Họ Hồ Trao Đổi Những Gì? – Gocomay

Áo trắng chen vai với non sông
Thù nhà nợ nước xứng giòng Triệu Trưng.
Thơ cóc của 16
Hoa hậu Ái Quốc, hoa hậu Yêu Nước, hoa hậu Biểu Tình, hoa hậu Xuống Đường, hoa hậu…nhí và nhiều danh hiệu yêu quý khác nữa được cả nước hân hoan khi nhắc đến cô Trịnh Kim Tiến, người con gái gần đây mất đi người cha yêu quý vì bị công an Hà Nội đánh chết,  ngày 24 tháng 7 vừa qua tại Hà Nội.  Kim Tiến xuống đường biểu tình lần thứ năm để phản đối Trung Quốc gây hấn lãnh hải Việt Nam.
 Hình ảnh minh họa: Những hình ảnh sưu tầm trên Net, được chọn lọc vì  mang nhiều ý nghĩa trong ngày biểu tình 24-7-2011 tuần qua.

   Trên:  Biểu ngữ đọc”Đằng giang tự cổ huyết do hồng!”.   Hình dưới:  Phù Đổng lên đường

   Ai nom giống lão “Lái gió”?

Bài đọc suy gẫm: Họ Hồ Trao Đổi Những Gì? hay “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” của tác giả Gocomay.

Ngay sau chuyến công cán của Thứ trưởng Bộ ngoại giao – đặc phái viên của lãnh đạo cao cấp của VN tới Bắc Kinh hôm 25.06, bản tin tiếng anh của Tân Hoa Xã (1) đưa tin ngày 28.06.2011 có những dòng như sau: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, theo ông Hồng Lỗi” (Lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc).
Những thông tin trên đây của Tân Hoa Xã liên quan tới hoạt động của ông Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ở Bắc Kinh, hoàn toàn mâu thuẫn với lời bà Nguyễn Phương Nga, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN, hôm 11.06.2011, đã nói với phóng viên thông tấn Reuters rằng: “Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn tại Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực”
“Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”
Nhiều ý kiến bình luận cho rằng, nếu ông Hồ Xuân Sơn không chén chú chén anh với người đồng nhiệm Trương Chí Quân và ông Đới Bỉnh Quốc thì làm sao Tân Hoa Xã dám đưa tin: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam”? Như vậy có phải Bộ Ngoại giao của VN ( mà ông Sơn và bà Nga là đại diện) đã hai lời trong cùng một vấn đề (Biển Đông)? (2)
Trên trang nhà của mình bloger culangcat đã thẳng thắn bày tỏ:
Qua vị trí đặc phái viên cao cấp, ông Sơn chắc chắn quan trọng với chuyến đi. Cả dân tộc Việt nhìn vào chuyến đi của ông vừa mang tính sĩ phu, vừa mang tính tháo gỡ, vừa đầy tính trí tuệ, cũng như nó là chuyến đi thể hiện sự không ươn hèn trước cường quyền trịch thượng của kẻ cả nước lớn.
Nhưng chuyến đi sau nhiều ngày không có thông tin minh bạch nào được đưa ra. Mặc cho nhân sĩ trí thức và bao trái tim hồng nước Việt thắc mắc, đặc phái viên Hồ Xuân Sơn vẫn kín tiếng. Một chuyến đi lịch sử.
Và tôi tự hỏi rằng, phải chăng ông là người bán đứng quyền lợi dân tộc Việt trên biển Đông?
Phải chăng ông là người có quyền trục lợi thông tin cuộc trao đổi tại Trung Hoa đại lục?
Phải chăng ông là giòng giống của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc?
Ông có phải là người bán nước? (3)

Sáng kiến với nhiều biểu ngữ có ghi tên những anh hùng tử sĩ Hoàng Sa, một công việc vinh danh quan trọng mà nhà nước ta từ lâu phải có bổn phận… nhưng làm ngơ.
Hình trên:  Tiếng vĩ cầm với những nốt nhạc oai hùng, đầy bi tráng.  Góc trái, biểu ngữ vinh danh có tên anh hùng Hải Quân- QLVNCH- Hạm Trưởng- Trung Tá Ngụy Văn Thà, người hy sinh để bảo toàn lãnh hải, bảo vệ chủ quyền đất nước trong trận chiến Hoàng Sa  1974.   Hình dưới: Bà quả phụ Ngụy Văn Thà trong buổi họp phản đối Trung Quốc xâm lược tuần qua tại Sài Gòn.

Còn trên quê choa, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã chua xót bàn rằng: Mình không tin ông Hồ Xuân Sơn dễ dàng thỏa thuận sẽ ngăn chặn hai thứ mà nhờ đó TQ dễ dàng ăn cướp Biển Đông… Để tránh một cuộc chiến tranh tất nhiên ông Sơn phải giao thiệp mềm mỏng, chẳng ngu gì ông Sơn lại giao thiệp khúm núm. Bao nhiêu năm giao thiệp khúm núm, gọi dạ bảo vâng tóm lại Biển Đông càng ngày càng dậy sóng, TQ càng ngày càng lộ nguyên hình một tên cướp biển, chứ chẳng đồng chí đồng chéo gì sất, điều đó thì đến đứa con nít nó còn biết, huống hồ là ông Hồ Xuân Sơn.
Giải dụ bọn ăn cướp xông vào nhà dí súng vào ngực, nói mày không được gọi hàng xóm đến giải cứu, cũng không được chửi tao, câm mồm để cho tao ăn cướp, rõ chưa! Khi đó tất nhiên chủ nhà buộc phải câm mồm và gật đầu là để bảo toàn tính mạng, sau đó chủ nhà nhất định tìm cách tóm cổ bọn này, ít nhất cũng tìm cách đòi lại của cải nhà mình. Đó là khi kẻ cướp xông vào nhà dí súng vào ngực, còn khi đang ở nhà nó lại nhắn nhe thế kia thì ông chủ nhà có nghe không? Không đời nào.
Nghĩ cũng buồn cười, TQ vốn nhiều mưu cao kế sâu tự nhiên lại bày trò rất chi là con nít. Ba chục năm nay tuyên truyền cái lưỡi bò Biển Đông, Hoàng Sa là của họ; ra rả nói Việt Nam vô ơn, Việt Nam gây hấn; dọa tát Việt Nam, dạy cho Việt Nam một bài học. Sau khi đã định hướng dư luận cho dân chúng nước họ tin rồi bây giờ mới rủ rê Việt Nam, nói chúng ta cùng câm mồm nhé. Trong khi Việt Nam đã câm mồm ba chục năm, mới mở miệng được ba tháng, nghe người ta bảo câm mồm mình cũng nhất trí câm mồm a? (4)
Ở một entry khác nhà văn quê choa mỉa mai: “Đồng chí bốn tốt là bốn chân, 16 chữ vàng thêm 16 chân nữa vị chi là hai chục chân. Vừa rồi ông Hồ Xuân Sơn sang, TQ tòi thêm một chân nữa, đó là cái chân đồng thuận. Rứa là 21 chân cả thảy, quá tam ba bận, ba bảy hăm mốt... ôi thôi thôi, thậm nguy thậm nguy. (5)

Trong khi đó, tờ Nhật báo Giải phóng quân TQ loan tin, viên tướng hàng đầu của TQ, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân TQ đã khẳng định sau cuộc gặp với phái đoàn quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng VN hôm 29.06.2011 tại toà đại bản doanh Bát Nhất ở Bắc Kinh rằng: “phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn”. Tướng Mã còn khuyến cáo VN “không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình, khiến các vấn đề bị trầm trọng hóa, dẫn tới đa phương hóa và quốc tế hóa chúng” (6)
Nếu đúng như Lời Mã tướng quân “không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình” thì tại sao lại có chuyện ngày 02.07, Trung Quốc lại cho “Tàu Ngư Chính yểm trợ tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc ngăn cản tàu cá Việt Nam hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa”… như  lời kể lại của các ngư dân vừa cặp bến ngày hôm qua cho báo Tiền Phong Online (7). Đó là chưa nói tới chuyện suýt cắt cáp lần 3 với tàu Bình Minh 02 như BBC vừa nêu? (8)
Không biết ông Hồ Xuân Sơn sẽ nghĩ gì khi nghe được các tin không vui như thế?
Ông Hồ Xuân Sơn cũng nổi đình đám từ vụ Huỳnh Ngọc Sỹ khi ông ta đã yêu cầu phía Nhật can thiệp để báo chí Nhật ngừng đăng tin về vụ PCI. Việc này đã gây bất bình trong công luận Nhật Bản vì ở nước Nhật có quyền tự do báo chí, Chính phủ Nhật Bản không có quyền định hướng hoặc ngăn cấm báo chí và người dân Nhật vốn là những người đóng thuế để cung cấp viện trợ ODA cho nước ngoài đang trông chờ một lời giải thích đúng đắn và tích cực từ phía Việt Nam (9)
Cảm giác của tôi khi coi cuộc phỏng vấn của ông Sơn trên VTV 4 thì thật thất vọng với cách trả lời của một ông thứ trưởng Ngoại giao gì mà vừa nghệt vừa vô cảm như một cái máy đọc lại những dòng chữ (như TTX VN loan) được viết sẵn trên màn hình (ở đằng sau lưng người quay phim VTV), nghĩ thật buồn cho cái trình độ của một ông đặc phái viên cao cấp của nền ngoại giao nước nhà.

   Biểu ngữ đặc biệt với hình ảnh nhân viên công an nhà nước đạp lên mặt người yêu nước.


    Anh phóng viên ngoại kia cứ thế mà ngẩn ngơ,  khéo lại quên đường về 🙂

http://www.youtube.com/watch?v=uyUksVcchD0&feature=player_embedded

Vậy nên bloger Nguyễn Hữu Qúy đã có lý khi xuất khẩu thành những dòng như thế này:

… Vừa rồi
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận”
Bọn Trung Hoa lộng ngôn hăm dọa
Ép triều đình sớm đàm phán Biển Đông (*)
Trắng đen mập mờ ai biết cho không,
Họ Hồ vừa rồi làm gì nơi phương Bắc?

Lịch sử còn kia, nào Trần Ích Tắc
Nhục nhã triều đình Lê Chiêu Thống cầu vinh

Nước Việt hôm nay lẽ nào lầm lỡ?
Mấy nghìn năm đâu hổ thẹn với ông cha …. (10)

Nhìn ông Hồ Xuân Sơn, tôi chạnh lòng nhớ tới viên chánh sứ khí phách của Đại Việt ta cách đây ngót 400 năm, Thám Hoa Giang Văn Minh, trong chuyến đi sứ, khi vua nhà Minh (Chu Do Kiểm) đã thử ra cho Giang Văn Minh một vế đối như sau: 

Cột đồng nay rêu đã bám xanh!
(Đồng trụ chí kim đài dĩ lục)

Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ – tức Đại Việt – bị diệt vong).
Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

Sông Đằng từ lâu máu vẫn đỏ! 
(Đằng giang tự cổ huyết do hồng!) 

Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù hèn hạ bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn phải kính nể ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ). (11)

Không biết câu chuyện này có làm ông chánh sứ thời nay Hồ Xuân Sơn và những người đã tín nhiệm cử ông Sơn sang Bắc Triều có chút động lòng mà hổ thẹn trước anh linh tiền nhân “anh hùng thiên cổ” độc nhất vô nhị như vậy???

Gocomay

___
P/S: Một độc giả lớn tuổi rất qúi GCM đã bỏ rất nhiều công sức ra viết commente động viên chủ nhà bấy nay, như cái còm rất uyên thâm dưới đây. Xin phép bác được post lại lên trang chính như một lời bạt của entry này… để tất cả những ai quan tâm tới đề tài này suy ngẫm, xin cám ơn bác độc giả nhiều!

Lời bạt (@CáiGiaGia):
Thấy bác May chạnh lòng nhớ tới Thám hoa Giang Văn Minh, tôi cũng đồng cảm mở lại những trang sử viết về các sứ thần của dân tộc ta. Họ gánh vác trên vai nhiệm vụ  “Đem chuông đi đấm nước người”, không làm nhục mệnh vua, giữ gìn được quốc thể, bảo vệ được lợi ích dân tộc. Vì vậy ở họ đòi hỏi phải có đầy đủ hai chữ:
Chữ Trí, nghĩa là tài năng văn hoá sâu rộng tiêu biểu cho nền văn hiến của quốc gia. Lịch sử còn ghi lại lý lẽ đấu tranh của trạng nguyên Lê Văn Thịnh, tài ứng đối của trung nguyên Mạc Đĩnh Chi, tài biện luận của Nguyễn Trung Ngạn, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hãng, Hồ Phi Tích, Nguyễn Công Nhuận học vấn uyên bác, lịch lãm Lê Quý Đôn, cách ứng xử văn hoá lớn của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyên Tuấn…

Chữ Dũng, nghĩa là dũng khí, can đảm, bất khuất, không sợ chết trước mặt đối phương, không sợ gian khổ khi đi làm nhiệm vụ sứ thần. Lịch sử còn ghi lại biết bao tên tuổi dũng khí: Kiều Văn Ứng vâng lệnh Lý Thường Kiệt sang trại giặc bàn với Quách Quỳ, các sứ thần đời Trần đi sứ quân Nguyên trong 3 lần chiến tranh là coi như đi vào cái chết nhưng tất cả đều vâng mệnh vua. Đỗ Khắc Chung xung phong vào trại Ô Mã Nhi xin hoãn binh… 

Nhiều sứ thần bị giam giữ như Đào Tử Kỳ bị giam ở Giang Lăng 1 năm, Trịnh Đình Toàn, Nguyễn Nghĩa Toàn và 34 hành nhân đã bị nhà Nguyên giam giữ. Lâu hơn cả là Lê Quang Bí đi sứ năm 1548, bị giam cầm đến 18 năm mà được tha về. Ngô Tử Can đi sứ Chiêm Thành cũng bị giữ lại. Hơn thế nữa, có sứ thần còn bị giết hại như Nguyễn Nhật Tư và Lê Ngân sang cầu phong cho Trần Quý Khoáng vào năm 1411 đã bị vua Minh giết hại, Nguyễn Biểu đã bị tướng Minh thử thách tinh thần bằng cách dọn cho ăn cỗ là đầu một người Việt Nam đã bị chúng bắt giết rồi sau đó đem trói dưới chân cầu cho nước dâng lên dìm chết…

Ôn cố tri tân:

Xưa, với trí dũng song toàn, Lê Quý Đôn đi sứ đã làm cho các quan nhà Thanh phải hết lời khen ngợi, kính phục mà nói rằng nhân tài nước Nam như Lê tiên sinh thì ngay cả Trung Hoa cũng chỉ có đến 1, 2 người.
Nay, với cái mặt “Vừa nghệt vừa vô cảm như một cái máy…” của ông Hồ Xuân Sơn, chắc hai quan chức ngoại giao đồng nhiệm của Trung Quốc đã cười ha hả mà nói rằng Thứ trưởng ngoại giao nước Việt như tay này thì đốt đuốc cả nghìn bó ở Trung Hoa cũng không  kiếm nổi 1 người!
___
(1) Both countries are opposed to external forces getting involved in the dispute between China and Vietnam and vow to actively guide public opinion and guard against remarks or actions that undermine the friendship and trust between the people of the two countries, Hong said.”(China urges consensus with Vietnam on South China Sea issue)
(2) Hoa Kỳ kêu gọi giải pháp ôn hòa http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110611_us_china_vietnam.shtml
(3) Lịch sử gọi tên ông Hồ Xuân Sơn http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fia.360cyhf.lnubb.pbz/phynatpng
(4) Câm mồm để cho tao ăn cướp http://quechoa.info/2011/07/01/cam-m%e1%bb%93m-d%e1%bb%83-cho-tao-an-c%c6%b0%e1%bb%9bp/
(5) Cáo gửi nhờ chân http://quechoa.info/2011/07/04/cao-g%e1%bb%adi-nh%e1%bb%9d-chan/
(6) Tướng TQ nói VN cần ‘hướng dẫn dư luận’http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110630_chinese_general_vietnam.shtml
 (7) http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-fishermen-banned-to-work-in-hoangsa-07032011113805.html
(8) Trung Quốc định ‘cắt cáp’ lần ba?http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110701_china_thirdincident.shtml
(9) http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_h%E1%BB%91i_l%E1%BB%99_quan_ch%E1%BB%A9c_Vi%E1%BB%87t_Nam_c%E1%BB%A7a_PCI
(10) Nhớ “Bình Ngô Đại cáo”! http://quy-blog.blogspot.com/2011/07/ho-xuan-son-lich-su-se-goi-ten-ong.html
(11) http://vi.wikipedia.org/wiki/Giang_V%C4%83n_Minh

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Gocomay Blog
Phiến Đá Sầu @ Mutiply
Prison Break @ Mutiply

Họ Hồ Trao Đổi Những Gì? – Gocomay

Áo trắng chen vai với non sông
Thù nhà nợ nước xứng giòng Triệu Trưng.

Thơ cóc của 16

Hoa hậu Ái Quốc, hoa hậu Yêu Nước, hoa hậu Biểu Tình, hoa hậu Xuống Đường, hoa hậu…Nhí và nhiều danh hiệu yêu quý khác nữa được cả nước hân hoan khi nhắc đến cô Trịnh Kim Tiến, người con gái gần đây mất đi người cha yêu quý vì bị công an Hà Nội đánh chết một cách oan ức.  Ngày 24 tháng 7 vừa qua tại Hà Nội.  Kim Tiến xuống đường biểu tình lần thứ năm để phản đối Trung Quốc gây hấn lãnh hải Việt Nam.

Hình ảnh minh họa: Những hình ảnh sưu tầm trên Net, được chọn lọc vì  mang nhiều ý nghĩa trong ngày biểu tình 24-7-2011 tuần qua.

   Trên:  Biểu ngữ đọc”Đằng giang tự cổ huyết do hồng!”.   Hình dưới:  Phù Đổng lên đường

Ai nom giống lão “Lái gió”?

Bài đọc suy gẫm: Họ Hồ Trao Đổi Những Gì? hay “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” của tác giả Gocomay.

Ngay sau chuyến công cán của Thứ trưởng Bộ ngoại giao – đặc phái viên của lãnh đạo cao cấp của VN tới Bắc Kinh hôm 25.06, bản tin tiếng anh của Tân Hoa Xã (1) đưa tin ngày 28.06.2011 có những dòng như sau: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, theo ông Hồng Lỗi” (Lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc).

Những thông tin trên đây của Tân Hoa Xã liên quan tới hoạt động của ông Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ở Bắc Kinh, hoàn toàn mâu thuẫn với lời bà Nguyễn Phương Nga, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN, hôm 11.06.2011, đã nói với phóng viên thông tấn Reuters rằng: “Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn tại Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực”

“Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”

Nhiều ý kiến bình luận cho rằng, nếu ông Hồ Xuân Sơn không chén chú chén anh với người đồng nhiệm Trương Chí Quân và ông Đới Bỉnh Quốc thì làm sao Tân Hoa Xã dám đưa tin: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam”? Như vậy có phải Bộ Ngoại giao của VN ( mà ông Sơn và bà Nga là đại diện) đã hai lời trong cùng một vấn đề (Biển Đông)? (2)

Trên trang nhà của mình bloger culangcat đã thẳng thắn bày tỏ:

“Qua vị trí đặc phái viên cao cấp, ông Sơn chắc chắn quan trọng với chuyến đi. Cả dân tộc Việt nhìn vào chuyến đi của ông vừa mang tính sĩ phu, vừa mang tính tháo gỡ, vừa đầy tính trí tuệ, cũng như nó là chuyến đi thể hiện sự không ươn hèn trước cường quyền trịch thượng của kẻ cả nước lớn.

Nhưng chuyến đi sau nhiều ngày không có thông tin minh bạch nào được đưa ra. Mặc cho nhân sĩ trí thức và bao trái tim hồng nước Việt thắc mắc, đặc phái viên Hồ Xuân Sơn vẫn kín tiếng. Một chuyến đi lịch sử.

Và tôi tự hỏi rằng, phải chăng ông là người bán đứng quyền lợi dân tộc Việt trên biển Đông?

Phải chăng ông là người có quyền trục lợi thông tin cuộc trao đổi tại Trung Hoa đại lục?

Phải chăng ông là giòng giống của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc?

Ông có phải là người bán nước? (3)

 

 

Sáng kiến với nhiều biểu ngữ có ghi tên những anh hùng tử sĩ Hoàng Sa, một công việc vinh danh quan trọng mà nhà nước ta từ lâu phải có bổn phận… nhưng làm ngơ.

Hình trên:  Tiếng vĩ cầm với những nốt nhạc oai hùng, đầy bi tráng.  Góc trái, biểu ngữ vinh danh có tên anh hùng Hải Quân- QLVNCH- Hạm Trưởng- Trung Tá Ngụy Văn Thà, người hy sinh để bảo toàn lãnh hải, bảo vệ chủ quyền đất nước trong trận chiến Hoàng Sa  1974.   Hình dưới: Bà quả phụ Ngụy Văn Thà trong buổi họp phản đối Trung Quốc xâm lược tuần qua tại Sài Gòn.

 

 

Còn trên quê choa, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã chua xót bàn rằng: Mình không tin ông Hồ Xuân Sơn dễ dàng thỏa thuận sẽ ngăn chặn hai thứ mà nhờ đó TQ dễ dàng ăn cướp Biển Đông… Để tránh một cuộc chiến tranh tất nhiên ông Sơn phải giao thiệp mềm mỏng, chẳng ngu gì ông Sơn lại giao thiệp khúm núm. Bao nhiêu năm giao thiệp khúm núm, gọi dạ bảo vâng tóm lại Biển Đông càng ngày càng dậy sóng, TQ càng ngày càng lộ nguyên hình một tên cướp biển, chứ chẳng đồng chí đồng chéo gì sất, điều đó thì đến đứa con nít nó còn biết, huống hồ là ông Hồ Xuân Sơn.

Giải dụ bọn ăn cướp xông vào nhà dí súng vào ngực, nói mày không được gọi hàng xóm đến giải cứu, cũng không được chửi tao, câm mồm để cho tao ăn cướp, rõ chưa! Khi đó tất nhiên chủ nhà buộc phải câm mồm và gật đầu là để bảo toàn tính mạng, sau đó chủ nhà nhất định tìm cách tóm cổ bọn này, ít nhất cũng tìm cách đòi lại của cải nhà mình. Đó là khi kẻ cướp xông vào nhà dí súng vào ngực, còn khi đang ở nhà nó lại nhắn nhe thế kia thì ông chủ nhà có nghe không? Không đời nào.

Nghĩ cũng buồn cười, TQ vốn nhiều mưu cao kế sâu tự nhiên lại bày trò rất chi là con nít. Ba chục năm nay tuyên truyền cái lưỡi bò Biển Đông, Hoàng Sa là của họ; ra rả nói Việt Nam vô ơn, Việt Nam gây hấn; dọa tát Việt Nam, dạy cho Việt Nam một bài học. Sau khi đã định hướng dư luận cho dân chúng nước họ tin rồi bây giờ mới rủ rê Việt Nam, nói chúng ta cùng câm mồm nhé. Trong khi Việt Nam đã câm mồm ba chục năm, mới mở miệng được ba tháng, nghe người ta bảo câm mồm mình cũng nhất trí câm mồm a? ” (4)

Ở một entry khác nhà văn quê choa mỉa mai: “Đồng chí bốn tốt là bốn chân, 16 chữ vàng thêm 16 chân nữa vị chi là hai chục chân. Vừa rồi ông Hồ Xuân Sơn sang, TQ tòi thêm một chân nữa, đó là cái chân đồng thuận. Rứa là 21 chân cả thảy, quá tam ba bận, ba bảy hăm mốt... ôi thôi thôi, thậm nguy thậm nguy.” (5)

 

Trong khi đó, tờ Nhật báo Giải phóng quân TQ loan tin, viên tướng hàng đầu của TQ, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân TQ đã khẳng định sau cuộc gặp với phái đoàn quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng VN hôm 29.06.2011 tại toà đại bản doanh Bát Nhất ở Bắc Kinh rằng: “phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn”. Tướng Mã còn khuyến cáo VN “không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình, khiến các vấn đề bị trầm trọng hóa, dẫn tới đa phương hóa và quốc tế hóa chúng” (6)

Nếu đúng như Lời Mã tướng quân “không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình” thì tại sao lại có chuyện ngày 02.07, Trung Quốc lại cho “Tàu Ngư Chính yểm trợ tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc ngăn cản tàu cá Việt Nam hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa”… như  lời kể lại của các ngư dân vừa cặp bến ngày hôm qua cho báo Tiền Phong Online (7). Đó là chưa nói tới chuyện suýt cắt cáp lần 3 với tàu Bình Minh 02 như BBC vừa nêu? (8)

Không biết ông Hồ Xuân Sơn sẽ nghĩ gì khi nghe được các tin không vui như thế?

Ông Hồ Xuân Sơn cũng nổi đình đám từ vụ Huỳnh Ngọc Sỹ khi ông ta đã yêu cầu phía Nhật can thiệp để báo chí Nhật ngừng đăng tin về vụ PCI. Việc này đã gây bất bình trong công luận Nhật Bản vì ở nước Nhật có quyền tự do báo chí, Chính phủ Nhật Bản không có quyền định hướng hoặc ngăn cấm báo chí và người dân Nhật vốn là những người đóng thuế để cung cấp viện trợ ODA cho nước ngoài đang trông chờ một lời giải thích đúng đắn và tích cực từ phía Việt Nam (9)

Cảm giác của tôi khi coi cuộc phỏng vấn của ông Sơn trên VTV 4 thì thật thất vọng với cách trả lời của một ông thứ trưởng Ngoại giao gì mà vừa nghệt vừa vô cảm như một cái máy đọc lại những dòng chữ (như TTX VN loan) được viết sẵn trên màn hình (ở đằng sau lưng người quay phim VTV), nghĩ thật buồn cho cái trình độ của một ông đặc phái viên cao cấp của nền ngoại giao nước nhà.

 

 

   Biểu ngữ đặc biệt với hình ảnh nhân viên công an nhà nước đạp lên mặt người yêu nước.

 

Anh phóng viên ngoại kia cứ thế mà ngẩn ngơ,  khéo lại quên đường về 🙂

http://www.youtube.com/watch?v=uyUksVcchD0&feature=player_embedded

Vậy nên bloger Nguyễn Hữu Qúy đã có lý khi xuất khẩu thành những dòng như thế này:

“ … Vừa rồi

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận”

Bọn Trung Hoa lộng ngôn hăm dọa

Ép triều đình sớm đàm phán Biển Đông (*)

Trắng đen mập mờ ai biết cho không,

Họ Hồ vừa rồi làm gì nơi phương Bắc?

Lịch sử còn kia, nào Trần Ích Tắc

Nhục nhã triều đình Lê Chiêu Thống cầu vinh

Nước Việt hôm nay lẽ nào lầm lỡ?

Mấy nghìn năm đâu hổ thẹn với ông cha …. (10)

Nhìn ông Hồ Xuân Sơn, tôi chạnh lòng nhớ tới viên chánh sứ khí phách của Đại Việt ta cách đây ngót 400 năm, Thám Hoa Giang Văn Minh, trong chuyến đi sứ, khi vua nhà Minh (Chu Do Kiểm) đã thử ra cho Giang Văn Minh một vế đối như sau: 

Cột đồng nay rêu đã bám xanh!

(Đồng trụ chí kim đài dĩ lục)

Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ – tức Đại Việt – bị diệt vong).

Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

Sông Đằng từ lâu máu vẫn đỏ! 

(Đằng giang tự cổ huyết do hồng!) 

Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù hèn hạ bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn phải kính nể ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước. Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công, ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ). (11)

Không biết câu chuyện này có làm ông chánh sứ thời nay Hồ Xuân Sơn và những người đã tín nhiệm cử ông Sơn sang Bắc Triều có chút động lòng mà hổ thẹn trước anh linh tiền nhân “anh hùng thiên cổ” độc nhất vô nhị như vậy???

 

Gocomay

 

P/S: Một độc giả lớn tuổi rất qúi GCM đã bỏ rất nhiều công sức ra viết commente động viên chủ nhà bấy nay, như cái còm rất uyên thâm dưới đây. Xin phép bác được post lại lên trang chính như một lời bạt của entry này… để tất cả những ai quan tâm tới đề tài này suy ngẫm, xin cám ơn bác độc giả nhiều!

