Nhà nước của họ không hoàn hảo, chúng tôi chống lại những điều không hoàn hảo đó, thì chúng tôi đúng. Như thế nào gọi là “tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”?


Trà Mi:
Giữa lúc chưa có sự rõ ràng đó, những người nào vi phạm, tức vượt qua lằn ranh cho phép ấy, sẽ trở thành những nạn nhân bất đắc dĩ


Công Nhân:
Trường hợp của tôi cũng không hẳn là bất đắc dĩ. Tôi cố ý làm những việc này, tôi xác định trước tôi sẽ là nạn nhân. Tôi hoàn toàn biết. Tất nhiên là không thể biết cụ thể ngày giờ nào tôi sẽ bị bắt.

Trà Mi: Biết trước những điều không hay có thể xảy ra cho mình mà chị vẫn dấn thân vào. Ðiều gì đã khiến chị có một niềm tin mãnh liệt như vậy?

Công Nhân: Muốn phát triển tốt lên, cần phải thay đổi những cái gì xấu đang hiện diện. Mình đã xác định tranh đấu, mình phải xác định hy sinh. Ðó là hệ quả tất yếu, nếu không đừng tranh đấu nữa. Ðã xác định hy sinh thì phải hy sinh đến cùng. Chứ nếu hy sinh dang dở thì hy sinh để làm gì? Khi tư tưởng và tinh thần thông suốt thì hành vi của mình cũng sẽ chủ động hơn. Tôi bị tống vào tù nhưng tôi đã biết trước điều đó, và tôi chuẩn bị tinh thần và mọi thứ có thể để đối mặt với điều đó. Không còn cách nào khác.

Trà Mi: Những gì chị đã trải qua trong 3 năm qua cũng là một bài học trả giá cho những điều chị đã dấn thân. Sau 3 năm đó, chị đã nghiệm ra điều gì cho bản thân mình


Công Nhân:
3 năm trong tù, tôi đã đọc kinh thánh trọn bộ. Trong tù, Chúa là người bạn của tôi, người thầy của tôi, và là người đồng đội của tôi. Khi tôi trở về, tôi nhận đựơc rất nhiều những lời ngợi khen, lời yêu thương, lời quý trọng, tôi cảm thấy choáng váng về điều đấy. Tôi thật sự cảm thấy là tôi chưa xứng đáng được như vậy đâu. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải sống một cách dũng cảm hơn. Chính nhờ việc ở tù đấy đã củng cố hơn niềm tin của tôi vào sự đúng đắn của con đường mà tôi đã lựa chọn. Trứơc đây nó là một mũi tên, và bây giờ nó là một thành trì.


Trà Mi:
Nếu có một người hỏi thăm chị Nhân rằng một luật sư Công Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi. Chị sẽ trả lời như thế nào?

Về lại căn hộ nhỏ hẹp trong khu tập thể rất khiêm nhượng đối với một người có bằng cấp như chị

Giả nhời phỏng vấn bằng cell phone ngon lành với các hãng thông tấn quốc tế.

Công Nhân: Tôi có ước mơ trở thành một luật sư từ năm 8 tuổi sau khi xem một bộ phim. Ðến năm 2003, tôi trở thành một luật sư thì cái cảm giác cực kỳ tuyệt vời. Bởi vì ước mơ của tôi bền bỉ, xuyên suốt, không hề thay đổi một lần nào. Nhưng bây giờ khi tôi ra tù, bị tước bằng luật sư, tôi cũng không cảm thấy nó nặng nề lắm. Tôi nhớ về nó như một kỷ niệm đẹp vậy.

Trà Mi: Một ước mơ chị đã vun đắp trong lòng mình từ thuở bé. Nay, sau 3 năm bước ra khỏi trại giam, nó cũng đã tuột mất khỏi tầm tay của chị. Chị hình dung con đường trước mắt của mình ra sao, về tương lai, về sự nghiệp, về lý tưởng của mình?

Công Nhân: Chắc chắn tôi sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh vì lý tưởng của tôi. Tôi cảm thấy vui, thú vị, bay bổng, mạnh mẽ, và có ích khi tôi sống theo con đường đó. Tôi nghĩ không bất kỳ một lý do gì có thể làm tôi từ bỏ. Còn cụ thể như thế nào, quả thật, tôi cũng chưa thể nào trả lời được. Vào trong tù, có một điều nữa tôi giác ngộ thấm thía rằng cộng sản chẳng sợ gì cả, ngoài nói thật. Bạn hãy nghĩ mà xem, nói thật không hề khó, nếu bạn có can đảm. Nó chỉ là một ranh giới thôi, bạn hãy bước qua.

Trà Mi: Gần đây ở Việt Nam, một số nhà bất đồng chính kiến gặp rắc rối có liên quan nhiều đến nghề luật. Mình nên hiểu việc này như thế nào, thưa chị?

Công Nhân: Tôi nghĩ đây là điều tất yếu, một dấu hiệu rất đáng mừng cho giới luật ở Việt Nam. Chúng tôi làm về pháp luật, chẳng có ngành nghề nào có thể gần gũi hơn, hiểu biết hơn về chính trị như những người làm luật.

Công Nhân tiếp đón J.B. Nguyễn Hữu Vinh là người ký giả Công Giáo can trường đầy bản lĩnh và những Kytô hữu đến thăm.

Trà Mi: Ðối với những người trẻ biết đến một chị Công Nhân qua báo chí nhà nước và những người biết đến Công Nhân qua các chiến dịch ủng hộ, vận động, bảo vệ dân chủ-nhân quyền, chị sẽ nói gì?
Công Nhân:
Tôi không ngờ rằng tôi lại được nhiều đến như vậy. Sau những sự việc này, có những người bạn ở khắp 5 châu-4 biển thương yêu tôi một cách chân thành, quý trọng tôi một cách sâu sắc. Tôi cần phải cố gắng thật nhiều hơn nữa để xứng đáng với điều đó. Tôi rất thích thanh niên bởi vì tôi là một thanh niên. Ðó là một lý do. Lý do thứ hai, tôi luôn hiểu rằng Ðông-Tây, kim-cổ ai cũng nói rằng quãng đời thanh niên là quãng đời tươi đẹp nhất. Ðấy là ở sự nhiệt tình và thể hiện bản thân mình. Nếu các bạn để quãng đời đó của mình trôi qua một cách nhạt nhẽo thì bạn sẽ ân hận suốt cuộc đời. Sự không nhạt nhẽo nhất mà các bạn có thể có được liên quan đến tất cả những người khác. Chính trị là cái liên kết tất cả mọi người với nhau để ai cũng có thể hoạt động một cách tốt nhất trong lĩnh vực của mình. Nếu như bạn tham gia vào chính trị thì bạn sẽ thấy thú vị vô cùng và vô cùng.

Trà Mi: Một lần nữa xin chân thành cảm ơn chị Công Nhân đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị mọi điều tốt đẹp nhất trong thời gian sắp tới.

Tạp chí Thanh Niên của đài VOA sẽ trở lại cùng các bạn trong một câu chuyện mới vào tối thứ ba tuần sau. Trà Mi kính chào tạm biệt quý vị.

