Cuộc Đấu Tranh Cho Chân Thiện Mỹ – Chu Chi Nam

1. Hình ảnh minh họa:  Nhiều ngàn người tập trung tại Anaheim Convention Center Arena, Nam California biểu tình chống sự xâm nhập “Văn Hóa Vận” của cộng sản qua hình thức tổ chức show ca nhạc “Tình Vào Hạ” với sự tham dự của nghệ sĩ “nhân dân” Đàm Vĩnh Hưng từ trong nước ra  trình diễn .

2.  Bài đọc suy gẫm:  Cuộc Đấu Tranh Chống cộng sản đồng thời cũng là Cuộc Đấu Tranh Cho Chân Thiện Mỹ – Chu Chi Nam.

    Có người nói rằng cuộc đấu tranh chống cộng sản của chúng ta ngày hôm nay đồng thời là một cuộc đấu tranh cho chân, thiện, mỹ. Vậy chân, thiện, mỹ là gì ? Và tại sao lại như vậy ?

   I )  Chân, thiện, mỹ là gì ?

   Chân là sự thật, người dân thường nói : «  anh chị ấy là người chân thật «  là trong nghĩa đó. Nó trái với cái gì gian manh, quỉ quyệt ; nó trái với cái gì là ăn gian, nói dối. Thiện là cái tốt, cái nhân từ. Đó là lòng từ bi, bác ái mà đạo Phật và Thiên Chúa giáo thường khuyên con người nên theo. Mỹ là cái đẹp, là cao thượng nó trái lại với cái gì xấu xa, hèn hạ. Nó chính là cái gì lý tưởng, là cái gì văn hóa, văn minh, tôn trọng con người, tôn trọng nhân quyền, đi đúng với đà tiến bộ của văn minh nhân loại, trái với cái gì man dại, phản lại tự do, dân chủ, nhân quyền.

   I I  ) Tại sao cuộc đấu tranh chống cộng sản lại đồng nghĩa với cuộc đấu tranh cho chận, thiện, mỹ?

  




1.  Cho chân và thiện 
    Ông Gorbatchev, cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên sô, trong cuộc Hội thảo về vấn đề phát triển kinh tế và xã hội, được tổ chức tại nước Tây Ban Nha, dưới sự chủ tọa của vua Jean Carlos sứ này, đã tuyên bố : «  Tôi đã bỏ hơn nửa đời người đấu tranh cho lý tưởng  cộng sản ; nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. »

Bà Angéla Merkell, đương kim Thủ tướng Đức, người đã từng trưởng thành tại nước cộng sản Đông Đức, nhân ngày Kỷ niệm 20 năm Bức tường Bá linh sụp đổ, vừa mới tuyên bố :

«  Chế độ cộng sản là chế độ chỉ biết sản sinh ra nói dối, gian manh và lừa đảo. »

Ngày hôm nay chúng ta tranh đấu chống cộng sản có nghĩa là chúng ta tranh đấu chống lại sự nói dối, tuyên truyền, ác ôn, côn đồ, gian manh và lừa đảo,  đồng thời cũng có nghĩa là chúng ta đấu tranh cho sự thật, cho điều thiện.

  Nhóm Cờ Vàng với những biểu ngữ bằng chứng tố cáo chú em họ Đờm  

 
    Mong James Du mang cờ biểu ngữ của anh về VN biểu tình được thì mới là tài giỏi 

    Thưa với ông phóng viên: Chống đây là chống văn hóa vận tức nghị quyết 36 của cộng sản….

 
2.  Đấu tranh cho cái đẹp
     Bà Dương thu Hương, người đã từng tự nguyện đi theo cộng sản, nay đã bỏ, là nhà văn, khi được hỏi về giới lãnh đạo cộng sản, bà không ngần ngại nói :  «  Dân Việt Nam dầu có mù chữ chăng nữa cũng thấy mặt giới lãnh đạo cộng sản vừa tối tăm, ngu dốt, vừa ác ôn, côn đồ và hèn hạ. »

    Chúng ta đấu tranh chống cộng sản có nghĩa là chúng ta đấu tranh chống lại sự tối tăm, ngu dốt, hèn hạ, chính cũng là chúng ta đấu tranh cho cái gì sáng sửa, trong sạch, đẹp đẽ, đấu tranh cho cái mỹ.

    Cái mỹ ở đây còn có nghĩa là cái gì lý tưởng, cao thượng như tình thương gia đình, vợ chồng thương yêu lẫn nhau, con thương bố mẹ, bố mẹ thương con ; tình thương trong tôn giáo, thương người như chính bản thân mình; tình yêu quốc gia, dân tộc ; và cũng có nghĩa là chống lại cộng sản chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc.

   Cái chân, thiện, mỹ ở đây còn có nghĩa là cái gì đi đúng với lương tâm, lương tri của con người. Chúng ta chống cộng sản còn có nghĩa là chúng ta tranh đấu cho lương tâm, lương tri. Chính ông Phạm quế Dương, cựu Đại tá, trí thức cộng sản, cựu Tổng biên tập tờ báo Nghiên cứu Lịch sử Quân đội Nhân dân, đã nói : «  Cộng sản vừa bất tài, bất lực và bất lương. »  Bất tài, bất lực, thì ai cũng rõ. Bất lương đây chính là đi trái lại lương tâm, lương tri sẵn có của con người.

    Thế hệ thứ Ba 🙂 cũng đã đang được chuẩn bị.

 

 

 

      Theo nguồn tin đáng tin cậy, số người tham dự “Tình vào Hạ” chỉ khoảng trên dưới 4 trăm,  và đều có những dằn vặt khi bước vào trong hội trường.   
     Ai nói kẻ chống cứ chống, người coi cứ coi? khác nhau lắm chớ.

   Ối giời ơi! cái anh Paltalk đẹp giai kia, anh ấy cứ …chụp em 🙂  

 
   Công cuộc đấu tranh chống cộng sản của chúng ta ngày hôm nay quả thật là một cuộc đấu tranh cho sự thật, cho điều thiện, cho cái đẹp, cho lương tâm và lương tri của con người. Đó là cuộc đấu tranh đi hợp lòng người, hợp lòng dân, đi đúng chiều hướng tiến bộ của văn minh nhân loại. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta khoanh tay ngồi chờ ; mà trái lại, phải đấu tranh mạnh mẽ hơn, để cho sự thật, cái hay, cái đẹp, điều thiện, điều nhân từ, lòng từ bi, bác ái sớm chiến thắng ở Việt Nam, dẹp bỏ những cái gì là gian manh, quỉ quyệt, ác ôn, côn đồ của cộng sản. (1)
 

Paris ngày 18/06/2009
Chu chi Nam.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.



The




Links:

Youtube-Chống Tuyên Vận cs. tại Anaheim Convention Center Arena , Nam California
X-cafeVN.org  
 Thanh Niên Cờ Vàng Picasa Thiệu Võ 
Picasa  11558901267895896…
Picasa Dung
Đàn Chim Việt


Cuộc Đấu Tranh Cho Chân Thiện Mỹ – Chu Chi Nam

1. Hình ảnh minh họa:  Nhiều ngàn người tập trung tại Anaheim Convention Center Arena, Nam California biểu tình chống sự xâm nhập “Văn Hóa Vận” của cộng sản qua hình thức tổ chức show ca nhạc “Tình Vào Hạ” với sự tham dự của nghệ sĩ “nhân dân” Đàm Vĩnh Hưng từ trong nước ra  trình diễn .

2.  Bài đọc suy gẫm:  Cuộc Đấu Tranh Chống cộng sản đồng thời cũng là Cuộc Đấu Tranh Cho Chân Thiện Mỹ – Chu Chi Nam.

Có người nói rằng cuộc đấu tranh chống cộng sản của chúng ta ngày hôm nay đồng thời là một cuộc đấu tranh cho chân, thiện, mỹ. Vậy chân, thiện, mỹ là gì ? Và tại sao lại như vậy ?

I ) Chân, thiện, mỹ là gì ?

Chân là sự thật, người dân thường nói : «  anh chị ấy là người chân thật «  là trong nghĩa đó. Nó trái với cái gì gian manh, quỉ quyệt ; nó trái với cái gì là ăn gian, nói dối. Thiện là cái tốt, cái nhân từ. Đó là lòng từ bi, bác ái mà đạo Phật và Thiên Chúa giáo thường khuyên con người nên theo. Mỹ là cái đẹp, là cao thượng nó trái lại với cái gì xấu xa, hèn hạ. Nó chính là cái gì lý tưởng, là cái gì văn hóa, văn minh, tôn trọng con người, tôn trọng nhân quyền, đi đúng với đà tiến bộ của văn minh nhân loại, trái với cái gì man dại, phản lại tự do, dân chủ, nhân quyền.
I I  ) Tại sao cuộc đấu tranh chống cộng sản lại đồng nghĩa với cuộc đấu tranh cho chận, thiện, mỹ?

1.  Cho chân và thiện

Ông Gorbatchev, cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên sô, trong cuộc Hội thảo về vấn đề phát triển kinh tế và xã hội, được tổ chức tại nước Tây Ban Nha, dưới sự chủ tọa của vua Jean Carlos sứ này, đã tuyên bố : «  Tôi đã bỏ hơn nửa đời người đấu tranh cho lý tưởng  cộng sản ; nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. »

Bà Angéla Merkell, đương kim Thủ tướng Đức, người đã từng trưởng thành tại nước cộng sản Đông Đức, nhân ngày Kỷ niệm 20 năm Bức tường Bá linh sụp đổ, vừa mới tuyên bố :

«  Chế độ cộng sản là chế độ chỉ biết sản sinh ra nói dối, gian manh và lừa đảo. »

Ngày hôm nay chúng ta tranh đấu chống cộng sản có nghĩa là chúng ta tranh đấu chống lại sự nói dối, tuyên truyền, ác ôn, côn đồ, gian manh và lừa đảo,  đồng thời cũng có nghĩa là chúng ta đấu tranh cho sự thật, cho điều thiện.

Nhóm Cờ Vàng với những biểu ngữ bằng chứng tố cáo chú em họ Đờm

Mong James Du mang cờ biểu ngữ của anh về VN biểu tình được thì mới là tài giỏi

Thưa với ông phóng viên: Chống đây là chống văn hóa vận tức nghị quyết 36 của cộng sản….

2.  Đấu tranh cho cái đẹp
Bà Dương thu Hương, người đã từng tự nguyện đi theo cộng sản, nay đã bỏ, là nhà văn, khi được hỏi về giới lãnh đạo cộng sản, bà không ngần ngại nói :  «  Dân Việt Nam dầu có mù chữ chăng nữa cũng thấy mặt giới lãnh đạo cộng sản vừa tối tăm, ngu dốt, vừa ác ôn, côn đồ và hèn hạ. »

Chúng ta đấu tranh chống cộng sản có nghĩa là chúng ta đấu tranh chống lại sự tối tăm, ngu dốt, hèn hạ, chính cũng là chúng ta đấu tranh cho cái gì sáng sửa, trong sạch, đẹp đẽ, đấu tranh cho cái mỹ.

Cái mỹ ở đây còn có nghĩa là cái gì lý tưởng, cao thượng như tình thương gia đình, vợ chồng thương yêu lẫn nhau, con thương bố mẹ, bố mẹ thương con ; tình thương trong tôn giáo, thương người như chính bản thân mình; tình yêu quốc gia, dân tộc ; và cũng có nghĩa là chống lại cộng sản chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc.

Cái chân, thiện, mỹ ở đây còn có nghĩa là cái gì đi đúng với lương tâm, lương tri của con người. Chúng ta chống cộng sản còn có nghĩa là chúng ta tranh đấu cho lương tâm, lương tri. Chính ông Phạm quế Dương, cựu Đại tá, trí thức cộng sản, cựu Tổng biên tập tờ báo Nghiên cứu Lịch sử Quân đội Nhân dân, đã nói : «  Cộng sản vừa bất tài, bất lực và bất lương. »  Bất tài, bất lực, thì ai cũng rõ. Bất lương đây chính là đi trái lại lương tâm, lương tri sẵn có của con người.

Thế hệ thứ Ba 🙂 cũng đã đang được chuẩn bị.

Theo nguồn tin đáng tin cậy, số người tham dự “Tình vào Hạ” chỉ khoảng trên dưới 4 trăm,  và đều có những dằn vặt khi bước vào trong hội trường.

Ai nói kẻ chống cứ chống, người coi cứ coi? khác nhau lắm chớ.

Ối giời ơi! cái anh Paltalk đẹp giai kia, anh ấy cứ …chụp em 🙂

Công cuộc đấu tranh chống cộng sản của chúng ta ngày hôm nay quả thật là một cuộc đấu tranh cho sự thật, cho điều thiện, cho cái đẹp, cho lương tâm và lương tri của con người. Đó là cuộc đấu tranh đi hợp lòng người, hợp lòng dân, đi đúng chiều hướng tiến bộ của văn minh nhân loại. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta khoanh tay ngồi chờ ; mà trái lại, phải đấu tranh mạnh mẽ hơn, để cho sự thật, cái hay, cái đẹp, điều thiện, điều nhân từ, lòng từ bi, bác ái sớm chiến thắng ở Việt Nam, dẹp bỏ những cái gì là gian manh, quỉ quyệt, ác ôn, côn đồ của cộng sản. (1)

Paris ngày 18/06/2009

Chu chi Nam.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.


The


Links:

Youtube-Chống Tuyên Vận cs. tại Anaheim Convention Center Arena , Nam California

X-cafeVN.org

Thanh Niên Cờ Vàng

Picasa Paltalk

Picasa Thiệu Võ

Picasa 11558901267895896…

Picasa Dung

Đàn Chim Việt


Trương Văn Sương – Niềm Tự Hào Dân Tộc – Trần Bảo Việt

1. Hình ảnh minh hoạ: Lễ Tưởng Nhớ Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền quang do Văn Phòng 2- Viện Hóa Đạo- GHPGVNTN- Hải Ngoại tổ chức tại San Jose- Bắc California- Hoa Kỳ.