 

Lời bạt (@CáiGiaGia):

Thấy bác May chạnh lòng nhớ tới Thám hoa Giang Văn Minh, tôi cũng đồng cảm mở lại những trang sử viết về các sứ thần của dân tộc ta. Họ gánh vác trên vai nhiệm vụ  “Đem chuông đi đấm nước người”, không làm nhục mệnh vua, giữ gìn được quốc thể, bảo vệ được lợi ích dân tộc. Vì vậy ở họ đòi hỏi phải có đầy đủ hai chữ:

Chữ Trí, nghĩa là tài năng văn hoá sâu rộng tiêu biểu cho nền văn hiến của quốc gia. Lịch sử còn ghi lại lý lẽ đấu tranh của trạng nguyên Lê Văn Thịnh, tài ứng đối của trung nguyên Mạc Đĩnh Chi, tài biện luận của Nguyễn Trung Ngạn, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hãng, Hồ Phi Tích, Nguyễn Công Nhuận học vấn uyên bác, lịch lãm Lê Quý Đôn, cách ứng xử văn hoá lớn của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyên Tuấn…

 

Chữ Dũng, nghĩa là dũng khí, can đảm, bất khuất, không sợ chết trước mặt đối phương, không sợ gian khổ khi đi làm nhiệm vụ sứ thần. Lịch sử còn ghi lại biết bao tên tuổi dũng khí: Kiều Văn Ứng vâng lệnh Lý Thường Kiệt sang trại giặc bàn với Quách Quỳ, các sứ thần đời Trần đi sứ quân Nguyên trong 3 lần chiến tranh là coi như đi vào cái chết nhưng tất cả đều vâng mệnh vua. Đỗ Khắc Chung xung phong vào trại Ô Mã Nhi xin hoãn binh… 

 

Nhiều sứ thần bị giam giữ như Đào Tử Kỳ bị giam ở Giang Lăng 1 năm, Trịnh Đình Toàn, Nguyễn Nghĩa Toàn và 34 hành nhân đã bị nhà Nguyên giam giữ. Lâu hơn cả là Lê Quang Bí đi sứ năm 1548, bị giam cầm đến 18 năm mà được tha về. Ngô Tử Can đi sứ Chiêm Thành cũng bị giữ lại. Hơn thế nữa, có sứ thần còn bị giết hại như Nguyễn Nhật Tư và Lê Ngân sang cầu phong cho Trần Quý Khoáng vào năm 1411 đã bị vua Minh giết hại, Nguyễn Biểu đã bị tướng Minh thử thách tinh thần bằng cách dọn cho ăn cỗ là đầu một người Việt Nam đã bị chúng bắt giết rồi sau đó đem trói dưới chân cầu cho nước dâng lên dìm chết…

 

Ôn cố tri tân:

 

Xưa, với trí dũng song toàn, Lê Quý Đôn đi sứ đã làm cho các quan nhà Thanh phải hết lời khen ngợi, kính phục mà nói rằng nhân tài nước Nam như Lê tiên sinh thì ngay cả Trung Hoa cũng chỉ có đến 1, 2 người.

Nay, với cái mặt “Vừa nghệt vừa vô cảm như một cái máy…” của ông Hồ Xuân Sơn, chắc hai quan chức ngoại giao đồng nhiệm của Trung Quốc đã cười ha hả mà nói rằng Thứ trưởng ngoại giao nước Việt như tay này thì đốt đuốc cả nghìn bó ở Trung Hoa cũng không  kiếm nổi 1 người!

___

(1) Both countries are opposed to external forces getting involved in the dispute between China and Vietnam and vow to actively guide public opinion and guard against remarks or actions that undermine the friendship and trust between the people of the two countries, Hong said.”(China urges consensus with Vietnam on South China Sea issue)

(2) Hoa Kỳ kêu gọi giải pháp ôn hòa http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110611_us_china_vietnam.shtml

(3) Lịch sử gọi tên ông Hồ Xuân Sơn http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fia.360cyhf.lnubb.pbz/phynatpng

(4) Câm mồm để cho tao ăn cướp http://quechoa.info/2011/07/01/cam-m%e1%bb%93m-d%e1%bb%83-cho-tao-an-c%c6%b0%e1%bb%9bp/

(5) Cáo gửi nhờ chân http://quechoa.info/2011/07/04/cao-g%e1%bb%adi-nh%e1%bb%9d-chan/

(6) Tướng TQ nói VN cần ‘hướng dẫn dư luận’http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/06/110630_chinese_general_vietnam.shtml

 (7) http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-fishermen-banned-to-work-in-hoangsa-07032011113805.html

(8) Trung Quốc định ‘cắt cáp’ lần ba?http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110701_china_thirdincident.shtml

(9) http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_h%E1%BB%91i_l%E1%BB%99_quan_ch%E1%BB%A9c_Vi%E1%BB%87t_Nam_c%E1%BB%A7a_PCI

(10) Nhớ “Bình Ngô Đại cáo”! http://quy-blog.blogspot.com/2011/07/ho-xuan-son-lich-su-se-goi-ten-ong.html

(11) http://vi.wikipedia.org/wiki/Giang_V%C4%83n_Minh

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Gocomay Blog

Phiến Đá Sầu @ Mutiply

Prison Break @ Mutiply


Sexy "tuốt", Trừ Lòng Yêu Nước – Thùy Linh


Sexy “tuốt”, Trừ Lòng Yêu Nước – Thùy Linh

Dậy mà đi đồng bào ơi! Biếm họa Bùi Bá – Đàn Chim Việt

Hình ảnh minh họa: Một số hình ảnh trên internet cho thấy bản chất tàn ác của bọn tay sai thiên triều đàn áp, đánh đập những người yêu nước trong ngày xuống đường biểu tình 17/7/2011 tại Việt Nam.

Theo BBC-Anh Nguyễn Chí Đức đang bị bốn công an cầm tay cầm chân khi bị Đại úy Minh đạp vào mặt. Hình dưới: Người mặc áo trắng và chỉ tay trong ảnh chính là Thượng tá Canh, Phó trưởng công an quận Hoàn Kiếm. Ngoài ra, người đeo kính và đứng đằng sau ông Canh cũng bị tố cáo đã vô cớ đánh người biểu tình.

 

 

Bài đọc suy gẫm:   Sexy “tuốt”, Trừ Lòng Yêu Nước –  Thùy Linh

Bây giờ bạn có thể biết đến tận giường ngủ của những người nổi tiếng, hơi nổi tiếng, nổi tiếng chút chút, tự mình làm nổi tiếng…với căn nhà cỡ triệu đô, hơn triệu đô và nhiều triệu đô. Bởi tất cả được phơi bày trên các trang mạng.
Bạn có thể tưởng tượng hình bóng người đẹp ngâm mình trong các bồn tắm sang trọng của một phần giá trị trong những căn nhà đắt tiền đó. Bởi rất cả được phơi bày trên các trang mạng.
Bạn có thể mất ngủ nhiều ngày về sự giàu sang phô trương của các sao và tự hỏi họ kiếm đâu ra ngần ấy tiền giữa lúc một người trí thức (chưa kể dân đen) kiếm được đồng tiền nuôi gia đình hết sức chật vật?
Bạn có thể khó chịu vì hàng ngày mở tờ báo và các trang mạng chỉ thấy chuyện tốc váy, yêu đương, ly hôn, cặp bồ…của những người nổi tiếng và được coi là nổi tiếng. Thậm chí đám cưới của sao nào đó cũng chiếm mất khá nhiều giao diện trên trang mạng với không có thông tin gì cả ngoài các chân dài tới dự lễ thành hôn. Giữa lúc xã hội nơi tôi đang sống có quá nhiều việc cần phải lên tiếng.

 

 Bạn có thể cười nhạt vì một party sinh nhật phù phiếm và hết sức sành điệu của ai đó cũng là người nổi tiếng được tổ chức linh đình và lôi kéo sự chú ý của các phóng viên và nhiều độc giả. Giữa lúc nhiều người dân nước tôi đang thiếu dù chỉ một bữa cơm no bụng.
Bạn có thể kinh ngạc về tội ác diễn ra hàng ngày được “trình diễn” trên các báo và mạng internet như là phần không thể thiếu của cuộc sống trên mảnh đất này. Những vụ án đốt con, đốt chồng, những thây người bị giết cắt rời từng mảnh, những vụ bắn nhau chỉ vì va chạm trên đường, những vụ hiếp dâm trẻ nhỏ và chính con cái mình…Tội ác dường như là chuỵên bình thường khi mọi giá trị nhân văn mang tính người đã bị đẩy ra khỏi cuộc sống.
Bạn có thể bị kinh động bởi những vụ tham ô, thất thoát số tiền lên đến nhiều tỷ tỷ đồng mà người bình thường không biết đó là bao nhiêu chữ số, nhưng vẫn chỉ “rút kinh nghiệm”. Thử hình dung nếu có một Bao Tự* thay vì thích xé lụa mà xé tiền thì mất bao nhiêu năm mới xé hết số tiền ấy với mệnh giá 500.000 VND? Nhưng đất nước tôi vẫn bao dung, nhẫn nhịn…cho qua. Trong khi vẫn rất nhiều đứa trẻ phải bỏ học vì không có tiền. Ngày ngày trẻ con vẫn đu dây vượt sông lũ đến trường. Vô vàn đứa trẻ vùng cao phải ở lán dựng tạm trống hoác nơi núi cao rét buốt để nhọc nhằn bám theo con chữ. Vẫn nhiều người phát bệnh tâm thần do nghèo đói, bệnh tật…Chuyện đó ai cũng biết vì tất cả phơi bày trên báo chí.

Công an, cảnh sát, cảnh giao thông, cảnh cơ động, dân phòng, chìm nổi đông như châu chấu…. Tiền thuế nhân dân trả cho họ để bảo vệ chế độ bất xứng, tay sai tàu khựa,  đàn áp những người yêu nước, trong khi ngư dân bị đàn áp ngoài khơi, ngay trong lãnh hải nhà thì câm như thóc, không thể hiểu nổi sao bọn này ngồi cai trị dân ta lâu thế?

 

 


Bạn có thể thất vọng đau đớn khi thấy thiểu số lãnh đạo cả dân tộc bằng tư duy không thể nói là lạc hậu, mà phải nói là lẩm cẩm, điên khùng. Vậy mà dân tộc tôi vẫn cúi đầu cam chịu, nhẫn nhục cắn răng…Tất cả cũng hiển hiện trên các trang báo và mạng không hề dấu diếm, hàng ngày…Sự thô bỉ, vô liêm sỉ, vô minh, trắng trợn, giả dối, độc ác diễu hành từ mấy chục năm nay và vẫn đang tiếp tục. Sự nhẫn nhục, vụ lợi, bàng quan, lạnh nhạt của triệu triệu người dân cũng chẳng hề dấu diếm…

Có thể phơi bày tất cả, trừ sự thật.
Có thể phơi bày tất cả trừ sự liêm sỉ, tử tế.
Có thể phơi bày tất cả trừ công bằng.
Và đau đớn hơn, có thể phơi bày tất cả trừ lòng yêu nước.

Tôi đã thấy điều đó qua cuộc biểu tình vì Trường Sa – Hoàng Sa – Vịêt Nam vào ngày 12/ 6 / 2011 vừa qua. Nhưng chủng tử của lòng yêu nước trong thời đại mới sẽ gieo mầm vào lòng người từ bây giờ, giây phút này…
Và tôi tin, chỉ một dúm người bày tỏ lòng yêu nước so với gần 90 trịêu dân nước Việt thì cũng đã bắt đầu thổi làn gió dân chủ, tự do vào cuộc sống ngột ngạt hôm nay.
Tôi tin tuổi trẻ, dù là số không nhiều, sẽ truyền năng lượng, nhiệt huyết của họ đến tư duy ù lỳ của rất đông người khác đang bị mắc căn bệnh thời đại “pakinson thể xơ cứng”. Sự thay đổi của cái mới chưa bao giờ bắt đầu từ số đông, thậm chí từ vài con người…Chỉ cần họ tìm ra một điểm tựa là có thể bẩy cả trái đất này.
Nếu có cô gái đẹp nào đã dám khỏa thân vì môi trường (hay vì gì gì đó) thì xin hãy một lần sexy lòng yêu nước để người dân được một lần ngưỡng mộ?
Xin tất cả mọi người hãy sexy lòng yêu nước và sự tử tế, còn những gì thuộc về riêng tư xin hãy kín đáo, lựa lời…

Đừng để các bạn trẻ chỉ thấy sự phồn hoa, phù phiếm mà quên đi hơi thở nặng nhọc của người dân và đời sống nghèo nàn, cực khổ của bao kiếp người đang vật lộn mưu sinh, trong đó có thể là cha mẹ họ.
Đừng để họ bị lóa mắt về tiền bạc, vật chất, đánh mất tính người mà gây tội ác.
Đừng để họ nhiễm sự ích kỉ, vụ lợi, cơ hội để tiếp bước lối sống mặc định trong xã hội: tranh đua học hành; dành giật, mua bán chức quyền; kiếm tiền bằng mọi giá; giàu sang chẳng kém ai; đừng để “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”…
Đừng để sự giả dối thoải mái sexy và lên ngôi, thống trị đất nước này.


 Thùy Linh

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Thùy Linh Blog

dcvblogs

TruongHoangSa Blog (pictures)

Youtube Clip Công An đạp mặt người biểu tình yêu nươc.

 


Anh Sáu Búa – Chu Chi Nam.

Biếm họa: Bùi Bá- Đàn Chim Việt
Hình ảnh minh họa:

1.  Công đồng người Phillipine tại Hoa Kỳ biểu tình tại San Francisco và Los Angeles trước các tòa lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc gây hấn, tạo ra sự căng thẳng trong lãnh thổ của họ.
2.  Hình ảnh công an việt gian bắt những người yêu nước xuống đường biểu tình tại Hà Nội, chủ nhật 10/7/2011. Nguồn: Nữ Vương Công Lý. 

    San Francisco

   Thư phản đối được gửi vào hộp thư tòa lãnh sự Trung Quốc.



      
    Los Angeles

     

Lời bàn:   Nếu nói Trường Sa, Hoàng sa là của Việt nam thì ngay cả người Phi cũng là kẻ chiếm đóng bất hợp pháp đất đai lãnh hải Việt Nam, nguy quá. Nhìn biểu ngữ ở trên của họ ta thấy có câu “Spratly is our territory”, có nghĩa như Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của người Phillipine. Thế là thế nào? Hy vọng các sử gia cho thêm lời giải thích sự việc này để các bạn trẻ hiểu rõ hơn.  Về việc những người yêu nước xuống đường biểu tình bị an ninh việt gian cs. đàn áp bắt giữ rất thô bạo hôm 10/7 tại Hà Nội và được thả ra vào buổi chiều. Sau đó trên các trang mạng, diễn đàn tung ra một số nhận xét chung chung với luận điệu vờ vịt, giải thích: Đó chỉ là kịch, chính phủ ta làm thế để cho nước lớn hàng xóm hài lòng khi thực lực ta còn yếu.  16 thấy có vấn đề: nếu nhà nước ta thiệt chủ trương như vậy thì rõ ràng là họ giờ “rất hèn hạ với giặc, nhưng lại ác với dân” lợi dụng tùy tiện, khinh thường lòng ái quốc của người dân, coi như giỡn chơi , dùng nó để mặc cả với nước lạ, đồng thời quá coi thường  tình báo Hoa Nam, các thức giả Việt.
Việc thứ hai mà 16 có suy nghĩ đồng cảm với tác giả Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất  là nước Nam ta giờ chỉ là một tỉnh của thiên triều.  Ông Lãng đưa ra một số chứng minh tại sao dựa trên những thực tế đã và đang xảy ra trên đất nước Việt Nam hiện nay như sau:

1. Những đô thị Tầu mà người Việt gọi là khu phố Tầu mọc lên nhan nhãn khắp nơi từ Bắc chí Nam. Theo một người biết rành chuyện trong nước nói ra, phố Tầu do người Tầu làm chủ, do quan chức Tầu cai trị. VGCS không có quyền sớ rớ tới. Họ trưng bảng hiệu Tầu, sống phong tục Tầu, nói tiếng Tầu, lập trường Tầu cho con em học, bán buôn đồ Tầu, chịu luật lệ Tầu chi phối. Nó khác với China Town ở San Francisco, vì China Town do chính quyền thành phố quản trị. Tóm lại, các khu phố Tầu thực sự là những nước Tầu thu gọn nằm trong lãnh thổ VN.