Một vài điều lạ khi LS. Lê Thị Công Nhân ra tù. Theo blog “Đại Ca Cua”  thì một vài sự kiện….rón rén, lởm chởm xuất hiện đâu đó như “Tinh thần chống Hán của hai Bà Trưng” giương lên tại một quận của Hà Nội qua những băng rôn. Hiện nay đã được gỡ xuống nhưng nhóm anh em Paltalk- Hà Nội đã thâu lại được những hình ảnh này.

Nhóm phóng viên Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links:

VOA

ĐạiCaCua@Mutiply

Nữ Vương Công Lý

Báo Tổ Quốc

VietNamExodus

DanChimVietOnline.net


Xin cho tôi được hỏi – Hương Trà

babui_022010_14.jpg picture by photorom

Bài đọc suy gẫm: Bài viết phản ảnh tư tưởng nguyện vọng của một người trẻ tại Việt Nam


Đất nước đang thực sự nằm trong tầm ngắm của bọn bá quyền Trung Quốc. Tôi xin được trình bày thẳng thắn với các vị lãnh đạo Đảng CSVN, bởi vì tất cả quý vị và tôi đều là người Việt Nam. Trong suốt các thời kỳ dựng nước và giữ nước, mặc dù nằm bên cạnh một nước Trung Hoa lúc nào cũng gây hấn và tìm đủ mọi cách để chiếm trọn nước ta. Nhưng với lòng dũng cảm và sự khôn khéo của tiền nhân mà đất nước VN chúng ta mới được tồn tại trọn vẹn như ngày nay, chưa bao giờ có triều đại nào trong quá khứ dâng hiến cho kẻ thù xâm lược dù chỉ một tấc đất. Nhưng thật là một nỗi đau cho dân tộc khi đến thời đại có sự lãnh đạo của Đảng CSVN, đất nước lại bị mất dần dưới chiêu bài xâm lăng kiểu mới của bọn người phương bắc.
– Tại sao lại có công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là thuộc chủ quyền của TQ do thủ tướng Phạm văn Đồng ký năm 1958?
– Tại sao lại có hiệp định biên giới năm 1999 khiến cho VN mất Ải Nam Quan và 2/3 thác Bãn Giốc cùng bãi Tục Lãm, cũng như hiệp ước về lãnh hải năm 2000 khiến VN mất thêm vùng biển trên 10.000km2? Lời tuyên bố của ông Lê công Phụng và các nhà lãnh đạo VN, công nhận bản hiệp định biên giới và hiệp ước về vịnh Bắc bộ mà VN đã ký với TQ là công bằng vì thực tế Ải nam quan và 2/3 thác Bãn giốc cùng bãi Tục Lãm là của TQ. Đây là một sự nhục nhã cho tiền đồ dân tộc, bởi vì chính bản đồ của TQ năm 1908 và hiệp ước ký giữa nhà Thanh TQ với Pháp thì Ải Nam Quan, toàn bộ thác Bản Giốc, kể cả HS-TS là của VN. Cuộc chiến đấu anh dũng của hải quân VNCH trên quần đảo HS khi hải quân TQ ngang nhiên xâm lấn trước sự đồng tình của ĐCSVN vào đầu năm 1974 là bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của VN.

Lê Công Phụng Thứ Trưởng Ngoại Giao của csVN trả lời phóng viên VASC Orient đã xác nhận “Mục Nam Quan nay thuộc về Trung Quốc”.


(Hình  trái, Ải Nam Quan trước khi ký hiệp định biên giới 12/1999. Hình phải, sau khi ký biên giới Việt Nam là Mục Nam Quan từ cây số Zero)

Các nhà lãnh đạo ĐCSVN qua từng thời đại phải thành tâm sám hối trước anh linh của tiền nhân, phải thành tâm hối cải về sự ươn hèn của mình trước nhân dân, chớ đừng có quanh co dối trá tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ. Để dẫn chứng cho sự ươn hèn này, tôi xin ghi lại câu trả lời của ông Dương Danh Dy (đảng viên ĐCSVN, nhà ngoại giao, cựu đại sứ VN tại TQ) với phóng viên đài RFA ngày 02/07/2009 như sau: “Bây giờ cũng không thể trách cứ ai được vì đó là chuyện thuộc về quá khứ rồi. Chúng ta đã có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này. Ta có những điều hứa trên biển Đông, cái hứa của chúng ta lúc đó là có nguyên nhân, là do chúng ta bênh TQ. Có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả. Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại. Có những cái do lúc bấy giờ người ta giúp mình với mục đích là đưa hàng hóa qua nhanh chẳng hạn. Như tôi nói làm một con đường đi qua lãnh thổ TQ thì phải qua đèo cao, thế thì vòng chân đồi mở rộng sang chổ bằng phẳng đi vòng trên đất VN thì ô tô dễ đi. Lúc đó không có chuyện thì không sao, nhưng bây giờ anh nói đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đó, thế là mình mất hết mấy chục hecta đất. Lúc đó trong chiến tranh, người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là mình nghĩ không ra, cũng có thể mình dốt, …v.v….”. Lời thú nhận của ông Dương danh Dy là một nỗi đau và sự nhục nhã cho những ai còn trung thành với đường lố lãnh đạo của các nhân vật chóp bu củ đảng.
– Tại sao không cho thanh niên cùng sinh viên học sinh và các thành phần khác trong nhân dân phản đối hành động xâm lăng của TQ, và tại sao phải  trù dập, bắt bớ, giam cầm những công dân yêu nước chỉ biết bày tỏ ý kiến bằng các bài viết để cổ vũ cho tiến trình dân chủ theo hình thức bất bạo động đúng như điều 53 và 69 Hiến Pháp do đảng đề ra, cũng như đúng với các công ước quốc tế về dân chủ, nhân quyền mà VN đã ký và cam kết thi hành.
Những người yêu nước: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định (từ trái sang), trước phiên tòa do những người không yêu nước ngồi chủ tọa tại TP Sài Gòn hôm 20-1-2010.  Hình AFP


ThucTrungLongandDinh.jpg

– Tại sao trước nhân dân và công luận quốc tế thì lúc nào cũng nói là VN có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo HS-TS, nhưng không dám đưa ra trước Liên hiệp quốc và tòa án quốc tế giải quyết. Tại sao công an lại đánh đập, bắt những người treo biểu ngữ xác nhận HS-TS là thuộc chủ quyền của VN, cũng như mặc áo có hàng chữ HS-TS là của VN như trường hợp sinh viên Ngô Quỳnh, nhà giáo Vũ Hùng, cô Phạm Thanh Nghiên , anh Nguyễn Văn Hải…v.v…?