2.  Bài đọc suy gẫm:  Trương Văn Sương – Niềm Tự Hào Dân Tộc – Trần Bảo Việt

Trong lịch sử hào hùng của dân tộc VN trên 4000 năm văn hiến đã sản sinh không biết bao nhiêu những tấm gương anh dũng. Nếu ngày xưa đất nước có những đại anh hùng hào kiệt như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Ngyễn Thái Học, Phan Chu trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thiện Thuật…v.v… thì ngày nay, cùng với các nữ lưu Lê Thị Công Nhân, Pham Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Hồ Thị Bích khương, Nguyễn Thu Trâm, những anh tài hiện đang chịu những cực hình trong lao tù cộng sản như: LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Công Định, Nguyễn Phong, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn Trần Đức Thạch, nhà giáo Vũ Hùng, sinh viên Ngô Huỳnh, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà báo Trần Minh Đức…v.v…đã can đảm đứng lên và chấp nhận nọi hiểm nguy để đấu tranh cho tự do dân chủ, cho nhân quyền mà nhân dân VN đã bị chế độ độc tài CS cướp lấy, quyết thực hiện cho bằng được lời di chúc của vị vua anh minh Trần nhân Tôn trên con đường giữ nước và dựng nước, quyết giành lại quyền tự chủ, độc lập cho đất nước mà chế độ bạo quyền CS đã và đang dâng hiến cho bọn bá quyền TQ một kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN dưới chiêu bài tình hữu nghị 16 chữ vàng, 4 tốt.  

Đặc biệt, nếu chúng ta tôn vinh LM Nguyễn Văn Lý là người khởi xướng và chủ chốt cho phong trào đấu tranh dân chủ VN, tôn vinh Hòa thượng Thích Quảng Độ là một nhà sư đầy lòng dũng cảm trong tinh thần vô úy của nhà Phật đấu tranh cho nhân quyền và quyền độc lập của tôn giáo, thì chúng ta cũng phải tự hào về người tù đầy lòng can đảm, đầy tinh thần bất khuất của Trương Văn Sương trong lao tù CS suốt 34 năm trường đầy gian nguy khổ cực, lòng quả cảm và tinh thần yêu nước, yêu dân của anh khiến cho những người CS giam giữ anh với đầy đủ sức mạnh trong tay phải nể phục và chịu thua. Anh là sĩ quan thiếu úy của QLVNCH trước 1975, nhưng đã được nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn kính phục và yêu mến. Nguyên là sĩ quan trong QĐND, nguyên là đảng viên ĐCSVN, nhưng anh Toàn đã nhìn thấy được chủ nghĩa CS chỉ là ảo tưởng, chỉ là mỵ dân, cho nên anh không thể tiếp tục đem tình yêu quê hương đất nước của mình để phục vụ cho ngai vàng ĐCSVN. Anh Toàn đã vì chính nghĩa mà quay lưng với ĐCSVN và anh đã bị bắt và bị giam chung với Trương Văn Sương tại nhà tù Ba Sao (Nam Hà). Thật là hy hữu khi 2 người từng là sĩ quan của 2 chế độ đối nghịch nhau, lại gặp nhau trong cùng một chính nghĩa, cùng một hướng đi trong một nhà tù của CSVN. Chính anh Toàn đã chứng kiến cái ý chí can trường của anh Trương Văn Sương nhưng không được nhân dân và thế giới biết đến, khi ra tù anh Toàn đã tiếp tục đấu tranh và đưa tên anh Sương cho nhân dân cùng cộng đồng quốc tế biết mà can thiệp, cảm phục trước hành động gan dạ của anh Sương cho nên ngoài việc vận động các hội đoàn quốc tế trả tự do và giúp đỡ anh Sương, anh Toàn còn đặt cho anh Sương cái tên Nelson Mandela Trương Văn Sương của VN. Thay mặt cho nhân dân VN và cá nhân, người viết xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Khắc Toàn, thay mặt cho nhân dân VN và cá nhân, người viết cũng xin nghiêng mình cảm phục sự hy sinh và tinh thần bất khuất của anh Trương Văn Sương, anh rất xứng đáng có tên trong bảng vàng vẻ vang của lịch sử VN sau này.

Thật ra, kể từ ngày 30/4/1975 khi Hoa kỳ đã vì quyền lợi riêng mà phản bội nhân dân miền Nam VN, một đồng minh đã từng sát cánh với Hoa kỳ trong cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lăng của CNCS, khiến cho miền Nam VN phải bị rơi vào bàn tay của CSBV. Ngoài các tướng lãnh anh hùng đã chọn con đường tự sát để khỏi phải đối diện với kẻ thù như: tướng Lê Văn Hưng, tướng Nguyễn Khoa Nam, tướng Lê Nguyên Vỹ, tướng Mạch Xuân Trường…v.v…, thì trong lao tù CS vẫn còn rất nhiều những tấm gương anh dũng đã đơn độc một mình trước bạo quyền để rồi chấp nhận cái chết mà nhân dân chưa từng biết. Người viết xin ghi lại đây cái chết đầy hào hùng của một trung úy biệt cách dù mang tên Nguyễn Anh Hùng vào những năm 1976-1977 thời quân quản tại nhà giam Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang, anh Hùng đã không trình diện theo lời kêu gọi của chính quyền CS. Quê anh ở Sài gòn nhưng anh đã đến Rạch giá và tìm cách đánh cắp chiếc tàu đánh cá của chính quyền tỉnh Kiên giang để vượt biên. Vì không quen lộ trình của bờ biển Rạch giá cho nên chiếc tàu bị đi vào bãi cạn và anh đã bị bắt, bị đưa ra tòa. Trước phiên tòa khi được hỏi về lý do nào khiến anh cướp tàu vượt biên, anh đã hùng dũng trả lời: có 2 lý do khiến tôi vượt biên, thứ nhất là muốn gặp lại vợ con tại nước Pháp vì vợ tôi là người Pháp trước 1975 là giáo sư dạy tiếng Pháp tại Sài gòn, lý do thứ hai là sau khi gặp mặt vợ con rồi thì tôi sẽ gia nhập một đoàn quân để trở về giải phóng dân tộc tôi. Câu trả lời đầy khí phách này đã khiến anh bị kết án tử hình. Trong thời gian chờ thi hành bản án anh đã cùng với 2 người tù chính trị khác cùng ở chung khu biệt giam phá cổng vượt trại, ra tới cổng traị giam lúc nửa đêm nhưng vì lòng nhân đạo anh đã không nở giết người công an gác cổng. Nhóm 3 người của anh núp dưới bóng tối của cây cột đèn để theo dõi anh công an trong lô cốt tìm thời cơ thuận tiện để thoát ra đường, nhưng chẳng may các anh đã bị chính anh công an gác cổng phát hiện và các anh đã bị bắt lại cùng với những trận đòn thù chết đi sống lại. Một thời gian ngắn sau đó chính quyền CS Rạch giá đã thi hành bản án tử hình của anh.

Trở lại trường hợp người hùng Trương Văn Sương qua lời kể của nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn, anh Sương rất anh dũng và lúc nào cũng vững vàng ý chí đấu tranh với bạo quyền. Anh không bao giờ chịu viết bản nhận tội và xin ân xá theo yêu cầu của ban giám thị trại giam. Trái lại, anh đã lợi dụng giấy và bút của trại giam để viết lên những dòng chữ khẳng định mình vô tội, kết án chính quyền CSVN đã phản quốc khi giao đất đai của đất nước cho kẻ thù TQ, tàn ác với nhân dân khi đề ra các chính sách để ăn cướp trắng trợn tài sản của nhân dân. Khi bị còng và đưa ra khu biệt giam thì anh hùng dũng hô tô khẩu hiệu đả đảo cộng sản và thách thức công an trại giam nếu có đủ dũng khí thì hãy bắn anh đi chớ “Trương Văn Sương này không bao giớ đầu hàng đâu”. Anh luôn luôn chấp nhận mọi khổ đau kể cả những trận đòn thù mà CS với những người công an máu lạnh đã áp dụng vào anh. Đối với cộng sản thì anh đã kiêu hùng như thế, còn đối với anh em trong lao tù không phân biệt hình sự hay chính trị thì anh rất mực thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ trong mọi khả năng của mình kể cả những lúc đóng vai người ở. Do đó, anh rất được anh em trong tù yêu thương kính trọng và anh cũng được ban giám thị trại giam liệt vào thành phần không thể khuất phục được.

Sự lên tiếng của nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn và trước những áp lực của cộng đồng quốc tế cùng với căn bệnh suy tim cấp 4 và huyết áp cao, chính quyền CSVN không dám để cho anh chết trong tù, bắt buộc phải điều trị bệnh cho anh và cũng như LM Nguyễn Văn Lý anh được tạm tha về nhà để điều trị bệnh trong thời gian 12 tháng (cái quyết định mà cho tới khi về tới địa phương anh mới biết). Nelson Mandela Trương Văn Sương đã được chính quyền CSVN đưa về nhà trong vinh quang và chiến thắng trước sự vui mừng của toàn dân và các phong trào đấu tranh dân chủ ở trong nước và hải ngoại, cũng như gia đình và thân nhân của anh.

Ngày anh bị CS bắt bỏ tù thì gia đình vẫn còn đầy đủ vợ, con và cha mẹ, đất nước chỉ mất có quần đảo Hoàng sa bị kẻ thù TQ chiếm từ đầu năm 1974 trong cuộc tử chiến mà hải quân QLVNCH đã có 58 chiến sĩ hy sinh, cùng với những hoang tàn đổ nát của 6 tỉnh miền miền Bắc khi TQ xua quân đánh phá năm 1979. Hôm nay, ngày anh trở về với gia đình thì cha mẹ, vợ và một đứa con gái thân yêu đã chết, còn đất nước thì chính quyền CSVN đã để cho TQ chiếm thêm các hòn đảo chiến lược của Trường sa, tự nguyện dâng hiến Ải Nam Quan, 2/3 thác Bãn Giốc, bãi Tục Lãm và 10 ngàn km2 vùng biển Bắc Bộ cho TQ, lại còn cho kẻ thù TQ tàn phá Tây nguyên qua đại dự án khai thác Bô xít, cho TQ thuê hàng mấy trăm hecta rừng chiến lược của 10 tỉnh biên giới giáp với TQ trong thời hạn 50 năm. Đây là công lao và thành quả của chính quyền CSVN đối với TQ trong tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt mà các nhà lãnh đạo ĐCSVN đã và đang tự hào.

    Ông Trương văn Sương và gia đình sau 33 năm, ai nấy đã… già hơn xưa.

 

Ông Trương Văn Sương đang kính cẩn, đau xót, xúc động thắp nén hương trên ban thờ di ảnh người vợ thân yêu đã mất năm 2007 sau hàng chục năm mỏi mòn chờ đợi ngày ông trở về!!! Trong tấm hình này chúng ta còn thấy rõ trên cổ ông đang quàng vòng hoa Chiến thắng ngục tù CSVN do cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển thay mặt Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam trao tặng.

Tôi về không gặp nàng
Mà ngồi bên mộ vàng
Chiếc bình hoa ngày cưới
      Nay thành chiếc bình hương…
Nhưng không chết người trai khói lửa mà chết người gái nhỏ miền xuôi, hỡi ơi, hỡi ơi…. 

                                                              Thơ Hữu Loan (Màu Tím Hoa Sim)

Trong căn nhà cây lá thô sơ, dột nát tại thành phố Sóc Trăng, anh trả lời phỏng vấn của phóng viên đài RFA với những câu rất là nhân từ và bác ái. Anh cho những chuyện cực hình mà chính quyền CSVN đối xử với anh đó là chuyện thuộc về quá khứ, còn hiện tại và tương lai nên đối xử với nhau bằng tinh thần nhân đạo và đoàn kết để dân tộc được trường tồn và đất nước khỏi rơi vào tay của kẻ thù TQ. Anh không bao giờ thù oán những người đã hành hạ anh….



Nghe qua cuộc trả lời phỏng vấn của anh Sương với phóng viên Nguyên Khôi phóng viên đài phát thanh-truyền hình Quê hương tại San Jose, sau lúc xúc động bằng nước mắt khi được phóng viên nhắc đến người vợ thân yêu của mình, với tất cả niềm tin anh Sương nhờ phóng viên Nguyên Khôi chuyển lời nhắn nhủ của mình đến tất cả đồng bào, đến tất cả các cá nhân và các phong trào, các hội đoàn trong và ngoài nước nên dẹp bỏ các tỵ hiềm và mọi khác biệt để cùng nhau đoàn kết, ngồi lại với nhau để  thảo luận và tìm ra những hướng đi phù hợp cho công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa hiện nay, để cho dân tộc được trường tồn và đất nước được phát triển đó là việc lớn, là đại sự của quốc gia để khỏi phải mang tội với tiền nhân và lịch sử sau này, còn sự mất mát, nghèo nàn và khổ sở của anh, của gia đình anh đó chỉ là việc rất nhỏ mà thôi. Trương Văn Sương đúng là một viên ngọc quý của Tổ Quốc, là niềm tự hào của dân tộc VN. Lòng bao dung và quảng đại của người hùng Trương Văn Sương khiến cho những ai có trái tim của con người, bắt buộc phải so sánh với chủ trương và việc làm của các nhà lãnh đạo CSVN đối với nhân dân khi vì sự độc quyền để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng mà họ phải nghe lệnh của quan thầy Liên sô và TQ để thực hiện cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 1954-1956, khiến cho trên 100 ngàn người dân oan cùng với những thành phần không cùng hướng đi với đảng phải chịu chết bằng những hình thức dã man nhất trong lịch sử loài người. Đặc biệt họ đã nhẫn tâm giết cả những người ân đã từng cưu mang và giúp đỡ họ điển hình là địa chủ bà Nguyễn Thị Năm. Tiếp đến trong thời gian chiếm cố đô Huế vào tết Mậu Thân 1968, trước khi rút lui họ cũng thủ tiêu và giết chết trên 5000 người dân trong các hầm chôn người tập thể với nguyên trạng bị còng, bị trói tại khe Đá Mài, và trong thời gian vừa qua để bảo vệ thành công việc lấy đất của dân, công an Nghi Sơn-Thanh Hóa cũng ra tay bắn chết tại chổ em học sinh Lê Xuân Dũng và anh Lê Hữu Nam. Còn tại Cồn Dầu (Đà Nẵng) thì công an cũng bắt và đánh chết một giáo dân là anh Nguyễn Thành Năm. Còn rất nhiều việc vô nhân của chính quyền CSVN mà nếu kể ra đầy đủ thì không có bút mực nào tả hết được.

