Kẻ Thù ! – Tống Văn Công

Hình ảnh minh họa: Những hình ảnh chọn lọc trên net về ngày biểu tình 21 tháng 8 năm 2011 tại Hà Nội.

   Nữ PV. Paltalk tại Hà Nội đang say sưa làm nhiệm vụ thâu thập những hình ảnh biểu tình 🙂

Bài đọc suy gẫm: Kẻ Thù ! – Tống Văn Công

Trước đây…
Cách đây hơn nửa thế kỷ, sau khi vào Đảng cộng sản, một trong những vấn đề cốt yếu nhất mà tôi thường phải học đi, học lại là xác định rõ kẻ thù dân tộc trong từng thời kỳ.
Thời chống Pháp, chúng tôi biết rõ đồng minh số một của Pháp là Mỹ, nước giúp Pháp hơn 80% chiến phí. Rồi kế tiếp Mỹ là nước nào, nước nào. Đến thời chống Mỹ, dù miền Nam có chính phủ Việt Nam Cộng hòa, được nhiều quốc gia công nhận, nhưng chúng tôi được xác định Mỹ mới là kẻ thù chính và “Mỹ cút” thì “ngụy nhào”. Chúng tôi biết Pháp không phải đồng minh của Mỹ. Pháp là một trong những nước đầu tiên chấp nhận cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miềnNamđặt cơ quan đại diện để liên hệ với thế giới.

Trước cuộc chiến xâm lược biên giới phía Bắc của Trung Quốc năm 1979, Tổng bí thư Lê Duẩn cho toàn Đảng, toàn dân biết rằng, ông không hề bị bất ngờ vì đã nhìn thấy âm mưu xâm lược của Trung Quốc hằng chục năm trước! Cho đến nay, nhận định của Tổng bí thư Lê Duẩn vẫn còn nguyên giá trị thời sự, Trung Quốc không hề thay đổi bản chất, chỉ có chúng ta tự thay đổi cách nhìn của mình đối với họ!

Xác định rõ kẻ thù dân tộc cho đảng viên, cán bộ và nhân dân biết rõ là điều kiện cơ bản để tạo ra sự thống nhất tư tưởng cao, chuẩn bị tinh thần và lực lượng để đối phó, sẵn sàng chịu đựng, và phát huy sáng tạo về mọi mặt để chống giặc. Ví như thời chống Mỹ, chúng ta đánh địch cả ba vùng (nông thôn, thành thị, miền núi); đánh chúng bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, ngoại giao); đánh chúng bằng mọi phương tiện: súng, hầm chông, ong bò vẻ…

Nhờ hiểu rõ kẻ thù mà nhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, giành được thắng lợi khiến cho nhiều nhà nghiên cứu quân sự thế giới phải ngạc nhiên.

 Những người yêu nước với biểu ngữ đang chuẩn bị diễn hành nhưng bị đàn áp ngay sau khi biểu dương khoảng 10 phút.    

 Nguyễn Chí Đức (mang kiếng đen) và người mang nón tai bèo là đích ngắm đầu tiên.

Giọt nước mắt em tôi tuôn rơi trước cảnh đối xử thô bạo đối với những người có lòng với đất nước.

Chị Bùi Thị Minh Hằng (con gái tướng vc. Bùi Sỹ Kỳ, mất 1997)  dù bị cưỡng bách lên xe vẫn đả đảo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tồ quốc. Hình dưới: Biểu ngữ được những người yêu nước căng dọc theo thành xe buýt.  Theo BBC, số người yêu nước bị nhà nước bắt lên đến 47 người, đưa về Mỹ Đình bằng 2 xe buýt.
 

Bây giờ…
Giờ đây nhân dân ta lại đứng trước một tình hình vô cùng bức bối là phải xác định cho rõ kẻ thù!
Năm 2009, ông Nguyễn Trần Bạt khi trả lời phỏng vấn đã nói: “Điều tôi suy nghĩ bây giờ chính là điều mà đầu thế kỷ 20 Hồ Chí Minh suy nghĩ, tức là chúng ta bắt đầu lại phải suy nghĩ về vấn đề độc lập dân tộc”.
Ba năm sau, ngày 14-7- 2011, hằng ngàn đảng viên, cán bộ lão thành cách mạng, trí thức tiêu biểu và đủ mọi tầng lớp nhân dân trong ngoài nước đã ký vào Bản kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay.
Đề mục thứ nhất của Bản kiến nghị là “I- Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng”. Nội dung là: Trung Quốc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, tự ý vạch ra “đường lưỡi bò”chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, liên tục tiến hành những hoạt động bất hợp pháp để khẳng định yêu sách của họ. Trong vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc tấn công chiếm toàn bộ Hoàng Sa của ta, năm 1988 chiếm 7 đảo và bãi đá thuộc Trường Sa của ta, tự ý cấm đánh bắt cá, xua đuổi bắt giữ, cướp tài sản, đòi tiền chuộc đối với ngư dân ta; gây sức ép buộc hủy bỏ các hợp đồng của ta ký kết với các tập đoàn kinh doanh dầu khí nước ngoài; cho tàu chiến xông vào vùng biển của ta cắt cáp tàu thăm dò… Trung Quốc tìm mọi cách dụ dỗ, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, can thiệp, lấn chiếm, từng dùng hành động quân sự. Tất cả đều trong mưu đồ lâu dài khiến cho ViệtNamsuy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc. VIỆTNAMCÀNG NHÂN NHƯỢNG, TRUNG QUỐC CÀNG LẤN TỚI.
Qua nhận định trên đây, bộ mặt kẻ thù đã hiện rất rõ: BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH ĐANG CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC!
Tuy nhiên cách xử lý của Đảng và nhà nước ViệtNamlàm cho người dân nhìn tình hình u u minh minh, không biết kẻ thù thực sự đang ở đâu! Người dân luôn luôn được định hướng phải cảnh giác về một “thế lực thù địch” không phải là kẻ láng giềng thâm hiểm mà là những kẻ ở tận đâu bên trời Tây! Lập luận này nghe cũng khá trôi chảy, thuận tai, bởi vì nhắc đi, nhắc lại buộc cho người dân phải nhớ lại quá khứ: Cả hai cuộc chiến tranh giành độc lập mà di hại còn sờ sờ ra đó chẳng phải đều có nguồn gốc từ phương Tây cả hay sao?
Tuy nhiên những người mang con ngáo ộp “các thế lực thù địch” ra dọa dẫm nhân dân lại cố lờ đi sự thật là tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Các nước phương Tây không có lý do gì để gây thù chuốc oán với ta. Nhà nước ViệtNamđang tìm mọi cách để nâng quan hệ với các kẻ thù cũ và hầu hết các nước phương Tây lên tầm đối tác chiến lược và đã thành công. Những đồng minh của Mỹ ở châu Á thời ta chống Mỹ như Nhật, Hàn Quốc nay đều là đối tác chiến lược, giúp đỡ ta tận tình.

Hiện nay, Mỹ và phương Tây cùng toàn thế giới đang lo lắng đối phó với siêu cường Trung Quốc hiếu chiến. Ta cũng nhờ có họ làm đối trọng để có tiếng nói mạnh hơn những năm 2009 trở về trước. Trung Quốc biết điều ấy nên đã ra sức biện bạch, che đậy âm mưu xâm lược, lừa phỉnh ViệtNambằng 16 chữ vàng. Từ đó tiếng nói của Đảng, nhà nước ta, đối với họ, lúc thì phản đối “xâm phạm chủ quyền”, lúc thì liên minh với đồng chí “4 tốt” chống lại “các thế lực thù địch”. Càng ngày chúng ta càng tỏ ra nghiêng  về phía liên minh với đồng chí “4 tốt”chống lại “các thế lực thù địch” rõ ràng hơn.
Như vậy là nhân dân ViệtNamđang đứng trước hai kẻ thù: Một là kẻ thù Trung Quốc xâm lược đang uy hiếp sự toàn vẹn lãnh thổ từng ngày, mọi người Việt yêu nước nhắm mắt cũng cảm thấy được. Hai là kẻ thù ảo, hoặc đang trong bóng tối, do Đảng, nhà nước thường xuyên nhắc nhở là: “Các thế lực thù địch”.
Khi phải chống Trung Quốc xâm lược thì tìm đồng minh là Mỹ, phương Tây.
Khi phải chống “các thế lực thù địch” thì tìm đồng minh Trung Quốc!
Vậy thì người dân Việt phải mài sắc cảnh giác với kẻ thù nào đây?!
Trong tình thế vận nước ngàn cân treo sợi tóc thì người ViệtNamlại phải phân thân để chống lại hai kẻ thù ở hai thái cực!
Tình trạng này đẻ ra nhiều trạng thái “lưỡng phân” dở cười dở khóc, nhưng cuối cùng là… khóc!
Bộ phim tài liệu “Hoàng Sa: nỗi đau mất mát” do André Menras Hồ Cương Quyết và các bạn ông thực hiện một cách hợp pháp, được hoan nghênh, đã sẵn sàng để khởi chiếu từ 3 tháng nay mà vẫn cứ phải nằm trong ngăn kéo không biết tới bao giờ! Tác giả A.M Hồ Cương Quyết sốt ruột hỏi: “Ai là người có lợi trong việc giữ bộ phim này trong ngăn tủ đầy bụi bặm?”. Ông lại hỏi: “Lẽ nào nền an ninh lại được xây dựng trên sự im lặng của nạn nhân của nạn bạo hành từ ngoại xâm?”. Chưa có ai trả lời ông! Mong rằng, ông không bị buộc phải đưa bộ phim này lên mạng với lời ghi chú “Phim này không được phép chiếu ở ViệtNam”!