– Tại sao trong khi bọn bá quyền TQ tự do bắt giữ, cướp giựt tài sản và đánh đập các ngư dân VN trên vùng biển của VN, nhưng chưa bao giờ các lãnh đạo chóp bu của đảng có lời nào phản đối, ngược lại lúc nào cũng tuyên bố trung thành với 16 chữ vàng và 4 tốt đối  với TQ? Những lời phản đối lấy lệ của phát ngôn viên VN chỉ để xoa dịu lòng căm phẫn của dân mà thôi.


bitaubat.jpg picture by photorom


taucagapnan.jpg picture by photorom

 
Hình trên: Những  người đánh cá Việt Nam sau khi bị “tàu lạ” đánh đập, cướp bóc. Hình dưới:  bác ngư dân đăm chiêu, mong ngày ra khơi được bình an. RadioFreeVN

028q.jpg picture by photorom

– Tại sao lại quá dễ dàng để cho TQ trúng  thầu tất cả những công trình trọng điểm quốc gia, nhất là việc khai thác bauxite Tây Nguyên vì đây là vấn đề mất còn của đất nước, là sự hủy diệt về môi trường sống cho cả dân tộc trong tương lai bất chấp mọi lời can ngăn có tình lý và  đầy tính khoa học của các tướng lãnh nồng cốt trong đảng, điển hình là đại tướng Võ nguyên Giáp cùng với sự phản bác của hàng ngàn nhà trí thức ưu tú ở  trong nước cũng như ở ngoài nước. Những dòng chữ trong lá thư của cựu thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (cựu đại sứ VN tại TQ từ 1974-1989. Ông là người  rất rành về những dã tâm của bọn bá quyền TQ) gởi Trung ương ĐCSVN, trong đó có đoạn: “Quý vị là những người có quyền lực trong tay, muốn làm gì thì làm. Nhưng tôi chỉ xin quý vị hãy nghĩ đến lời khuyên của một đảng viên già với 60 năm tuổi đảng của tôi”.

– Ngày 31/12/2009 khi TQ mở rộng du lịch trên quần đảo HS-TS, tuy phát ngôn viên BNG VN bà  Nguyễn phương Nga có phản đối. Nhưng chỉ 5 ngày sau 05/01/2010 thì phát ngôn viên TQ Jiang Ju phản bác: “Thật sự chẳng có tin gì mới cả. Họ đã đòi chủ quyền trên những hòn đảo đó.  Tôi nghĩ rằng, những tuyên bố của họ chẳng hề trở ngại lớn lao gì kế hoạch phát triển của TQ trong khu vực, cũng chẳng gây thiệt hại đáng kể gì đến quan hệ song phương giữa 2 nước láng giềng”. Tiếp đến ngày 06/01/2010 đại sứ TQ tại VN Tôn quốc Cường họp báo nói rằng: “ Kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Việt-Trung là hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại. Ông còn lớn tiếng kêu gọi VN nên tạm gác lại tranh chấp với TQ chờ thời gian chín mùi rồi sẽ giải quyết”. Những hành động và lời nói đầy khiêu khích này của TQ  tại sao các nhà lãnh đạo VN lại im lặng, lại còn tổ chức mừng kỷ niệm 60 năm thiết lập ngoại giao ngày 18/01/2010 tại  Hà nội, và trong điện văn chúc mừng được đăng trên trang báo điện tử của chính phủ ngày 17/01/2010 có đoạn: Nhân dân VN  luôn luôn ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc, sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của đảng, chính phủ và nhân dân TQ anh em đã dành cho nhân dân VN trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước trước đây và sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay và quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện VN-TQ trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt đã tạo động lực mới quan trọng đưa quan hệ 2 nước phát triển lên tầm cao mới. Với hành động này thì tinh thần dân tộc, chủ quyền đất nước của Tổ Quốc VN có còn không, khi các nhà lãnh đạo đảng đang ngày đêm chỉ biết lo cho quyền lực cá nhân lên trên hết. Chúng tôi xin dành câu trả lời cho lực lượng quân đội, công an thành trì bảo vệ đất nước cùng những người tự nhận  mình là người VN yêu nước?

– Tại sao cho đến giờ phút này khi mà một mặt đảng đang hô hào xóa bỏ hận thù để thu hút đầu tư từ các nước tư bản,  nhất là Hoa kỳ và cộng đồng VN hải ngoại, nhưng mặt kia thì hàng ngày vẫn tuyên truyền trong nhân dân và giáo dục sinh viên, học sinh về cái gọi là sự chiến thắng của đảng đối với  Mỹ-Ngụy. Hầu hết các bài diễn văn của các cấp lãnh đạo VN trước nhân dân đều nhắc lại chiến công của đảng thời quá khứ, trong khi đó, bỏ qua sự hy sinh của trên 60  ngàn chiến sĩ và nhân dân đã chết trong cuộc chiến tranh xâm lăng của TQ năm 1979?

– Tại sao trang web thương mại hợp tác VN-TQ, nhưng tên miền .vn lại để cho TQ sử dụng hàng mấy năm liền để họ tự do nói xấu VN, khi có sự phản đối mạnh mẽ của các nhà trí thức cư dân mạng thì mới ngưng?

– Tại sao trang web điện tử của ĐCSVN do ông Đào Duy Quát lãnh đạo, lại cho đăng nguyên văn bài của các trang mạng TQ về việc tập trận của hải quân TQ trên vùng biển của VN xác nhận chủ quyền của TQ mà không có lời bình luận nào? Đây là hành động phản quốc rõ ràng, nhưng ông Đào Duy Quát chỉ bị phạt tiền 30 triệu đồng VN. Trong khi đó, các công dân yêu nước đấu tranh cho tiến trình dân chủ bằng phương thức bất bạo động như ông Trần Anh Kim. Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung , Lê Thăng Long thì lại bị bắt, bị bức cung và nhục hình khiến họ phải nhận tội, ra tòa trong hoàn cảnh bịt kín không có thân nhân và bạn bè, kể cả đại diện đoàn  luật sư quốc tế cũng không được tham dự, khiến cho cộng đồng quốc tế khắp nơi đều phải lên tiếng phãn đối.
– Tại sao trên các tấm pano treo trên các ngả đường của thành phố HCM để kỷ niệm 65 năm thành lập quân đội nhân dân VN ở dưới lá cờ VN là đoàn quân của quân đội nhân dân TQ? Khi phóng viên đài RFA phỏng vấn ông Nguyễn Thành Rum (giám đốc Sở Văn hóa Thông tin HCM) thì ông này trả lời tấm pano đó là có thật, còn hình quân đội TQ được nhân viên của ông lấy từ các trang mạng của TQ và đã được chỉnh sửa lại, nhưng khi phóng viên thắc mắc là tại sao ngày lễ kỷ niệm thành lập QĐNDVN mà không in hình của đoàn quân VN thì ông không trả lời mà cúp máy?

Khổ thế! Chào mừng 65 năm thành lập QĐNDVN …bằng hình ảnh lính Tàu xâm lược

panolinhTau.jpg picture by photorom

Tấm tranh cổ động này xuất phát từ điã CD Trung tâm triển lãm TP.HCM giao về cho Phòng VHTT Q.Phú Nhuận để thực hiện. (Giám đốc Sở VHTT TP.HCM Nguyễn Thành Rum). Tin Chi Tiết
 

– Tại sao chị Phạm Thanh Nghiên bị bắt về tội cô ngồi tọa kháng tại nhà với biểu ngữ HS-TS là của VN. Nhưng khi ra tòa ngày 29/01/2010 với một phiên tòa bịt kín, không có phóng viên ngoại quốc tham dự, ngay cả ngồi phòng kế bên để xem qua màn ảnh  truyền hình cũng không có, còn mẹ của cô thì ở nhà có hàng chục công an bao vây cô lập, phiên tòa lại xử cô về tội nói xấu chế độ vì trước đó cô có bài viết đăng trên mạng Internet phản đối hải quân TQ ngang nhiên bắt bớ, đánh đập và ăn cướp tài sản của ngư dân VN cùng công hàm dâng HS-TS của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Chỉ có thế thôi mà cô phải chịu 4 năm tù cùng 3 năm quản chế. Thật là đau lòng cho vận nước khi đọc bài “Uất ức biển ta ơi!”của chị cũng như bức tâm thư lời kêu gọi cuối cùng trước khi bị bắt tháng 9/2008: “50 năm đã trôi qua kể từ ngày có công hàm Phạm văn Đồng, nhưng chúng ta không thể quên vì một phần thân thể của đất mẹ vẫn bị cắt đứt. Chúng ta không thể cúi đầu, vì danh dự và niềm tự hào dân  tộc vẫn còn là một vết nhục chưa được xóa nhòa. Chúng ta không thể im lặng, vì im lặng là đồng ý với hành động bán nước. Chúng ta không thể buông xuôi, vì mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai”. Trước vành móng ngựa, cô khẳng khái tuyên bố mình vô tội. Cùng với LS Lê Thị Công Nhân, chị Phạm Thanh Nghiên đúng là nữ anh hùng của thế kỷ 21 VN hôm nay.