2. Những khu mỏ quặng, Những khu rừng thượng nguồn, những đồn điền cây công nghệ người Tầu sang chiếm cứ và khai thác. Công nhân là bộ đội Tầu cải trang. Khu vực khai thác, tuyệt đối người VN, kể cả bọn cầm quyền và công an không được héo lánh tới. Đây thực tế là những khu vực đóng quân của Tầu, quân số có nơi vượt cấp quân đoàn. Sách lược xâm thực này nhắm hai lợi ích vừa kinh tế, vừa quân sự. Phải kể đến nữa là 80% các công trình xây dựng trong nước do người Tầu trúng thầu với giá rẻ mạt. Hãng Tầu sử dụng công nhân Tầu. Từ kiến trúc sư vẽ đồ án cho đến người lau nhà, nấu bếp đều là Tầu, trong khi trí thức và công nhân VN thất nghiệp đầy đường.

3. Người Tầu ra vào VN tự do như đi trên đất Tầu không cần passport, không cần visa, công an phải chừa mặt không giám xét giấy tờ. Chúng muốn ở đâu và ở bao lâu, nhà nước VGCS không dám kiểm soát. Dân Tầu phạm pháp trên đất nước VN, luật pháp VN không được quyền xét xử. Thường dân Tầu say xỉn phá phách ngoài đường, chọc gái giữa đám đông, người dân địa phương khôn hồn thì đi trốn để tránh vạ lây. Nếu thưa kiện, công an sẽ đứng về phía bọn Tầu làm bậy.

4. Cách Tầu xâm lăng VN hữu hiệu nhất là tiêu diệt nền kinh tế VN. Hàng hóa Tầu đổ vào VN qua cửa khẩu không phải đóng thuế. Xài hàng Tầu rẻ hơn hàng sản xuất tại quốc nội rất nhiều. Các hãng xưởng VN đang chết dần chết mòn, hoặc sống thoi thóp và chật vật. Dân VN ngày nay xài hàng hóa Tầu, xem phim Tầu, tập tễnh phong hóa Tầu nên trở thành Tầu lúc nào mà không biết.

5. Các đường lối chính sách quốc gia đều học theo Tầu. Tầu làm trước, VN bắt chước làm theo sau. Mỗi khi có chuyện lớn, bọn lãnh đạo VGCS đều phải sang lãnh chỉ thị từ Bắc Kinh. Tổng bí thư đảng CSVN không hơn không kém là tên thái thú địa phương được thiên triều đặt lên để cai trị dân Việt….. Vân vân và vân vân.

Như vậy thì chủ quyền quốc gia ở đâu mà không bảo là mất nước. Tình trạng Tầu hóa này trải qua chừng vài thế hệ nữa thì VN sẽ trở thành quận huyện của Tầu là chắc chắn. Hiện còn lại chuyện đôi khi xẩy ra như việc hải quân Tầu bắn giết ngư phủ VN, cắt cáp tầu thăm dò của VGCS v.v. bất quá chỉ đáng ví như những roi đòn quất vào mông đứa trẻ ngỗ nghịch không nghe lời dậy bảo. Hoặc, những tiếng nói đe dọa chiến tranh từ cửa miệng các quan chức Tầu coi như tiếng ông chủ rầy la đứa đầy tớ chểnh mảng công việc cho nó đi vào khuôn phép. Thế thôi. Theo ngu ý thì vào lúc này, không thể có chuyện nước Tầu xua quân xâm chiếm VN như hồi năm 1979 chúng dậy cho VN một bài học.  Xem thêm trong link

Bài đọc suy gẫm:  Anh Sáu Búa hay bài nhận định về việc Hoa Kỳ và Trung Cộng đi đến chiến tranh của tác giả Chu Chi Nam

Ngày hôm nay, trước những biến cố dồn dập trên thế giới, từ những cuộc cách mạng tự do, dân chủ ở Trung Đông, Bắc Phi, mà có người cho rằng ít hay nhiều đều có sự giúp đỡ gián tiếp hay trực tiến của Hoa Kỳ, và có hại cho Trung Cộng, vì Trung cộng như bị chặt chân chặt tay về những cơ sở thương mại của mình mới thành lập; qua những biến cố ở biển Đông Nam Á, tới lời tuyên bố gần đây của bà Ngoại trưởng Hoa kỳ Hillary Clinton, theo đó: “ Trung cộng bắt bớ những nhà đấu tranh cho dân chủ, ngăn cấm quyền tự do, chỉ làm cản trở lịch sử và đó chỉ là hành động của một thắng hề. “ Những sự kiện đó, có người cho rằng Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ đi đến chiến tranh. Có người chủ trương ngược lại.
Chúng ta nghĩ thế nào ?
Quan niệm cho rằng Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ đi đến chiến tranh:
Có 3 nguyên do chính đưa đến sự kiện làm cho một số người quan niệm rằng nhất định có chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa kỳ: Quốc gia duy nhất ngày hôm nay thách thức vai trò độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới là Trung cộng; Sự tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung cộng; và một khi kinh tế tăng trưởng thì sẽ đưa đến sự hình thành một đế quốc; Chính sách ngoại giao của Trung cộng.
Không ai chối cãi rằng ngày hôm nay quốc gia duy nhất thách thức vai trò độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới, sau khi đế quốc cộng sản Liên sô sụp đổ, đó là Trung cộng. Thêm vào đó, trục kinh tế thế giới đã chuyển sang châu Á Thái Bình Dương, mà trong kinh tế, vấn đề vận chuyển hàng hóa, đặc biệt bằng hàng hải, là một trong những khâu chính của kinh tế. Vì vậy, biển Đông Nam Á giữ vai trò quan trọng. Đó là chưa nói nó ngầm chứa dầu hỏa và những năng lượng cùng những khóang sản khác, mà quốc gia nào cũng muốn giành quyền khai thác.
Quan niệm nhất định có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng trở nên mạnh mẽ với những người lãnh đạo bảo thủ Trung cộng, còn quá bị tiêm nhiễm bới tư tưởng của Marx, cho rằng lịch sử là lịch sử của bạo động và của đấu tranh giai cấp, ở mức độ trong một quốc gia cũng như ở mức độ giữa những quốc gia với nhau. Cộng thêm, một tư tưởng xưa của người Tàu : ” Hữu nhân, tất hữu dục. Hữu dục, tất hữu tranh. Hữu tranh, tất hữu chiến.”, (Có con người là có lòng ham muốn. Có lòng ham muốn là có tranh giành. Có tranh giành là có chiến tranh).
Lý do thứ nhì, đó là sự tăng trưởng kinh tế của Trung cộng trong mấy thập niên nay và từ đó, cho rằng Trung cộng sẽ trở nên một đế quốc tranh giành ảnh hưởng với bất cứ đế quốc nào khác. Thực ra quan niệm: ” Có tiền thì có nanh, có vuốt “, cũng chẳng xa lạ gì với chúng ta; nhưng gần đây với nhà kinh tế Paul Kennedy, trong quyển sách mang tựa đề ” Sự Hưng vong của những đại cường quốc ” (The Rise and Fall of the great powers), đã hệ thống hóa tư tưởng này (1).
Thêm vào đó, gần đây nhất, 2 nhà nghiên cứu về Trung cộng, ông Peter Novarro và ông Greg Autry cho ra quyển sách mang tựa đề Chết dưới tay Trung Cộng, (Death bay China) (deathbychina.com) đã lên tiếng báo động rằng thế giới sẽ lâm vào tình trạng như thời Đệ Nhị thế Chiến, với Đức quốc xã.
Theo hai ông: ” Hòa bình, thịnh vượng và sức khỏe thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: Một đảng cộng sản Tàu hùng mạnh, giầu có, tham nhũng, thối nát và tàn bạo với chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trở nên mỗi ngày một mạnh.”
Hai ông tiếp:
” Họ (Trung cộng) đang nhắm tới các chiến lược công nghiệp và tìm mọi cách để những công nghiệp này được phát triển ở Trung cộng, gây tổn hại cho các công nghiệp đó ở ngay nước Mỹ, qua những chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng thị trường tiền tệ, làm hàng giả, ăn cắp tài sản trí thức; để cho môi trường bị ô nhiễm và hủy hoại; bằng cách kìm hãm lương người thợ, làm cho tiêu chuẩn an toàn sức khỏe lao động ở mức độ thấp nhất, để làm cho không ai có thể cạnh tranh; và bằng cách tạo ra hàng rào ngăn cản để cho thị trường trung Cộng không có thể ai vào được.”
 Biểu tình lần này có gì khác?  đa số biểu ngữ được viết tay trên giấy,  sáng kiến mới lạ hơn như viết trên xốp. :”Vì sao, vì ai?” biển biểu ngữ nội dung độc đáo này khiến bọn xấu có tịch rất ư là nhột nhạt.
    
    Chị  mặc áo hoa và mẹ con chị áo hồng sau đó đều bị bắt.
  
   Bọn xấu kỳ này mang xe buýt tới chờ sẵn…
    Bọn xấu dồn những người yêu nước  tới góc đường Nguyễn Tri Phương – Trần Phú và bắt đầu ra tay trấn áp.

   Chúng bắt đầu ra tay bắt người sái phép luật.

 
 Lý do thứ ba, đó là đường lối ngoại giao của Trung cộng :

Mặc dầu về ngoại giao, Trung cộng không bao giờ mặt đối mặt, trực diện đương đầu với Hoa Kỳ ; nhưng trên thực tế, Trung cộng luôn luôn tìm cách xúi dục các nước đàn em, hay những tổ chức khủng bố ngầm chống Hoa Kỳ.
Người ta có thể nói đường lối ngoại giao này có từ thời cộng sản Lénine và nhất là với Staline. Những sự kiện lịch sử của Hội Nghị Yalta, mà nhiều người cho rằng đó là hội nghị chia đôi thế giới vào lúc sắp tàn Đệ Nhị Thế Chiến, giữa Rosevelt, Staline, Churchill, còn đó. Trong hội nghị, thì Staline không bao giờ tỏ ra chống đối Rosevelt, mà ngược lại còn nịnh bợ, chiều chuộng ông này ; nhưng trên thực tế thì hoàn toàn làm trái lại. Chẳng hạn như về vấn đề Ba Lan, theo nguyên tắc đã định là nước này phải có bầu cử tự do để dân có quyền chọn người lãnh đạo của mình; nhưng trên thực tế Staline đã xua quân chiếm Balan, đứng đằng sau đảng Cộng sản, nổi lên cướp chính quyền, và không bao giờ có bầu cử tự do.
Ngày hôm nay Trung cộng cũng gần như phần lớn bắt chước đường lối ngoại giao đó.
Có người còn nói, mặc dầu là cường quốc, nhưng Trung cộng không có một đường lối, một chiến lược ngoại giao nhất quán, chỉ là giật gấu, vá vai, có tính chất chống đỡ nhiều hơn.
Thật vậy, đây cũng là bị ảnh hưởng bởi quan niệm cộng sản, tất cả là do Bộ Chính trị quyết định. Hiện nay đương kim ngoại trưởng Trung cộng không có chân trong Bộ Chính trị. Vào thời xưa, của Mao trạch Đông, Đặng tiểu Bình, cũng như thời Staline, Brejnev của Liên Sô, Bộ chính trị chính chỉ là một người. Nhưng ngày hôm nay Bộ Chính trị Trung Cộng chia năm xẻ bảy, không ai có đủ uy tín và tài cán để lấy quyết định. Một thí dụ điển hình là quyết định trở lại tư tưởng Khổng Tử hay không, qua sự việc dựng tượng Khổng Tử cao 9,7 m và nặng mười mấy tấn ở quảng trường Thiên an Môn. Bỗng một hôm gần đây, tượng này bị biến đâu mất, sau đó một tuần lại trở về chỗ cũ. Có nhiều giả thuyết cắt nghĩa sự kiện này. Nhưng giả thuyết cho rằng có sự đấm đá trong Bộ Chính Trị, phe cải cách, đòi từ bỏ tư tưởng Mác Lê Mao, trở về Khổng Tử, phe bảo thủ đòi giữ vững tư tưởng cộng sản, giả thuyết này theo tôi là có lý nhất. Chứ người thường làm sao mà có thể di chuyển một bức tượng khổng lồ như vậy.
Từ đó, nhiều người dẫn lời nói của Ngô Khởi, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng của Tàu, cách đây cả 2500 năm : «  Phàm cái cớ khởi binh có năm : một là tranh danh, hai là tranh lợi, ba là tích ác, bốn là loạn, năm là nhân đói «, suy đoán là chiến tranh giữa Mỹ và Trung cộng không thể nào tránh khỏi, vì nếu chúng ta xét lịch sử cộng sản hiện đại, thì chúng ta thấy nó đúng như vậy. Chẳng hạn như khi Trung cộng dạy cho cộng sản Việt Nam một bài học vào năm 1978, gần như hội đủ 5 điều kiện đó. Cũng như cộng sản Việt nam nhất định đánh vào miền Nam là cũng vậy, mặc dầu chúng cố gói ghém bằng những mỹ từ. Thêm vào đó giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam từ Hồ chí Minh cho tới tay em Lê Duẫn, Lê đức Thọ, còn bị lâm vào cảnh «  Con nít bị Nga Tàu xúi ăn cứt gà «. Chính vì vậy mà Nixon, khi nhận xét về chiến tranh Việt Nam, ông có nói : «  Trung cộng chống Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng. »
Hiện nay, có một số người ca tụng Phạm bình Minh, con trai Nguyễn cơ Thạch, cho rằng ông này có tài cán, có đủ thẩm quyền và quyết định để thương thuyết với Hoa Kỳ và ngoại quốc, vì ông là Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao.
 Lầm, vì với đảng cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn là do đảng quyết định, Phạm bình Minh mới chỉ vừa trúng tuyển vào trong thành phần 200 người Ủy viên Trung Ương đảng, với địa vị là dự khuyết, chỉ được ngồi nghe chứ chưa được phát biểu (Theo nội qui của Đảng), nói chi đến lấy quyết định quan trọng về ngoại giao. Ngay cả với thời Nguyễn cơ Thạch ( tên thật là Phạm văn Cương), mặc dầu đứng thứ 7 thứ 8 trong Bộ Chính Trị (thời đó), nhưng quyết định quan trọng là từ Lê Duẫn, Lê đức Thọ. Chẳng hạn như trong cuộc hội đàm về Hiệp định Paris năm 1973, người quyết định chính là Lê đức Thọ, những người như Xuân Thủy, Trưởng Phái đoàn, Nguyễn cơ Thạch, Hà văn Lâu, Phó Trưởng Phái đoàn là chỉ để cho Lê đức Thọ sai vặt. Đấy là chưa nói đến những con người này là những con người bản chất cộng sản, ác ôn, côn đồ, tiểu nhân, khi được thời được thế thì vác mặt lên, khi không gặp thời thì «  Lạy ông, lạy ngài « , qụy lụy, chứ chẳng nắm vững về tình hình cũng như chính sách và chiến lược ngoại giao của các cường quốc. Tiêu biểu là Lê đức Thọ, được chính những người cộng sản, đồng đảng của mình đặt cho biệt danh là «  Anh Sáu Búa, anh Sáu Tú bà và anh Sáu Hèn « . Anh Sáu là vì đứng 6 trong Bộ Chính Trị, búa là vì chủ trương dùng búa để giết người để tiết kiệm đạn, tú bà là dùng phụ nữ để cống hiến cho Hồ chí Minh, Lê Duẫn, những người khác trong Bộ Chính trị, để mua chuộc, sau đó thì khống chế. Anh Sáu hèn, vì khi «  Chiến thắng 1975 «, đang được thời, vảnh mặt lên, ra lệnh cho Đại sứ Pháp là ông Mérillon, phải rời Việt Nam trong 24 tiếng đồng hồ ; sau đó cần đến Pháp thì lại xuống nước, qụy lụy, năn nỉ, như việc xin vào chữa bệnh ở nhà thương Val de Grace ở Paris.
Chính vì hiện nay, ở Trung cộng và ở Việt Nam, đường lối ngoại giao là do đảng cộng sản quyết định, mà trong đó thành phần giáo điều, nhất định bám vào lý thuyết Mác Lê Mao, đã lỗi thời, thanh phần này không ít, nên có người cho rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung cộng là không thể nào tránh khỏi.
Quan niệm ngược lại cho rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Cộng khó có thể xẩy ra
Chiến tranh đây, chúng ta phải hiểu nghĩa như thế nào? 
Chiến tranh ý thức hệ? 
Chiến tranh kinh tế?
Chiến tranh quân sự?
Nếu là  chiến tranh ý thức hệ và kinh tế, thì nó đã xẩy ra từ lâu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Việc Hoa kỳ thiết lập những đài phát thanh, truyền những tin tức trung thực, để phá vỡ bức màn sắt thông tin tuyên truyền lừa dối, bịp bợm dân của Trung cộng; việc Hoa Kỳ tố cáo Trung cộng đàn áp dân, vi phạm nhân quyền, thực thi chính sách diệt chủng với các dân tộc thiểu số, đối với Tây Tạng. Đó là chiến tranh ý thức hệ rồi.
Chiến tranh kinh tế : việc Trung cộng kìm lương người thợ ở mức độ thấp, làm cho hãng xưởng Hoa Kỳ ham nhân công rẻ, đổ sang đầu tư ở Trung cộng, làm cho thiếu công ăn việc làm ở Hoa Kỳ, làm thất nghiệp cao ; thêm nưã Trung cộng còn kìm giá đồng Nhân dân tệ rẻ hơn từ 15 đến 25% so với đồng $, trên giá thị trường, 2 sự kiện này làm cho hàng Trung cộng được sản xuất rẻ và dễ xuất cảng. Đấy là chưa nói tới việc làm hàng giả, sao chép trái phép, làm cho thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ thiệt hại cả trăm tỷ $ một năm. Đó chính là chiến tranh kinh tế.
    Bạn mang mũ tai bèo là đích ngắm của bọn xấu (có dáng dấp chỉ huy, lãnh đạo?) nên bị bắt ngay.
     