Hồi tháng 4 năm nay, trong khi bao nhiêu gia đình ngư dân đang chết dở vì Trung Quốc bắt, bắn hay đòi tiền chuộc thì các cơ quan truyền thông Việt nam và Trung Quốc cùng đưa tin: Ngày 13 -4-2011, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung quốc Quách Bá Hùng thăm Việt Nam, được lãnh đạo Việt Nam tiếp đón long trọng. Hai bên cùng xác định: Cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Một tháng sau, ngày 26-5-2011, Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 đang làm nhiệm vụ thăm dò trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam, và Tân Hoa xã lớn tiếng lên án Việt Nam láo xược xâm phạm vùng biển của Trung Quốc!
Sau đó, Bộ ngoại giao ta thông báo: Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và phía Trung Quốc đã thỏa thuận nhau sẽ không làm gì gây phức tạp tình hình, cùng định hướng truyền thông hai nước không làm gì ảnh hưởng đến tình hữu nghị hai nước…
Nhưng chỉ phía chúng ta tích cực tuân thủ điều đó. Còn họ không ngừng tung ra những bài viết xúc phạm Việt Nam. Chẳng những thế, ngay lúc đó, Trung Quốc ngang nhiên tổ chức khảo sát vùng biển từ quần đảo Hoàng Sa đến Trường Sa suốt một tháng rưỡi, từ 13-6 đến 30-7-2011, rồi công bố tin này vừa để khẳng định chủ quyền của chúng vừa thách thức sự hèn yếu của chúng ta!
Giữa lúc những người Việt Nam yêu nước quá bức xúc liên tục xuống đường biểu tình vào các ngày Chủ nhật phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc gây hấn, nhằm hậu thuẫn cho tiếng nói của chính phủ ta trước áp lực của kẻ xâm lược, thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng long trọng tuyên bố: Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Không phải chỉ những ngư dân miền Trung ngơ ngác mà các đảng viên cộng sản khi nghe, cứ tưởng ông Ủy viên Bộ Chính trị của mình khéo đùa!
Đúng thời điểm Chủ tịch Quốc hội ta phát đi tín hiệu mới về hòa bình hữu nghị nói trên thì phía Trung Quốc cũng kịp thời đáp lễ: Ngày 19-8-2011, ông Nguyễn Ngọc Hiếu – Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh (Đồng Hới, Quãng Bình) – cho biết tàu QB-1825-TS do anh Nguyễn văn Thạnh làm chủ đã bị Trung Quốc bắt tại 17 độ 50 vĩ độ Bắc, 109 độ 20 kinh độ Đông. Chị Nguyễn thị Hằng vợ anh Thạnh nhận điện từ Trung Quốc, thông qua phiên dịch: Trung Quốc đòi phải nộp 6250 USD tiền chuộc mới thả tàu và người!
Thưa ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tình yêu đơn phương của ông đã không được chú “Bành Đại Hán” chấp nhận! Liệu quỹ cứu trợ của André Menras Hồ Cương Quyết có đủ khả năng trợ cấp mãi mãi tiền chuộc tàu thuyền cho anh Thạnh và bà con ngư dân?
Câu hỏi này chưa được trả lời thì Thông báo của UBND Hà Nội được đăng tải trên các phương tiện truyền thông cả nước buộc phải chấm dứt biểu tình, vì: Ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh thủ đô Hà Nội – thành phố vì hòa bình; Tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định chính trị; Tác động tiêu cực đến đường lối đối ngoại của Đảng, nhà nước ta; Đối tượng chống đối trong ngoài nước sẽ lợi dụng chống Đảng, nhà nước. Thông báo này đề ra cho lực lượng làm nhiệm vụ được “áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ trật tự”…
Mặc dù nhiều ý kiến phản đối Thông báo của UBND TP Hà Nội là vi hiến, nhưng nó vẫn được thực thi.  Hôm nay Chủ nhật, 21-8-2011, giữa Thủ Đô, đã diễn ra cảnh hốt người biểu tình đẩy lên xe buýt. Tiếng la hét của những người bị bắt hòa với tiếng ca hát được tổ chức rầm rộ ở các tụ điểm gần đó, thể hiện sâu sắc tình trạng “lưỡng phân” của người Việt Nam giữa ngày kỷ niệm Cách mạng Mùa Thu khiến tấm lòng ưu thời, ưu dân thêm nặng trĩu!

 Hoa hậu yêu nước Trịnh Kim Tiến chuẩn bị lịch sự để xuống đường biểu tình thì bị bắt “nóng” ngay khi chưa tới địa điểm.  Hình bên: Loa hiện đại của đảng cũng chờ chực sẵn, lúc nào cũng sẵn sàng, ra rả những bài tình ca, những văn bản,  nghị định hãi hùng không ai dám ký để chõ sang phá đám tiếng hô đả đảo bọn bành trướng, bè lũ bán nước.



 

   Sáng kiến “Phản biểu tình” trơ trẽn của đảng là cấp tốc tổ chức sân khấu “hoành tráng”, ngay những trọng điểm nơi những người yêu nước xuống đường tập trung biểu tình như vườn hoa Lý Thái Tổ…
 

  Thanh niên nam nữ thành đoàn được triệu tập để xem biểu diễn.  Hình dưới:  tiết mục gì mà các cô đoàn viên được ăn mặc mát mẻ thế kia ?



Nhớ cách đây mấy tháng, khi trả lời báo chí, bà Phương Nga nói: “Đảng Việt Tân đang lợi dụng tình hình căng thẳng để kích động nhân dân ViệtNamcó những hành vi chống nhà nước”. Kẻ có tên rõ ràng trong “các thế lực thù địch” được nêu ra chính là đây?
Bà Nga nghĩ như vậy là coi thường một nhân dân đã được trui rèn trong cuộc đấu tranh lâu dài giải phóng đất nước và vô tình đề cao một tổ chức chưa hề được nhân dân coi trọng. Một nhân dân từ ngàn xưa đã có câu thành ngữ “Con ruồi bay qua, biết ngay là ruồi đực hay ruồi cái”. Một nhân dân khiến bác sĩ Nguyễn Văn Thinh vừa nói câu “Đất Nam Bộ của người Nam Bộ” đã phải tự tử.
Nhân đây, tôi cũng muốn kể lại ý kiến của số khá đông người nhận định về Đảng Việt Tân. Nhìn cách họ hành xử, nhiều người bảo nhau, hình như đây là một tổ chức của Bắc Kinh lập ra nhằm mục đích chia rẽ nhân dân với nhà nước. Bởi vì chưa thấy một Đảng chính trị nào mà số đảng viên bị bắt, bị đem làm vật hi sinh cho danh tiếng của đảng quá nhiều như Việt Tân. Ông Phạm Minh Hoàng bị bắt, đang cố chối mình không phải Việt Tân, vợ ông trả lời báo chí cũng cả quyết chồng bà không phải Việt Tân. Nhưng người đại diện của Việt Tân nhanh chóng tuyên bố đòi nhà nước ViệtNamphải trả tự do ngay cho đảng viên Việt Tân là ông Phạm Minh Hoàng! Như vậy nếu đưa được đảng viên đi biểu tình, hẳn họ sẽ không tiếc mạng sống của anh ta, lu loa ngay hòng đánh bóng cho danh tiếng của Việt Tân.

  Đồng bào mang thực phẩm và nước đến Mỹ Đình tiếp tế cho những người biểu tình yêu nước nhưng bị khựng lại vì nhà nước không cho. “Chơi dzậy chơi với ai kìa?”


LS. Lê Quốc Quân viện dẫn lý do nhân đạo? chả ăn thua gì với những chú còn đảng còn mình.

   
    Biểu tình tiếp tục…  nơi đây cánh biểu tình vì yêu nước thiệt hại thêm 3 chiến sĩ.

   
    Phải mấy chú kia củng giống như chú này thì đỡ quá 🙂

Trên báo an ninh có người viết rằng “Yêu nước phải đúng cách”. Phải nói yêu nước là phải yêu dân, trọng dân, lắng nghe dân. Kẻ thù phương Bắc đã và đang lộ rõ chân tướng bành trướng của chúng. Nhân dân thế giới ngày ngày liên tiếp cảnh báo bộ mặt thật của chúng. Mọi hành vi che đậy bộ mặt xấu xa của chúng, dù thực, dù giả đều gây tác hại, vì sẽ làm sứt mẻ niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước. Niềm tin mạnh hơn súng đạn.
Chúng ta muốn hòa bình hữu nghị, chúng ta tránh khiêu khích, nhưng không thể giả dối nuốt bồ hòn làm ngọt, mà phải dựa vào luật pháp quốc tế, dựa vào bạn bè trong khu vực và thế giới để buộc Trung Quốc cũng phải cư xử bình đẳng với ta. Đó là những tấm gương hành xử của Nhật, Hàn,Phi,Singapore… Và trên hết là phải thực tâm tin nhân dân, dựa vào nhân dân! Nhân dân biểu tình trong trật tự, hát vang bài ca cách mạng là hình ảnh đẹp nhất, đáng tự hào nhất của một quốc gia và những người lãnh đạo nước nhà!
Ngày 21-8-2011

Tống Văn Công.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Blog Anh Ba Sàm

Blog Nguyễn Xuân Diện (hình ảnh)


Kẻ Thù ! – Tống Văn Công

Hình ảnh minh họa: Những hình ảnh chọn lọc trên net về ngày biểu tình 21 tháng 8 năm 2011 tại Hà Nội.

   Nữ PV. Paltalk tại Hà Nội đang say sưa làm nhiệm vụ thâu thập những hình ảnh biểu tình 🙂

Bài đọc suy gẫm: Kẻ Thù ! – Tống Văn Công

Trước đây…

Cách đây hơn nửa thế kỷ, sau khi vào Đảng cộng sản, một trong những vấn đề cốt yếu nhất mà tôi thường phải học đi, học lại là xác định rõ kẻ thù dân tộc trong từng thời kỳ.

Thời chống Pháp, chúng tôi biết rõ đồng minh số một của Pháp là Mỹ, nước giúp Pháp hơn 80% chiến phí. Rồi kế tiếp Mỹ là nước nào, nước nào. Đến thời chống Mỹ, dù miền Nam có chính phủ Việt Nam Cộng hòa, được nhiều quốc gia công nhận, nhưng chúng tôi được xác định Mỹ mới là kẻ thù chính và “Mỹ cút” thì “ngụy nhào”. Chúng tôi biết Pháp không phải đồng minh của Mỹ. Pháp là một trong những nước đầu tiên chấp nhận cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miềnNamđặt cơ quan đại diện để liên hệ với thế giới.

Trước cuộc chiến xâm lược biên giới phía Bắc của Trung Quốc năm 1979, Tổng bí thư Lê Duẩn cho toàn Đảng, toàn dân biết rằng, ông không hề bị bất ngờ vì đã nhìn thấy âm mưu xâm lược của Trung Quốc hằng chục năm trước! Cho đến nay, nhận định của Tổng bí thư Lê Duẩn vẫn còn nguyên giá trị thời sự, Trung Quốc không hề thay đổi bản chất, chỉ có chúng ta tự thay đổi cách nhìn của mình đối với họ!

Xác định rõ kẻ thù dân tộc cho đảng viên, cán bộ và nhân dân biết rõ là điều kiện cơ bản để tạo ra sự thống nhất tư tưởng cao, chuẩn bị tinh thần và lực lượng để đối phó, sẵn sàng chịu đựng, và phát huy sáng tạo về mọi mặt để chống giặc. Ví như thời chống Mỹ, chúng ta đánh địch cả ba vùng (nông thôn, thành thị, miền núi); đánh chúng bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, ngoại giao); đánh chúng bằng mọi phương tiện: súng, hầm chông, ong bò vẻ…

Nhờ hiểu rõ kẻ thù mà nhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, giành được thắng lợi khiến cho nhiều nhà nghiên cứu quân sự thế giới phải ngạc nhiên.