Đã là con người thì không ai hoàn toàn trong sạch, dĩ nhiên phải có sai và đúng. Các nhà lãnh đạo ĐCSVN cũng không qua quy luật này, điều cần thiết là phải biết nhận cái sai của mình để mà sữa chữa những lỗi lầm đã gây ra. Nhân dân VN với truyền thống vị tha và nhân ái sẽ là nhân tố tối quan trọng trong việc vận động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để giữ nước và xây dựng đất nước ngang hàng với tầm văn minh của thế giới. Người viết đưa ra những sự thật mà các nhà lãnh đạo CSVN gây ra cho quê hương đất nước không phải với mục đích căm thù, trái lại sự thẳng thắn này sẽ tạo tiền đề cho một tương lai tốt đẹp sau này đối với ĐCSVN. Người viết xin nêu lên lời dạy bất hủ của Đức Phật: “Ở trên đời chỉ có 2 hạng người đáng được kính trọng nhất: hạng thứ nhất là người có việc làm không bao giờ sai; hạng thứ hai là người làm sai nhưng biết nhìn nhận sai để mà sữa chữa cho tốt và không bao giờ tái phạm”.   

Trong trường hợp hiện tại của anh Trương Văn Sương, điều cần phải làm bây giờ đối với cộng đồng dân tộc trong và ngoài nước là phải cùng nhau góp sức để giúp đỡ cho người hùng Trương Văn Sương trị bệnh, cũng như có cuộc sống tương đối bình an trong thời gian tới. Ca dao và tục ngữ VN có câu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hoặc: Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng.

  Bỏ qua vấn đề chính trị, gia cảnh anh Sương bây giờ là gia cảnh của một người nghèo xác xơ cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Người viết không biết những phong trào, những người VN hải ngoại đã từng về VN để làm từ thiện có dám công khai giúp đỡ cho trường hợp của anh Sương hay không? Sỡ dĩ người viết nêu lên câu hỏi này là vì người viết nhận thấy rằng, tất cả các việc làm từ thiện của người VN hải ngoại về VN đều phải qua sự thanh lọc và cho phép của chính quyền CSVN. Người viết tin chắc rằng, sự giúp đỡ của các phong trào, các hội đoàn, những người đấu tranh cùng chung chí hướng ở trong và ngoài nước sẽ là nhân tố quyết định cho anh Trương Văn Sương được tiếp tục vững vàng ý chí của mình. Giờ phút này, cộng đồng VN đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền và cộng đồng quốc tế còn nhiều chuyện phải làm nữa bởi vì, vẫn còn rất nhiều người dân chủ đang bị tù dài hạn, đang bị bệnh nặng không được chữa trị đúng mức trong lao tù điển hình là cựu sĩ quan đại úy Nguyễn Hữu Cầu (quê Kiên giang). Hiện nay anh cũng có thời gian ở tù tương đương với anh Sương và cũng đang bệnh nặng, người thứ 2 vừa được anh Nguyễn Bắc Truyển đăng trên các trang web là ông Trần Văn Thiêng 75 tuổi quê ở Gò Công là sĩ quan cảnh sát đặc biệt cũng là tù nhân chính trị và cũng đang bệnh nặng trong lao tù, ông đang thụ án 19 năm hết hạn vào tháng 2/2011.

 

 

  
Để kết thúc bài này, người viết xin đề nghị: Nếu có thể được xin cộng đồng VN hải ngoại với uy tín sẵn có nên vận động để đưa anh Trương Văn Sương qua Mỹ hoặc bất cứ nước nào có nền y khoa tiên tiến để chữa bệnh cho anh, cũng như trường hợp của ông Hoàng Minh Chính trước đây. Hoặc nếu cần thì nên đưa anh Sương đến ở cùng cha Lý để cho việc trị bệnh của anh được tốt hơn.

Chắc chắn rồi đây trong những ngày sắp tới, mọi sinh hoạt của cá nhân anh cũng như của các con anh sẽ được công an theo dõi và “săn sóc” kỹ lưỡng.

Rất mong anh Sương chân cứng đá mềm.

Cuối cùng người viết xin gởi đến người hùng Trương Văn Sương lòng kính trọng chân thành nhất.
 

Sài Gòn ngày 19/7/2010

Trần Bảo Việt

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.


The




Links:

Cao Niên Bách Hạc (Tiểu sử Trương Văn Sương)
 Thăng Tiến Việt Nam

ĐCVOnline.net

Thông Tin Berlin

Thiên Thu Picasa Web( hình ảnh)


Trương Văn Sương – Niềm Tự Hào Dân Tộc – Trần Bảo Việt

1. Hình ảnh minh hoạ: Lễ Tưởng Nhớ Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền quang do Văn Phòng 2- Viện Hóa Đạo- GHPGVNTN- Hải Ngoại tổ chức tại San Jose- Bắc California- Hoa Kỳ.

2.  Bài đọc suy gẫm:  Trương Văn Sương – Niềm Tự Hào Dân Tộc – Trần Bảo Việt

Trong lịch sử hào hùng của dân tộc VN trên 4000 năm văn hiến đã sản sinh không biết bao nhiêu những tấm gương anh dũng. Nếu ngày xưa đất nước có những đại anh hùng hào kiệt như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Ngyễn Thái Học, Phan Chu trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thiện Thuật…v.v… thì ngày nay, cùng với các nữ lưu Lê Thị Công Nhân, Pham Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Hồ Thị Bích khương, Nguyễn Thu Trâm, những anh tài hiện đang chịu những cực hình trong lao tù cộng sản như: LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Công Định, Nguyễn Phong, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn Trần Đức Thạch, nhà giáo Vũ Hùng, sinh viên Ngô Huỳnh, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà báo Trần Minh Đức…v.v…đã can đảm đứng lên và chấp nhận nọi hiểm nguy để đấu tranh cho tự do dân chủ, cho nhân quyền mà nhân dân VN đã bị chế độ độc tài CS cướp lấy, quyết thực hiện cho bằng được lời di chúc của vị vua anh minh Trần nhân Tôn trên con đường giữ nước và dựng nước, quyết giành lại quyền tự chủ, độc lập cho đất nước mà chế độ bạo quyền CS đã và đang dâng hiến cho bọn bá quyền TQ một kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN dưới chiêu bài tình hữu nghị 16 chữ vàng, 4 tốt.

Đặc biệt, nếu chúng ta tôn vinh LM Nguyễn Văn Lý là người khởi xướng và chủ chốt cho phong trào đấu tranh dân chủ VN, tôn vinh Hòa thượng Thích Quảng Độ là một nhà sư đầy lòng dũng cảm trong tinh thần vô úy của nhà Phật đấu tranh cho nhân quyền và quyền độc lập của tôn giáo, thì chúng ta cũng phải tự hào về người tù đầy lòng can đảm, đầy tinh thần bất khuất của Trương Văn Sương trong lao tù CS suốt 34 năm trường đầy gian nguy khổ cực, lòng quả cảm và tinh thần yêu nước, yêu dân của anh khiến cho những người CS giam giữ anh với đầy đủ sức mạnh trong tay phải nể phục và chịu thua. Anh là sĩ quan thiếu úy của QLVNCH trước 1975, nhưng đã được nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn kính phục và yêu mến. Nguyên là sĩ quan trong QĐND, nguyên là đảng viên ĐCSVN, nhưng anh Toàn đã nhìn thấy được chủ nghĩa CS chỉ là ảo tưởng, chỉ là mỵ dân, cho nên anh không thể tiếp tục đem tình yêu quê hương đất nước của mình để phục vụ cho ngai vàng ĐCSVN. Anh Toàn đã vì chính nghĩa mà quay lưng với ĐCSVN và anh đã bị bắt và bị giam chung với Trương Văn Sương tại nhà tù Ba Sao (Nam Hà). Thật là hy hữu khi 2 người từng là sĩ quan của 2 chế độ đối nghịch nhau, lại gặp nhau trong cùng một chính nghĩa, cùng một hướng đi trong một nhà tù của CSVN. Chính anh Toàn đã chứng kiến cái ý chí can trường của anh Trương Văn Sương nhưng không được nhân dân và thế giới biết đến, khi ra tù anh Toàn đã tiếp tục đấu tranh và đưa tên anh Sương cho nhân dân cùng cộng đồng quốc tế biết mà can thiệp, cảm phục trước hành động gan dạ của anh Sương cho nên ngoài việc vận động các hội đoàn quốc tế trả tự do và giúp đỡ anh Sương, anh Toàn còn đặt cho anh Sương cái tên Nelson Mandela Trương Văn Sương của VN. Thay mặt cho nhân dân VN và cá nhân, người viết xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Khắc Toàn, thay mặt cho nhân dân VN và cá nhân, người viết cũng xin nghiêng mình cảm phục sự hy sinh và tinh thần bất khuất của anh Trương Văn Sương, anh rất xứng đáng có tên trong bảng vàng vẻ vang của lịch sử VN sau này.

Thật ra, kể từ ngày 30/4/1975 khi Hoa kỳ đã vì quyền lợi riêng mà phản bội nhân dân miền Nam VN, một đồng minh đã từng sát cánh với Hoa kỳ trong cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lăng của CNCS, khiến cho miền Nam VN phải bị rơi vào bàn tay của CSBV. Ngoài các tướng lãnh anh hùng đã chọn con đường tự sát để khỏi phải đối diện với kẻ thù như: tướng Lê Văn Hưng, tướng Nguyễn Khoa Nam, tướng Lê Nguyên Vỹ, tướng Mạch Xuân Trường…v.v…, thì trong lao tù CS vẫn còn rất nhiều những tấm gương anh dũng đã đơn độc một mình trước bạo quyền để rồi chấp nhận cái chết mà nhân dân chưa từng biết. Người viết xin ghi lại đây cái chết đầy hào hùng của một trung úy biệt cách dù mang tên Nguyễn Anh Hùng vào những năm 1976-1977 thời quân quản tại nhà giam Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang, anh Hùng đã không trình diện theo lời kêu gọi của chính quyền CS. Quê anh ở Sài gòn nhưng anh đã đến Rạch giá và tìm cách đánh cắp chiếc tàu đánh cá của chính quyền tỉnh Kiên giang để vượt biên. Vì không quen lộ trình của bờ biển Rạch giá cho nên chiếc tàu bị đi vào bãi cạn và anh đã bị bắt, bị đưa ra tòa. Trước phiên tòa khi được hỏi về lý do nào khiến anh cướp tàu vượt biên, anh đã hùng dũng trả lời: có 2 lý do khiến tôi vượt biên, thứ nhất là muốn gặp lại vợ con tại nước Pháp vì vợ tôi là người Pháp trước 1975 là giáo sư dạy tiếng Pháp tại Sài gòn, lý do thứ hai là sau khi gặp mặt vợ con rồi thì tôi sẽ gia nhập một đoàn quân để trở về giải phóng dân tộc tôi. Câu trả lời đầy khí phách này đã khiến anh bị kết án tử hình. Trong thời gian chờ thi hành bản án anh đã cùng với 2 người tù chính trị khác cùng ở chung khu biệt giam phá cổng vượt trại, ra tới cổng traị giam lúc nửa đêm nhưng vì lòng nhân đạo anh đã không nở giết người công an gác cổng. Nhóm 3 người của anh núp dưới bóng tối của cây cột đèn để theo dõi anh công an trong lô cốt tìm thời cơ thuận tiện để thoát ra đường, nhưng chẳng may các anh đã bị chính anh công an gác cổng phát hiện và các anh đã bị bắt lại cùng với những trận đòn thù chết đi sống lại. Một thời gian ngắn sau đó chính quyền CS Rạch giá đã thi hành bản án tử hình của anh.
Trở lại trường hợp người hùng Trương Văn Sương qua lời kể của nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn, anh Sương rất anh dũng và lúc nào cũng vững vàng ý chí đấu tranh với bạo quyền. Anh không bao giờ chịu viết bản nhận tội và xin ân xá theo yêu cầu của ban giám thị trại giam. Trái lại, anh đã lợi dụng giấy và bút của trại giam để viết lên những dòng chữ khẳng định mình vô tội, kết án chính quyền CSVN đã phản quốc khi giao đất đai của đất nước cho kẻ thù TQ, tàn ác với nhân dân khi đề ra các chính sách để ăn cướp trắng trợn tài sản của nhân dân. Khi bị còng và đưa ra khu biệt giam thì anh hùng dũng hô tô khẩu hiệu đả đảo cộng sản và thách thức công an trại giam nếu có đủ dũng khí thì hãy bắn anh đi chớ “Trương Văn Sương này không bao giớ đầu hàng đâu”. Anh luôn luôn chấp nhận mọi khổ đau kể cả những trận đòn thù mà CS với những người công an máu lạnh đã áp dụng vào anh. Đối với cộng sản thì anh đã kiêu hùng như thế, còn đối với anh em trong lao tù không phân biệt hình sự hay chính trị thì anh rất mực thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ trong mọi khả năng của mình kể cả những lúc đóng vai người ở. Do đó, anh rất được anh em trong tù yêu thương kính trọng và anh cũng được ban giám thị trại giam liệt vào thành phần không thể khuất phục được.