TKTT200PTN200.jpg picture by photorom


Hai nhà văn nữ: Phan Thanh Nghiên và Trần Khải Thanh Thủy hiện đang bị tù đày vì độc đảng bạo quyền cs.

–  Tại sao phải bịa đặt ra chuyện đánh người để bắt nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bỏ tù 42 tháng trong khi bọn côn đồ công khai đánh đập các tăng ni ở tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ cũng như ở nhà thờ Đồng Chiêm và các nơi tôn nghiêm khác của các tôn giáo thì không thấy chính quyền bắt bất cứ ai kể cả mời làm  việc nhẹ?
– Tại sao thủ tướng Nguyễn tấn Dũng lại ra QĐ 97 về cấm phản biện công khai bịt miệng các nhà trí thức, khiến cho Hội Nghiên cứu IDS của GS Hoàng Tụy và GS Nguyễn Quang A phải tự động giải tán?

Khi nhìn lại tình hình xã hội VN thì thật là xót xa bởi vì, tất cả những nhà trí  thức yêu nước vì muốn cho đất nước tiến bộ cho nên họ mới lên tiếng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền bằng phương thức bất bạo động đúng như những công ước quốc tế mà VN đã tham gia, đúng với điều 53, 69 của hiến pháp VN. Những công dân yêu nước này chỉ bày tỏ quan điểm bằng các bài viết đăng công khai trên Internet để cho các nhà lãnh đạo VN suy nghĩ lại mà thay đổi tư duy, những đảng phái mà họ tham gia có mục tiêu và cương lĩnh đàng hoàng theo chiều hướng đối thoại công bằng và bất bạo động, chớ không bao giờ có chủ trương hay âm mưu lật đỗ chính quyền. Cụm từ “âm mưu lật đổ chính quyền” bằng phương pháp bất bạo động, “tuyên truyền nói xấu chế độ” mà trong các phiên tòa thường dùng để xử họ là một suy diễn  không khoa học, thiếu tình người, vi phạm trắng trợn HP do chính đảng đề ra. Trong một nhà nước pháp quyền thì hiến pháp là tối thượng, vì nó là cái nền móng  vững chắc để tạo thành một căn nhà kiên cố lâu dài, tất cả những phần khác của căn nhà đều phải từ nền móng này đi lên. Dĩ nhiên, trong một đất nước thì tất cả những công văn, chỉ thị và quyết định của các cấp  lãnh đạo chính quyền kể cả bộ luậ hình sự, dân sự đều phải phù hợp với hiến pháp. BLHS VN trong đó có điều 79 và 88 để chính quyền suy diễn theo kiểu chụp mũ mà ghép tội bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến là hoàn toàn vi phạm HP , đi ngược lại ý muốn của toàn dân, hoàn toànđi ngược lại sự văn minh và tiến bộ của loài người.

Song song với tình hữu nghị Việt-Trung mà các nhà lãnh đạo VN luôn trung thành là sự xảo trá của bọn bá quyền TQ vì chúng lợi dụng sự trung thành này mà tiếp tục và luôn luôn tìm cách thôn tính VN. Những căn cứ quân sự và phi trường của TQ đã thành lập xong ở HS và TS rồi. Trong đất liền thì hiện nay các giàn hỏa tiễn của họ đặt tại Quảng Tây chỉa thẳng qua VN. Hàng trăm ngàn quân nhân dưới danh nghĩa công nhân trá hình của TQ đã hiện diện ở Tây Nguyên lấy danh nghĩa khai thác Bô xít. Tây nguyên là vùng chiến lược cực kỳ quan trong mà chính đại tướng Võ nguyên Giáp trong lá thư gởi Bộ Chính trị đã khẳng định rằng: nếu ai chiếm được Tây Nguyên thi sẽ hoàn toàn làm chủ cả Đông dương.

Hiện nay, với sự lãnh đạo của một số  thành phần bảo thủ có uy quyền tối thượng đã và đang đưa đất nước, đưa dân tộc vào quỹ đạo của TQ. Đại bộ phận nhân dân đang mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng. Đa số thành phần trí thức có tinh thần yêu nước đều bất mãn quay lưng, cũng như đang bị giam cầm, cộng thêm hàng loạt những cuộc đàn áp công khai và trá hình đối với các tôn giáo khiến cho tinh thần đoàn kết của toàn dân bị phân chia ra từng mảnh.

Đây là ý đồ của TQ và họ đã sắp thành công trong ý đồ này. Những lời phát biểu của phát ngôn viên TQ ngày 05/01 và đại sứ TQ tại Hà Nội ngày 06/01 vừa qua là bằng chứng đúng cho sự nhận định này. Đặc biệt, chất xám của VN những thành phần tài ba có đủ khả năng xây dựng đất nước tiến lên theo đà văn minh của thế giới đang chảy vào các nước phương Tây nhất là Hoa kỳ. Chúngta thử nhìn lại coi những thành phần trí thức của VN khi du học thành tài ở nước ngoài thì về nước được mấy người, và số người về nước để đem kiến thức văn minh của mình phục vụ quê hương, nhưng không cùng quan điểm với đảng thì đều bị trù dập, bị bắt bỏ tù như trường hợp LS Lê Quốc Quân , LS Lê Công Định , thạc sĩ Nguyễn TiếnTrung , v.v.

Nói đến phương châm mà hàng ngày đảng thường kêu gọi “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra, để thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, thì xin có ý kiến như thế này:

– Các nhà lãnh đạo VN, các tướng lãnh quân đội, công an nên trực diện với lương tâm để mà suy nghĩ lại con đường mình đang phục vụ có đúng là ích quốc lợi dân? Có xứng đáng để khỏi nhơ danh trong sử sách? Sự thật lúc nào cũng vẫn là sự thật. Đất nước đang cần sự hợp nhất và đoàn kết của mọi thành phần dân tộc trong khí thế hội nghị Diên Hồng nối gót tiền nhân. Hãy  nhìn ra thế giới, một nước Nhật Bản điêu tàn sau khi đầu hàng đồng minh sau đệ II thế chiến, một nước Singapore không có tài nguyên, khoáng sản, nông nghiệp như VN, thậm chí tới nước uống còn phải nhập từ ngoài, một Nam Hàn vượt xa Bắc Hàn về mọi mặt, một Đài Loan nhỏ bé, tài sản thì cũng chẳng có gi so với lục địa TQ, ….. Nhưng điều gì đã làm cho những nước này trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới, điều gì đã khiến cho nhân tài của họ không bị mai một và chất xám không rơi rớt ở xứ người?