 Những người yêu nước với biểu ngữ đang chuẩn bị diễn hành nhưng bị đàn áp ngay sau khi biểu dương khoảng 10 phút.  

Nguyễn Chí Đức (mang kiếng đen) và người mang nón tai bèo là đích ngắm đầu tiên.

Giọt nước mắt em tôi tuôn rơi trước cảnh đối xử thô bạo đối với những người có lòng với đất nước.

Chị Bùi Thị Minh Hằng (con gái tướng vc. Bùi Sỹ Kỳ, mất 1997)  dù bị cưỡng bách lên xe vẫn đả đảo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tồ quốc. Hình dưới: Biểu ngữ được những người yêu nước căng dọc theo thành xe buýt.  Theo BBC, số người yêu nước bị nhà nước bắt lên đến 47 người, đưa về Mỹ Đình bằng 2 xe buýt.

Bây giờ…

Giờ đây nhân dân ta lại đứng trước một tình hình vô cùng bức bối là phải xác định cho rõ kẻ thù!

Năm 2009, ông Nguyễn Trần Bạt khi trả lời phỏng vấn đã nói: “Điều tôi suy nghĩ bây giờ chính là điều mà đầu thế kỷ 20 Hồ Chí Minh suy nghĩ, tức là chúng ta bắt đầu lại phải suy nghĩ về vấn đề độc lập dân tộc”.

Ba năm sau, ngày 14-7- 2011, hằng ngàn đảng viên, cán bộ lão thành cách mạng, trí thức tiêu biểu và đủ mọi tầng lớp nhân dân trong ngoài nước đã ký vào Bản kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay.

Đề mục thứ nhất của Bản kiến nghị là “I- Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng”. Nội dung là: Trung Quốc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, tự ý vạch ra “đường lưỡi bò”chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, liên tục tiến hành những hoạt động bất hợp pháp để khẳng định yêu sách của họ. Trong vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc tấn công chiếm toàn bộ Hoàng Sa của ta, năm 1988 chiếm 7 đảo và bãi đá thuộc Trường Sa của ta, tự ý cấm đánh bắt cá, xua đuổi bắt giữ, cướp tài sản, đòi tiền chuộc đối với ngư dân ta; gây sức ép buộc hủy bỏ các hợp đồng của ta ký kết với các tập đoàn kinh doanh dầu khí nước ngoài; cho tàu chiến xông vào vùng biển của ta cắt cáp tàu thăm dò… Trung Quốc tìm mọi cách dụ dỗ, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, can thiệp, lấn chiếm, từng dùng hành động quân sự. Tất cả đều trong mưu đồ lâu dài khiến cho ViệtNamsuy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc. VIỆTNAMCÀNG NHÂN NHƯỢNG, TRUNG QUỐC CÀNG LẤN TỚI.

Qua nhận định trên đây, bộ mặt kẻ thù đã hiện rất rõ: BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH ĐANG CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC!

Tuy nhiên cách xử lý của Đảng và nhà nước ViệtNamlàm cho người dân nhìn tình hình u u minh minh, không biết kẻ thù thực sự đang ở đâu! Người dân luôn luôn được định hướng phải cảnh giác về một “thế lực thù địch” không phải là kẻ láng giềng thâm hiểm mà là những kẻ ở tận đâu bên trời Tây! Lập luận này nghe cũng khá trôi chảy, thuận tai, bởi vì nhắc đi, nhắc lại buộc cho người dân phải nhớ lại quá khứ: Cả hai cuộc chiến tranh giành độc lập mà di hại còn sờ sờ ra đó chẳng phải đều có nguồn gốc từ phương Tây cả hay sao?

Tuy nhiên những người mang con ngáo ộp “các thế lực thù địch” ra dọa dẫm nhân dân lại cố lờ đi sự thật là tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Các nước phương Tây không có lý do gì để gây thù chuốc oán với ta. Nhà nước ViệtNamđang tìm mọi cách để nâng quan hệ với các kẻ thù cũ và hầu hết các nước phương Tây lên tầm đối tác chiến lược và đã thành công. Những đồng minh của Mỹ ở châu Á thời ta chống Mỹ như Nhật, Hàn Quốc nay đều là đối tác chiến lược, giúp đỡ ta tận tình.

Hiện nay, Mỹ và phương Tây cùng toàn thế giới đang lo lắng đối phó với siêu cường Trung Quốc hiếu chiến. Ta cũng nhờ có họ làm đối trọng để có tiếng nói mạnh hơn những năm 2009 trở về trước. Trung Quốc biết điều ấy nên đã ra sức biện bạch, che đậy âm mưu xâm lược, lừa phỉnh ViệtNambằng 16 chữ vàng. Từ đó tiếng nói của Đảng, nhà nước ta, đối với họ, lúc thì phản đối “xâm phạm chủ quyền”, lúc thì liên minh với đồng chí “4 tốt” chống lại “các thế lực thù địch”. Càng ngày chúng ta càng tỏ ra nghiêng  về phía liên minh với đồng chí “4 tốt”chống lại “các thế lực thù địch” rõ ràng hơn.

Như vậy là nhân dân ViệtNamđang đứng trước hai kẻ thù: Một là kẻ thù Trung Quốc xâm lược đang uy hiếp sự toàn vẹn lãnh thổ từng ngày, mọi người Việt yêu nước nhắm mắt cũng cảm thấy được. Hai là kẻ thù ảo, hoặc đang trong bóng tối, do Đảng, nhà nước thường xuyên nhắc nhở là: “Các thế lực thù địch”.

Khi phải chống Trung Quốc xâm lược thì tìm đồng minh là Mỹ, phương Tây.

Khi phải chống “các thế lực thù địch” thì tìm đồng minh Trung Quốc!

Vậy thì người dân Việt phải mài sắc cảnh giác với kẻ thù nào đây?!

Trong tình thế vận nước ngàn cân treo sợi tóc thì người ViệtNamlại phải phân thân để chống lại hai kẻ thù ở hai thái cực!

Tình trạng này đẻ ra nhiều trạng thái “lưỡng phân” dở cười dở khóc, nhưng cuối cùng là… khóc!

Bộ phim tài liệu “Hoàng Sa: nỗi đau mất mát” do André Menras Hồ Cương Quyết và các bạn ông thực hiện một cách hợp pháp, được hoan nghênh, đã sẵn sàng để khởi chiếu từ 3 tháng nay mà vẫn cứ phải nằm trong ngăn kéo không biết tới bao giờ! Tác giả A.M Hồ Cương Quyết sốt ruột hỏi: “Ai là người có lợi trong việc giữ bộ phim này trong ngăn tủ đầy bụi bặm?”. Ông lại hỏi: “Lẽ nào nền an ninh lại được xây dựng trên sự im lặng của nạn nhân của nạn bạo hành từ ngoại xâm?”. Chưa có ai trả lời ông! Mong rằng, ông không bị buộc phải đưa bộ phim này lên mạng với lời ghi chú “Phim này không được phép chiếu ở ViệtNam”!

Hồi tháng 4 năm nay, trong khi bao nhiêu gia đình ngư dân đang chết dở vì Trung Quốc bắt, bắn hay đòi tiền chuộc thì các cơ quan truyền thông Việt nam và Trung Quốc cùng đưa tin: Ngày 13 -4-2011, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung quốc Quách Bá Hùng thăm Việt Nam, được lãnh đạo Việt Nam tiếp đón long trọng. Hai bên cùng xác định: Cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Một tháng sau, ngày 26-5-2011, Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 đang làm nhiệm vụ thăm dò trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam, và Tân Hoa xã lớn tiếng lên án Việt Nam láo xược xâm phạm vùng biển của Trung Quốc!

Sau đó, Bộ ngoại giao ta thông báo: Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và phía Trung Quốc đã thỏa thuận nhau sẽ không làm gì gây phức tạp tình hình, cùng định hướng truyền thông hai nước không làm gì ảnh hưởng đến tình hữu nghị hai nước…

Nhưng chỉ phía chúng ta tích cực tuân thủ điều đó. Còn họ không ngừng tung ra những bài viết xúc phạm Việt Nam. Chẳng những thế, ngay lúc đó, Trung Quốc ngang nhiên tổ chức khảo sát vùng biển từ quần đảo Hoàng Sa đến Trường Sa suốt một tháng rưỡi, từ 13-6 đến 30-7-2011, rồi công bố tin này vừa để khẳng định chủ quyền của chúng vừa thách thức sự hèn yếu của chúng ta!

Giữa lúc những người Việt Nam yêu nước quá bức xúc liên tục xuống đường biểu tình vào các ngày Chủ nhật phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc gây hấn, nhằm hậu thuẫn cho tiếng nói của chính phủ ta trước áp lực của kẻ xâm lược, thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng long trọng tuyên bố: Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Không phải chỉ những ngư dân miền Trung ngơ ngác mà các đảng viên cộng sản khi nghe, cứ tưởng ông Ủy viên Bộ Chính trị của mình khéo đùa!

Đúng thời điểm Chủ tịch Quốc hội ta phát đi tín hiệu mới về hòa bình hữu nghị nói trên thì phía Trung Quốc cũng kịp thời đáp lễ: Ngày 19-8-2011, ông Nguyễn Ngọc Hiếu – Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh (Đồng Hới, Quãng Bình) – cho biết tàu QB-1825-TS do anh Nguyễn văn Thạnh làm chủ đã bị Trung Quốc bắt tại 17 độ 50 vĩ độ Bắc, 109 độ 20 kinh độ Đông. Chị Nguyễn thị Hằng vợ anh Thạnh nhận điện từ Trung Quốc, thông qua phiên dịch: Trung Quốc đòi phải nộp 6250 USD tiền chuộc mới thả tàu và người!

Thưa ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tình yêu đơn phương của ông đã không được chú “Bành Đại Hán” chấp nhận! Liệu quỹ cứu trợ của André Menras Hồ Cương Quyết có đủ khả năng trợ cấp mãi mãi tiền chuộc tàu thuyền cho anh Thạnh và bà con ngư dân?