Sự lên tiếng của nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn và trước những áp lực của cộng đồng quốc tế cùng với căn bệnh suy tim cấp 4 và huyết áp cao, chính quyền CSVN không dám để cho anh chết trong tù, bắt buộc phải điều trị bệnh cho anh và cũng như LM Nguyễn Văn Lý anh được tạm tha về nhà để điều trị bệnh trong thời gian 12 tháng (cái quyết định mà cho tới khi về tới địa phương anh mới biết). Nelson Mandela Trương Văn Sương đã được chính quyền CSVN đưa về nhà trong vinh quang và chiến thắng trước sự vui mừng của toàn dân và các phong trào đấu tranh dân chủ ở trong nước và hải ngoại, cũng như gia đình và thân nhân của anh.


Ngày anh bị CS bắt bỏ tù thì gia đình vẫn còn đầy đủ vợ, con và cha mẹ, đất nước chỉ mất có quần đảo Hoàng sa bị kẻ thù TQ chiếm từ đầu năm 1974 trong cuộc tử chiến mà hải quân QLVNCH đã có 58 chiến sĩ hy sinh, cùng với những hoang tàn đổ nát của 6 tỉnh miền miền Bắc khi TQ xua quân đánh phá năm 1979. Hôm nay, ngày anh trở về với gia đình thì cha mẹ, vợ và một đứa con gái thân yêu đã chết, còn đất nước thì chính quyền CSVN đã để cho TQ chiếm thêm các hòn đảo chiến lược của Trường sa, tự nguyện dâng hiến Ải Nam Quan, 2/3 thác Bãn Giốc, bãi Tục Lãm và 10 ngàn km2 vùng biển Bắc Bộ cho TQ, lại còn cho kẻ thù TQ tàn phá Tây nguyên qua đại dự án khai thác Bô xít, cho TQ thuê hàng mấy trăm hecta rừng chiến lược của 10 tỉnh biên giới giáp với TQ trong thời hạn 50 năm. Đây là công lao và thành quả của chính quyền CSVN đối với TQ trong tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt mà các nhà lãnh đạo ĐCSVN đã và đang tự hào.

Ông Trương văn Sương và gia đình sau 33 năm, ai nấy đã… già hơn xưa.

Ông Trương Văn Sương đang kính cẩn, đau xót, xúc động thắp nén hương trên ban thờ di ảnh người vợ thân yêu đã mất năm 2007 sau hàng chục năm mỏi mòn chờ đợi ngày ông trở về!!! Trong tấm hình này chúng ta còn thấy rõ trên cổ ông đang quàng vòng hoa Chiến thắng ngục tù CSVN do cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển thay mặt Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam trao tặng.

Tôi về không gặp nàng

Mà ngồi bên mộ vàng

Chiếc bình hoa ngày cưới

Nay thành chiếc bình hương…

Nhưng không chết người trai khói lửa mà chết người gái nhỏ miền xuôi, hỡi ơi, hỡi ơi….

Thơ Hữu Loan (Màu Tím Hoa Sim)

Trong căn nhà cây lá thô sơ, dột nát tại thành phố Sóc Trăng, anh trả lời phỏng vấn của phóng viên đài RFA với những câu rất là nhân từ và bác ái. Anh cho những chuyện cực hình mà chính quyền CSVN đối xử với anh đó là chuyện thuộc về quá khứ, còn hiện tại và tương lai nên đối xử với nhau bằng tinh thần nhân đạo và đoàn kết để dân tộc được trường tồn và đất nước khỏi rơi vào tay của kẻ thù TQ. Anh không bao giờ thù oán những người đã hành hạ anh….


Nghe qua cuộc trả lời phỏng vấn của anh Sương với phóng viên Nguyên Khôi phóng viên đài phát thanh-truyền hình Quê hương tại San Jose, sau lúc xúc động bằng nước mắt khi được phóng viên nhắc đến người vợ thân yêu của mình, với tất cả niềm tin anh Sương nhờ phóng viên Nguyên Khôi chuyển lời nhắn nhủ của mình đến tất cả đồng bào, đến tất cả các cá nhân và các phong trào, các hội đoàn trong và ngoài nước nên dẹp bỏ các tỵ hiềm và mọi khác biệt để cùng nhau đoàn kết, ngồi lại với nhau để  thảo luận và tìm ra những hướng đi phù hợp cho công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa hiện nay, để cho dân tộc được trường tồn và đất nước được phát triển đó là việc lớn, là đại sự của quốc gia để khỏi phải mang tội với tiền nhân và lịch sử sau này, còn sự mất mát, nghèo nàn và khổ sở của anh, của gia đình anh đó chỉ là việc rất nhỏ mà thôi. Trương Văn Sương đúng là một viên ngọc quý của Tổ Quốc, là niềm tự hào của dân tộc VN. Lòng bao dung và quảng đại của người hùng Trương Văn Sương khiến cho những ai có trái tim của con người, bắt buộc phải so sánh với chủ trương và việc làm của các nhà lãnh đạo CSVN đối với nhân dân khi vì sự độc quyền để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng mà họ phải nghe lệnh của quan thầy Liên sô và TQ để thực hiện cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 1954-1956, khiến cho trên 100 ngàn người dân oan cùng với những thành phần không cùng hướng đi với đảng phải chịu chết bằng những hình thức dã man nhất trong lịch sử loài người. Đặc biệt họ đã nhẫn tâm giết cả những người ân đã từng cưu mang và giúp đỡ họ điển hình là địa chủ bà Nguyễn Thị Năm. Tiếp đến trong thời gian chiếm cố đô Huế vào tết Mậu Thân 1968, trước khi rút lui họ cũng thủ tiêu và giết chết trên 5000 người dân trong các hầm chôn người tập thể với nguyên trạng bị còng, bị trói tại khe Đá Mài, và trong thời gian vừa qua để bảo vệ thành công việc lấy đất của dân, công an Nghi Sơn-Thanh Hóa cũng ra tay bắn chết tại chổ em học sinh Lê Xuân Dũng và anh Lê Hữu Nam. Còn tại Cồn Dầu (Đà Nẵng) thì công an cũng bắt và đánh chết một giáo dân là anh Nguyễn Thành Năm. Còn rất nhiều việc vô nhân của chính quyền CSVN mà nếu kể ra đầy đủ thì không có bút mực nào tả hết được.

Đã là con người thì không ai hoàn toàn trong sạch, dĩ nhiên phải có sai và đúng. Các nhà lãnh đạo ĐCSVN cũng không qua quy luật này, điều cần thiết là phải biết nhận cái sai của mình để mà sữa chữa những lỗi lầm đã gây ra. Nhân dân VN với truyền thống vị tha và nhân ái sẽ là nhân tố tối quan trọng trong việc vận động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để giữ nước và xây dựng đất nước ngang hàng với tầm văn minh của thế giới. Người viết đưa ra những sự thật mà các nhà lãnh đạo CSVN gây ra cho quê hương đất nước không phải với mục đích căm thù, trái lại sự thẳng thắn này sẽ tạo tiền đề cho một tương lai tốt đẹp sau này đối với ĐCSVN. Người viết xin nêu lên lời dạy bất hủ của Đức Phật: “Ở trên đời chỉ có 2 hạng người đáng được kính trọng nhất: hạng thứ nhất là người có việc làm không bao giờ sai; hạng thứ hai là người làm sai nhưng biết nhìn nhận sai để mà sữa chữa cho tốt và không bao giờ tái phạm”.

Trong trường hợp hiện tại của anh Trương Văn Sương, điều cần phải làm bây giờ đối với cộng đồng dân tộc trong và ngoài nước là phải cùng nhau góp sức để giúp đỡ cho người hùng Trương Văn Sương trị bệnh, cũng như có cuộc sống tương đối bình an trong thời gian tới. Ca dao và tục ngữ VN có câu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hoặc: Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng.

Bỏ qua vấn đề chính trị, gia cảnh anh Sương bây giờ là gia cảnh của một người nghèo xác xơ cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Người viết không biết những phong trào, những người VN hải ngoại đã từng về VN để làm từ thiện có dám công khai giúp đỡ cho trường hợp của anh Sương hay không? Sỡ dĩ người viết nêu lên câu hỏi này là vì người viết nhận thấy rằng, tất cả các việc làm từ thiện của người VN hải ngoại về VN đều phải qua sự thanh lọc và cho phép của chính quyền CSVN. Người viết tin chắc rằng, sự giúp đỡ của các phong trào, các hội đoàn, những người đấu tranh cùng chung chí hướng ở trong và ngoài nước sẽ là nhân tố quyết định cho anh Trương Văn Sương được tiếp tục vững vàng ý chí của mình. Giờ phút này, cộng đồng VN đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền và cộng đồng quốc tế còn nhiều chuyện phải làm nữa bởi vì, vẫn còn rất nhiều người dân chủ đang bị tù dài hạn, đang bị bệnh nặng không được chữa trị đúng mức trong lao tù điển hình là cựu sĩ quan đại úy Nguyễn Hữu Cầu (quê Kiên giang). Hiện nay anh cũng có thời gian ở tù tương đương với anh Sương và cũng đang bệnh nặng, người thứ 2 vừa được anh Nguyễn Bắc Truyển đăng trên các trang web là ông Trần Văn Thiêng 75 tuổi quê ở Gò Công là sĩ quan cảnh sát đặc biệt cũng là tù nhân chính trị và cũng đang bệnh nặng trong lao tù, ông đang thụ án 19 năm hết hạn vào tháng 2/2011.

Để kết thúc bài này, người viết xin đề nghị: Nếu có thể được xin cộng đồng VN hải ngoại với uy tín sẵn có nên vận động để đưa anh Trương Văn Sương qua Mỹ hoặc bất cứ nước nào có nền y khoa tiên tiến để chữa bệnh cho anh, cũng như trường hợp của ông Hoàng Minh Chính trước đây. Hoặc nếu cần thì nên đưa anh Sương đến ở cùng cha Lý để cho việc trị bệnh của anh được tốt hơn.

Chắc chắn rồi đây trong những ngày sắp tới, mọi sinh hoạt của cá nhân anh cũng như của các con anh sẽ được công an theo dõi và “săn sóc” kỹ lưỡng.

Rất mong anh Sương chân cứng đá mềm.

Cuối cùng người viết xin gởi đến người hùng Trương Văn Sương lòng kính trọng chân thành nhất.

Sài Gòn ngày 19/7/2010

Trần Bảo Việt


Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.


The


Links:

Cao Niên Bách Hạc (Tiểu sử Trương Văn Sương)

Thăng Tiến Việt Nam

ĐCVOnline.net

Thông Tin Berlin

Thiên Thu Picasa Web( hình ảnh)


Loại Vũ Khí Mềm – Bắc Đẩu Võ Ý

Old soldiers never die
They just fade away…

   General Mc Arthur
1. Hình ảnh minh họa:  Chào Cờ Và Tưởng Niệm Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ nhân dip Đại Hội kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân-QLVNCH , Little SaiGon, Nam California.
Tin Chi tiết : Việt Báo Online

   Hội viên M.I.A.(Missing in Action) cất lên khúc “Chiêu hồn Tử Sĩ” đầy thê lương, cảm khái

 2.  Bài đọc suy gẫm:  Loại Vũ Khí Mềm – Bắc Đẩu Võ Ý 

Tập thể Quân Cán Chính VNCH tị nạn trên khắp thế giới hầu như năm nào cũng cố gắng tổ chức Ngày Quân Lực 19 tháng 6. Những năm đầu, hàng trăm người tham dự. Số người tham dự cứ tụt dần mỗi năm. Vì công ăn việc làm ? Vì tuổi già sức yếu ? Hay chán chường nản chí? Ai mà biết được ngoài đương sự ?

Bên cạnh hàng chục lý do để… lui binh, vẫn còn những chiến hữu bền gan với ngày 19 tháng 6, như thể bền gan với Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm đến kỳ cùng, cố gắng sắp xếp công ăn việc làm, cố gắng chống gậy đến tham dự với đồng đội anh em. Thật đáng trân trọng!

Chúng ta ai cũng đã biết, QLVNCH được khai sinh với mục đích là chiến đấu để phục vụ quốc gia dân tộc.

Sau 1975, thực thể quân đội không còn, nhưng trong tận cùng ý thức của mỗi một quân nhân vẫn còn vướng bận một trách nhiệm chưa hoàn thành cho nên lý tưởng bảo quốc an dân vẫn luân lưu trong máu huyết nên dù trong hoàn cảnh nào, người chiến sĩ cộng hòa cũng vẫn bền gan chiến đấu để phục vụ quốc gia dân tộc.

Trước 1975, chúng ta chiến đấu với phương tiện vũ khí, ngày nay máy bay tàu bò xe tăng đại pháo không còn, chúng ta vẫn chiến đấu bằng một thứ vũ khí khác, nói như nhà thơ Cung Trầm Tưởng , đó là loại vũ khí mềm.

    Những vị phu nhân Biệt Động Quân.
  