Đừng sợ đảng mất quyền nếu thực sự có trí tuệ và chấp nhận cạnh tranh, hãy  nhìn ra các nước Đông âu, đa số các nhà lãnh đạo hiện nay cũng vẫn là đảng viên cộng sản. Ngay cả nước Đức thống nhất bà thủ tướng vẫn là đảng viên CS của Đông Đức trước đây. Trong thể chế đa đảng mặc dù có rất nhiều lộn xộn về chính trị, nhưng các đảng phái chỉ là đối thủ để cạnh tranh tìm hướng đi đúng phục vụ đất nước, chớ không phải là kẻ thù. Thực tế cho thấy, hầu hết các nước dân chủ đa nguyên có nền tự do về mọi mặt nhiều chừng nào, thì đất nước và cuộc sống của người dân càng phát triển nhiều chừng nấy.

– Đất nước VN đang cần sự đoàn kết thống nhất từ trong và ngoài nước. Thực tế hiện nay, đảng đang bị phân hóa và không đủ khả năng trong vai trò đại đoàn kết dân tộc bởi vì, một thiểu số người có quyền lực tối thượng đang lê thuộc và đi theo ý đồ của ngoại bang. TQ không bao giờ dám dùng vũ lực công khai đánh VN cho nên họ mới dùng đến kế sách như hiện nay. Nếu thực sự vì dân, vì nước thì các nhà lãnh đạo nên hiểu sâu vấn đề này để lịch sử khỏi lên án, và con cháu của mình khỏi phải mặc cảm, xấu hổ trước sự  phê phán của mọi người. Một sự thay đổi  tư duy theo chiều hướng dân chủ đa nguyên trong giờ phút này là tối cần thiết. Chúng ta có một cộng đồng VN thành tài trên thế  giới, chúng ta cũng có những nhân tài  vượt trội đứng vào danh sách giỏi nhất  thế giới điển hình là giáo sư Ngô Bảo Châu, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh …., và còn rất nhiều những nhân vật khác mà cả thế giới đều kính nể. Thiết nghĩ đây là tài sản vô giá mà chưa quốc gia nào có được.  Do đó các nhà lãnh đạo VN nên chọn lựa:

1/- Nếu tiếp tục chủ trương gia tăng đàn áp, bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến để cũng cố uy quyền lãnh đạo duy nhất của đảng và cho riêng mình (điều này không thể tồn tại mãi) thì điều gì sẽ xảy ra cho đất nước trong tương lai. Xin dành  câu trả lời cho tất cả mọi người.

2/- Nhưng nếu muốn đất nước được ngẩng cao đầu với bè bạn trên thế giới,đạt đến một xã hội công bằng, dân chủ  văn minh như mục tiêu của đảng và ý muốn của toàn dân thì phải mạnh dạng thay đổi  tư duy theo thể chế chính trị đa nguyên bởi vì, đây là con đường đúng nhất hiện nay mà hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đang đi. Phải mạnh dạn dẹp bỏ mọi tị hiềm, phải thành tâm xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải để đưa dân tộc về một khối, phải thả tất cả các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm bởi vì, họ là nhân tài mà đất nước đang cần đến.

Và cũng xin nhắc với các tướng lãnh chỉ huy lực lượng quân đội và công an rằng Tổ quốc đang cần lòng yêu nước của quý vị.

https://i0.wp.com/rfvn.com/wp-content/uploads/2009/04/babui_042009_61.jpg

Việt Nam, ngày 16/2/2010
Hương Trà (Email: huongtra13@gmail.com)

Nhóm phóng viên Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

DCVOnline 

RFVN 

MuoiSau@Mutiply

Lăng Khắc Trọng Blog

 


Xin cho tôi được hỏi – Hương Trà

babui_022010_14.jpg picture by photorom

Bài đọc suy gẫm: Bài viết phản ảnh tư tưởng nguyện vọng của một người trẻ tại Việt Nam

Đất nước đang thực sự nằm trong tầm ngắm của bọn bá quyền Trung Quốc. Tôi xin được trình bày thẳng thắn với các vị lãnh đạo Đảng CSVN, bởi vì tất cả quý vị và tôi đều là người Việt Nam. Trong suốt các thời kỳ dựng nước và giữ nước, mặc dù nằm bên cạnh một nước Trung Hoa lúc nào cũng gây hấn và tìm đủ mọi cách để chiếm trọn nước ta. Nhưng với lòng dũng cảm và sự khôn khéo của tiền nhân mà đất nước VN chúng ta mới được tồn tại trọn vẹn như ngày nay, chưa bao giờ có triều đại nào trong quá khứ dâng hiến cho kẻ thù xâm lược dù chỉ một tấc đất. Nhưng thật là một nỗi đau cho dân tộc khi đến thời đại có sự lãnh đạo của Đảng CSVN, đất nước lại bị mất dần dưới chiêu bài xâm lăng kiểu mới của bọn người phương bắc.

– Tại sao lại có công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là thuộc chủ quyền của TQ do thủ tướng Phạm văn Đồng ký năm 1958?

– Tại sao lại có hiệp định biên giới năm 1999 khiến cho VN mất Ải Nam Quan và 2/3 thác Bãn Giốc cùng bãi Tục Lãm, cũng như hiệp ước về lãnh hải năm 2000 khiến VN mất thêm vùng biển trên 10.000km2? Lời tuyên bố của ông Lê công Phụng và các nhà lãnh đạo VN, công nhận bản hiệp định biên giới và hiệp ước về vịnh Bắc bộ mà VN đã ký với TQ là công bằng vì thực tế Ải nam quan và 2/3 thác Bãn giốc cùng bãi Tục Lãm là của TQ. Đây là một sự nhục nhã cho tiền đồ dân tộc, bởi vì chính bản đồ của TQ năm 1908 và hiệp ước ký giữa nhà Thanh TQ với Pháp thì Ải Nam Quan, toàn bộ thác Bản Giốc, kể cả HS-TS là của VN. Cuộc chiến đấu anh dũng của hải quân VNCH trên quần đảo HS khi hải quân TQ ngang nhiên xâm lấn trước sự đồng tình của ĐCSVN vào đầu năm 1974 là bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của VN.

Lê Công Phụng Thứ Trưởng Ngoại Giao của csVN trả lời phóng viên VASC Orient đã xác nhận “Mục Nam Quan nay thuộc về Trung Quốc”.