    Đoàn biểu tình nhanh chóng xúm lại cứu người nhưng bất lực.

    Người thanh niên yêu nước này bị bắt sau khi đã rời đoàn biểu tình chừng 200m.

    Tôi có tội gì nào? nếu yêu nước là có tội  thì phải bắt ngay những kẻ làm mất nước?
    Bọn xấu bắt cả một ông cụ yêu nước.

    Một tên xấu, công sai chế độ dám khiêu khích, xúc phạm lòng ái quốc của người Việt Nam,  thản nhiên “xé biểu ngữ tổ quốc làm đôi”.

Tuy nhiên từ chiến tranh ý thức hệ, kinh tế tới chiến tranh quân sự, ở mức độ đại chiến, thì quãng đường còn quá xa, vì chỉ cần 2 lý do chính sau đây:1) Cán cân quân sự giữa Hoa Kỳ và trung cộng còn quá chênh lệch, nhất là về kỹ thuật chiến tranh, về không quân và hải quân; 2)  Hoa kỳ muốn khuất phục Trung cộng bằng  chiến tranh ý thức hệ và kinh tế, chứ không bằng quân sự, theo kiểu: ” Thứ nhất là công tâm, thứ nhì đến công lương, thứ ba mới tới công thành “( 1)
Thực vậy cán quân quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung cộng còn quá chênh lệch. Không cần nhìn đâu xa, chúng ta chỉ cần nhìn vào ngân sách quốc phòng thì chúng ta rõ: Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ năm 2010 là 722,1 tỷ $, gấp hơn 5 lần ngân sách quốc phòng của Trung cộng là 134,5 tỷ, đứng hàng thứ nhì; sau đó là Nga với 80 tỷ; rồi tới Nhật bản với  60,6 tỷ; tới Anh ( 56,5 tỷ ;, Pháp (42,6 tỷ) và Đức (41,2 tỷ)-( Theo Le Monde – Bilan stratégique 2011).
Thực ra, trình độ quân sự, khoa học kỹ thuật của Trung cộng hiện nay còn chưa có thể sánh với Liên sô thời sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ở đây tôi không thể đi vào chi tiết ; nhưng chúng ta thấy hiện nay Trung cộng còn phải mua hàng không  mẫu hạm, máy bay, tầu ngầm và nhiều võ khí khác từ Nga. Đây là một bằng cớ rõ ràng.
Không những Trung cộng về mặt quân sự nói chung, đặc biệt là hải quân, không quân và không gian còn thua xa Hoa kỳ. Đây tôi chỉ cho một con số nhỏ về không gian : Hiện nay có 800 vệ tinh không gian để quan sát, để lấy tin tức về đủ mọi mặt, như khí tượng, quan sát trái đất v.v.., tất nhiên trong đó có quân sự, riêng Hoa Kỳ đã chiếm 400 cái.
Nói như ông Reagan, thời còn cộng sản Liên Sô : « Sức mạnh quân sự Liên sô là chỉ để đàn áp, dọa dân, dọa những tay em và những nước láng giềng. » Ngày hôm nay sức mạnh quân sự của Trung cộng cũng chỉ là vậy.
Hơn thế nữa, nếu có chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa Kỳ hay một quốc gia nào trong vùng, làm khuấy động biển Đông Nam Á, thì quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất về kinh tế, chính là Trung cộng :
Hiện nay ngoại thương chiếm 1/3 tổng sản lượng quốc gia Trung cộng, gần 2 000 tỷ $, trong đó gần như chỉ có ngoại thương với Hoa Kỳ là thặng dư cao với gần 200 tỷ, và thặng dư với Việt Nam khoảng 13 tỷ, vì Việt Nam nhập cảng của Trung cộng khoảng 19 tỷ, xuất cảng khoảng 6 tỷ.
Hơn thế nữa, hiện nay 80% nhiên liệu tiêu dùng bởi Trung Cộng là do con đường đi từ Trung Đông qua eo biển Malacca. Nếu có chiến tranh, biển Đông Nam Á bị khuấy động, con đường vận chuyển này bị tắc nghẽn, thì Trung cộng không còn con đường nhiên liệu nào để thay thế. Một khi nhiên liệu không có, các hãng xưởng cùng hoạt động kinh tế bị ngừng trệ, thì hậu quả thật to lớn và khó lường.
Chính vì vậy mà có giả thuyết cho rằng không có chiến tranh quân sự to lớn giữa Trung Cộng và Hoa kỳ, vì chính Trung cộng không muốn, khi tiên đoán những hậu quả của nó.
Ngay cả Hoa kỳ cũng vậy, theo thiển ý của tôi, vì nếu chúng ta xét chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh, đánh xập đế quốc cộng sản Liên sô, thì Hoa Kỳ đã áp dụng chiến lược của Tôn Tử, cũng một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng của Tàu :
«  Cho nên người giỏi dùng binh, đuổi quân người mà không phải chiến, hạ thành người mà không phải đánh, hủy nước người mà không phải lâu. »
Trước đó ông có nói :
«  Phàm cách dùng binh, lành nước là hạng trên, vỡ nước là hạng kế ; lành quân là hạng trên, vỡ quân là hạng kém… Không đánh mà khuất phục được quân người, ấy là người giỏi trong những người giỏi. » ( Tôn Ngô Binh pháp – Thiên Mưu công – do Ngô văn Triện dịch).
Quả chiến thắng của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh là một chiến thắng to lớn. Và theo tôi nghĩ Hoa Kỳ đang sao y bản chính với Trung cộng, theo chiến lược : «  Thứ nhất là công tâm, sau đến công lương, thứ ba mới tới công thành ».
Công tâm đây là dùng chiến tranh tâm lý, ý thức hệ, sau đó là dùng chiến tranh kinh tế (công lương), và đối đế mới dùng đến chiến tranh quân sự tức công thành.
Bởi lẽ đó tiên đoán có chiến tranh quân sự to lớn giữa Hoa Kỳ và Trung cộng là không đúng, vì chính Hoa Kỳ cũng chưa muốn dùng đến quân sự.
Thực ra, vấn đề tiên đoán tương lai là một việc làm vô cùng khó khăn và cần có một sự thận trọng tối đa. Xưa kia, Hégel, một triết gia Đức,vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, tiên đoán tương lai, nói đến sự Tổng hợp hòa bình của lịch sử, và nhìn sự tổng hợp này qua hình ảnh của Napoléon đệ Nhất. Nhưng sau đó người ta thấy chính Napoléon đã gây bao chiến tranh, bao đau thương cho nhiều quốc gia dân tộc Âu châu, cuối cùng ông bị hạ bệ. Đồ đệ của Hégel là Karl Marx, tiên đoán sự kết thúc của lịch sử nhân loại là chế độ cộng sản.
Chúng ta thấy gì sau đó ?
Từ ngày Lénine cướp chính quyền năm 1917 cho tới khi Liên sô sụp đổ năm 1991, lịch sử nhân loại đã có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu; nhưng chưa có trang sử nào đau thương và đẫm máu bằng trang sử cộng sản, với 100 triệu người chết. ( Theo Stéphane Courtois và Margolin – Le Livre noire du Communisme). Và vẫn còn tiếp diễn với chế độ cộng sản Trung quốc, Việt Nam, Bắc Hàn va Cu ba.
Nói rằng : «  Nhất định có chiến tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng « là không đúng. Nhưng ngược lại, nói : «  Nhất định không có chiến tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung cộng » cũng không đúng luôn.
Là một quốc khách, một nhà làm chiến lược quân sự và ngoại giao là phải tiên đoán tất cả những khả thế có thể xẩy ra, để đối phó. Nếu có chiến tranh thì phải làm gì ? Nếu không có chiến tranh thì phải làm gì ? Cũng như một người tướng giỏi cầm quân ra trận là phải tiên đoán tất cả tình huống có thể xẩy ra. Nếu chiến thắng thì như thế nào. Nếu chiến bại thì như thế nào. Rút quân như thế nào ?
Là người Việt nam, bất cứ trong tình huống nào, trước hết chúng ta phải tranh thủ bằng mọi cách để tiến tới thể chế Dân chủ và Tự do. Vì chỉ có Dân chủ và Tự do mới có thể quy tụ nhân tâm về một mối, lãnh đạo đủ quyền uy, quốc gia đủ sức mạnh để tranh thủ lại chủ quyền, đoạt lại lãnh thổ, lãnh hải mà bọn cộng sản Việt nam đã dâng hiến cho Bắc phương.
                             Paris ngày 29/06/2011
                                    Chu chi Nam
(1)  Xin xem thêm những bài về Trung Cộng và Hoa Kỳ trên : http://perso.orange.fr/chuchinam/

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Chu Chi Nam Blog


Anh Sáu Búa – Chu Chi Nam.

Biếm họa: Bùi Bá- Đàn Chim Việt

Hình ảnh minh họa:

1.  Công đồng người Phillipine tại Hoa Kỳ biểu tình tại San Francisco và Los Angeles trước các tòa lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc gây hấn, tạo ra sự căng thẳng trong lãnh thổ của họ.

2.  Hình ảnh công an việt gian bắt những người yêu nước xuống đường biểu tình tại Hà Nội, chủ nhật 10/7/2011. Nguồn: Nữ Vương Công Lý.

San Francisco.

Thư phản đối được gửi vào hộp thư tòa lãnh sự Trung Quốc.

    Los Angeles

Lời bàn:   Nếu nói Trường Sa, Hoàng sa là của Việt nam thì ngay cả người Phi cũng là kẻ chiếm đóng bất hợp pháp đất đai lãnh hải Việt Nam, nguy quá. Nhìn biểu ngữ ở trên của họ ta thấy có câu “Spratly is our territory”, có nghĩa như Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của người Phillipine. Thế là thế nào? Hy vọng các sử gia cho thêm lời giải thích sự việc này để các bạn trẻ hiểu rõ hơn.  Về việc những người yêu nước xuống đường biểu tình bị an ninh việt gian cs. đàn áp bắt giữ rất thô bạo hôm 10/7 tại Hà Nội và được thả ra vào buổi chiều. Sau đó trên các trang mạng, diễn đàn tung ra một số nhận xét chung chung với luận điệu vờ vịt, giải thích: Đó chỉ là kịch, chính phủ ta làm thế để cho nước lớn hàng xóm hài lòng khi thực lực ta còn yếu.  16 thấy có vấn đề: nếu nhà nước ta thiệt chủ trương như vậy thì rõ ràng là họ giờ “rất hèn hạ với giặc, nhưng lại ác với dân” lợi dụng tùy tiện, khinh thường lòng ái quốc của người dân, coi như giỡn chơi , dùng nó để mặc cả với nước lạ, đồng thời quá coi thường  tình báo Hoa Nam, các thức giả Việt.