    Noted: Một số (Ranger) BĐQ bản xứ và (Ranger advises) cố vấn cũ cũng tham dự.
   Cựu sĩ quan Viet Nam Veteran cũng tham dự Đại Hội Ranger – Chào Tưởng Niệm dù luôn phải ngồi và di chuyển cần có xe trợ giúp.
 Tuy quê hương còn đó nhưng người chiến binh Biệt Động vẫn ưu tư, trăn trở vì đồng bào trong nước hoàn toàn không có quyền tự chủ, đồng thời việt cộng đã cắt đất đai tổ tiên, lãnh hải dâng cho tàu cộng.
    Hợp ca:” Ta BĐQ tung hoành chí trai” La là lá la.
Mọi công dân, bất luận nam nữ, bất luận thuộc thành phần xã hội, tôn giáo hay địa phương nào, đều có thể xử dụng loại vũ khí mềm. Mọi công dân xử dụng vũ khí mềm để chiến đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam đều được vinh danh là chiến sĩ tự do. Linh mục Nguyễn Văn Lý không kinh qua một trường huấn luyện quân sự nào, nhưng trước toà án bịt miệng, Linh Mục Lý là một chiến sĩ can trường, đã dùng sinh mạng mình để đấu tranh cho Tự Do, trong đó có Tự Do Tôn giáo.

Luật sư Lê thị Công Nhân, không kinh qua một trường võ bị nào, nhưng trước chế độ phi nhân, Luật sư Công Nhân đã đem sinh mạng mình để đấu tranh cho Nhân quyền cho trên 80 triệu người dân trong nước. Thượng tọa Thích Quãng Độ, Mục sư Lê Hồng Quang, Linh mục Phan Văn Lợi… chỉ khoác aó nhà tu, không khoác áo nhà binh, nhưng ý chí đấu tranh cho Dân Chủ cho Việt Nam là ý chí của các dũng tướng!

Nhiều chiến sĩ tự do đã dùng vũ khí mềm để nói lên được thực trạng đàn áp dân chủ và tôn giáo tại Việt Nam cho thế giới biết, cũng như họ đã xử dụng vũ khí mềm bằng cách đưa ra những dữ kiện vi phạm nhân quyền có sức thuyết phục để đánh động dư luận quốc tế để họ hổ trợ cho tiến trình đấu tranh dân chủ ở Việt nam.

Vậy nói một cách cụ thể, vũ khí mềm là loại vũ khí gì vậy ?

Thưa, đó là bền gan với lý tưởng quốc gia dân tộc, một lòng một dạ với đồng đội đồng bào; đó là mạng lưới internet, là truyền thông báo chí; đó là tìm mọi cách đem ánh sáng chân thật soi rọi cảnh tăm tối áp bức của trên 80 triêu dân đen trong nước; đó là tiếp cận các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để nói cho họ thấy rõ bộ mặt gian trá xảo quyệt của cộng sản Việt nam; đó là vận động các vị Đại diện Dân cử địa phương hổ trợ cho tiến trình Dân chủ trong nước; đó là hải ngoại tiếp tay với quốc nội về mọi mặt trong cuộc đấu tranh cho chính nghĩa đầy cam go gai góc nầy.

Ghi danh cử tri để xử dụng lá phiếu, đó lá xử dụng vũ khí mềm.

Ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách những Quốc gia đáng quan tâm, đó là xử dụng vũ khí mềm.
Tham gia biểu tình vận động cho Dân chủ Việt nam, đó là vũ khí mềm.

Vận động xây tượng đài Việt Mỹ khắp nơi, là xử dụng vũ khí mềm.

Vận động các thành phố các tiểu bang công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ như là biểu tượng của người Việt tị nạn…là xử dụng vũ khí mềm.

Ủng hộ dân oan trong nước là xử dụng vũ khí mềm.
Vân vân…

  Một vài vị huynh trưởng của binh chủng BĐQ.
    Trung Úy Văn Sĩ Biệt Động Quân Trần Thy Vân tuy tóc đã bạc nhưng vẫn đầy nhiệt huyết can trường – hào hùng.
   Súng Canon, Nikon  thế M16, người lính Biệt Động hôm nay đang tiếp tục xử dụng vũ khí mềm, tham gia đánh trận truyền thông với cộng sản, chuyển lửa “Sự Thật” về quốc nội.
Nhân ngày Quân lực 19 tháng 6, xin có một cái nhìn về Quân Lực VNCH. QLVNCH là một tổ chức bao gồm nhiều thành phần xã hội tôn giáo, và địa phương: đó là tính kết hợp.. QLVNCH là tổ chức có kỹ luật quân đội, thi hành trước khiếu nại sau: đó là tính hy sinh chịu đựng.

Trên thực tế, người chiến sĩ QLVNCH đã hy sinh xương máu để Miền Nam được sống yên bình cũng như đã chịu đựng biết bao gian khổ trong cuộc chiến ý thức hệ vừa qua, cho nên Kết hợp và Hy sinh Chịu đựng là tinh hoa, là truyền thống còn lại sau 1975 và mãi luân lưu trong dòng máu bất khuất của người chiến sĩ QLVNCH.

Tinh hoa và truyền thống đó thể hiện khắp hải ngoại qua việc hình thành các tổ chức như Gia đình, Hội Ái Hữu của các Quân Binh chủng QLVNCH.

    Luật Sư Dân Oan Bùi Kim Thành đang tưởng niệm. Ước mong sự hy sinh vì lý tưởng Tự Do của những anh linh liệt sỹ luôn được trân trọng và ghi ơn mãi.

 Thế hệ sau của những người lính Biệt Động Quân cũng đã được huấn luyện và nhập cuộc, vào trận đánh truyền thông với cs.
 
    Tu Thân, hỏng phải Tứ Thân hay Tử Thần cô ui 🙂
 
Trong công cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ cho Việt Nam hiện nay, nếu xử dụng vũ khí mền, người chiến sĩ QLVNCH có thể sẽ mang lại những ước vọng như sau:

  –  Một là, nuôi ước vọng đoàn kết nội bộ trong tình nghĩa huynh đệ chi binh và tiếp tục hy sinh những tự ái cá nhân, những danh diện cục bộ vì mục tiêu giải thế chế độ cộng sản cho vẹn câu thề trước Trung Nghĩa Đài trong ngày mãn khóa và cho xứng đáng với 6 chữ Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm mà mỗi chiến sĩ đội trên đầu ;
   –  Hai là, giữ vững lập trường quốc gia dân tộc, (nếu không giữ được thì im lặng chứ đừng mở miệng nói những lời phản trắc bạt nhược);
   –  Ba là, nuôi ước vọng hổ trợ và kết hợp mọi tổ chức đấu tranh chân chính thành một khối khả dĩ đối lực với đảng cộng sản.

Để sáng tỏ phương cách xử dụng vũ khí mềm, xin ngẫm nghĩ lời tuyên bố của hai chiến sĩ tự do sau đây:
Luật sư Lê thị Công Nhân, 28 tuổi, một nhà tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền tại quốc nội, bị cộng sản bắt bỏ tù vì những bài viết cổ vũ cho Tự Do Dân chủ và vì cô đã gia nhập Khối 8406, đã tuyên bố những lời như sau trước khi bị bắt:
“…Tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi đấu tranh. Trước hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy quyền tự do cho người Việt Nam. Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói tới đầu hàng từ phía tôi…” (1)

Và cố ca nhạc sĩ Nhật Trường, trong một show hát gây quỹ xây dựng tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại California, trong bộ quân phục hoa dù, đã tuyên bố trước hàng trăm khán giả trong tư thế chào tay:
“Tôi, thượng sĩ nhảy dù Trần Thiện Thanh, vẫn còn tại ngũ, xin kính chào quý vị !” (2).

Là những cựu quân nhân còn chút lòng tự trọng, liệu chúng ta có cảm thấy hưng phấn trước những lời tuyên bố dung dị mà gang thép? Những lời tuyên bố như trên chính là loại vũ khí mềm!

Và liệu chúng ta, những cựu quân nhân Quân lực VNCH có nên “tự thắng” để thể hiện tính kết hợp và tính hy sinh chịu đựng để cho các thế hệ con cháu noi theo và tìm cách truyền thừa sự nghiệp dang dở cho họ thì mới mong thuyết phục họ tiếp tục đấu tranh bằng loại vũ khí mềm cho lý tưởng Tự do Dân chủ cho Việt Nam, hơn là vẫn nhắm mắt chê bai công kích lẫn nhau, làm mất thanh danh và lý tưởng cao cả của người Chiến sĩ VNCH.

Mong sao những ý kiến thô thiển của một cánh chim tự do lại được quý chiến hữu đệ huynh để mắt tới!

Bắc Đẩu Võ Ý

Corona, 19/06/2010
Ghi chú;
(1) theo http://guongls4.net ;
(2) băng video Tạ Từ Sân Khấu của Nhật Trường.
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.


The




Links:

Paltalk 16- Picasa Web (hình ảnh)

 Thế Giới Người Việt .net

Việt Báo Online
MuoiSau- Face Book


Loại Vũ Khí Mềm – Bắc Đẩu Võ Ý

Old soldiers never die

They just fade away…


….General Mc Arthur

1. Hình ảnh minh họa: Chào Cờ Và Tưởng Niệm Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ nhân dip Đại Hội kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân-QLVNCH , Little SaiGon, Nam California. Tin Chi tiết : Việt Báo Online

Hội viên M.I.A.(Missing in Action) cất lên khúc “Chiêu hồn Tử Sĩ” đầy thê lương, cảm khái

2.  Bài đọc suy gẫm:  Loại Vũ Khí Mềm – Bắc Đẩu Võ Ý

Tập thể Quân Cán Chính VNCH tị nạn trên khắp thế giới hầu như năm nào cũng cố gắng tổ chức Ngày Quân Lực 19 tháng 6. Những năm đầu, hàng trăm người tham dự. Số người tham dự cứ tụt dần mỗi năm. Vì công ăn việc làm ? Vì tuổi già sức yếu ? Hay chán chường nản chí? Ai mà biết được ngoài đương sự ?

Bên cạnh hàng chục lý do để… lui binh, vẫn còn những chiến hữu bền gan với ngày 19 tháng 6, như thể bền gan với Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm đến kỳ cùng, cố gắng sắp xếp công ăn việc làm, cố gắng chống gậy đến tham dự với đồng đội anh em. Thật đáng trân trọng!

Chúng ta ai cũng đã biết, QLVNCH được khai sinh với mục đích là chiến đấu để phục vụ quốc gia dân tộc.

Sau 1975, thực thể quân đội không còn, nhưng trong tận cùng ý thức của mỗi một quân nhân vẫn còn vướng bận một trách nhiệm chưa hoàn thành cho nên lý tưởng bảo quốc an dân vẫn luân lưu trong máu huyết nên dù trong hoàn cảnh nào, người chiến sĩ cộng hòa cũng vẫn bền gan chiến đấu để phục vụ quốc gia dân tộc.

Trước 1975, chúng ta chiến đấu với phương tiện vũ khí, ngày nay máy bay tàu bò xe tăng đại pháo không còn, chúng ta vẫn chiến đấu bằng một thứ vũ khí khác, nói như nhà thơ Cung Trầm Tưởng , đó là loại vũ khí mềm.

Những vị phu nhân Biệt Động Quân.

Ghi chú: Một số (Ranger) BĐQ bản xứ và (Ranger advises) cố vấn cũ cũng tham dự.

Cựu sĩ quan Viet Nam Veteran cũng tham dự Đại Hội Ranger – Chào Tưởng Niệm dù luôn phải ngồi và di chuyển cần có xe trợ giúp.

Tuy quê hương còn đó nhưng người chiến binh Biệt Động vẫn ưu tư, trăn trở vì đồng bào trong nước hoàn toàn không có quyền tự chủ, tệ hại hơn nữa làviệt cộng đã cắt đất đai tổ tiên, lãnh hải dâng cho tàu cộng.

Hợp ca:” Ta BĐQ tung hoành chí trai” La là lá la.

Mọi công dân, bất luận nam nữ, bất luận thuộc thành phần xã hội, tôn giáo hay địa phương nào, đều có thể xử dụng loại vũ khí mềm. Mọi công dân xử dụng vũ khí mềm để chiến đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam đều được vinh danh là chiến sĩ tự do. Linh mục Nguyễn Văn Lý không kinh qua một trường huấn luyện quân sự nào, nhưng trước toà án bịt miệng, Linh Mục Lý là một chiến sĩ can trường, đã dùng sinh mạng mình để đấu tranh cho Tự Do, trong đó có Tự Do Tôn giáo.Luật sư Lê thị Công Nhân, không kinh qua một trường võ bị nào, nhưng trước chế độ phi nhân, Luật sư Công Nhân đã đem sinh mạng mình để đấu tranh cho Nhân quyền cho trên 80 triệu người dân trong nước. Thượng tọa Thích Quãng Độ, Mục sư Lê Hồng Quang, Linh mục Phan Văn Lợi… chỉ khoác aó nhà tu, không khoác áo nhà binh, nhưng ý chí đấu tranh cho Dân Chủ cho Việt Nam là ý chí của các dũng tướng!Nhiều chiến sĩ tự do đã dùng vũ khí mềm để nói lên được thực trạng đàn áp dân chủ và tôn giáo tại Việt Nam cho thế giới biết, cũng như họ đã xử dụng vũ khí mềm bằng cách đưa ra những dữ kiện vi phạm nhân quyền có sức thuyết phục để đánh động dư luận quốc tế để họ hổ trợ cho tiến trình đấu tranh dân chủ ở Việt nam.

Vậy nói một cách cụ thể, vũ khí mềm là loại vũ khí gì vậy ?Thưa, đó là bền gan với lý tưởng quốc gia dân tộc, một lòng một dạ với đồng đội đồng bào; đó là mạng lưới internet, là truyền thông báo chí; đó là tìm mọi cách đem ánh sáng chân thật soi rọi cảnh tăm tối áp bức của trên 80 triêu dân đen trong nước; đó là tiếp cận các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để nói cho họ thấy rõ bộ mặt gian trá xảo quyệt của cộng sản Việt nam; đó là vận động các vị Đại diện Dân cử địa phương hổ trợ cho tiến trình Dân chủ trong nước; đó là hải ngoại tiếp tay với quốc nội về mọi mặt trong cuộc đấu tranh cho chính nghĩa đầy cam go gai góc nầy.Ghi danh cử tri để xử dụng lá phiếu, đó lá xử dụng vũ khí mềm.

Ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách những Quốc gia đáng quan tâm, đó là xử dụng vũ khí mềm.
Tham gia biểu tình vận động cho Dân chủ Việt nam, đó là vũ khí mềm.

Vận động xây tượng đài Việt Mỹ khắp nơi, là xử dụng vũ khí mềm.

Vận động các thành phố các tiểu bang công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ như là biểu tượng của người Việt tị nạn…là xử dụng vũ khí mềm.

Ủng hộ dân oan trong nước là xử dụng vũ khí mềm.
Vân vân…

Một vài vị huynh trưởng của binh chủng BĐQ.

Trung Úy Văn Sĩ Biệt Động Quân Trần Thy Vân tuy tóc đã bạc nhưng vẫn đầy nhiệt huyết can trường – hào hùng.

Súng Canon, Nikon  thế M16, người lính Biệt Động hôm nay đang tiếp tục xử dụng vũ khí mềm, tham gia đánh trận truyền thông với cộng sản, chuyển lửa “Sự Thật” về quốc nội cho đồng bào.

Nhân ngày Quân lực 19 tháng 6, xin có một cái nhìn về Quân Lực VNCH. QLVNCH là một tổ chức bao gồm nhiều thành phần xã hội tôn giáo, và địa phương: đó là tính kết hợp.. QLVNCH là tổ chức có kỹ luật quân đội, thi hành trước khiếu nại sau: đó là tính hy sinh chịu đựng.Trên thực tế, người chiến sĩ QLVNCH đã hy sinh xương máu để Miền Nam được sống yên bình cũng như đã chịu đựng biết bao gian khổ trong cuộc chiến ý thức hệ vừa qua, cho nên Kết hợp và Hy sinh Chịu đựng là tinh hoa, là truyền thống còn lại sau 1975 và mãi luân lưu trong dòng máu bất khuất của người chiến sĩ QLVNCH.Tinh hoa và truyền thống đó thể hiện khắp hải ngoại qua việc hình thành các tổ chức như Gia đình, Hội Ái Hữu của các Quân Binh chủng QLVNCH.

Luật Sư Dân Oan Bùi Kim Thành đang tưởng niệm. Ước mong sự hy sinh vì lý tưởng Tự Do của những anh linh liệt sỹ luôn được trân trọng và ghi ơn mãi.


Thế hệ sau của những người lính Biệt Động Quân cũng đã được huấn luyện và nhập cuộc, vào trận đánh truyền thông với cs.

Tu Thân, hỏng phải Tứ Thân hay Tử Thần cô ui 🙂

Trong công cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ cho Việt Nam hiện nay, nếu xử dụng vũ khí mền, người chiến sĩ QLVNCH có thể sẽ mang lại những ước vọng như sau:

–  Một là, nuôi ước vọng đoàn kết nội bộ trong tình nghĩa huynh đệ chi binh và tiếp tục hy sinh những tự ái cá nhân, những danh diện cục bộ vì mục tiêu giải thế chế độ cộng sản cho vẹn câu thề trước Trung Nghĩa Đài trong ngày mãn khóa và cho xứng đáng với 6 chữ Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm mà mỗi chiến sĩ đội trên đầu ;
–  Hai là, giữ vững lập trường quốc gia dân tộc, (nếu không giữ được thì im lặng chứ đừng mở miệng nói những lời phản trắc bạt nhược);
–  Ba là, nuôi ước vọng hổ trợ và kết hợp mọi tổ chức đấu tranh chân chính thành một khối khả dĩ đối lực với đảng cộng sản.

Để sáng tỏ phương cách xử dụng vũ khí mềm, xin ngẫm nghĩ lời tuyên bố của hai chiến sĩ tự do sau đây:
Luật sư Lê thị Công Nhân, 28 tuổi, một nhà tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền tại quốc nội, bị cộng sản bắt bỏ tù vì những bài viết cổ vũ cho Tự Do Dân chủ và vì cô đã gia nhập Khối 8406, đã tuyên bố những lời như sau trước khi bị bắt:
“…Tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi đấu tranh. Trước hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy quyền tự do cho người Việt Nam. Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói tới đầu hàng từ phía tôi…” (1)

Và cố ca nhạc sĩ Nhật Trường, trong một show hát gây quỹ xây dựng tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại California, trong bộ quân phục hoa dù, đã tuyên bố trước hàng trăm khán giả trong tư thế chào tay:
“Tôi, thượng sĩ nhảy dù Trần Thiện Thanh, vẫn còn tại ngũ, xin kính chào quý vị !” (2).

Là những cựu quân nhân còn chút lòng tự trọng, liệu chúng ta có cảm thấy hưng phấn trước những lời tuyên bố dung dị mà gang thép? Những lời tuyên bố như trên chính là loại vũ khí mềm!

Và liệu chúng ta, những cựu quân nhân Quân lực VNCH có nên “tự thắng” để thể hiện tính kết hợp và tính hy sinh chịu đựng để cho các thế hệ con cháu noi theo và tìm cách truyền thừa sự nghiệp dang dở cho họ thì mới mong thuyết phục họ tiếp tục đấu tranh bằng loại vũ khí mềm cho lý tưởng Tự do Dân chủ cho Việt Nam, hơn là vẫn nhắm mắt chê bai công kích lẫn nhau, làm mất thanh danh và lý tưởng cao cả của người Chiến sĩ VNCH.

Mong sao những ý kiến thô thiển của một cánh chim tự do lại được quý chiến hữu đệ huynh để mắt tới!

Bắc Đẩu Võ Ý

Corona, 19/06/2010
Ghi chú;
(1) theo http://guongls4.net ;
(2) băng video Tạ Từ Sân Khấu của Nhật Trường.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.


The


Links:

MuoiSau- Face Book


Dòng Sông Chảy Về Phố Cũ- Đặng Thị Thanh Hương

 
Chết vì Tổ quốc
Cái chết vinh quang 
Lòng ta sung sướng 
Trí ta nhẹ nhàng.


1.  Hình ảnh minh hoạ:  Kỷ niệm 80 năm khởi nghĩaYên Báy tại Little Saigon, Nam California. 






2. Bài đọc suy gẫm:  Dòng sông chảy về phố cũ – Nhà văn Đặng Thị Thanh Hương



Lũ trẻ reo hò, chạy đuổi nhau quanh đồi Cọ. Thằng Đẻn trèo lên một cây cọ to, vặt nguyên cả buồng quả cọ ném xuống. Con Mận khom lưng nhóm lửa, đặt cái nồi đất sứt mẻ lên ba hòn gạch. Nó vặt những quả cọ cho vào nồi. Lúc sau cả bọn xúm vào bên nồi cọ om béo ngậy. Rồi chúng lại đuổi nhau reo hò……… Những cuộc chơi như thế ngày nào cũng diễn ra với bọn trẻ xóm Thổ Tang. Thằng Đẻn bé nhất nhưng luôn là người bày trò. Thực dân Pháp chiếm đóng đến Thổ Tang, bọn trẻ con theo gia đình tản cư. Cuộc vui thế là tàn.

Buổi chia tay chỉ có con Mận và cu Đẻn. Thằng Đẻn ngồi trầm ngâm bên nồi cọ om còn nguyên vẹn, nó vụt nói: “Mận này, mai kia nhất định tao sẽ đi đánh bọn Tây, mày lại theo tao nhé!” – Nói rồi nó đứng phắt dậy, đập thật mạnh vào cây cọ. Lúc nó buông tay. Con Mận hốt hoảng nhìn thấy giọt máu chảy dài trên tay Đẻn.
 

Mận theo cha tản cư lên Yên Báy – Một dãy phố nhỏ bé nhưng sầm uất nằm dọc bờ sông Hồng. Nó không gặp lại thằng Đẻn nữa. Năm tháng qua đi, cô bé Mận ngày nào đã là một thiếu nữ. Cái vị chan chát, ngòn ngọt của quả cọ om bên đồi thơ ấu năm nào vẫn thỉnh thoảng trở về trong ký ức cô.

Mận lấy chồng, mười chín tuổi đã là mẹ của ba đứa con lít nhít.

Dạo này Mận thường thấy chồng đi đêm về hôm, vẻ mặt lúc nào cũng quan trọng và khó hiểu. Nhiều đêm cô nghe thấy tiếng thì thào sau nhà. Cô mở cửa lén nhìn ra. Chồng cô và bốn, năm người đàn ông khác đang họp bàn gì đó.

Tiếng một người đàn ông: “…Đã đến lúc chúng ta phải hành động. Dù không thành công thì cũng thành nhân…”. Tiếng người đàn ông nghe quen lạ lùng. Mận nghĩ mãi không ra.

Cuộc khởi nghĩa của Quốc Dân Đảng (Việt Nam Quốc Dân Đảng) nổ ra ngày Mười tháng Hai năm Một Chín Ba Mươi… Người đàn ông đêm ấy trong nhà cô chính là lãnh tụ Nguyễn Thái Học…

 Tới ngày chồng cô và những người lãnh đạo khởi nghĩa bị thực dân Pháp hành hình, cô mới biết Nguyễn Thái Học là cu Đẻn.

Chồng cô Mận là ông ngoại tôi. Mãi sau này chúng tôi mới được nghe bà ngoại kể về thời thơ ấu cùng người anh hùng ấy.

Thuở nhỏ, tôi thường theo bà đi chợ. Mỗi lần tan chợ về bà rẽ vào khu nghĩa trang, đặt lên mộ ông tôi một bó hoa cúc vàng và mộ Nguyễn Thái Học vài quả cọ om vàng óng.

Ngày đó, tôi không hiểu mối liên hệ bí mật giữa bà và vị anh hùng kia. Vị béo ngậy của quả cọ om gạt phăng đi trong đầu tôi những câu hỏi tò mò.

Mẹ tôi là con út. Bác cả tôi bị hành hình trong đợt tan rã cuối cùng của Quốc Dân Đảng. Bác hai thoát chết nhưng phải sống chui lủi mãi. Bác ba và bác tư theo Việt Minh rồi chuyển về Hà Nội.

Bà sống với gia đình tôi. Bà kể, xưa dưới triều Nguyễn, Yên Bái mình thuộc Hưng Hoá. Thời Pháp, Yên Bái trở thành thủ phủ của đạo quan binh phía Bắc. Chính vì có một vị trí chiến lược như vậy nên ông Nguyễn Thái Học đã chọn Yên Bái làm nơi dấy cờ khởi nghĩa. Yên Bái ngày đó đông đúc với những phố chợ Sắt, chợ Gạo, phố Hàng Mắm, hàng Phèn… Bến sông Hồng ngày đêm tấp nập thuyền bè qua lại bán buôn.

Mỗi lần nhắc tới cái chết của ông Nguyễn, bà tôi lại trầm ngâm đọc: “Anh hùng tự cổ nan vi phụ – Hào kiệt hà nhân cánh cổ gia…”. Bà ôm tôi vào lòng ru rằng: Thân không giúp ích cho đời/Thù không trả được cho người tình chung/Dẫu rằng đang độ trẻ trung/ Quyết vì dân chúng một lòng hy sinh…

– Bà bịa ra đấy à? – Tôi hỏi.

– Bố mày chứ, đó là thơ của cô Giang, vợ ông Nguyễn đấy cháu ạ.

– Thế bà có quen cô Giang không?

– Không, ông Nguyễn bị giết, cô Giang về Thổ Tang thăm gia đình chồng, sau đó tự sát bằng súng lục! – bà thở dài.
 
  
Nguyện cầu các anh linh liệt nữ phù hộ cho con dân Việt Nam sớm ngày thực sự có Tự Do Dân Chủ trên quê hương.

Tôi lớn lên trong một căn nhà vách nứa, mái cọ sơ sài ven rừng. Tôi không sao hình dung nổi xưa kia Yên Bái là những phố xá dọc ngang, sầm uất. Bà bảo: “Hết đánh Tây, rồi đánh Mỹ, bao nhiêu bom đạn còn gì nữa cháu!”.

Những buổi chiều tan học, tôi cùng bọn trẻ hay ra bờ sông hái hoa dại. Dòng sông cuồn cuộn ngầu đỏ, tôi nói với bọn trẻ về những dãy phố dọc ngang trong câu chuyện của bà, nhưng chẳng đứa nào tin. Chúng bảo:

“Con này bịa chuyện…”.

Tôi bỏ chúng bạn, đi một mình giẫm lên những bụi dền gai, khoan khoái hít mùi nồng nàn của dòng sông đang mùa nước cạn.

Ngọn gió theo nhau ve vuốt trí tưởng tượng trong tôi. Tôi nhìn thấy chiến tranh tàn ác phá huỷ thành quách và phố xá bên bờ sông này. Chỉ còn lại ký ức toả bóng trong bà ngoại của tôi và bây giờ nó bao trùm cả lòng tôi nữa.

Thăng trầm lịch sử làm bốc hơi đi bao nhiêu vương triều, hiện hữu trở thành huyền thoại nên làm lũ trẻ tin thật khó. Nhưng tôi tin vào điều bà kể như đã chứng kiến những sự việc xảy ra trong gia đình.

Các anh chị con bác tôi không ai vào được đại học chỉ vì cha là Quốc Dân Đảng. Mười mấy đứa cháu nội của bà, mỗi lần thi rớt lại vào khóc với bà tôi. Bà không nói gì chỉ ngồi xếp những lá trầu không thành từng mớ.

Những phiên chợ thưa thớt dần, bà tôi yếu lắm rồi. Tôi không còn được ăn quả cọ om, cũng không theo bà đến thăm mộ ông Nguyễn. Khu nghĩa trang rậm rạp và hoang vắng. Những người chết mới được chôn cất ở nghĩa địa ven sông. Quanh mộ ông Nguyễn, hoa cúc dại um tùm vàng rực. Người lớn bảo bông hoa đó mang linh hồn người chết, đêm hiện ra trêu trẻ con qua đường. Tôi đâm ra kinh sợ cái sắc hoa vàng quái đản ấy.