Câu hỏi này chưa được trả lời thì Thông báo của UBND Hà Nội được đăng tải trên các phương tiện truyền thông cả nước buộc phải chấm dứt biểu tình, vì: Ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh thủ đô Hà Nội – thành phố vì hòa bình; Tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định chính trị; Tác động tiêu cực đến đường lối đối ngoại của Đảng, nhà nước ta; Đối tượng chống đối trong ngoài nước sẽ lợi dụng chống Đảng, nhà nước. Thông báo này đề ra cho lực lượng làm nhiệm vụ được “áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ trật tự”…

Mặc dù nhiều ý kiến phản đối Thông báo của UBND TP Hà Nội là vi hiến, nhưng nó vẫn được thực thi.  Hôm nay Chủ nhật, 21-8-2011, giữa Thủ Đô, đã diễn ra cảnh hốt người biểu tình đẩy lên xe buýt. Tiếng la hét của những người bị bắt hòa với tiếng ca hát được tổ chức rầm rộ ở các tụ điểm gần đó, thể hiện sâu sắc tình trạng “lưỡng phân” của người Việt Nam giữa ngày kỷ niệm Cách mạng Mùa Thu khiến tấm lòng ưu thời, ưu dân thêm nặng trĩu!

 Hoa hậu yêu nước Trịnh Kim Tiến chuẩn bị lịch sự để xuống đường biểu tình thì bị bắt “nóng” ngay khi chưa tới địa điểm.  Hình bên: Loa hiện đại của đảng cũng chờ chực sẵn, lúc nào cũng sẵn sàng, ra rả những bài tình ca, những văn bản, nghị định hãi hùng (không ai dám ký) để chõ sang phá đám tiếng hô đả đảo bọn bành trướng, bè lũ bán nước.


   Sáng kiến “Phản biểu tình” trơ trẽn của đảng là cấp tốc tổ chức sân khấu “hoành tráng”, ngay những trọng điểm nơi những người yêu nước xuống đường tập trung biểu tình như vườn hoa Lý Thái Tổ…

  Thanh niên nam nữ thành đoàn được triệu tập để xem biểu diễn.  Hình dưới:  tiết mục gì mà các cô đoàn viên được ăn mặc mát mẻ thế kia ?

Nhớ cách đây mấy tháng, khi trả lời báo chí, bà Phương Nga nói: “Đảng Việt Tân đang lợi dụng tình hình căng thẳng để kích động nhân dân ViệtNamcó những hành vi chống nhà nước”. Kẻ có tên rõ ràng trong “các thế lực thù địch” được nêu ra chính là đây?

Bà Nga nghĩ như vậy là coi thường một nhân dân đã được trui rèn trong cuộc đấu tranh lâu dài giải phóng đất nước và vô tình đề cao một tổ chức chưa hề được nhân dân coi trọng. Một nhân dân từ ngàn xưa đã có câu thành ngữ “Con ruồi bay qua, biết ngay là ruồi đực hay ruồi cái”. Một nhân dân khiến bác sĩ Nguyễn Văn Thinh vừa nói câu “Đất Nam Bộ của người Nam Bộ” đã phải tự tử.

Nhân đây, tôi cũng muốn kể lại ý kiến của số khá đông người nhận định về Đảng Việt Tân. Nhìn cách họ hành xử, nhiều người bảo nhau, hình như đây là một tổ chức của Bắc Kinh lập ra nhằm mục đích chia rẽ nhân dân với nhà nước. Bởi vì chưa thấy một Đảng chính trị nào mà số đảng viên bị bắt, bị đem làm vật hi sinh cho danh tiếng của đảng quá nhiều như Việt Tân. Ông Phạm Minh Hoàng bị bắt, đang cố chối mình không phải Việt Tân, vợ ông trả lời báo chí cũng cả quyết chồng bà không phải Việt Tân. Nhưng người đại diện của Việt Tân nhanh chóng tuyên bố đòi nhà nước ViệtNamphải trả tự do ngay cho đảng viên Việt Tân là ông Phạm Minh Hoàng! Như vậy nếu đưa được đảng viên đi biểu tình, hẳn họ sẽ không tiếc mạng sống của anh ta, lu loa ngay hòng đánh bóng cho danh tiếng của Việt Tân.

  Đồng bào mang thực phẩm và nước đến Mỹ Đình tiếp tế cho những người biểu tình yêu nước nhưng bị khựng lại vì nhà nước không cho. “Chơi dzậy chơi với ai kìa?”

LS. Lê Quốc Quân viện dẫn lý do nhân đạo? chả ăn thua gì với những chú còn đảng còn mình.

    Biểu tình tiếp tục…  nơi đây cánh biểu tình vì yêu nước thiệt hại thêm 3 chiến sĩ.

    Phải mấy chú kia củng giống như chú này thì đỡ quá 🙂

 

Trên báo an ninh có người viết rằng “Yêu nước phải đúng cách”. Phải nói yêu nước là phải yêu dân, trọng dân, lắng nghe dân. Kẻ thù phương Bắc đã và đang lộ rõ chân tướng bành trướng của chúng. Nhân dân thế giới ngày ngày liên tiếp cảnh báo bộ mặt thật của chúng. Mọi hành vi che đậy bộ mặt xấu xa của chúng, dù thực, dù giả đều gây tác hại, vì sẽ làm sứt mẻ niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước. Niềm tin mạnh hơn súng đạn.

Chúng ta muốn hòa bình hữu nghị, chúng ta tránh khiêu khích, nhưng không thể giả dối nuốt bồ hòn làm ngọt, mà phải dựa vào luật pháp quốc tế, dựa vào bạn bè trong khu vực và thế giới để buộc Trung Quốc cũng phải cư xử bình đẳng với ta. Đó là những tấm gương hành xử của Nhật, Hàn,Phi,Singapore… Và trên hết là phải thực tâm tin nhân dân, dựa vào nhân dân! Nhân dân biểu tình trong trật tự, hát vang bài ca cách mạng là hình ảnh đẹp nhất, đáng tự hào nhất của một quốc gia và những người lãnh đạo nước nhà!

Ngày 21-8-2011

Tống Văn Công.

 

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

 

The

Links:

Blog Anh Ba Sàm

Blog Nguyễn Xuân Diện (hình ảnh)


Hồi Mã Thương – Hạ Đình Nguyên

Hình ảnh minh họa:  Một số hình ảnh chọn lọc trong ngày biểu tình 14/8/2011 tại Hà Nội.

   Nước đây nước đây! nước kia thì mất nước này có ngay!  Uống xong nhớ gào cho to lên các cậu nhé:)

 Thậm chí nguy, nhà nước ta đâu rồi? có tin Trung Quốc tập trung quân tại biên giới miền cực bắc tổ quốc đồng thời âm thầm đặt giàn khoan thăm dò biển đông.

Bài đọc suy gẫm:  Cú Hồi Mã Thương – Hạ Đình Nguyên tức Một Thoáng Hoàng Sa 1974:”Anh hãy Ngồi Xuống Đây!”

Lời bàn: Tác giả Hạ Đình Nguyên, nguyên là Chủ tịch Ủy ban Đấu tranh thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975.  Đây là bài viết của một người  phục vụ cho tà quyền cộng sản, chống chính quyền VNCH,  Khi trả lời câu hỏi của 4 người lính hải quân VNCH về chuyện Hoàng Sa 1974 “Tại sao một nước lớn đi ăn hiếp một nước nhỏ?  “ tác giả thú nhận chỉ là “nói dối và lấp liếm sự thật” …

 ….
Không khí Sài Gòn cực kỳ căng thẳng sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Hai bên đều tố nhau việc lấn đất, giành dân. Dư luận tin rằng, chẳng bên nào thực tâm thi hành Hiệp định. Việt Nam Cộng Hòa muốn mình đích thực là VNCH dù không còn Mỹ nữa, lập trường là kiên quyết chống Cộng. Phía cách mạng, dù cỡ “cắt ké”cũng hiểu rằng Sài Gòn dứt khoát phải là Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tẻ nhánh về chính kiến đi vào tận mỗi gia đình…
Hôm ấy, tôi thức dậy muộn vì suốt đêm lo lắng và cảnh giác. Nghe tiếng cửa mở, ngóc đầu nhìn qua cửa sổ, thấy 4 lính thủy xuất hiện. Nhìn kỹ, may quá, trong đó có đứa em tôi, con chú, ở chung nhà, cấp bậc Trung sĩ, tên Hạ Minh Chung.
Bước vào nhà, đảo mắt nhìn, thấy tôi, nó nói liền:
– À, anh Ng., hôm nay em có chuyện muốn nói với anh…
Tôi có cảm giác hơi lạ, lâu nay nó không có vẻ nghiêm chỉnh đến thế.
– Ừ, thì sẵn sàng ! Tôi trả lời, trong lòng không khỏi ngạc nhiên.
Chung vào trong lấy ra một chiếc chiếu, trải giữa nhà, vào tủ lấy ly, lôi trong túi xách ra hai chai rượu đế, bày ra chiếu. Cả bốn anh hải quân ngồi lại.
Chung nhìn tôi, nói rõ ràng từng tiếng một, như ra lệnh:
– Anh hãy ngối xuống đây!
Đó là thời điểm mấy ngày sau ngày 19 tháng 1 năm 1974.
******
Tôi được trả tự do từ Côn đảo về vào cuối năm 73. Ngôi nhà của tôi là Trụ sở Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, nay không còn nữa. Suốt hai năm 1972 và 1973, chúng bắt hầu hết SVHS trong phong trào. Một từ ngữ không có trong ngành xã hội học, hay các thuyết phân chia giai cấp giai tầng xã hội xuất hiện mấy năm nay: “SVHS tranh đấu”. Nó không trọn nghĩa, không rõ nghĩa. Nó chỉ ra một tính chất nửa vời, tranh đấu cái gì cơ? Phong trào đấu tranh của SVHS là nằm trong quỹ đạo cách mạng, lại vừa có tính tự phát của thanh niên. Thành phần tham gia tự phát trong trạng thái không thích Mỹ, không thích VNCH, vì có quá nhiều bê bối, nhưng cũng rất mơ hồ về Việt cộng.  Họ có động cơ yêu nước không định hướng. Không định hướng được trong bối cảnh lịch sử phức tạp nầy. Chống chính quyền thì chính quyền bắt, không phải Việt cộng thì cũng là thân Việt cộng, chống lại chính nghĩa quốc gia, giống như ngày nay, chống thì bị bắt, không phải phản động thì tiếp tay phản động, chống chính nghĩa Xã hội Chủ nghĩa.
 Ban Chấp hành Tổng hội Sinh viên đã tan rã từ giữa năm 1972, vì chúng tiến hành phát xít, song song với chiến trường Quảng Trị. Chúng đã lấy lại trụ sở Tổng Hội. Phần lớn lãnh đạo phong trào đã bị bắt, Mẫm đang ở trong tù. Nhưng danh nghĩa của “Tổng Hội Tranh đấu” nầy có bề dày trong dư luận dân chúng, trong các lực lượng chính trị miền Nam và dư luận quốc tế, nó nối kết các lực lượng gọi là “thành phần thứ ba”, đó cũng là sách lược của Mặt trận Giải phóng.
Với niềm hăng hái theo gió đảo mang về, tôi nghĩ cái Tổng hội dù không có đủ hình hài nầy cũng phải có tiếng nói, và cần thiết, tôi phối hợp với anh em cơ sở còn lại để làm tờ báo Xuân cho Tổng Hội. Đó là tờ báo cuối cùng.