Việc thứ hai mà 16 có suy nghĩ đồng cảm với tác giả Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất  là nước Nam ta giờ chỉ là một tỉnh của thiên triều.  Ông Lãng đưa ra một số chứng minh tại sao dựa trên những thực tế đã và đang xảy ra trên đất nước Việt Nam hiện nay như sau:

1. Những đô thị Tầu mà người Việt gọi là khu phố Tầu mọc lên nhan nhãn khắp nơi từ Bắc chí Nam. Theo một người biết rành chuyện trong nước nói ra, phố Tầu do người Tầu làm chủ, do quan chức Tầu cai trị. VGCS không có quyền sớ rớ tới. Họ trưng bảng hiệu Tầu, sống phong tục Tầu, nói tiếng Tầu, lập trường Tầu cho con em học, bán buôn đồ Tầu, chịu luật lệ Tầu chi phối. Nó khác với China Town ở San Francisco, vì China Town do chính quyền thành phố quản trị. Tóm lại, các khu phố Tầu thực sự là những nước Tầu thu gọn nằm trong lãnh thổ VN.

2. Những khu mỏ quặng, Những khu rừng thượng nguồn, những đồn điền cây công nghệ người Tầu sang chiếm cứ và khai thác. Công nhân là bộ đội Tầu cải trang. Khu vực khai thác, tuyệt đối người VN, kể cả bọn cầm quyền và công an không được héo lánh tới. Đây thực tế là những khu vực đóng quân của Tầu, quân số có nơi vượt cấp quân đoàn. Sách lược xâm thực này nhắm hai lợi ích vừa kinh tế, vừa quân sự. Phải kể đến nữa là 80% các công trình xây dựng trong nước do người Tầu trúng thầu với giá rẻ mạt. Hãng Tầu sử dụng công nhân Tầu. Từ kiến trúc sư vẽ đồ án cho đến người lau nhà, nấu bếp đều là Tầu, trong khi trí thức và công nhân VN thất nghiệp đầy đường.

3. Người Tầu ra vào VN tự do như đi trên đất Tầu không cần passport, không cần visa, công an phải chừa mặt không giám xét giấy tờ. Chúng muốn ở đâu và ở bao lâu, nhà nước VGCS không dám kiểm soát. Dân Tầu phạm pháp trên đất nước VN, luật pháp VN không được quyền xét xử. Thường dân Tầu say xỉn phá phách ngoài đường, chọc gái giữa đám đông, người dân địa phương khôn hồn thì đi trốn để tránh vạ lây. Nếu thưa kiện, công an sẽ đứng về phía bọn Tầu làm bậy.

4. Cách Tầu xâm lăng VN hữu hiệu nhất là tiêu diệt nền kinh tế VN. Hàng hóa Tầu đổ vào VN qua cửa khẩu không phải đóng thuế. Xài hàng Tầu rẻ hơn hàng sản xuất tại quốc nội rất nhiều. Các hãng xưởng VN đang chết dần chết mòn, hoặc sống thoi thóp và chật vật. Dân VN ngày nay xài hàng hóa Tầu, xem phim Tầu, tập tễnh phong hóa Tầu nên trở thành Tầu lúc nào mà không biết.

5. Các đường lối chính sách quốc gia đều học theo Tầu. Tầu làm trước, VN bắt chước làm theo sau. Mỗi khi có chuyện lớn, bọn lãnh đạo VGCS đều phải sang lãnh chỉ thị từ Bắc Kinh. Tổng bí thư đảng CSVN không hơn không kém là tên thái thú địa phương được thiên triều đặt lên để cai trị dân Việt….. Vân vân và vân vân.

Như vậy thì chủ quyền quốc gia ở đâu mà không bảo là mất nước. Tình trạng Tầu hóa này trải qua chừng vài thế hệ nữa thì VN sẽ trở thành quận huyện của Tầu là chắc chắn. Hiện còn lại chuyện đôi khi xẩy ra như việc hải quân Tầu bắn giết ngư phủ VN, cắt cáp tầu thăm dò của VGCS v.v. bất quá chỉ đáng ví như những roi đòn quất vào mông đứa trẻ ngỗ nghịch không nghe lời dậy bảo. Hoặc, những tiếng nói đe dọa chiến tranh từ cửa miệng các quan chức Tầu coi như tiếng ông chủ rầy la đứa đầy tớ chểnh mảng công việc cho nó đi vào khuôn phép. Thế thôi. Theo ngu ý thì vào lúc này, không thể có chuyện nước Tầu xua quân xâm chiếm VN như hồi năm 1979 chúng dậy cho VN một bài học.  Xem thêm trong link

Bài đọc suy gẫm:  Anh Sáu Búa hay bài nhận định về việc Hoa Kỳ và Trung Cộng đi đến chiến tranh của tác giả Chu Chi Nam.

Ngày hôm nay, trước những biến cố dồn dập trên thế giới, từ những cuộc cách mạng tự do, dân chủ ở Trung Đông, Bắc Phi, mà có người cho rằng ít hay nhiều đều có sự giúp đỡ gián tiếp hay trực tiến của Hoa Kỳ, và có hại cho Trung Cộng, vì Trung cộng như bị chặt chân chặt tay về những cơ sở thương mại của mình mới thành lập; qua những biến cố ở biển Đông Nam Á, tới lời tuyên bố gần đây của bà Ngoại trưởng Hoa kỳ Hillary Clinton, theo đó: “ Trung cộng bắt bớ những nhà đấu tranh cho dân chủ, ngăn cấm quyền tự do, chỉ làm cản trở lịch sử và đó chỉ là hành động của một thắng hề. “ Những sự kiện đó, có người cho rằng Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ đi đến chiến tranh. Có người chủ trương ngược lại.

Chúng ta nghĩ thế nào ?

Quan niệm cho rằng Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ đi đến chiến tranh:

Có 3 nguyên do chính đưa đến sự kiện làm cho một số người quan niệm rằng nhất định có chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa kỳ: Quốc gia duy nhất ngày hôm nay thách thức vai trò độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới là Trung cộng; Sự tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung cộng; và một khi kinh tế tăng trưởng thì sẽ đưa đến sự hình thành một đế quốc; Chính sách ngoại giao của Trung cộng.

Không ai chối cãi rằng ngày hôm nay quốc gia duy nhất thách thức vai trò độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới, sau khi đế quốc cộng sản Liên sô sụp đổ, đó là Trung cộng. Thêm vào đó, trục kinh tế thế giới đã chuyển sang châu Á Thái Bình Dương, mà trong kinh tế, vấn đề vận chuyển hàng hóa, đặc biệt bằng hàng hải, là một trong những khâu chính của kinh tế. Vì vậy, biển Đông Nam Á giữ vai trò quan trọng. Đó là chưa nói nó ngầm chứa dầu hỏa và những năng lượng cùng những khóang sản khác, mà quốc gia nào cũng muốn giành quyền khai thác.

Quan niệm nhất định có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng trở nên mạnh mẽ với những người lãnh đạo bảo thủ Trung cộng, còn quá bị tiêm nhiễm bới tư tưởng của Marx, cho rằng lịch sử là lịch sử của bạo động và của đấu tranh giai cấp, ở mức độ trong một quốc gia cũng như ở mức độ giữa những quốc gia với nhau. Cộng thêm, một tư tưởng xưa của người Tàu : ” Hữu nhân, tất hữu dục. Hữu dục, tất hữu tranh. Hữu tranh, tất hữu chiến.”, (Có con người là có lòng ham muốn. Có lòng ham muốn là có tranh giành. Có tranh giành là có chiến tranh).

Lý do thứ nhì, đó là sự tăng trưởng kinh tế của Trung cộng trong mấy thập niên nay và từ đó, cho rằng Trung cộng sẽ trở nên một đế quốc tranh giành ảnh hưởng với bất cứ đế quốc nào khác. Thực ra quan niệm: ” Có tiền thì có nanh, có vuốt “, cũng chẳng xa lạ gì với chúng ta; nhưng gần đây với nhà kinh tế Paul Kennedy, trong quyển sách mang tựa đề ” Sự Hưng vong của những đại cường quốc ” (The Rise and Fall of the great powers), đã hệ thống hóa tư tưởng này (1).

Thêm vào đó, gần đây nhất, 2 nhà nghiên cứu về Trung cộng, ông Peter Novarro và ông Greg Autry cho ra quyển sách mang tựa đề Chết dưới tay Trung Cộng, (Death bay China) (deathbychina.com) đã lên tiếng báo động rằng thế giới sẽ lâm vào tình trạng như thời Đệ Nhị thế Chiến, với Đức quốc xã.

Theo hai ông: ” Hòa bình, thịnh vượng và sức khỏe thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: Một đảng cộng sản Tàu hùng mạnh, giầu có, tham nhũng, thối nát và tàn bạo với chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trở nên mỗi ngày một mạnh.”

Hai ông tiếp:

” Họ (Trung cộng) đang nhắm tới các chiến lược công nghiệp và tìm mọi cách để những công nghiệp này được phát triển ở Trung cộng, gây tổn hại cho các công nghiệp đó ở ngay nước Mỹ, qua những chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng thị trường tiền tệ, làm hàng giả, ăn cắp tài sản trí thức; để cho môi trường bị ô nhiễm và hủy hoại; bằng cách kìm hãm lương người thợ, làm cho tiêu chuẩn an toàn sức khỏe lao động ở mức độ thấp nhất, để làm cho không ai có thể cạnh tranh; và bằng cách tạo ra hàng rào ngăn cản để cho thị trường trung Cộng không có thể ai vào được.”

 Biểu tình lần này có gì khác?  đa số biểu ngữ được viết tay trên giấy,  sáng kiến mới lạ hơn như viết trên xốp. :”Vì sao, vì ai?” biển biểu ngữ nội dung độc đáo này khiến bọn xấu có tịch rất ư là nhột nhạt.

    Chị  mặc áo hoa và mẹ con chị áo hồng sau đó đều bị bắt.

 Công an nhà nước mang xe buýt tới chờ sẵn…

 Dồn những người yêu nước  tới góc đường Nguyễn Tri Phương – Trần Phú và bắt đầu ra tay trấn áp.

   Chuyên chỉ xảy ra dưới nhà nước cs. . Yêu nước là trái phép. Bắt hết.

 


 Lý do thứ ba, đó là đường lối ngoại giao của Trung cộng :

 

Mặc dầu về ngoại giao, Trung cộng không bao giờ mặt đối mặt, trực diện đương đầu với Hoa Kỳ ; nhưng trên thực tế, Trung cộng luôn luôn tìm cách xúi dục các nước đàn em, hay những tổ chức khủng bố ngầm chống Hoa Kỳ.

Người ta có thể nói đường lối ngoại giao này có từ thời cộng sản Lénine và nhất là với Staline. Những sự kiện lịch sử của Hội Nghị Yalta, mà nhiều người cho rằng đó là hội nghị chia đôi thế giới vào lúc sắp tàn Đệ Nhị Thế Chiến, giữa Rosevelt, Staline, Churchill, còn đó. Trong hội nghị, thì Staline không bao giờ tỏ ra chống đối Rosevelt, mà ngược lại còn nịnh bợ, chiều chuộng ông này ; nhưng trên thực tế thì hoàn toàn làm trái lại. Chẳng hạn như về vấn đề Ba Lan, theo nguyên tắc đã định là nước này phải có bầu cử tự do để dân có quyền chọn người lãnh đạo của mình; nhưng trên thực tế Staline đã xua quân chiếm Balan, đứng đằng sau đảng Cộng sản, nổi lên cướp chính quyền, và không bao giờ có bầu cử tự do.

Ngày hôm nay Trung cộng cũng gần như phần lớn bắt chước đường lối ngoại giao đó.

Có người còn nói, mặc dầu là cường quốc, nhưng Trung cộng không có một đường lối, một chiến lược ngoại giao nhất quán, chỉ là giật gấu, vá vai, có tính chất chống đỡ nhiều hơn.

Thật vậy, đây cũng là bị ảnh hưởng bởi quan niệm cộng sản, tất cả là do Bộ Chính trị quyết định. Hiện nay đương kim ngoại trưởng Trung cộng không có chân trong Bộ Chính trị. Vào thời xưa, của Mao trạch Đông, Đặng tiểu Bình, cũng như thời Staline, Brejnev của Liên Sô, Bộ chính trị chính chỉ là một người. Nhưng ngày hôm nay Bộ Chính trị Trung Cộng chia năm xẻ bảy, không ai có đủ uy tín và tài cán để lấy quyết định. Một thí dụ điển hình là quyết định trở lại tư tưởng Khổng Tử hay không, qua sự việc dựng tượng Khổng Tử cao 9,7 m và nặng mười mấy tấn ở quảng trường Thiên an Môn. Bỗng một hôm gần đây, tượng này bị biến đâu mất, sau đó một tuần lại trở về chỗ cũ. Có nhiều giả thuyết cắt nghĩa sự kiện này. Nhưng giả thuyết cho rằng có sự đấm đá trong Bộ Chính Trị, phe cải cách, đòi từ bỏ tư tưởng Mác Lê Mao, trở về Khổng Tử, phe bảo thủ đòi giữ vững tư tưởng cộng sản, giả thuyết này theo tôi là có lý nhất. Chứ người thường làm sao mà có thể di chuyển một bức tượng khổng lồ như vậy.

Từ đó, nhiều người dẫn lời nói của Ngô Khởi, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng của Tàu, cách đây cả 2500 năm : «  Phàm cái cớ khởi binh có năm : một là tranh danh, hai là tranh lợi, ba là tích ác, bốn là loạn, năm là nhân đói «, suy đoán là chiến tranh giữa Mỹ và Trung cộng không thể nào tránh khỏi, vì nếu chúng ta xét lịch sử cộng sản hiện đại, thì chúng ta thấy nó đúng như vậy. Chẳng hạn như khi Trung cộng dạy cho cộng sản Việt Nam một bài học vào năm 1978, gần như hội đủ 5 điều kiện đó. Cũng như cộng sản Việt nam nhất định đánh vào miền Nam là cũng vậy, mặc dầu chúng cố gói ghém bằng những mỹ từ. Thêm vào đó giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam từ Hồ chí Minh cho tới tay em Lê Duẫn, Lê đức Thọ, còn bị lâm vào cảnh «  Con nít bị Nga Tàu xúi ăn cứt gà «. Chính vì vậy mà Nixon, khi nhận xét về chiến tranh Việt Nam, ông có nói : «  Trung cộng chống Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng. »

Hiện nay, có một số người ca tụng Phạm bình Minh, con trai Nguyễn cơ Thạch, cho rằng ông này có tài cán, có đủ thẩm quyền và quyết định để thương thuyết với Hoa Kỳ và ngoại quốc, vì ông là Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao.