Dạo này bà tôi chỉ quanh quẩn với giàn trầu không. Bà nhặt những lá trầu vàng lấy dây chuối khô bó từng mớ, xếp đầy các rổ. Nhưng bà không mang bán. Xếp xong những mớ trầu bà ngồi hát: “Thân không giúp ích cho đời – Thù không trả được cho người tình chung…”. Mấy chị em tôi đều đã lớn. Lời ru của bà rơi vào thinh không, chẳng khép nổi hàng mi đứa trẻ nào vào giấc ngủ. Chị tôi và anh thứ hai đỗ đại học. Mẹ tôi là con gái nên lý lịch không ảnh hưởng mấy tới chúng tôi.

Tôi vào cấp ba. Câu chuyện của bà về dòng sông chảy qua phố cũ chìm dần vào ký ức. Tự nhiên tôi cũng hoang mang khi nhìn cỏ dại ngút ngàn khắp triền sông. Không còn chút di tích nào về những con phố cổ. Dưới vòng cúc dại rực vàng kia liệu còn tí xương cốt nào của người anh hùng có cái tên còn trẻ cu Đẻn mà bà tôi thường nhắc. 

Thời gian chìm lấp bao sự kiện. Huống hồ câu chuyện tình lãng mạn đơn phương của bà tôi. Giàn trầu không của bà bỗng héo úa, rồi chết sau một đợt sương muối dày đặc. Bà tôi đột ngột lăn ra ốm. Một tháng sau, bà lần giường tập đi, bắt đầu nói ngọng và lẩn thẩn.

Mỗi buổi tan học về, tôi lại sang hàng xóm xin mấy lá trầu không, tôi lấy chiếc cối nhỏ xíu nghiền nát miếng trầu cho bà rồi mới ngồi học bài. Bà tôi thường ngồi hàng giờ trước lò sưởi than, tay run rẩy xếp những lá trầu vào chiếc âu đồng. Đôi mắt đục lờ nhìn vô định. Bà không còn hát thơ của cô Giang nữa.

Tôi thi vào Đại học Tổng hợp, khoa Sử. Vị ngọt bùi của trái cọ om mỗi lần tan chợ thi thoảng trở về trong tiềm thức đủ làm tứa nước bọt nơi đầu lưỡi. Hè đầu tiên trở về nhà, bà ra cửa run rẩy ôm lấy tôi. Tôi thấy bà ru khe khẽ:

“Thân không giúp ích cho đời – Thù không trả được cho người tình chung…”.
 Đây là bài học rất quan trọng cho những thế hệ sau về tinh thần yêu nước thương nòi  – Đảng viên lão thành Việt Quốc- Thanh Sơn, từ Canary- Canada về Nam California tham dự Kỷ niệm 80 năm Yên Báy trả lời phỏng vấn từ Op. Lê Phương, người đại diện cho các diễn đàn Paltalk đặt câu hỏi.
 

Tôi bàng hoàng nhận ra từ đôi mắt đục lờ của bà hai giọt lệ nặng nề lăn xuống. Bà tôi vẫn sống với thiên ký ức của mình. Tôi xin dây trầu không hàng xóm ươm trong vườn nhà. Một tháng hè đủ để mầm cây đâm lộc. Tôi lại ra đi.

Mùa đông năm ấy, bà tôi ốm liệt giường. Bà không ăn trầu nữa. Những lá trầu úa vàng trong chiếc cơi nhỏ. Ba tháng sau, bà tôi qua đời, thọ chín mươi mốt tuổi. Giàn trầu không tôi trồng đã lên xanh, nhưng bà không thể mang theo. Tất cả thiên nhiên và người thân đều bị ảnh hưởng vì cái chết của bà tôi. Cây cối trong nhà đều mang tang trắng.

Tiếng kêu khóc của mọi người. Tôi nghĩ đến bà tôi, nhưng không sao ý thức được chuyện gì đã xảy ra cho bà. Chết là đi về một kiếp sống khác, có lần bà tôi bảo thế.

Tôi nhìn thấy bà đang đi trên một con đường huyền bí, bà tìm về đồi cọ ven làng Thổ Tang năm xưa hay mải miết quay về bến sông có những dãy phố dọc ngang thuở trước.

Tôi nghe thấy tiếng chim chóc líu lô và qua thứ ánh sáng mờ ảo thê lương của hoàng hôn, tôi nhìn thấy bà hiện về với lời ru quen thuộc. Bà tôi nằm đó, mắt nhắm nghiền.

Đầu bà hình như nặng lắm nên mới ấn sâu xuống dưới gối như thế. Bà vấn khăn nhung, khuôn mặt nhỏ chìm lấp sau lọn tóc bạc. Bà có vẻ đang ngủ, hình như mắt bà chớp chớp trong ánh điện chập chờn. Mẹ tôi bảo: “Cầm tay bà đi con”. Tôi cầm tay bà. Một hơi lạnh không danh từ nào diễn tả nổi. Tôi sụp mắt xuống và nghe mẹ tôi khóc nức nở. Bà đã đi rồi, mang theo thiên ký ức của mình.

<!–[if gte vml 1]>

 

<![endif]–>Luận văn tốt nghiệp tôi chọn đề tài về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và lãnh tụ Nguyễn Thái Học.

Giáo sư Lương, người trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi kể tỉ mỉ về cuộc đời và sự nghiệp của ông Nguyễn, kể cả mối tình của ông và cô Nguyễn Thị Giang.

Tôi không nói với thầy điều bà tôi kể. Coi câu chuyện trên đồi cọ đất Thổ Tang năm nào như một huyền thoại trong trí tưởng tượng trò con trẻ. Tôi chọn đề tài này với tất cả tấm lòng thương nhớ bà ngoại của tôi. Biết đâu nơi vĩnh hằng kia, bà tôi được một chút an lòng.

Khơi lại lịch sử để nhìn nhận đúng sai không phải việc dễ làm. Nhận định về ý nghĩa sống còn tự do và nô lệ cũng giống như sự tồn tại của tạo vật và định mệnh. Mỗi người hành động theo sự chi phối của vì sao chiếu mệnh mình.

Luận án của tôi đạt điểm cao nhất. Tôi và thầy lên Yên Bái. Tỉnh đã xây lại khuôn viên khu nghĩa trang. Mộ ông Nguyễn Thái Học được khắc bia đá và lúc nào cũng có những vòng hoa đủ màu sắc.

(Đền thờ Nguyễn Thái Học tại Yên Báy)

Lễ kỷ niệm sáu mươi lăm năm khởi nghĩa Yên Bái được cử hành trọng thể. Mọi người từ khắp nơi đổ về viếng mộ Nguyễn Thái Học. Rừng hoa cúc dại chứa oan hồn bị chặt hết. Không còn cái màu vàng quái đản, nghĩa trang cũng bớt đi phần hoang lạnh.

Ngày giỗ bà, tôi lại trở về. Thị xã mới bề thế và bắt đầu tấp nập. Bờ sông xưa vẫn hoang vu với những bụi dền gai và cây dứa dại. Cả nhà tôi ngồi quây quanh bàn thờ bà. Tàn hương xoắn lại như cánh cúc vàng ngoài nghĩa trang tôi nhìn thấy suốt thời thơ bé. Trời vừa sụp tối. Ánh mờ của ngọn đèn bất diệt hoàng hôn làm rung rinh các ngôi sao vàng vừa chợt hiện.

Ở trên bàn thờ, bức ảnh bà phóng to nụ cười phai lợt nhưng vẫn hiện hồn. Mùi trầm phảng phất trong không khí. Tôi thoáng thấy chập chờn cả ngàn thứ. Những buổi chiều theo bà đi chợ, câu chuyện cổ tích của bà, lá trầu quết vôi và quả cọ om béo vàng… tất cả thấm đẫm nỗi buồn đau trong trái tim tôi. Thình lình một con bướm đen rất to bay vào nhà. Vợ bác Hai tôi chắp tay khấn: “Lạy mẹ! Có phải hương hồn mẹ hiện về, xin mẹ đậu xuống bàn thờ này…”.

Con bướm đen chao lượn ba vòng quanh mọi người rồi đậu xuống góc mâm cơm cúng. Tiếng khóc oà lên. Tôi đặt bản luận văn lên góc bàn thờ thì thầm: “Bà có linh thiêng xin chứng giám cho lòng thương nhớ của cháu. Giàn trầu cháu trồng đã tốt lắm. Bà ơi, nếu như có một kiếp khác cháu cầu mong cho bà gặp lại cậu bé bên đồi Cọ năm nào”. Trong khói hương nghi ngút và tiếng nức nở của mọi người, tôi nhìn thấy trên di ảnh, bà bỗng nở một nụ cười mãn nguyện. Con bướm đen vụt biến mất.

Từ đó, mỗi năm một lần tôi lại về bến sông ngày xưa. Bà nằm đó ngày đêm đón cơn gió lồng lộng thổi vào từ dòng sông Hồng. Bên những bụi dền gai, hẳn bà tôi vẫn nghe được lời thì thầm của hồn phố cũ.

Đối với tôi, bà ngoại tuy chết rồi nhưng vẫn sống cuộc đời thứ hai đặc biệt hơn đời trước. Tôi hình dung những gì bà tôi nói và làm lúc sinh tiền. Câu chuyện dường như sống lại cùng bà trở về bên bàn ăn. Tôi nhìn thấy hình bóng của bà trên bức tường, bà ngồi ngoáy trầu bằng cái cối nhỏ, móm mém cười. Bà ngoại ơi! Dòng sông vẫn chảy về phố cũ. Bà thấy không?

Đặng Thị Thanh Hương



Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.



The




Links:
Việt Quốc.Org
ThanhNiênCờVàng (hình ảnh)


Dòng Sông Chảy Về Phố Cũ- Đặng Thị Thanh Hương

Chết vì Tổ quốc
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng.

1.  Hình ảnh minh hoạ:  Kỷ niệm 80 năm khởi nghĩaYên Báy tại Little Saigon, Nam California.


2. Bài đọc suy gẫm:

Dòng sông chảy về phố cũ – Nhà văn Đặng Thị Thanh Hương

Lũ trẻ reo hò, chạy đuổi nhau quanh đồi Cọ. Thằng Đẻn trèo lên một cây cọ to, vặt nguyên cả buồng quả cọ ném xuống. Con Mận khom lưng nhóm lửa, đặt cái nồi đất sứt mẻ lên ba hòn gạch. Nó vặt những quả cọ cho vào nồi. Lúc sau cả bọn xúm vào bên nồi cọ om béo ngậy. Rồi chúng lại đuổi nhau reo hò……… Những cuộc chơi như thế ngày nào cũng diễn ra với bọn trẻ xóm Thổ Tang. Thằng Đẻn bé nhất nhưng luôn là người bày trò. Thực dân Pháp chiếm đóng đến Thổ Tang, bọn trẻ con theo gia đình tản cư. Cuộc vui thế là tàn.

Buổi chia tay chỉ có con Mận và cu Đẻn. Thằng Đẻn ngồi trầm ngâm bên nồi cọ om còn nguyên vẹn, nó vụt nói: “Mận này, mai kia nhất định tao sẽ đi đánh bọn Tây, mày lại theo tao nhé!” – Nói rồi nó đứng phắt dậy, đập thật mạnh vào cây cọ. Lúc nó buông tay. Con Mận hốt hoảng nhìn thấy giọt máu chảy dài trên tay Đẻn.

Mận theo cha tản cư lên Yên Báy – Một dãy phố nhỏ bé nhưng sầm uất nằm dọc bờ sông Hồng. Nó không gặp lại thằng Đẻn nữa. Năm tháng qua đi, cô bé Mận ngày nào đã là một thiếu nữ. Cái vị chan chát, ngòn ngọt của quả cọ om bên đồi thơ ấu năm nào vẫn thỉnh thoảng trở về trong ký ức cô.

Mận lấy chồng, mười chín tuổi đã là mẹ của ba đứa con lít nhít.

Dạo này Mận thường thấy chồng đi đêm về hôm, vẻ mặt lúc nào cũng quan trọng và khó hiểu. Nhiều đêm cô nghe thấy tiếng thì thào sau nhà. Cô mở cửa lén nhìn ra. Chồng cô và bốn, năm người đàn ông khác đang họp bàn gì đó.

Tiếng một người đàn ông: “…Đã đến lúc chúng ta phải hành động. Dù không thành công thì cũng thành nhân…”. Tiếng người đàn ông nghe quen lạ lùng. Mận nghĩ mãi không ra.

Cuộc khởi nghĩa của Quốc Dân Đảng (Việt Nam Quốc Dân Đảng) nổ ra ngày Mười tháng Hai năm Một Chín Ba Mươi… Người đàn ông đêm ấy trong nhà cô chính là lãnh tụ Nguyễn Thái Học…

Tới ngày chồng cô và những người lãnh đạo khởi nghĩa bị thực dân Pháp hành hình, cô mới biết Nguyễn Thái Học là cu Đẻn.

Chồng cô Mận là ông ngoại tôi. Mãi sau này chúng tôi mới được nghe bà ngoại kể về thời thơ ấu cùng người anh hùng ấy.

Thuở nhỏ, tôi thường theo bà đi chợ. Mỗi lần tan chợ về bà rẽ vào khu nghĩa trang, đặt lên mộ ông tôi một bó hoa cúc vàng và mộ Nguyễn Thái Học vài quả cọ om vàng óng.

Ngày đó, tôi không hiểu mối liên hệ bí mật giữa bà và vị anh hùng kia. Vị béo ngậy của quả cọ om gạt phăng đi trong đầu tôi những câu hỏi tò mò.