Hết ý cái nhà nước này,  việc làm trong nước thì cho lao động bất hợp pháp Trung Quốc vào làm, mặt khác  lại môi giới đưa nhân công Việt đi ra nước ngoài làm thuê cho thiên hạ.  Làm kinh tế thiệt là lạ. Hình dưới:  Biểu ngữ rất có ý nghĩa, dân ta bị vô cảm đã lâu, đã đến lúc phải tỉnh thức.
 

 Trên: Nữ Ls. Nguyễn Thị Dương Hà. Dưới: Những người yêu nước (trái qua) TS. Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Nguyên Ngọc, sinh viên Trần Anh Tuấn và TS. Nguyễn Quang A (IDS).



 Xe cảnh sát với băng rôn cho biết đã chuyển từ “ba tám” sang nghị định “ba tư”.  Chả biết có âm mưu quái gì đây?



 
Bài vở của số báo nầy là nặng ký. Bờ đang vỡ, chẳng úp mở làm gì, tôi tương vào nội san bài “Cuộc đụng đầu lịch sử” của tác giả Hoàng Tùng, Cộng sản thiệt, ở tận ngoài Bắc. Ý bài nầy nói rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam là trận thư hùng nãy lửa của cuộc đối đầu ý thứ hệ giữa hai phe, phe Cộng sản, mà Đảng CSVN đảm nhận vai trò tiền phong của Thời đại, phe VNCH là tiền đồn chống Cộng, đứng mũi chịu sào, bảo vệ thế giới còn lại, gọi là Tư bản Chủ nghĩa, còn gọi là Đế quốc,chuyên đi xâm lăng nước khác.
Việc gom bài vở thì không khó, việc in ấn lúc nầy mới khó! Công an cài khắp nơi, những nhà in quen thuộc không còn an toàn.
Sau khi bàn bạc tìm nhà in, anh Lê Thống, thầy giáo, đại diện Đại học Xá Minh Mạng, anh Dương Thanh Thủy (trong ban báo chí Tổng Hội, bị đi quân trường Thủ Đức, vừa mãn khóa, mang lon Chuẩn úy) nhận việc đi in. Thống chở Thủy ôm tài liệu ngồi sau, trên chiếc 67. Xe chạy lên quận Năm, gần nhà in, thì bổng dưng rơi vào vòng bố ráp. Năm xe Cảnh sát, mật vụ châu vào đầu xe của Thống, chận lại, quát lớn: Đưa tay lên! Có súng không? Chúng lục soát khắp người Thống. Không có gì. Chúng thu xấp bản thảo ở Thủy, giao qua cho một tay an ninh áo trắng. Cho hay, những người nhạy cảm, sáng nước trong lý luận bao nhiêu, thì mặt hành động, ứng phó cụ thể thì dễ quờ quạng, dễ mất tinh thần bấy nhiêu. Anh Chuẩn úy mới ra trường, hiểu rất rõ nội dung bài vở thắm đỏ màu cờ, nên mất tinh thần là phải. Tay an ninh bình tĩnh cầm xấp tài liệu, lật ra, đọc từng trang. Nó ngước lên nhìn hai anh, dò xét…
– Các anh đi đâu? Nó hỏi.
– Đi in báo Xuân! Thống trả lời.
Nó tiếp tục cuối xuống đọc, lật sang trang và…đọc tiếp.
Đôi chân anh Chuẩn úy run lên trong hai ống quần của bộ quân phục rất thẳng nếp. Nếu nó phát hiện nội dung bài vở thì không thoát được. Anh dự định, nếu nó có động thái thế nào đó thì anh sẽ bung chạy. Chạy, thoát được không là chuyện khác, nhưng phải chạy, còn nước còn tát! vì anh chẳng ưa thích gì các đòn tra tấn…Thống thì kẹt, vì anh còn vướng chiếc xe. Anh đoán được những gì đang diễn ra ở Thủy, nếu hắn ta làm càng, thì anh sẽ bị tóm ngay tức khắc. Nếu cả hai cùng chạy thì rõ là không ổn chút nào…Tên an ninh bình tĩnh bao nhiêu thì hai anh căng thẳng bấy nhiêu…Nó ngừng đọc, nhìn lên Thống:
– Anh làm nghề gì ?
– Thầy giáo ! Thống trả lời,vừa từ tốn móc ví…
Nó quay sang Thủy, lướt qua bộ quân phục. Thủy tự động khai:
– Chuẩn úy bộ binh, vừa xong ở Trưởng Sĩ quan Thủ Đức!
Lưỡng lự một lúc, nó xếp tài liệu lại:
– Các anh đi!
Thiên đường như mở cổng trước mặt, hai anh vội lên xe chạy như bay như biến, trống ngực giục liên hồi.
Về đến phòng trọ, giao tài liệu lại cho tôi, nghĩa là…không đi nữa.
Giao việc nầy cho hai anh trí thức là không hợp, nhưng có một anh khác, cũng là thành viên cộng tác với Tổng Hội, mà thuộc loại tư tưởng xôi đậu, hành vi khó phân biệt, không hẳn là phe ta, không rõ là phe địch, xung phong nhận việc đi in. Anh cam đoan là sẽ làm trót lọt. Nghĩ tới nghĩ lui thấy không liều không xong. Đã xôi đậu thì cũng phải có lúc xôi, lúc đậu chứ ! xôi không, đậu rặt thì làm ăn với ai!
Tôi quyết định giao cho anh ta. Một nhà in trong chùa. Thầy trụ trì là TTB, đường NH, Phú nhuận. Nín thở cầu may. Thế mà cuối cùng là may thật. Mấy ngày sau, anh báo là đã in xong, chỉ đến lấy thôi. Tôi bàn với Phúc. Nguyễn văn Phúc là người rất lì và tháo vác, trong Ban Chấp Hành Tổng Đoàn Học sinh. Phúc chọn sáu bạn học sinh, gốc là Hướng Đạo sinh, mặc đồng phục hướng đạo, đội mũ xì cút, mang theo mỗi ngừời một ba lô và đã khuân về được an toàn, giấu ở nhà trọ.
Nhà trọ, không là nơi ở thường xuyên, chỉ là trạm để ghé qua, họp hội, có khi ở năm ba ngày rồi đi, cho anh em nào bị động, hoặc cắt dấu vết trước hay sau khi vào khu…Hai hôm sau thì phát hiện tụi an ninh lãng vãng nơi nầy. Chúng tôi ngưng lui tới.
Lần nầy tôi phải nhờ Chung, như trước đây vào những lúc gay cấn, Chung vẫn thường hổ trợ. Chung nhận lời sẽ chuyển toàn bộ số lượng báo đem gởi ở nhà bà con trong thời hạn một tuần lễ. Chung đã làm một cách hoàn hảo. Sau đó tôi chuyển dần cho anh em. Chung không hỏi han hay thắc mắc một lời.
Thế mà hôm nay, Chung có vẻ khác, nói một cách nghiêm trọng:
– Anh hãy ngồi xuống đây !

Anh Nguyễn Chí Đức, (mang kiếng) người than phiền trên RFA là ngoài việc bị đồng chí đại úy Minh công an đạp vào mặt lại còn bị báo Hà Nội Mới tức cơ quan ngôn luận của đảng ủy Hà Nội đăng bài đổi trắng thành đen, xuyên tạc sự thật trắng trợn làm anh rất phẫn nộ.  Thực ra có gì lạ đâu, báo đảng mà đăng sự thật thì mới phải ngạc nhiên chớ.:)

 
 Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (chủ trương trang Bô-Xít) đang trả lời phỏng vấn với nữ phóng viên Reuter.

Bốn nghìn năm cha ông ta dựng nước, là dân nam ta phải giữ cơ đồ. (Nhạc Dzuy Linh)