(Hình  trái, Ải Nam Quan trước khi ký hiệp định biên giới 12/1999. Hình phải, sau khi ký biên giới Việt Nam là Mục Nam Quan từ cây số Zero)

Các nhà lãnh đạo ĐCSVN qua từng thời đại phải thành tâm sám hối trước anh linh của tiền nhân, phải thành tâm hối cải về sự ươn hèn của mình trước nhân dân, chớ đừng có quanh co dối trá tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ. Để dẫn chứng cho sự ươn hèn này, tôi xin ghi lại câu trả lời của ông Dương Danh Dy (đảng viên ĐCSVN, nhà ngoại giao, cựu đại sứ VN tại TQ) với phóng viên đài RFA ngày 02/07/2009 như sau: “Bây giờ cũng không thể trách cứ ai được vì đó là chuyện thuộc về quá khứ rồi. Chúng ta đã có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này. Ta có những điều hứa trên biển Đông, cái hứa của chúng ta lúc đó là có nguyên nhân, là do chúng ta bênh TQ. Có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả. Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại. Có những cái do lúc bấy giờ người ta giúp mình với mục đích là đưa hàng hóa qua nhanh chẳng hạn. Như tôi nói làm một con đường đi qua lãnh thổ TQ thì phải qua đèo cao, thế thì vòng chân đồi mở rộng sang chổ bằng phẳng đi vòng trên đất VN thì ô tô dễ đi. Lúc đó không có chuyện thì không sao, nhưng bây giờ anh nói đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đó, thế là mình mất hết mấy chục hecta đất. Lúc đó trong chiến tranh, người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là mình nghĩ không ra, cũng có thể mình dốt, …v.v….”. Lời thú nhận của ông Dương danh Dy là một nỗi đau và sự nhục nhã cho những ai còn trung thành với đường lố lãnh đạo của các nhân vật chóp bu củ đảng.
– Tại sao không cho thanh niên cùng sinh viên học sinh và các thành phần khác trong nhân dân phản đối hành động xâm lăng của TQ, và tại sao phải  trù dập, bắt bớ, giam cầm những công dân yêu nước chỉ biết bày tỏ ý kiến bằng các bài viết để cổ vũ cho tiến trình dân chủ theo hình thức bất bạo động đúng như điều 53 và 69 Hiến Pháp do đảng đề ra, cũng như đúng với các công ước quốc tế về dân chủ, nhân quyền mà VN đã ký và cam kết thi hành.

Những người yêu nước: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định (từ trái sang), trước phiên tòa do những người không yêu nước ngồi chủ tọa tại TP Sài Gòn hôm 20-1-2010.  Hình AFP

ThucTrungLongandDinh.jpg
– Tại sao trước nhân dân và công luận quốc tế thì lúc nào cũng nói là VN có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo HS-TS, nhưng không dám đưa ra trước Liên hiệp quốc và tòa án quốc tế giải quyết. Tại sao công an lại đánh đập, bắt những người treo biểu ngữ xác nhận HS-TS là thuộc chủ quyền của VN, cũng như mặc áo có hàng chữ HS-TS là của VN như trường hợp sinh viên Ngô Quỳnh, nhà giáo Vũ Hùng, cô Phạm Thanh Nghiên , anh Nguyễn Văn Hải…v.v…?

– Tại sao trong khi bọn bá quyền TQ tự do bắt giữ, cướp giựt tài sản và đánh đập các ngư dân VN trên vùng biển của VN, nhưng chưa bao giờ các lãnh đạo chóp bu của đảng có lời nào phản đối, ngược lại lúc nào cũng tuyên bố trung thành với 16 chữ vàng và 4 tốt đối  với TQ? Những lời phản đối lấy lệ của phát ngôn viên VN chỉ để xoa dịu lòng căm phẫn của dân mà thôi.

bitaubat.jpg picture by photorom
taucagapnan.jpg picture by photorom

Hình trên: Những  người đánh cá Việt Nam sau khi bị “tàu lạ” đánh đập, cướp bóc.

Hình dưới: bác ngư dân đăm chiêu, mong ngày ra khơi được bình an. RadioFreeVN

028q.jpg picture by photorom

– Tại sao lại quá dễ dàng để cho TQ trúng  thầu tất cả những công trình trọng điểm quốc gia, nhất là việc khai thác bauxite Tây Nguyên vì đây là vấn đề mất còn của đất nước, là sự hủy diệt về môi trường sống cho cả dân tộc trong tương lai bất chấp mọi lời can ngăn có tình lý và  đầy tính khoa học của các tướng lãnh nồng cốt trong đảng, điển hình là đại tướng Võ nguyên Giáp cùng với sự phản bác của hàng ngàn nhà trí thức ưu tú ở  trong nước cũng như ở ngoài nước. Những dòng chữ trong lá thư của cựu thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (cựu đại sứ VN tại TQ từ 1974-1989. Ông là người  rất rành về những dã tâm của bọn bá quyền TQ) gởi Trung ương ĐCSVN, trong đó có đoạn: “Quý vị là những người có quyền lực trong tay, muốn làm gì thì làm. Nhưng tôi chỉ xin quý vị hãy nghĩ đến lời khuyên của một đảng viên già với 60 năm tuổi đảng của tôi”.

– Ngày 31/12/2009 khi TQ mở rộng du lịch trên quần đảo HS-TS, tuy phát ngôn viên BNG VN bà  Nguyễn phương Nga có phản đối. Nhưng chỉ 5 ngày sau 05/01/2010 thì phát ngôn viên TQ Jiang Ju phản bác: “Thật sự chẳng có tin gì mới cả. Họ đã đòi chủ quyền trên những hòn đảo đó.  Tôi nghĩ rằng, những tuyên bố của họ chẳng hề trở ngại lớn lao gì kế hoạch phát triển của TQ trong khu vực, cũng chẳng gây thiệt hại đáng kể gì đến quan hệ song phương giữa 2 nước láng giềng”. Tiếp đến ngày 06/01/2010 đại sứ TQ tại VN Tôn quốc Cường họp báo nói rằng: “ Kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Việt-Trung là hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại. Ông còn lớn tiếng kêu gọi VN nên tạm gác lại tranh chấp với TQ chờ thời gian chín mùi rồi sẽ giải quyết”. Những hành động và lời nói đầy khiêu khích này của TQ  tại sao các nhà lãnh đạo VN lại im lặng, lại còn tổ chức mừng kỷ niệm 60 năm thiết lập ngoại giao ngày 18/01/2010 tại  Hà nội, và trong điện văn chúc mừng được đăng trên trang báo điện tử của chính phủ ngày 17/01/2010 có đoạn: Nhân dân VN  luôn luôn ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc, sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của đảng, chính phủ và nhân dân TQ anh em đã dành cho nhân dân VN trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước trước đây và sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay và quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện VN-TQ trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt đã tạo động lực mới quan trọng đưa quan hệ 2 nước phát triển lên tầm cao mới. Với hành động này thì tinh thần dân tộc, chủ quyền đất nước của Tổ Quốc VN có còn không, khi các nhà lãnh đạo đảng đang ngày đêm chỉ biết lo cho quyền lực cá nhân lên trên hết. Chúng tôi xin dành câu trả lời cho lực lượng quân đội, công an thành trì bảo vệ đất nước cùng những người tự nhận  mình là người VN yêu nước?

– Tại sao cho đến giờ phút này khi mà một mặt đảng đang hô hào xóa bỏ hận thù để thu hút đầu tư từ các nước tư bản,  nhất là Hoa kỳ và cộng đồng VN hải ngoại, nhưng mặt kia thì hàng ngày vẫn tuyên truyền trong nhân dân và giáo dục sinh viên, học sinh về cái gọi là sự chiến thắng của đảng đối với  Mỹ-Ngụy. Hầu hết các bài diễn văn của các cấp lãnh đạo VN trước nhân dân đều nhắc lại chiến công của đảng thời quá khứ, trong khi đó, bỏ qua sự hy sinh của trên 60  ngàn chiến sĩ và nhân dân đã chết trong cuộc chiến tranh xâm lăng của TQ năm 1979?