Mẹ tôi là con út. Bác cả tôi bị hành hình trong đợt tan rã cuối cùng của Quốc Dân Đảng. Bác hai thoát chết nhưng phải sống chui lủi mãi. Bác ba và bác tư theo Việt Minh rồi chuyển về Hà Nội.

Bà sống với gia đình tôi. Bà kể, xưa dưới triều Nguyễn, Yên Bái mình thuộc Hưng Hoá. Thời Pháp, Yên Bái trở thành thủ phủ của đạo quan binh phía Bắc. Chính vì có một vị trí chiến lược như vậy nên ông Nguyễn Thái Học đã chọn Yên Bái làm nơi dấy cờ khởi nghĩa. Yên Bái ngày đó đông đúc với những phố chợ Sắt, chợ Gạo, phố Hàng Mắm, hàng Phèn… Bến sông Hồng ngày đêm tấp nập thuyền bè qua lại bán buôn.

Mỗi lần nhắc tới cái chết của ông Nguyễn, bà tôi lại trầm ngâm đọc: “Anh hùng tự cổ nan vi phụ – Hào kiệt hà nhân cánh cổ gia…”. Bà ôm tôi vào lòng ru rằng: Thân không giúp ích cho đời/Thù không trả được cho người tình chung/Dẫu rằng đang độ trẻ trung/ Quyết vì dân chúng một lòng hy sinh…

– Bà bịa ra đấy à? – Tôi hỏi.

– Bố mày chứ, đó là thơ của cô Giang, vợ ông Nguyễn đấy cháu ạ.

– Thế bà có quen cô Giang không?

– Không, ông Nguyễn bị giết, cô Giang về Thổ Tang thăm gia đình chồng, sau đó tự sát bằng súng lục! – bà thở dài.

Nguyện cầu các anh linh liệt nữ phù hộ cho con dân Việt Nam sớm ngày thực sự có Tự Do Dân Chủ trên quê hương.

Tôi lớn lên trong một căn nhà vách nứa, mái cọ sơ sài ven rừng. Tôi không sao hình dung nổi xưa kia Yên Bái là những phố xá dọc ngang, sầm uất. Bà bảo: “Hết đánh Tây, rồi đánh Mỹ, bao nhiêu bom đạn còn gì nữa cháu!”.

Những buổi chiều tan học, tôi cùng bọn trẻ hay ra bờ sông hái hoa dại. Dòng sông cuồn cuộn ngầu đỏ, tôi nói với bọn trẻ về những dãy phố dọc ngang trong câu chuyện của bà, nhưng chẳng đứa nào tin. Chúng bảo:

“Con này bịa chuyện…”.

Tôi bỏ chúng bạn, đi một mình giẫm lên những bụi dền gai, khoan khoái hít mùi nồng nàn của dòng sông đang mùa nước cạn.

Ngọn gió theo nhau ve vuốt trí tưởng tượng trong tôi. Tôi nhìn thấy chiến tranh tàn ác phá huỷ thành quách và phố xá bên bờ sông này. Chỉ còn lại ký ức toả bóng trong bà ngoại của tôi và bây giờ nó bao trùm cả lòng tôi nữa.

Thăng trầm lịch sử làm bốc hơi đi bao nhiêu vương triều, hiện hữu trở thành huyền thoại nên làm lũ trẻ tin thật khó. Nhưng tôi tin vào điều bà kể như đã chứng kiến những sự việc xảy ra trong gia đình.

Các anh chị con bác tôi không ai vào được đại học chỉ vì cha là Quốc Dân Đảng. Mười mấy đứa cháu nội của bà, mỗi lần thi rớt lại vào khóc với bà tôi. Bà không nói gì chỉ ngồi xếp những lá trầu không thành từng mớ.

Những phiên chợ thưa thớt dần, bà tôi yếu lắm rồi. Tôi không còn được ăn quả cọ om, cũng không theo bà đến thăm mộ ông Nguyễn. Khu nghĩa trang rậm rạp và hoang vắng. Những người chết mới được chôn cất ở nghĩa địa ven sông. Quanh mộ ông Nguyễn, hoa cúc dại um tùm vàng rực. Người lớn bảo bông hoa đó mang linh hồn người chết, đêm hiện ra trêu trẻ con qua đường. Tôi đâm ra kinh sợ cái sắc hoa vàng quái đản ấy.

Dạo này bà tôi chỉ quanh quẩn với giàn trầu không. Bà nhặt những lá trầu vàng lấy dây chuối khô bó từng mớ, xếp đầy các rổ. Nhưng bà không mang bán. Xếp xong những mớ trầu bà ngồi hát: “Thân không giúp ích cho đời – Thù không trả được cho người tình chung…”. Mấy chị em tôi đều đã lớn. Lời ru của bà rơi vào thinh không, chẳng khép nổi hàng mi đứa trẻ nào vào giấc ngủ. Chị tôi và anh thứ hai đỗ đại học. Mẹ tôi là con gái nên lý lịch không ảnh hưởng mấy tới chúng tôi.

Tôi vào cấp ba. Câu chuyện của bà về dòng sông chảy qua phố cũ chìm dần vào ký ức. Tự nhiên tôi cũng hoang mang khi nhìn cỏ dại ngút ngàn khắp triền sông. Không còn chút di tích nào về những con phố cổ. Dưới vòng cúc dại rực vàng kia liệu còn tí xương cốt nào của người anh hùng có cái tên còn trẻ cu Đẻn mà bà tôi thường nhắc.

Thời gian chìm lấp bao sự kiện. Huống hồ câu chuyện tình lãng mạn đơn phương của bà tôi. Giàn trầu không của bà bỗng héo úa, rồi chết sau một đợt sương muối dày đặc. Bà tôi đột ngột lăn ra ốm. Một tháng sau, bà lần giường tập đi, bắt đầu nói ngọng và lẩn thẩn.

Mỗi buổi tan học về, tôi lại sang hàng xóm xin mấy lá trầu không, tôi lấy chiếc cối nhỏ xíu nghiền nát miếng trầu cho bà rồi mới ngồi học bài. Bà tôi thường ngồi hàng giờ trước lò sưởi than, tay run rẩy xếp những lá trầu vào chiếc âu đồng. Đôi mắt đục lờ nhìn vô định. Bà không còn hát thơ của cô Giang nữa.

Tôi thi vào Đại học Tổng hợp, khoa Sử. Vị ngọt bùi của trái cọ om mỗi lần tan chợ thi thoảng trở về trong tiềm thức đủ làm tứa nước bọt nơi đầu lưỡi. Hè đầu tiên trở về nhà, bà ra cửa run rẩy ôm lấy tôi. Tôi thấy bà ru khe khẽ:

“Thân không giúp ích cho đời – Thù không trả được cho người tình chung…”.

Đây là bài học rất quan trọng cho những thế hệ sau về tinh thần yêu nước thương nòi  – Đảng viên lão thành Việt Quốc- Bí danh Thanh Sơn, từ Canary- Canada về Nam California tham dự Kỷ niệm 80 năm Yên Báy trả lời phỏng vấn từ Op. Lê Phương, người đại diện cho các diễn đàn Paltalk đặt câu hỏi.

Tôi bàng hoàng nhận ra từ đôi mắt đục lờ của bà hai giọt lệ nặng nề lăn xuống. Bà tôi vẫn sống với thiên ký ức của mình. Tôi xin dây trầu không hàng xóm ươm trong vườn nhà. Một tháng hè đủ để mầm cây đâm lộc. Tôi lại ra đi.

Mùa đông năm ấy, bà tôi ốm liệt giường. Bà không ăn trầu nữa. Những lá trầu úa vàng trong chiếc cơi nhỏ. Ba tháng sau, bà tôi qua đời, thọ chín mươi mốt tuổi. Giàn trầu không tôi trồng đã lên xanh, nhưng bà không thể mang theo. Tất cả thiên nhiên và người thân đều bị ảnh hưởng vì cái chết của bà tôi. Cây cối trong nhà đều mang tang trắng.

Tiếng kêu khóc của mọi người. Tôi nghĩ đến bà tôi, nhưng không sao ý thức được chuyện gì đã xảy ra cho bà. Chết là đi về một kiếp sống khác, có lần bà tôi bảo thế.

Tôi nhìn thấy bà đang đi trên một con đường huyền bí, bà tìm về đồi cọ ven làng Thổ Tang năm xưa hay mải miết quay về bến sông có những dãy phố dọc ngang thuở trước.

Tôi nghe thấy tiếng chim chóc líu lô và qua thứ ánh sáng mờ ảo thê lương của hoàng hôn, tôi nhìn thấy bà hiện về với lời ru quen thuộc. Bà tôi nằm đó, mắt nhắm nghiền.

Đầu bà hình như nặng lắm nên mới ấn sâu xuống dưới gối như thế. Bà vấn khăn nhung, khuôn mặt nhỏ chìm lấp sau lọn tóc bạc. Bà có vẻ đang ngủ, hình như mắt bà chớp chớp trong ánh điện chập chờn. Mẹ tôi bảo: “Cầm tay bà đi con”. Tôi cầm tay bà. Một hơi lạnh không danh từ nào diễn tả nổi. Tôi sụp mắt xuống và nghe mẹ tôi khóc nức nở. Bà đã đi rồi, mang theo thiên ký ức của mình.

Luận văn tốt nghiệp tôi chọn đề tài về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và lãnh tụ Nguyễn Thái Học.

Giáo sư Lương, người trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi kể tỉ mỉ về cuộc đời và sự nghiệp của ông Nguyễn, kể cả mối tình của ông và cô Nguyễn Thị Giang.

Tôi không nói với thầy điều bà tôi kể. Coi câu chuyện trên đồi cọ đất Thổ Tang năm nào như một huyền thoại trong trí tưởng tượng trò con trẻ. Tôi chọn đề tài này với tất cả tấm lòng thương nhớ bà ngoại của tôi. Biết đâu nơi vĩnh hằng kia, bà tôi được một chút an lòng.

Khơi lại lịch sử để nhìn nhận đúng sai không phải việc dễ làm. Nhận định về ý nghĩa sống còn tự do và nô lệ cũng giống như sự tồn tại của tạo vật và định mệnh. Mỗi người hành động theo sự chi phối của vì sao chiếu mệnh mình.

Luận án của tôi đạt điểm cao nhất. Tôi và thầy lên Yên Bái. Tỉnh đã xây lại khuôn viên khu nghĩa trang. Mộ ông Nguyễn Thái Học được khắc bia đá và lúc nào cũng có những vòng hoa đủ màu sắc.

(Đền thờ Nguyễn Thái Học tại Yên Báy)

Lễ kỷ niệm sáu mươi lăm năm khởi nghĩa Yên Bái được cử hành trọng thể. Mọi người từ khắp nơi đổ về viếng mộ Nguyễn Thái Học. Rừng hoa cúc dại chứa oan hồn bị chặt hết. Không còn cái màu vàng quái đản, nghĩa trang cũng bớt đi phần hoang lạnh.

Ngày giỗ bà, tôi lại trở về. Thị xã mới bề thế và bắt đầu tấp nập. Bờ sông xưa vẫn hoang vu với những bụi dền gai và cây dứa dại. Cả nhà tôi ngồi quây quanh bàn thờ bà. Tàn hương xoắn lại như cánh cúc vàng ngoài nghĩa trang tôi nhìn thấy suốt thời thơ bé. Trời vừa sụp tối. Ánh mờ của ngọn đèn bất diệt hoàng hôn làm rung rinh các ngôi sao vàng vừa chợt hiện.

Ở trên bàn thờ, bức ảnh bà phóng to nụ cười phai lợt nhưng vẫn hiện hồn. Mùi trầm phảng phất trong không khí. Tôi thoáng thấy chập chờn cả ngàn thứ. Những buổi chiều theo bà đi chợ, câu chuyện cổ tích của bà, lá trầu quết vôi và quả cọ om béo vàng… tất cả thấm đẫm nỗi buồn đau trong trái tim tôi. Thình lình một con bướm đen rất to bay vào nhà. Vợ bác Hai tôi chắp tay khấn: “Lạy mẹ! Có phải hương hồn mẹ hiện về, xin mẹ đậu xuống bàn thờ này…”.

Con bướm đen chao lượn ba vòng quanh mọi người rồi đậu xuống góc mâm cơm cúng. Tiếng khóc oà lên. Tôi đặt bản luận văn lên góc bàn thờ thì thầm: “Bà có linh thiêng xin chứng giám cho lòng thương nhớ của cháu. Giàn trầu cháu trồng đã tốt lắm. Bà ơi, nếu như có một kiếp khác cháu cầu mong cho bà gặp lại cậu bé bên đồi Cọ năm nào”. Trong khói hương nghi ngút và tiếng nức nở của mọi người, tôi nhìn thấy trên di ảnh, bà bỗng nở một nụ cười mãn nguyện. Con bướm đen vụt biến mất.

Từ đó, mỗi năm một lần tôi lại về bến sông ngày xưa. Bà nằm đó ngày đêm đón cơn gió lồng lộng thổi vào từ dòng sông Hồng. Bên những bụi dền gai, hẳn bà tôi vẫn nghe được lời thì thầm của hồn phố cũ.

Đối với tôi, bà ngoại tuy chết rồi nhưng vẫn sống cuộc đời thứ hai đặc biệt hơn đời trước. Tôi hình dung những gì bà tôi nói và làm lúc sinh tiền. Câu chuyện dường như sống lại cùng bà trở về bên bàn ăn. Tôi nhìn thấy hình bóng của bà trên bức tường, bà ngồi ngoáy trầu bằng cái cối nhỏ, móm mém cười. Bà ngoại ơi! Dòng sông vẫn chảy về phố cũ. Bà thấy không?


Đặng Thị Thanh Hương


Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.


The


Links:

Việt Quốc.Org

ThanhNiênCờVàng (hình ảnh)