 
*****
Tôi ngồi xuống. Rượu được rót ra. Chung bảo phải uống cạn ly đã! Chúng tôi cùng uống cạn.
Chung bắt đầu lên tiếng, không chút quanh co, dõng dạc từng tiếng một: TẠI SAO ANH ĐỂ TRUNG CỘNG – PHE ANH – CHIẾM HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM?
Trời đất, tôi bất ngờ như bị một cú đánh vào đầu thấy bảy ông trời sao. Trung cộng chiếm Hoàng Sa cách đây mấy hôm, thuyền trưởng Ngụy Văn Thà đã chết theo con tàu, theo truyền thống Hải quân, phẩm chất và tính cách tương xứng với chức trách mà anh đang nắm giữ, như cụ Phan Thanh Giãn uống thuốc tự vẫn khi mất 3 tỉnh miền Tây. Sự hy sinh và cách hy sinh của Ngụy Văn Thà đã gây nên sự xúc động trong quân đội VNCH và dân chúng. Cái chết nầy khác với cái chết mà hai ta đã đánh nhau, ít nhất là ở thời điểm mà cuộc chiến đã gần tàn.
Em tôi, trung sĩ Hải quân VNCH, không hiểu về chính trị, không quan tâm đến Quốc gia hay Cộng sản, không tâng bốc, xun xoe với Mỹ, không bênh không chống VNCH, càng không chống không theo Cộng sản, nhưng nó lại tự hào bộ quân phục mà nó mặc, và cái binh chủng mà nó đứng dưới cờ.
Hãy cho là nó dốt chính trị, chẳng hiểu gì chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng, không bằng thằng anh nó. Nhưng nó phẩn uất một cách chân thành việc Trung cộng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Nó hạch tội tôi, cái tội gián tiếp, nó dùng chữ “phe anh” là bộc lộ thân phận giấu giếm của tôi, nó huỵch toẹt giữa chiến hữu của nó. Té ra, lâu nay nó biết tôi là ai, làm gì. Tình anh em, nó đặt lên trên chính kiến, hay nó đạt đến tinh thần dân chủ hiện đại, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng chính kiến khác nhau, điều mà tôi thường nghe gọi và đáng phê phán là “khách quan tư sản?
Nó chẳng phải là tư sản, chẳng phải là trí thức, không phải là công nông, nó là lính, trung sĩ, nó căm phẫn: Tại sao anh để “phe anh” chiếm  Hoàng Sa của VN?
Tôi biết trả lời sao đây? Trước hết, tôi với Trung Cộng xa lắc, Hà nội cũng xa, rừng cũng xa. Họa hoằn lắm mới có một anh trong bí mật của Thành đoàn xuất hiện nói năm ba chút tình hình, mà chuyện nầy thì anh ta cũng ú ớ thôi!
Tôi phải giở trò ba hoa, mồm loa mép giải, để hạ nhiệt lòng yêu nước chính đáng của nó:
Trời đất, anh làm gì mà phe phái với Trung Cộng! Anh chỉ là sinh viên đấu tranh cho hòa bình thôi, để chấm dứt chiến tranh, cho anh em thanh niên mình đỡ chết. Mà Hòa bình cũng sắp có rồi! Hiệp định ký rồi! Mỹ cũng đã rút về nước! Hai bên giằng co đôi chút rồi cũng phải hòa nhau thôi…
Tôi lấy cái lý thuyết “Hòa giải hòa hợp dân tộc” mà chống đỡ. Không nói kiểu nầy thì nói kiều nào? Đang ở đây, không phải ở ngoài Bắc, không phải trong Rừng, mà đang ở giữa Sài Gòn, giữa bốn tên “hải quân ngụy”, không chừng chúng có súng trong người cũng nên!
Bốn anh lính Hải quân VNCH cùng ngồi uống rượu, không phải rượu vui mà cuộc rượu buồn, rất buồn, không che giấu nỗi thất vọng, nỗi bi phẫn, than thở một cách chua chát:  TẠI SAO CHÚNG Ỷ NƯỚC LỚN  HIẾP NƯỚC NHỎ?
Tâm trạng người lính VNCH, khi Mỹ rút quân, vẫn hiểu mình là nước nhỏ. Nhưng dù bé nhỏ vẫn phải độc lập. Cái ý thức độc lập mà phía cách mạng tuyên truyền cũng có trong người họ lâu nay. Mỹ rút quân cũng có nghĩa độc lập, nhưng họ hoài nghi Việt cộng trong quan hệ Nga Tàu. Họ hy vọng vào hòa giải hòa hợp dân tộc, Việt Nam lại hợp chung một nhà, trừ những ai từng có trải nghiệm nào đó với cách mạng. Chống Mỹ cứu nước, thanh niên miền Nam không cãi được, nhưng  Trung cộng chiếm Hoàng Sa thì làm sao giải thích? Nó là gì đây? Lời than thở của mấy chú lính thủy, của em tôi, đã chuyển sang một hướng cảm xúc khác cao hơn, thuần khiết hơn, nó không kết án tôi theo kiểu “phe anh”, mà thốt lên từ “nước nhỏ”, nó đưa tôi về cùng một mẫu số chung, nó đã hòa hợp dân tộc với tôi rồi. Chúng ta có chung một tình tự dân tộc, nước nhỏ, đứng trước hiểm họa chung là “nước lớn”. Nó kêu gào công lý ở bình diện rộng hơn: TẠI SAO MỘT NƯỚC LỚN ĐI ĂN HIẾP MỘT NƯỚC NHỎ?
Nỗi hoài nghi như đang tự giải mã: CÁI CÓ LÝ LÚC TRƯỚC, LÚC SAU LẠI ĐANG TRỞ  THÀNH VÔ LÝ.

  
Dân ta đầy sáng kiến với biểu ngữ, Chinazi là “Quân Phiệt” hay “Phát Xít Tàu”?

 

Xe ô tô phá sóng nhân dân được nhà nước điều đến, nhìn mắc cở quá 🙂 

******
Ngày nay nhớ lại, tôi tự hổ thẹn với em mình, vì ý nghĩ của tôi lúc đó.
Tôi nói dối và lấp liếm sự thật. Nó biết tôi là Việt cộng, tôi nói mình chỉ là sinh viên thôi, và đấu tranh cho hòa bình. Lòng tôi reo vui, nếu không thì cũng lạnh lùng, khi Trung cộng chiếm Hoàng Sa. Nghĩ rằng nó lấy giúp từ tay Mỹ, rồi giao lại cho Việt Nam sau nầy. Sự thật đã không phải thế, mà đã không chỉ có thế!
Tôi không tự dằn vặt mình cho lắm. Từ lúc tuổi nhỏ đến cái tuổi ngoài 20, lịch sử đã cài đặt trong tôi một phần mềm hơi bị cũ hay ĐÃ RẤT LỖI THỜI, nhấp chuộc lung tung  chẳng thấy hiện lên cái điều mình mong muốn, chỉ thấy sự nhảy múa của dã thú và thiên thần. Mà thiên thần thì nỡ ra từ trứng, mà trứng thì do dã thú đẻ ra!
Chiều ngày 29 tháng 4, giờ thứ 25 của cuộc chiến.
Bịn rịn với gia đình, giằng co với lý trí, Chung chia tay với mọi người thân sơ, vẫn trong bộ đồ hải quân rất ư hãnh diện, hớt hải chạy xuống Nhà Bè, lên một chiếc hải thuyền cùng đồng đội của nó, vượt qua sông rạch trong đêm, bị súng trên bờ dập xuống, suýt chết mấy đợt, vượt ra được biển khơi, có tàu lớn đợi. Nó định cư ở Mỹ, một thời gian làm cảnh sát khu vực rồi nghỉ hưu. Mỗi năm đều về thăm nhà, không bao giờ nói chính trị, không nhắc đến Hoàng Sa. Tôi cũng thế! Tôi vờ quên đi, nó vờ quên đi. Nhưng tôi vẫn nhớ, nó vẫn nhớ. Nó vờ quên vì lòng nhân hậu của nó đối với tôi. Tôi vờ quên vì lòng hổ thẹn bởi sự không toàn vẹn lãnh thổ. Vì không chỉ có Hoàng Sa, mà còn Trường Sa, và bao nhiêu vùng nữa trong đất liền. Ban đầu, khi bỏ chạy, nó nghĩ nó là kẻ thua cuộc, thiếu chính nghĩa vì đi với Mỹ. Sau nầy nó không nghĩ thế, có thể nó nghĩ kẻ ấy là tôi. Một cú đánh hồi mã thương đau đớn của lịch sử, một sự lừa mỵ có tính thời đại…
Chung chỉ khoe với tôi, nó câu được những hai cô bồ, mỗi lần về nước đều được rỉ rã vui vẻ.
Anh hãy ngồi xuống đây!” là câu nói tôi không quên. Tôi cũng muốn nói: “Em hãy ngồi xuông đây!” Nhưng tôi chưa từng thốt lên được, vì không dám đối diện sự thật. Hình như bạn bè tôi cũng thế, họ làm như họ chỉ có những chuyện bâng quơ thôi, với chút tự hào an ủi cần cù nhặt nhạnh. Tôi cũng muốn nói: Tất cả chúng ta hãy ngồi xuống đây! Chuyện nước cũng chính là chuyện nhà, phải chân thực, phải có cảm xúc đồng – bào. Phải là từ ngữ thân thương NƯỚC – NHÀ, thấm đẫm tình tự dân tộc, chứ không phải từ Nhà Nước, chỉ trơ ra, thành đồng nghĩa với quyền và lợi. Các học thuyết chỉ là những tấm da lừa trên yên ngựa, dù sao cũng đã cũ nát lắm rồi, không dùng được nữa!
Thắng thua đã rõ, nhưng đến nước nầy cũng chẳng để làm gì! Những cái mồm bên kia đại dương chõ về chửi rủa chẳng ích chi, giống như Thiên thần Đại úy Minh giẫm chân vào mồm người biểu tình, chỉ rách việc!
Phải nhận chân được KẺ THÙ MỚI CỦA THỜI ĐẠI, chúng đang xâm thực đất liền và quậy đục biển Đông, chúng “dã thú” biết chừng nào với đồng bào của chúng, nói chi đến CHƯ QUỐC LÂN BANG THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG! Tuổi trẻ Việt Nam phải dứt khoát cài đặt lại phần mềm mới cho mình để phù hợp với trình độ của thời đại, đáp ứng yêu cầu cấp bách của dân tộc.
Tháng 8 năm 2011.

Hạ Đình Nguyên.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

 Blog Anh Ba Sàm

 Hỏi Là Trả Lời


Hồi Mã Thương – Hạ Đình Nguyên


Hình ảnh minh họa:  Một số hình ảnh chọn lọc trong ngày biểu tình 14/8/2011 tại Hà Nội.

   Nước đây nước đây! nước kia thì mất nước này có ngay!  Uống xong nhớ gào cho to lên các cậu nhé:)

Thậm chí nguy, nhà nước ta đâu rồi? có tin Trung Quốc tập trung quân tại biên giới miền cực bắc tổ quốc đồng thời âm thầm đặt giàn khoan thăm dò biển đông.

Bài đọc suy gẫm:  Cú Hồi Mã Thương – Hạ Đình Nguyên tức Một Thoáng Hoàng Sa 1974:”Anh hãy Ngồi Xuống Đây!”

Lời bàn: Tác giả Hạ Đình Nguyên, nguyên là Chủ tịch Ủy ban Đấu tranh thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975.  Đây là bài viết của một người  phục vụ cho tà quyền cộng sản, chống chính quyền VNCH,  Khi trả lời câu hỏi của 4 người lính hải quân VNCH về chuyện Hoàng Sa 1974 “Tại sao một nước lớn đi ăn hiếp một nước nhỏ?  “ tác giả thú nhận chỉ là “nói dối và lấp liếm sự thật” …

….

Không khí Sài Gòn cực kỳ căng thẳng sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Hai bên đều tố nhau việc lấn đất, giành dân. Dư luận tin rằng, chẳng bên nào thực tâm thi hành Hiệp định. Việt Nam Cộng Hòa muốn mình đích thực là VNCH dù không còn Mỹ nữa, lập trường là kiên quyết chống Cộng. Phía cách mạng, dù cỡ “cắt ké”cũng hiểu rằng Sài Gòn dứt khoát phải là Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tẻ nhánh về chính kiến đi vào tận mỗi gia đình…

Hôm ấy, tôi thức dậy muộn vì suốt đêm lo lắng và cảnh giác. Nghe tiếng cửa mở, ngóc đầu nhìn qua cửa sổ, thấy 4 lính thủy xuất hiện. Nhìn kỹ, may quá, trong đó có đứa em tôi, con chú, ở chung nhà, cấp bậc Trung sĩ, tên Hạ Minh Chung.

Bước vào nhà, đảo mắt nhìn, thấy tôi, nó nói liền:

– À, anh Ng., hôm nay em có chuyện muốn nói với anh…

Tôi có cảm giác hơi lạ, lâu nay nó không có vẻ nghiêm chỉnh đến thế.

– Ừ, thì sẵn sàng ! Tôi trả lời, trong lòng không khỏi ngạc nhiên.