– Tại sao trang web thương mại hợp tác VN-TQ, nhưng tên miền .vn lại để cho TQ sử dụng hàng mấy năm liền để họ tự do nói xấu VN, khi có sự phản đối mạnh mẽ của các nhà trí thức cư dân mạng thì mới ngưng?

– Tại sao trang web điện tử của ĐCSVN do ông Đào Duy Quát lãnh đạo, lại cho đăng nguyên văn bài của các trang mạng TQ về việc tập trận của hải quân TQ trên vùng biển của VN xác nhận chủ quyền của TQ mà không có lời bình luận nào? Đây là hành động phản quốc rõ ràng, nhưng ông Đào Duy Quát chỉ bị phạt tiền 30 triệu đồng VN. Trong khi đó, các công dân yêu nước đấu tranh cho tiến trình dân chủ bằng phương thức bất bạo động như ông Trần Anh Kim. Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung , Lê Thăng Long thì lại bị bắt, bị bức cung và nhục hình khiến họ phải nhận tội, ra tòa trong hoàn cảnh bịt kín không có thân nhân và bạn bè, kể cả đại diện đoàn  luật sư quốc tế cũng không được tham dự, khiến cho cộng đồng quốc tế khắp nơi đều phải lên tiếng phãn đối.
– Tại sao trên các tấm pano treo trên các ngả đường của thành phố HCM để kỷ niệm 65 năm thành lập quân đội nhân dân VN ở dưới lá cờ VN là đoàn quân của quân đội nhân dân TQ? Khi phóng viên đài RFA phỏng vấn ông Nguyễn Thành Rum (giám đốc Sở Văn hóa Thông tin HCM) thì ông này trả lời tấm pano đó là có thật, còn hình quân đội TQ được nhân viên của ông lấy từ các trang mạng của TQ và đã được chỉnh sửa lại, nhưng khi phóng viên thắc mắc là tại sao ngày lễ kỷ niệm thành lập QĐNDVN mà không in hình của đoàn quân VN thì ông không trả lời mà cúp máy?

Khổ thế! Chào mừng 65 năm thành lập QĐNDVN …bằng hình ảnh lính Tàu xâm lược

panolinhTau.jpg picture by photorom

Tấm tranh cổ động này xuất phát từ điã CD Trung tâm triển lãm TP.HCM giao về cho Phòng VHTT Q.Phú Nhuận để thực hiện. (Giám đốc Sở VHTT TP.HCM Nguyễn Thành Rum). Tin Chi Tiết

– Tại sao chị Phạm Thanh Nghiên bị bắt về tội cô ngồi tọa kháng tại nhà với biểu ngữ HS-TS là của VN. Nhưng khi ra tòa ngày 29/01/2010 với một phiên tòa bịt kín, không có phóng viên ngoại quốc tham dự, ngay cả ngồi phòng kế bên để xem qua màn ảnh  truyền hình cũng không có, còn mẹ của cô thì ở nhà có hàng chục công an bao vây cô lập, phiên tòa lại xử cô về tội nói xấu chế độ vì trước đó cô có bài viết đăng trên mạng Internet phản đối hải quân TQ ngang nhiên bắt bớ, đánh đập và ăn cướp tài sản của ngư dân VN cùng công hàm dâng HS-TS của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Chỉ có thế thôi mà cô phải chịu 4 năm tù cùng 3 năm quản chế. Thật là đau lòng cho vận nước khi đọc bài “Uất ức biển ta ơi!”của chị cũng như bức tâm thư lời kêu gọi cuối cùng trước khi bị bắt tháng 9/2008: “50 năm đã trôi qua kể từ ngày có công hàm Phạm văn Đồng, nhưng chúng ta không thể quên vì một phần thân thể của đất mẹ vẫn bị cắt đứt. Chúng ta không thể cúi đầu, vì danh dự và niềm tự hào dân  tộc vẫn còn là một vết nhục chưa được xóa nhòa. Chúng ta không thể im lặng, vì im lặng là đồng ý với hành động bán nước. Chúng ta không thể buông xuôi, vì mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai”. Trước vành móng ngựa, cô khẳng khái tuyên bố mình vô tội. Cùng với LS Lê Thị Công Nhân, chị Phạm Thanh Nghiên đúng là nữ anh hùng của thế kỷ 21 VN hôm nay.

TKTT200PTN200.jpg picture by photorom

Hai nhà văn nữ: Phan Thanh Nghiên và Trần Khải Thanh Thủy hiện đang bị tù đày vì độc đảng bạo quyền cs.

–  Tại sao phải bịa đặt ra chuyện đánh người để bắt nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bỏ tù 42 tháng trong khi bọn côn đồ công khai đánh đập các tăng ni ở tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ cũng như ở nhà thờ Đồng Chiêm và các nơi tôn nghiêm khác của các tôn giáo thì không thấy chính quyền bắt bất cứ ai kể cả mời làm  việc nhẹ?
– Tại sao thủ tướng Nguyễn tấn Dũng lại ra QĐ 97 về cấm phản biện công khai bịt miệng các nhà trí thức, khiến cho Hội Nghiên cứu IDS của GS Hoàng Tụy và GS Nguyễn Quang A phải tự động giải tán?

Khi nhìn lại tình hình xã hội VN thì thật là xót xa bởi vì, tất cả những nhà trí  thức yêu nước vì muốn cho đất nước tiến bộ cho nên họ mới lên tiếng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền bằng phương thức bất bạo động đúng như những công ước quốc tế mà VN đã tham gia, đúng với điều 53, 69 của hiến pháp VN. Những công dân yêu nước này chỉ bày tỏ quan điểm bằng các bài viết đăng công khai trên Internet để cho các nhà lãnh đạo VN suy nghĩ lại mà thay đổi tư duy, những đảng phái mà họ tham gia có mục tiêu và cương lĩnh đàng hoàng theo chiều hướng đối thoại công bằng và bất bạo động, chớ không bao giờ có chủ trương hay âm mưu lật đỗ chính quyền. Cụm từ “âm mưu lật đổ chính quyền” bằng phương pháp bất bạo động, “tuyên truyền nói xấu chế độ” mà trong các phiên tòa thường dùng để xử họ là một suy diễn  không khoa học, thiếu tình người, vi phạm trắng trợn HP do chính đảng đề ra. Trong một nhà nước pháp quyền thì hiến pháp là tối thượng, vì nó là cái nền móng  vững chắc để tạo thành một căn nhà kiên cố lâu dài, tất cả những phần khác của căn nhà đều phải từ nền móng này đi lên. Dĩ nhiên, trong một đất nước thì tất cả những công văn, chỉ thị và quyết định của các cấp  lãnh đạo chính quyền kể cả bộ luậ hình sự, dân sự đều phải phù hợp với hiến pháp. BLHS VN trong đó có điều 79 và 88 để chính quyền suy diễn theo kiểu chụp mũ mà ghép tội bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến là hoàn toàn vi phạm HP , đi ngược lại ý muốn của toàn dân, hoàn toànđi ngược lại sự văn minh và tiến bộ của loài người.