 Lầm, vì với đảng cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn là do đảng quyết định, Phạm bình Minh mới chỉ vừa trúng tuyển vào trong thành phần 200 người Ủy viên Trung Ương đảng, với địa vị là dự khuyết, chỉ được ngồi nghe chứ chưa được phát biểu (Theo nội qui của Đảng), nói chi đến lấy quyết định quan trọng về ngoại giao. Ngay cả với thời Nguyễn cơ Thạch ( tên thật là Phạm văn Cương), mặc dầu đứng thứ 7 thứ 8 trong Bộ Chính Trị (thời đó), nhưng quyết định quan trọng là từ Lê Duẫn, Lê đức Thọ. Chẳng hạn như trong cuộc hội đàm về Hiệp định Paris năm 1973, người quyết định chính là Lê đức Thọ, những người như Xuân Thủy, Trưởng Phái đoàn, Nguyễn cơ Thạch, Hà văn Lâu, Phó Trưởng Phái đoàn là chỉ để cho Lê đức Thọ sai vặt. Đấy là chưa nói đến những con người này là những con người bản chất cộng sản, ác ôn, côn đồ, tiểu nhân, khi được thời được thế thì vác mặt lên, khi không gặp thời thì «  Lạy ông, lạy ngài « , qụy lụy, chứ chẳng nắm vững về tình hình cũng như chính sách và chiến lược ngoại giao của các cường quốc. Tiêu biểu là Lê đức Thọ, được chính những người cộng sản, đồng đảng của mình đặt cho biệt danh là «  Anh Sáu Búa, anh Sáu Tú bà và anh Sáu Hèn « . Anh Sáu là vì đứng 6 trong Bộ Chính Trị, búa là vì chủ trương dùng búa để giết người để tiết kiệm đạn, tú bà là dùng phụ nữ để cống hiến cho Hồ chí Minh, Lê Duẫn, những người khác trong Bộ Chính trị, để mua chuộc, sau đó thì khống chế. Anh Sáu hèn, vì khi «  Chiến thắng 1975 «, đang được thời, vảnh mặt lên, ra lệnh cho Đại sứ Pháp là ông Mérillon, phải rời Việt Nam trong 24 tiếng đồng hồ ; sau đó cần đến Pháp thì lại xuống nước, qụy lụy, năn nỉ, như việc xin vào chữa bệnh ở nhà thương Val de Grace ở Paris.

Chính vì hiện nay, ở Trung cộng và ở Việt Nam, đường lối ngoại giao là do đảng cộng sản quyết định, mà trong đó thành phần giáo điều, nhất định bám vào lý thuyết Mác Lê Mao, đã lỗi thời, thanh phần này không ít, nên có người cho rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung cộng là không thể nào tránh khỏi.

Quan niệm ngược lại cho rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Cộng khó có thể xẩy ra

Chiến tranh đây, chúng ta phải hiểu nghĩa như thế nào? 

Chiến tranh ý thức hệ? 

Chiến tranh kinh tế?

Chiến tranh quân sự?

Nếu là  chiến tranh ý thức hệ và kinh tế, thì nó đã xẩy ra từ lâu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Việc Hoa kỳ thiết lập những đài phát thanh, truyền những tin tức trung thực, để phá vỡ bức màn sắt thông tin tuyên truyền lừa dối, bịp bợm dân của Trung cộng; việc Hoa Kỳ tố cáo Trung cộng đàn áp dân, vi phạm nhân quyền, thực thi chính sách diệt chủng với các dân tộc thiểu số, đối với Tây Tạng. Đó là chiến tranh ý thức hệ rồi.

Chiến tranh kinh tế : việc Trung cộng kìm lương người thợ ở mức độ thấp, làm cho hãng xưởng Hoa Kỳ ham nhân công rẻ, đổ sang đầu tư ở Trung cộng, làm cho thiếu công ăn việc làm ở Hoa Kỳ, làm thất nghiệp cao ; thêm nưã Trung cộng còn kìm giá đồng Nhân dân tệ rẻ hơn từ 15 đến 25% so với đồng $, trên giá thị trường, 2 sự kiện này làm cho hàng Trung cộng được sản xuất rẻ và dễ xuất cảng. Đấy là chưa nói tới việc làm hàng giả, sao chép trái phép, làm cho thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ thiệt hại cả trăm tỷ $ một năm. Đó chính là chiến tranh kinh tế.

  Bạn mang mũ tai bèo là đích ngắm của bọn xấu (có dáng dấp chỉ huy, lãnh đạo?) nên bị bắt ngay.

Đoàn biểu tình nhanh chóng xúm lại cứu người nhưng bất lực.

Người thanh niên yêu nước này bị bắt sau khi đã rời đoàn biểu tình chừng 200m.

    Tôi có tội gì? nếu yêu nước là có tội  thì phải bắt ngay những kẻ làm mất nước?

   Chúng bắt cả một ông cụ yêu nước.

Một tên xấu, công sai chế độ dám khiêu khích, xúc phạm lòng ái quốc của người Việt Nam,  thản nhiên “xé biểu ngữ tổ quốc làm đôi”.

Tuy nhiên từ chiến tranh ý thức hệ, kinh tế tới chiến tranh quân sự, ở mức độ đại chiến, thì quãng đường còn quá xa, vì chỉ cần 2 lý do chính sau đây:1) Cán cân quân sự giữa Hoa Kỳ và trung cộng còn quá chênh lệch, nhất là về kỹ thuật chiến tranh, về không quân và hải quân; 2)  Hoa kỳ muốn khuất phục Trung cộng bằng  chiến tranh ý thức hệ và kinh tế, chứ không bằng quân sự, theo kiểu: ” Thứ nhất là công tâm, thứ nhì đến công lương, thứ ba mới tới công thành “( 1)

Thực vậy cán quân quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung cộng còn quá chênh lệch. Không cần nhìn đâu xa, chúng ta chỉ cần nhìn vào ngân sách quốc phòng thì chúng ta rõ: Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ năm 2010 là 722,1 tỷ $, gấp hơn 5 lần ngân sách quốc phòng của Trung cộng là 134,5 tỷ, đứng hàng thứ nhì; sau đó là Nga với 80 tỷ; rồi tới Nhật bản với  60,6 tỷ; tới Anh ( 56,5 tỷ ;, Pháp (42,6 tỷ) và Đức (41,2 tỷ)-( Theo Le Monde – Bilan stratégique 2011).

Thực ra, trình độ quân sự, khoa học kỹ thuật của Trung cộng hiện nay còn chưa có thể sánh với Liên sô thời sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ở đây tôi không thể đi vào chi tiết ; nhưng chúng ta thấy hiện nay Trung cộng còn phải mua hàng không  mẫu hạm, máy bay, tầu ngầm và nhiều võ khí khác từ Nga. Đây là một bằng cớ rõ ràng.

Không những Trung cộng về mặt quân sự nói chung, đặc biệt là hải quân, không quân và không gian còn thua xa Hoa kỳ. Đây tôi chỉ cho một con số nhỏ về không gian : Hiện nay có 800 vệ tinh không gian để quan sát, để lấy tin tức về đủ mọi mặt, như khí tượng, quan sát trái đất v.v.., tất nhiên trong đó có quân sự, riêng Hoa Kỳ đã chiếm 400 cái.

Nói như ông Reagan, thời còn cộng sản Liên Sô : « Sức mạnh quân sự Liên sô là chỉ để đàn áp, dọa dân, dọa những tay em và những nước láng giềng. » Ngày hôm nay sức mạnh quân sự của Trung cộng cũng chỉ là vậy.

Hơn thế nữa, nếu có chiến tranh giữa Trung cộng và Hoa Kỳ hay một quốc gia nào trong vùng, làm khuấy động biển Đông Nam Á, thì quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất về kinh tế, chính là Trung cộng :

Hiện nay ngoại thương chiếm 1/3 tổng sản lượng quốc gia Trung cộng, gần 2 000 tỷ $, trong đó gần như chỉ có ngoại thương với Hoa Kỳ là thặng dư cao với gần 200 tỷ, và thặng dư với Việt Nam khoảng 13 tỷ, vì Việt Nam nhập cảng của Trung cộng khoảng 19 tỷ, xuất cảng khoảng 6 tỷ.

Hơn thế nữa, hiện nay 80% nhiên liệu tiêu dùng bởi Trung Cộng là do con đường đi từ Trung Đông qua eo biển Malacca. Nếu có chiến tranh, biển Đông Nam Á bị khuấy động, con đường vận chuyển này bị tắc nghẽn, thì Trung cộng không còn con đường nhiên liệu nào để thay thế. Một khi nhiên liệu không có, các hãng xưởng cùng hoạt động kinh tế bị ngừng trệ, thì hậu quả thật to lớn và khó lường.

Chính vì vậy mà có giả thuyết cho rằng không có chiến tranh quân sự to lớn giữa Trung Cộng và Hoa kỳ, vì chính Trung cộng không muốn, khi tiên đoán những hậu quả của nó.

Ngay cả Hoa kỳ cũng vậy, theo thiển ý của tôi, vì nếu chúng ta xét chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh, đánh xập đế quốc cộng sản Liên sô, thì Hoa Kỳ đã áp dụng chiến lược của Tôn Tử, cũng một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng của Tàu :

«  Cho nên người giỏi dùng binh, đuổi quân người mà không phải chiến, hạ thành người mà không phải đánh, hủy nước người mà không phải lâu. »

Trước đó ông có nói :

«  Phàm cách dùng binh, lành nước là hạng trên, vỡ nước là hạng kế ; lành quân là hạng trên, vỡ quân là hạng kém… Không đánh mà khuất phục được quân người, ấy là người giỏi trong những người giỏi. » ( Tôn Ngô Binh pháp – Thiên Mưu công – do Ngô văn Triện dịch).

Quả chiến thắng của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh là một chiến thắng to lớn. Và theo tôi nghĩ Hoa Kỳ đang sao y bản chính với Trung cộng, theo chiến lược : «  Thứ nhất là công tâm, sau đến công lương, thứ ba mới tới công thành ».

Công tâm đây là dùng chiến tranh tâm lý, ý thức hệ, sau đó là dùng chiến tranh kinh tế (công lương), và đối đế mới dùng đến chiến tranh quân sự tức công thành.

Bởi lẽ đó tiên đoán có chiến tranh quân sự to lớn giữa Hoa Kỳ và Trung cộng là không đúng, vì chính Hoa Kỳ cũng chưa muốn dùng đến quân sự.

Thực ra, vấn đề tiên đoán tương lai là một việc làm vô cùng khó khăn và cần có một sự thận trọng tối đa. Xưa kia, Hégel, một triết gia Đức,vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, tiên đoán tương lai, nói đến sự Tổng hợp hòa bình của lịch sử, và nhìn sự tổng hợp này qua hình ảnh của Napoléon đệ Nhất. Nhưng sau đó người ta thấy chính Napoléon đã gây bao chiến tranh, bao đau thương cho nhiều quốc gia dân tộc Âu châu, cuối cùng ông bị hạ bệ. Đồ đệ của Hégel là Karl Marx, tiên đoán sự kết thúc của lịch sử nhân loại là chế độ cộng sản.

Chúng ta thấy gì sau đó ?

Từ ngày Lénine cướp chính quyền năm 1917 cho tới khi Liên sô sụp đổ năm 1991, lịch sử nhân loại đã có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu; nhưng chưa có trang sử nào đau thương và đẫm máu bằng trang sử cộng sản, với 100 triệu người chết. ( Theo Stéphane Courtois và Margolin – Le Livre noire du Communisme). Và vẫn còn tiếp diễn với chế độ cộng sản Trung quốc, Việt Nam, Bắc Hàn va Cu ba.

Nói rằng : «  Nhất định có chiến tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng « là không đúng. Nhưng ngược lại, nói : «  Nhất định không có chiến tranh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung cộng » cũng không đúng luôn.

Là một quốc khách, một nhà làm chiến lược quân sự và ngoại giao là phải tiên đoán tất cả những khả thế có thể xẩy ra, để đối phó. Nếu có chiến tranh thì phải làm gì ? Nếu không có chiến tranh thì phải làm gì ? Cũng như một người tướng giỏi cầm quân ra trận là phải tiên đoán tất cả tình huống có thể xẩy ra. Nếu chiến thắng thì như thế nào. Nếu chiến bại thì như thế nào. Rút quân như thế nào ?

Là người Việt nam, bất cứ trong tình huống nào, trước hết chúng ta phải tranh thủ bằng mọi cách để tiến tới thể chế Dân chủ và Tự do. Vì chỉ có Dân chủ và Tự do mới có thể quy tụ nhân tâm về một mối, lãnh đạo đủ quyền uy, quốc gia đủ sức mạnh để tranh thủ lại chủ quyền, đoạt lại lãnh thổ, lãnh hải mà bọn cộng sản Việt nam đã dâng hiến cho Bắc phương.

                             Paris ngày 29/06/2011

                                    Chu chi Nam

(1)  Xin xem thêm những bài về Trung Cộng và Hoa Kỳ trên : http://perso.orange.fr/chuchinam/

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Chu Chi Nam Blog

Đàn Chim Việt

Nữ Vương Công Lý

 Việt Báo forums


Yêu Cầu Phải Công Khai, Minh Bạch Trước Quốc Dân – Thụy My

Hình ảnh minh họa: Biểu tình tại Hà Nội ngày 3 tháng 7 năm 2011. Blog Nguyễn Xuân Diện.
Lời bàn: Lời bàn: ….Vấn đề bưng bít truyền thông dưới các chế độ độc tài nghĩ cho cùng ra thì…có thằng ăn cướp lén lút nào lại dám để cho quần chúng biết mình là quân ăn cướp?   Nói ít nhưng mình biết là cả nước giờ hiểu nhiều.

Bản Tuyên Cáo quan trọng của những người biểu tình xướng lên trước quốc dân tại Nhà Hát Lớn Hà Nội trước các phóng viên quốc tế và một rừng Trái Tim Yêu Nước.  :” Chúng tôi, những người dân yêu nước Việt Nam quyết tâm làm tất cả, nguyện đem tất cả sức mình để chống lại các hành động xâm lấn hiếu chiến của nhà cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất, biển, đảo của Việt Nam.”


Bài đọc suy gẫm:  Phải Công Khai, Minh Bạch Trước Quốc Dân hay ” Trí thức Việt Nam kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin về quan hệ với Trung Quốc” của tác giả Thụy My.