Chung vào trong lấy ra một chiếc chiếu, trải giữa nhà, vào tủ lấy ly, lôi trong túi xách ra hai chai rượu đế, bày ra chiếu. Cả bốn anh hải quân ngồi lại.

Chung nhìn tôi, nói rõ ràng từng tiếng một, như ra lệnh:

– Anh hãy ngối xuống đây!

Đó là thời điểm mấy ngày sau ngày 19 tháng 1 năm 1974.

******

Tôi được trả tự do từ Côn đảo về vào cuối năm 73. Ngôi nhà của tôi là Trụ sở Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, nay không còn nữa. Suốt hai năm 1972 và 1973, chúng bắt hầu hết SVHS trong phong trào. Một từ ngữ không có trong ngành xã hội học, hay các thuyết phân chia giai cấp giai tầng xã hội xuất hiện mấy năm nay: “SVHS tranh đấu”. Nó không trọn nghĩa, không rõ nghĩa. Nó chỉ ra một tính chất nửa vời, tranh đấu cái gì cơ? Phong trào đấu tranh của SVHS là nằm trong quỹ đạo cách mạng, lại vừa có tính tự phát của thanh niên. Thành phần tham gia tự phát trong trạng thái không thích Mỹ, không thích VNCH, vì có quá nhiều bê bối, nhưng cũng rất mơ hồ về Việt cộng.  Họ có động cơ yêu nước không định hướng. Không định hướng được trong bối cảnh lịch sử phức tạp nầy. Chống chính quyền thì chính quyền bắt, không phải Việt cộng thì cũng là thân Việt cộng, chống lại chính nghĩa quốc gia, giống như ngày nay, chống thì bị bắt, không phải phản động thì tiếp tay phản động, chống chính nghĩa Xã hội Chủ nghĩa.

Ban Chấp hành Tổng hội Sinh viên đã tan rã từ giữa năm 1972, vì chúng tiến hành phát xít, song song với chiến trường Quảng Trị. Chúng đã lấy lại trụ sở Tổng Hội. Phần lớn lãnh đạo phong trào đã bị bắt, Mẫm đang ở trong tù. Nhưng danh nghĩa của “Tổng Hội Tranh đấu” nầy có bề dày trong dư luận dân chúng, trong các lực lượng chính trị miền Nam và dư luận quốc tế, nó nối kết các lực lượng gọi là “thành phần thứ ba”, đó cũng là sách lược của Mặt trận Giải phóng.

Với niềm hăng hái theo gió đảo mang về, tôi nghĩ cái Tổng hội dù không có đủ hình hài nầy cũng phải có tiếng nói, và cần thiết, tôi phối hợp với anh em cơ sở còn lại để làm tờ báo Xuân cho Tổng Hội. Đó là tờ báo cuối cùng.

Hết ý cái nhà nước này,  việc làm trong nước thì cho lao động bất hợp pháp Trung Quốc vào làm, mặt khác  lại môi giới đưa nhân công Việt đi ra nước ngoài làm thuê cho thiên hạ.  Làm kinh tế thiệt là lạ. Hình dưới:  Biểu ngữ rất có ý nghĩa, dân ta bị vô cảm đã lâu, đã đến lúc phải tỉnh thức.

 

Trên: Nữ Ls. Nguyễn Thị Dương Hà. Dưới: Những người yêu nước (trái qua) TS. Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Nguyên Ngọc, sinh viên Trần Anh Tuấn và TS. Nguyễn Quang A (IDS).

Xe cảnh sát với băng rôn cho biết đã chuyển từ “ba tám” sang nghị định “ba tư”.  Chả biết có âm mưu quái gì đây?

Bài vở của số báo nầy là nặng ký. Bờ đang vỡ, chẳng úp mở làm gì, tôi tương vào nội san bài “Cuộc đụng đầu lịch sử” của tác giả Hoàng Tùng, Cộng sản thiệt, ở tận ngoài Bắc. Ý bài nầy nói rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam là trận thư hùng nãy lửa của cuộc đối đầu ý thứ hệ giữa hai phe, phe Cộng sản, mà Đảng CSVN đảm nhận vai trò tiền phong của Thời đại, phe VNCH là tiền đồn chống Cộng, đứng mũi chịu sào, bảo vệ thế giới còn lại, gọi là Tư bản Chủ nghĩa, còn gọi là Đế quốc,chuyên đi xâm lăng nước khác.

Việc gom bài vở thì không khó, việc in ấn lúc nầy mới khó! Công an cài khắp nơi, những nhà in quen thuộc không còn an toàn.

Sau khi bàn bạc tìm nhà in, anh Lê Thống, thầy giáo, đại diện Đại học Xá Minh Mạng, anh Dương Thanh Thủy (trong ban báo chí Tổng Hội, bị đi quân trường Thủ Đức, vừa mãn khóa, mang lon Chuẩn úy) nhận việc đi in. Thống chở Thủy ôm tài liệu ngồi sau, trên chiếc 67. Xe chạy lên quận Năm, gần nhà in, thì bổng dưng rơi vào vòng bố ráp. Năm xe Cảnh sát, mật vụ châu vào đầu xe của Thống, chận lại, quát lớn: Đưa tay lên! Có súng không? Chúng lục soát khắp người Thống. Không có gì. Chúng thu xấp bản thảo ở Thủy, giao qua cho một tay an ninh áo trắng. Cho hay, những người nhạy cảm, sáng nước trong lý luận bao nhiêu, thì mặt hành động, ứng phó cụ thể thì dễ quờ quạng, dễ mất tinh thần bấy nhiêu. Anh Chuẩn úy mới ra trường, hiểu rất rõ nội dung bài vở thắm đỏ màu cờ, nên mất tinh thần là phải. Tay an ninh bình tĩnh cầm xấp tài liệu, lật ra, đọc từng trang. Nó ngước lên nhìn hai anh, dò xét…

– Các anh đi đâu? Nó hỏi.

– Đi in báo Xuân! Thống trả lời.

Nó tiếp tục cuối xuống đọc, lật sang trang và…đọc tiếp.

Đôi chân anh Chuẩn úy run lên trong hai ống quần của bộ quân phục rất thẳng nếp. Nếu nó phát hiện nội dung bài vở thì không thoát được. Anh dự định, nếu nó có động thái thế nào đó thì anh sẽ bung chạy. Chạy, thoát được không là chuyện khác, nhưng phải chạy, còn nước còn tát! vì anh chẳng ưa thích gì các đòn tra tấn…Thống thì kẹt, vì anh còn vướng chiếc xe. Anh đoán được những gì đang diễn ra ở Thủy, nếu hắn ta làm càng, thì anh sẽ bị tóm ngay tức khắc. Nếu cả hai cùng chạy thì rõ là không ổn chút nào…Tên an ninh bình tĩnh bao nhiêu thì hai anh căng thẳng bấy nhiêu…Nó ngừng đọc, nhìn lên Thống:

– Anh làm nghề gì ?

– Thầy giáo ! Thống trả lời,vừa từ tốn móc ví…

Nó quay sang Thủy, lướt qua bộ quân phục. Thủy tự động khai:

– Chuẩn úy bộ binh, vừa xong ở Trưởng Sĩ quan Thủ Đức!

Lưỡng lự một lúc, nó xếp tài liệu lại:

– Các anh đi!

Thiên đường như mở cổng trước mặt, hai anh vội lên xe chạy như bay như biến, trống ngực giục liên hồi.

Về đến phòng trọ, giao tài liệu lại cho tôi, nghĩa là…không đi nữa.

Giao việc nầy cho hai anh trí thức là không hợp, nhưng có một anh khác, cũng là thành viên cộng tác với Tổng Hội, mà thuộc loại tư tưởng xôi đậu, hành vi khó phân biệt, không hẳn là phe ta, không rõ là phe địch, xung phong nhận việc đi in. Anh cam đoan là sẽ làm trót lọt. Nghĩ tới nghĩ lui thấy không liều không xong. Đã xôi đậu thì cũng phải có lúc xôi, lúc đậu chứ ! xôi không, đậu rặt thì làm ăn với ai!

Tôi quyết định giao cho anh ta. Một nhà in trong chùa. Thầy trụ trì là TTB, đường NH, Phú nhuận. Nín thở cầu may. Thế mà cuối cùng là may thật. Mấy ngày sau, anh báo là đã in xong, chỉ đến lấy thôi. Tôi bàn với Phúc. Nguyễn văn Phúc là người rất lì và tháo vác, trong Ban Chấp Hành Tổng Đoàn Học sinh. Phúc chọn sáu bạn học sinh, gốc là Hướng Đạo sinh, mặc đồng phục hướng đạo, đội mũ xì cút, mang theo mỗi ngừời một ba lô và đã khuân về được an toàn, giấu ở nhà trọ.

Nhà trọ, không là nơi ở thường xuyên, chỉ là trạm để ghé qua, họp hội, có khi ở năm ba ngày rồi đi, cho anh em nào bị động, hoặc cắt dấu vết trước hay sau khi vào khu…Hai hôm sau thì phát hiện tụi an ninh lãng vãng nơi nầy. Chúng tôi ngưng lui tới.

Lần nầy tôi phải nhờ Chung, như trước đây vào những lúc gay cấn, Chung vẫn thường hổ trợ. Chung nhận lời sẽ chuyển toàn bộ số lượng báo đem gởi ở nhà bà con trong thời hạn một tuần lễ. Chung đã làm một cách hoàn hảo. Sau đó tôi chuyển dần cho anh em. Chung không hỏi han hay thắc mắc một lời.

Thế mà hôm nay, Chung có vẻ khác, nói một cách nghiêm trọng:

– Anh hãy ngồi xuống đây !

Anh Nguyễn Chí Đức, (mang kiếng) người than phiền trên RFA là ngoài việc bị đồng chí đại úy Minh công an đạp vào mặt lại còn bị báo Hà Nội Mới tức cơ quan ngôn luận của đảng ủy Hà Nội đăng bài đổi trắng thành đen, xuyên tạc sự thật trắng trợn làm anh rất phẫn nộ.  Thực ra có gì lạ đâu, báo đảng mà đăng sự thật thì mới phải ngạc nhiên chớ.:)

 Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (chủ trương trang Bô-Xít) đang trả lời phỏng vấn với nữ phóng viên Reuter.

Bốn nghìn năm cha ông ta dựng nước, là dân nam ta phải giữ cơ đồ. (Nhạc Dzuy Linh)

 

 

*****

Tôi ngồi xuống. Rượu được rót ra. Chung bảo phải uống cạn ly đã! Chúng tôi cùng uống cạn.

Chung bắt đầu lên tiếng, không chút quanh co, dõng dạc từng tiếng một: TẠI SAO ANH ĐỂ TRUNG CỘNG – PHE ANH – CHIẾM HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM?