Song song với tình hữu nghị Việt-Trung mà các nhà lãnh đạo VN luôn trung thành là sự xảo trá của bọn bá quyền TQ vì chúng lợi dụng sự trung thành này mà tiếp tục và luôn luôn tìm cách thôn tính VN. Những căn cứ quân sự và phi trường của TQ đã thành lập xong ở HS và TS rồi. Trong đất liền thì hiện nay các giàn hỏa tiễn của họ đặt tại Quảng Tây chỉa thẳng qua VN. Hàng trăm ngàn quân nhân dưới danh nghĩa công nhân trá hình của TQ đã hiện diện ở Tây Nguyên lấy danh nghĩa khai thác Bô xít. Tây nguyên là vùng chiến lược cực kỳ quan trong mà chính đại tướng Võ nguyên Giáp trong lá thư gởi Bộ Chính trị đã khẳng định rằng: nếu ai chiếm được Tây Nguyên thi sẽ hoàn toàn làm chủ cả Đông dương.

Hiện nay, với sự lãnh đạo của một số  thành phần bảo thủ có uy quyền tối thượng đã và đang đưa đất nước, đưa dân tộc vào quỹ đạo của TQ. Đại bộ phận nhân dân đang mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng. Đa số thành phần trí thức có tinh thần yêu nước đều bất mãn quay lưng, cũng như đang bị giam cầm, cộng thêm hàng loạt những cuộc đàn áp công khai và trá hình đối với các tôn giáo khiến cho tinh thần đoàn kết của toàn dân bị phân chia ra từng mảnh.

Đây là ý đồ của TQ và họ đã sắp thành công trong ý đồ này. Những lời phát biểu của phát ngôn viên TQ ngày 05/01 và đại sứ TQ tại Hà Nội ngày 06/01 vừa qua là bằng chứng đúng cho sự nhận định này. Đặc biệt, chất xám của VN những thành phần tài ba có đủ khả năng xây dựng đất nước tiến lên theo đà văn minh của thế giới đang chảy vào các nước phương Tây nhất là Hoa kỳ. Chúngta thử nhìn lại coi những thành phần trí thức của VN khi du học thành tài ở nước ngoài thì về nước được mấy người, và số người về nước để đem kiến thức văn minh của mình phục vụ quê hương, nhưng không cùng quan điểm với đảng thì đều bị trù dập, bị bắt bỏ tù như trường hợp LS Lê Quốc Quân , LS Lê Công Định , thạc sĩ Nguyễn TiếnTrung , v.v.

Nói đến phương châm mà hàng ngày đảng thường kêu gọi “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra, để thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, thì xin có ý kiến như thế này:

– Các nhà lãnh đạo VN, các tướng lãnh quân đội, công an nên trực diện với lương tâm để mà suy nghĩ lại con đường mình đang phục vụ có đúng là ích quốc lợi dân? Có xứng đáng để khỏi nhơ danh trong sử sách? Sự thật lúc nào cũng vẫn là sự thật. Đất nước đang cần sự hợp nhất và đoàn kết của mọi thành phần dân tộc trong khí thế hội nghị Diên Hồng nối gót tiền nhân. Hãy  nhìn ra thế giới, một nước Nhật Bản điêu tàn sau khi đầu hàng đồng minh sau đệ II thế chiến, một nước Singapore không có tài nguyên, khoáng sản, nông nghiệp như VN, thậm chí tới nước uống còn phải nhập từ ngoài, một Nam Hàn vượt xa Bắc Hàn về mọi mặt, một Đài Loan nhỏ bé, tài sản thì cũng chẳng có gi so với lục địa TQ, ….. Nhưng điều gì đã làm cho những nước này trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới, điều gì đã khiến cho nhân tài của họ không bị mai một và chất xám không rơi rớt ở xứ người?

Đừng sợ đảng mất quyền nếu thực sự có trí tuệ và chấp nhận cạnh tranh, hãy  nhìn ra các nước Đông âu, đa số các nhà lãnh đạo hiện nay cũng vẫn là đảng viên cộng sản. Ngay cả nước Đức thống nhất bà thủ tướng vẫn là đảng viên CS của Đông Đức trước đây. Trong thể chế đa đảng mặc dù có rất nhiều lộn xộn về chính trị, nhưng các đảng phái chỉ là đối thủ để cạnh tranh tìm hướng đi đúng phục vụ đất nước, chớ không phải là kẻ thù. Thực tế cho thấy, hầu hết các nước dân chủ đa nguyên có nền tự do về mọi mặt nhiều chừng nào, thì đất nước và cuộc sống của người dân càng phát triển nhiều chừng nấy.

– Đất nước VN đang cần sự đoàn kết thống nhất từ trong và ngoài nước. Thực tế hiện nay, đảng đang bị phân hóa và không đủ khả năng trong vai trò đại đoàn kết dân tộc bởi vì, một thiểu số người có quyền lực tối thượng đang lê thuộc và đi theo ý đồ của ngoại bang. TQ không bao giờ dám dùng vũ lực công khai đánh VN cho nên họ mới dùng đến kế sách như hiện nay. Nếu thực sự vì dân, vì nước thì các nhà lãnh đạo nên hiểu sâu vấn đề này để lịch sử khỏi lên án, và con cháu của mình khỏi phải mặc cảm, xấu hổ trước sự  phê phán của mọi người. Một sự thay đổi  tư duy theo chiều hướng dân chủ đa nguyên trong giờ phút này là tối cần thiết. Chúng ta có một cộng đồng VN thành tài trên thế  giới, chúng ta cũng có những nhân tài  vượt trội đứng vào danh sách giỏi nhất  thế giới điển hình là giáo sư Ngô Bảo Châu, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh …., và còn rất nhiều những nhân vật khác mà cả thế giới đều kính nể. Thiết nghĩ đây là tài sản vô giá mà chưa quốc gia nào có được.  Do đó các nhà lãnh đạo VN nên chọn lựa:

1/- Nếu tiếp tục chủ trương gia tăng đàn áp, bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến để cũng cố uy quyền lãnh đạo duy nhất của đảng và cho riêng mình (điều này không thể tồn tại mãi) thì điều gì sẽ xảy ra cho đất nước trong tương lai. Xin dành  câu trả lời cho tất cả mọi người.

2/- Nhưng nếu muốn đất nước được ngẩng cao đầu với bè bạn trên thế giới,đạt đến một xã hội công bằng, dân chủ  văn minh như mục tiêu của đảng và ý muốn của toàn dân thì phải mạnh dạng thay đổi  tư duy theo thể chế chính trị đa nguyên bởi vì, đây là con đường đúng nhất hiện nay mà hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đang đi. Phải mạnh dạn dẹp bỏ mọi tị hiềm, phải thành tâm xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải để đưa dân tộc về một khối, phải thả tất cả các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm bởi vì, họ là nhân tài mà đất nước đang cần đến.

Và cũng xin nhắc với các tướng lãnh chỉ huy lực lượng quân đội và công an rằng Tổ quốc đang cần lòng yêu nước của quý vị.

https://i0.wp.com/rfvn.com/wp-content/uploads/2009/04/babui_042009_61.jpg

Việt Nam, ngày 16/2/2010
Hương Trà (Email: huongtra13@gmail.com)

Nhóm phóng viên Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

DCVOnline

RFVN

MuoiSau@Mutiply

Lăng Khắc Trọng Blog