Tiếp theo bản tuyên cáo 25/06, ngày 02/07 vừa qua, nhiều trí thức, lão thành cách mạng Việt Nam đã ký tên vào bản kiến nghị gởi lên Bộ Ngoại giao, yêu cầu cung cấp các thông tin về quan hệ với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông. Kiến nghị đã được luật sư Trần Vũ Hải chuyển đến Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua 04/07/2011.

Bản kiến nghị bày tỏ những lo ngại về cuộc gặp ngày 25/06 của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn với các ông Trương Chí Quân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, và ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Bản tin tiếng Anh sau đó của Tân Hoa Xã đề ngày 28/06 về cuộc gặp gỡ này đã nói rằng : « Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam… »,đồng thời nhắc đến công hàm của ông Phạm Văn Đồng năm 1958 gởi ông Chu Ân Lai tán đồng tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc.

 Công an phường Tràng Tiền lén lút bắt một người yêu nước đi trong đoàn biểu tình bị đồng bào phát giác.  Mọi người bèn quay trở lại bao vây đồn của bọn xấu, đồng loạt hô to “Thà người, thả người, thả người…”. 

    “Được rồi, đừng la hét nữa, thả ngay, thả ngay, hiểu lầm thôi…”.  Qua chuyện này ta thấy chính nghĩa và lòng yêu nước toát ra sức mạnh làm người ta hoảng sợ…

Tiếp tục diễn hành

 

 
Các nhân sĩ ký tên trong bản kiến nghị đã yêu cầu làm rõ ba điểm. Trước hết, là xác định các thông tin do Tân Hoa Xã đã đưa như trên có chính xác hay không, nếu không thì đòi hỏi phía Trung Quốc phải cải chính. Kiến nghị tiếp theo là yêu cầu cho biết quan điểm về công hàm nói trên của ông Phạm Văn Đồng. Cuối cùng là đòi hỏi được thông tin về các thỏa thuận đã đạt được, nếu có, giữa ông Hồ Xuân Sơn và phía Trung Quốc.

Trong số những người ký tên có Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Tụy, Chu Hảo, tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, các nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Nhương, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên…Trả lời RFI Việt ngữ, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong các nhân sĩ trí thức ký tên vào bản kiến nghị, đã cho biết :
Như trong tuyên cáo mà cho đến nay đã có hơn một ngàn hai trăm người ký rồi, chúng tôi hoan nghênh phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Khánh Hòa, là cương quyết không để một tấc đất nào rơi vào tay người nước ngoài. Sở dĩ chúng tôi nêu ra là để theo dõi, giám sát xem chính phủ Việt Nam có làm đúng như tuyên bố của người đứng đầu chính phủ hay không. Nhưng chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy chuyến đi của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và sau đó là việc làm, hoàn toàn khác với lời tuyên bố đó.
Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng chuyến đi đó, và nhất là công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 cần phải được cho nhân dân biết. Như vậy người ta mới hiểu vì sao Trung Quốc hiện nay lại cứ nói những điều đó, và để xem thử về mặt pháp lý thì cái đó có giá trị đến mức nào. Bởi vì thực tế thì hồi đó Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa, tức là của chính phủ Sài Gòn, thì công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng theo tôi chẳng có giá trị gì cả.
Còn về chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn, tại sao mình đã cố gắng để quốc tế hóa, để đa phương hóa vấn đề Biển Đông, mà gần nhất là các cuộc hội thảo tại Mỹ, rồi tại một số nước người ta cũng hoan nghênh, ủng hộ chủ trương này của Việt Nam. Thì đùng một cái bây giờ trong buổi làm việc giữa ông Hồ Xuân Sơn với Đới Bỉnh Quốc của Trung Quốc, thì lại nói là song phương, và nói là nước thứ ba không được can thiệp vào tình hình Biển Đông để làm xấu đi quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng mà thật ra họ đâu có hữu nghị gì với mình đâu ? Họ liên tục khuấy phá, rồi không cho ngư dân của Việt Nam làm ăn trên vùng biển truyền thống của mình. 

     
    Tiếng vĩ cầm vi vút hòa theo nhịp đập yêu nước từ trong tim: ” Nhữ Đẳng Hành Khan Thủ Bại Hư…”

   HoàngSa- Việt Nam; Trường Sa- Viêt Nam. (tại sao lại phải viết tắt nhỉ? không hỉu! )

   Sĩ phu Hà Nội không quản ngại  mưa nắng cũng xuống đường: ” Chớ có để nhà nước lo:)  đất biển của mình, không đòi thì…ai đòi? ngồi đấy mà chờ à?”

Tôi nghĩ là xưa kia tổ tiên chúng ta khi đánh thắng giặc xâm lược phương Bắc rồi, để thể hiện tinh thần hiếu hòa, mới cho sứ qua. Bây giờ ngược lại, họ khuấy phá mình, họ làm đủ thứ chuyện, thì mình lại cho sứ thần qua, mà sứ thần này lại hoàn toàn không nói được tiếng nói của một dân tộc bất khuất. Do đó mà chúng tôi với tư cách những công dân Việt Nam, chúng tôi thấy bị thương tổn.
Ngôn ngữ, rồi nội dung như vậy làm cho quốc tế người ta thấy rằng Việt Nam tại sao từ chỗ đa phương hóa, quốc tế hóa, bây giờ lại – anh em chúng tôi nói rằng – « đi đêm » với Trung Quốc. Như vậy có ảnh hưởng hết sức xấu trong lãnh vực ngoại giao, sau này người ta sẽ không tin cậy mình nữa. Những thỏa thuận chung, phối hợp chung trước đây với các nước ASEAN, rồi trong các cuộc hội thảo, bây giờ mình lại đi riêng, tách ra song phương với Trung Quốc như thế.
Do đó mà chúng tôi muốn biết thực sự chuyến đi của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn là như thế nào. Có phải như vậy hay không, hay là các báo chí, rồi người phát ngôn Hồng Lỗi của Trung Quốc lại xuyên tạc ? Vì vậy mà tôi ký tên chung với một số nhân sĩ trí thức để đề nghị phải công khai hóa về chuyến đi này.
RFI : Nếu nói là hoạt động ngoại giao không thể công khai thì sao ạ ?
Nếu là bí mật thì tại sao người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi của Trung Quốc lại nói ra ? Nếu bí mật thì phải tuyệt đối bí mật, cả hai bên đều không nói gì về nội dung đó. Nhưng Trung Quốc lại cho biết một số nội dung hết sức bất lợi cho Việt Nam, gây hoang mang dư luận và gây phẫn uất trong nhân dân Việt Nam. Thì bây giờ chúng ta phải công khai ra để trắng đen cho rõ ràng, chứ không thể mập mờ như vậy.

Xin rất cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng.

Thụy My.


Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

RFi (tiếng Việt)
Đàn Chim Việt
Nguyễn Xuân Diện – Blog

Yêu Cầu Phải Công Khai, Minh Bạch Trước Quốc Dân – Thụy My

Hình ảnh minh họa:  Biểu tình tại Hà Nội ngày 3 tháng 7 năm 2011. Blog Nguyễn Xuân Diện.

Lời bàn: ….Vấn đề bưng bít truyền thông dưới các chế độ độc tài nghĩ cho cùng ra thì…có thằng ăn cướp lén lút nào lại dám để cho quần chúng biết mình là quân ăn cướp?   Nói ít nhưng mình biết là cả nước giờ hiểu nhiều.

Bản Tuyên Cáo quan trọng của những người biểu tình xướng lên trước quốc dân tại Nhà Hát Lớn Hà Nội trước các phóng viên quốc tế và một rừng Trái Tim Yêu Nước.  :” Chúng tôi, những người dân yêu nước Việt Nam quyết tâm làm tất cả, nguyện đem tất cả sức mình để chống lại các hành động xâm lấn hiếu chiến của nhà cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất, biển, đảo của Việt Nam.”

Bài đọc suy gẫm:  Phải Công Khai, Minh Bạch Trước Quốc Dân hay ” Trí thức Việt Nam kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin về quan hệ với Trung Quốc” của tác giả Thụy My.

Tiếp theo bản tuyên cáo 25/06, ngày 02/07 vừa qua, nhiều trí thức, lão thành cách mạng Việt Nam đã ký tên vào bản kiến nghị gởi lên Bộ Ngoại giao, yêu cầu cung cấp các thông tin về quan hệ với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông. Kiến nghị đã được luật sư Trần Vũ Hải chuyển đến Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua 04/07/2011.

Bản kiến nghị bày tỏ những lo ngại về cuộc gặp ngày 25/06 của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn với các ông Trương Chí Quân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, và ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Bản tin tiếng Anh sau đó của Tân Hoa Xã đề ngày 28/06 về cuộc gặp gỡ này đã nói rằng : « Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam… »,đồng thời nhắc đến công hàm của ông Phạm Văn Đồng năm 1958 gởi ông Chu Ân Lai tán đồng tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc.

Công an phường Tràng Tiền lén lút bắt một người yêu nước đi trong đoàn biểu tình bị đồng bào phát giác.  Mọi người bèn quay trở lại bao vây đồn của bọn xấu, đồng loạt hô to “Thà người, thả người, thả người…”. 

“Được rồi, đừng la hét nữa, thả ngay, thả ngay, hiểu lầm thôi…”.  Qua chuyện này ta thấy chính nghĩa và lòng yêu nước toát ra sức mạnh làm người ta hoảng sợ…

Tiếp tục diễn hành

 

Các nhân sĩ ký tên trong bản kiến nghị đã yêu cầu làm rõ ba điểm. Trước hết, là xác định các thông tin do Tân Hoa Xã đã đưa như trên có chính xác hay không, nếu không thì đòi hỏi phía Trung Quốc phải cải chính. Kiến nghị tiếp theo là yêu cầu cho biết quan điểm về công hàm nói trên của ông Phạm Văn Đồng. Cuối cùng là đòi hỏi được thông tin về các thỏa thuận đã đạt được, nếu có, giữa ông Hồ Xuân Sơn và phía Trung Quốc.

Trong số những người ký tên có Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Tụy, Chu Hảo, tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, các nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Nhương, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên…Trả lời RFI Việt ngữ, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong các nhân sĩ trí thức ký tên vào bản kiến nghị, đã cho biết :

Như trong tuyên cáo mà cho đến nay đã có hơn một ngàn hai trăm người ký rồi, chúng tôi hoan nghênh phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Khánh Hòa, là cương quyết không để một tấc đất nào rơi vào tay người nước ngoài. Sở dĩ chúng tôi nêu ra là để theo dõi, giám sát xem chính phủ Việt Nam có làm đúng như tuyên bố của người đứng đầu chính phủ hay không. Nhưng chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy chuyến đi của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và sau đó là việc làm, hoàn toàn khác với lời tuyên bố đó.

Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng chuyến đi đó, và nhất là công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 cần phải được cho nhân dân biết. Như vậy người ta mới hiểu vì sao Trung Quốc hiện nay lại cứ nói những điều đó, và để xem thử về mặt pháp lý thì cái đó có giá trị đến mức nào. Bởi vì thực tế thì hồi đó Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa, tức là của chính phủ Sài Gòn, thì công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng theo tôi chẳng có giá trị gì cả.

Còn về chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn, tại sao mình đã cố gắng để quốc tế hóa, để đa phương hóa vấn đề Biển Đông, mà gần nhất là các cuộc hội thảo tại Mỹ, rồi tại một số nước người ta cũng hoan nghênh, ủng hộ chủ trương này của Việt Nam. Thì đùng một cái bây giờ trong buổi làm việc giữa ông Hồ Xuân Sơn với Đới Bỉnh Quốc của Trung Quốc, thì lại nói là song phương, và nói là nước thứ ba không được can thiệp vào tình hình Biển Đông để làm xấu đi quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng mà thật ra họ đâu có hữu nghị gì với mình đâu ? Họ liên tục khuấy phá, rồi không cho ngư dân của Việt Nam làm ăn trên vùng biển truyền thống của mình. 

    Tiếng vĩ cầm vi vút hòa theo nhịp đập yêu nước từ trong tim: ” Nhữ Đẳng Hành Khan Thủ Bại Hư…”

  HoàngSa- Việt Nam; Trường Sa- Viêt Nam. (tại sao lại phải viết tắt nhỉ? không hỉu! )

   Sĩ phu Hà Nội không quản ngại  mưa nắng cũng xuống đường: ” Chớ có để nhà nước lo:)  đất biển của mình, không đòi thì…ai đòi? ngồi đấy mà chờ à?”

Tôi nghĩ là xưa kia tổ tiên chúng ta khi đánh thắng giặc xâm lược phương Bắc rồi, để thể hiện tinh thần hiếu hòa, mới cho sứ qua. Bây giờ ngược lại, họ khuấy phá mình, họ làm đủ thứ chuyện, thì mình lại cho sứ thần qua, mà sứ thần này lại hoàn toàn không nói được tiếng nói của một dân tộc bất khuất. Do đó mà chúng tôi với tư cách những công dân Việt Nam, chúng tôi thấy bị thương tổn.

Ngôn ngữ, rồi nội dung như vậy làm cho quốc tế người ta thấy rằng Việt Nam tại sao từ chỗ đa phương hóa, quốc tế hóa, bây giờ lại – anh em chúng tôi nói rằng – « đi đêm » với Trung Quốc. Như vậy có ảnh hưởng hết sức xấu trong lãnh vực ngoại giao, sau này người ta sẽ không tin cậy mình nữa. Những thỏa thuận chung, phối hợp chung trước đây với các nước ASEAN, rồi trong các cuộc hội thảo, bây giờ mình lại đi riêng, tách ra song phương với Trung Quốc như thế.

Do đó mà chúng tôi muốn biết thực sự chuyến đi của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn là như thế nào. Có phải như vậy hay không, hay là các báo chí, rồi người phát ngôn Hồng Lỗi của Trung Quốc lại xuyên tạc ? Vì vậy mà tôi ký tên chung với một số nhân sĩ trí thức để đề nghị phải công khai hóa về chuyến đi này.

RFI : Nếu nói là hoạt động ngoại giao không thể công khai thì sao ạ ?

Nếu là bí mật thì tại sao người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi của Trung Quốc lại nói ra ? Nếu bí mật thì phải tuyệt đối bí mật, cả hai bên đều không nói gì về nội dung đó. Nhưng Trung Quốc lại cho biết một số nội dung hết sức bất lợi cho Việt Nam, gây hoang mang dư luận và gây phẫn uất trong nhân dân Việt Nam. Thì bây giờ chúng ta phải công khai ra để trắng đen cho rõ ràng, chứ không thể mập mờ như vậy.

Xin rất cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng.

Thụy My.


Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

RFi (tiếng Việt)

Đàn Chim Việt

Nguyễn Xuân Diện – Blog