Trời đất, tôi bất ngờ như bị một cú đánh vào đầu thấy bảy ông trời sao. Trung cộng chiếm Hoàng Sa cách đây mấy hôm, thuyền trưởng Ngụy Văn Thà đã chết theo con tàu, theo truyền thống Hải quân, phẩm chất và tính cách tương xứng với chức trách mà anh đang nắm giữ, như cụ Phan Thanh Giãn uống thuốc tự vẫn khi mất 3 tỉnh miền Tây. Sự hy sinh và cách hy sinh của Ngụy Văn Thà đã gây nên sự xúc động trong quân đội VNCH và dân chúng. Cái chết nầy khác với cái chết mà hai ta đã đánh nhau, ít nhất là ở thời điểm mà cuộc chiến đã gần tàn.

Em tôi, trung sĩ Hải quân VNCH, không hiểu về chính trị, không quan tâm đến Quốc gia hay Cộng sản, không tâng bốc, xun xoe với Mỹ, không bênh không chống VNCH, càng không chống không theo Cộng sản, nhưng nó lại tự hào bộ quân phục mà nó mặc, và cái binh chủng mà nó đứng dưới cờ.

Hãy cho là nó dốt chính trị, chẳng hiểu gì chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng, không bằng thằng anh nó. Nhưng nó phẩn uất một cách chân thành việc Trung cộng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

Nó hạch tội tôi, cái tội gián tiếp, nó dùng chữ “phe anh” là bộc lộ thân phận giấu giếm của tôi, nó huỵch toẹt giữa chiến hữu của nó. Té ra, lâu nay nó biết tôi là ai, làm gì. Tình anh em, nó đặt lên trên chính kiến, hay nó đạt đến tinh thần dân chủ hiện đại, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng chính kiến khác nhau, điều mà tôi thường nghe gọi và đáng phê phán là “khách quan tư sản?

Nó chẳng phải là tư sản, chẳng phải là trí thức, không phải là công nông, nó là lính, trung sĩ, nó căm phẫn: Tại sao anh để “phe anh” chiếm  Hoàng Sa của VN?

Tôi biết trả lời sao đây? Trước hết, tôi với Trung Cộng xa lắc, Hà nội cũng xa, rừng cũng xa. Họa hoằn lắm mới có một anh trong bí mật của Thành đoàn xuất hiện nói năm ba chút tình hình, mà chuyện nầy thì anh ta cũng ú ớ thôi!

Tôi phải giở trò ba hoa, mồm loa mép giải, để hạ nhiệt lòng yêu nước chính đáng của nó:

Trời đất, anh làm gì mà phe phái với Trung Cộng! Anh chỉ là sinh viên đấu tranh cho hòa bình thôi, để chấm dứt chiến tranh, cho anh em thanh niên mình đỡ chết. Mà Hòa bình cũng sắp có rồi! Hiệp định ký rồi! Mỹ cũng đã rút về nước! Hai bên giằng co đôi chút rồi cũng phải hòa nhau thôi…

Tôi lấy cái lý thuyết “Hòa giải hòa hợp dân tộc” mà chống đỡ. Không nói kiểu nầy thì nói kiều nào? Đang ở đây, không phải ở ngoài Bắc, không phải trong Rừng, mà đang ở giữa Sài Gòn, giữa bốn tên “hải quân ngụy”, không chừng chúng có súng trong người cũng nên!

Bốn anh lính Hải quân VNCH cùng ngồi uống rượu, không phải rượu vui mà cuộc rượu buồn, rất buồn, không che giấu nỗi thất vọng, nỗi bi phẫn, than thở một cách chua chát:  TẠI SAO CHÚNG Ỷ NƯỚC LỚN  HIẾP NƯỚC NHỎ?

Tâm trạng người lính VNCH, khi Mỹ rút quân, vẫn hiểu mình là nước nhỏ. Nhưng dù bé nhỏ vẫn phải độc lập. Cái ý thức độc lập mà phía cách mạng tuyên truyền cũng có trong người họ lâu nay. Mỹ rút quân cũng có nghĩa độc lập, nhưng họ hoài nghi Việt cộng trong quan hệ Nga Tàu. Họ hy vọng vào hòa giải hòa hợp dân tộc, Việt Nam lại hợp chung một nhà, trừ những ai từng có trải nghiệm nào đó với cách mạng. Chống Mỹ cứu nước, thanh niên miền Nam không cãi được, nhưng  Trung cộng chiếm Hoàng Sa thì làm sao giải thích? Nó là gì đây? Lời than thở của mấy chú lính thủy, của em tôi, đã chuyển sang một hướng cảm xúc khác cao hơn, thuần khiết hơn, nó không kết án tôi theo kiểu “phe anh”, mà thốt lên từ “nước nhỏ”, nó đưa tôi về cùng một mẫu số chung, nó đã hòa hợp dân tộc với tôi rồi. Chúng ta có chung một tình tự dân tộc, nước nhỏ, đứng trước hiểm họa chung là “nước lớn”. Nó kêu gào công lý ở bình diện rộng hơn: TẠI SAO MỘT NƯỚC LỚN ĐI ĂN HIẾP MỘT NƯỚC NHỎ?

Nỗi hoài nghi như đang tự giải mã: CÁI CÓ LÝ LÚC TRƯỚC, LÚC SAU LẠI ĐANG TRỞ  THÀNH VÔ LÝ.

Dân ta đầy sáng kiến với biểu ngữ, Chinazi là “Quân Phiệt” hay “Phát Xít Tàu”?

 



Xe ô tô phá sóng nhân dân được nhà nước điều đến, nhìn mắc cở quá 🙂

******

Ngày nay nhớ lại, tôi tự hổ thẹn với em mình, vì ý nghĩ của tôi lúc đó.

Tôi nói dối và lấp liếm sự thật. Nó biết tôi là Việt cộng, tôi nói mình chỉ là sinh viên thôi, và đấu tranh cho hòa bình. Lòng tôi reo vui, nếu không thì cũng lạnh lùng, khi Trung cộng chiếm Hoàng Sa. Nghĩ rằng nó lấy giúp từ tay Mỹ, rồi giao lại cho Việt Nam sau nầy. Sự thật đã không phải thế, mà đã không chỉ có thế!

Tôi không tự dằn vặt mình cho lắm. Từ lúc tuổi nhỏ đến cái tuổi ngoài 20, lịch sử đã cài đặt trong tôi một phần mềm hơi bị cũ hay ĐÃ RẤT LỖI THỜI, nhấp chuộc lung tung  chẳng thấy hiện lên cái điều mình mong muốn, chỉ thấy sự nhảy múa của dã thú và thiên thần. Mà thiên thần thì nỡ ra từ trứng, mà trứng thì do dã thú đẻ ra!

Chiều ngày 29 tháng 4, giờ thứ 25 của cuộc chiến.

Bịn rịn với gia đình, giằng co với lý trí, Chung chia tay với mọi người thân sơ, vẫn trong bộ đồ hải quân rất ư hãnh diện, hớt hải chạy xuống Nhà Bè, lên một chiếc hải thuyền cùng đồng đội của nó, vượt qua sông rạch trong đêm, bị súng trên bờ dập xuống, suýt chết mấy đợt, vượt ra được biển khơi, có tàu lớn đợi. Nó định cư ở Mỹ, một thời gian làm cảnh sát khu vực rồi nghỉ hưu. Mỗi năm đều về thăm nhà, không bao giờ nói chính trị, không nhắc đến Hoàng Sa. Tôi cũng thế! Tôi vờ quên đi, nó vờ quên đi. Nhưng tôi vẫn nhớ, nó vẫn nhớ. Nó vờ quên vì lòng nhân hậu của nó đối với tôi. Tôi vờ quên vì lòng hổ thẹn bởi sự không toàn vẹn lãnh thổ. Vì không chỉ có Hoàng Sa, mà còn Trường Sa, và bao nhiêu vùng nữa trong đất liền. Ban đầu, khi bỏ chạy, nó nghĩ nó là kẻ thua cuộc, thiếu chính nghĩa vì đi với Mỹ. Sau nầy nó không nghĩ thế, có thể nó nghĩ kẻ ấy là tôi. Một cú đánh hồi mã thương đau đớn của lịch sử, một sự lừa mỵ có tính thời đại…

Chung chỉ khoe với tôi, nó câu được những hai cô bồ, mỗi lần về nước đều được rỉ rã vui vẻ.

Anh hãy ngồi xuống đây!” là câu nói tôi không quên. Tôi cũng muốn nói: “Em hãy ngồi xuông đây!” Nhưng tôi chưa từng thốt lên được, vì không dám đối diện sự thật. Hình như bạn bè tôi cũng thế, họ làm như họ chỉ có những chuyện bâng quơ thôi, với chút tự hào an ủi cần cù nhặt nhạnh. Tôi cũng muốn nói: Tất cả chúng ta hãy ngồi xuống đây! Chuyện nước cũng chính là chuyện nhà, phải chân thực, phải có cảm xúc đồng – bào. Phải là từ ngữ thân thương NƯỚC – NHÀ, thấm đẫm tình tự dân tộc, chứ không phải từ Nhà Nước, chỉ trơ ra, thành đồng nghĩa với quyền và lợi. Các học thuyết chỉ là những tấm da lừa trên yên ngựa, dù sao cũng đã cũ nát lắm rồi, không dùng được nữa!

Thắng thua đã rõ, nhưng đến nước nầy cũng chẳng để làm gì! Những cái mồm bên kia đại dương chõ về chửi rủa chẳng ích chi, giống như Thiên thần Đại úy Minh giẫm chân vào mồm người biểu tình, chỉ rách việc!

Phải nhận chân được KẺ THÙ MỚI CỦA THỜI ĐẠI, chúng đang xâm thực đất liền và quậy đục biển Đông, chúng “dã thú” biết chừng nào với đồng bào của chúng, nói chi đến CHƯ QUỐC LÂN BANG THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG! Tuổi trẻ Việt Nam phải dứt khoát cài đặt lại phần mềm mới cho mình để phù hợp với trình độ của thời đại, đáp ứng yêu cầu cấp bách của dân tộc.

Tháng 8 năm 2011.

Hạ Đình Nguyên.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

 

The

Links:

 Blog Anh Ba Sàm

 Hỏi Là Trả Lời

Chinh Pham (pics)


Anh Chẳng Còn Chi – Tưởng Năng Tiến.



Hình ảnh minh họa:  Một số hình ảnh về Đại Nhạc Hội “Nhớ Ơn Anh” kỳ 5 tại Nam California- Hoa Kỳ (Nguồn SET 57.4 Television).


Hình trên: Ca sĩ, xướng ngôn viên của truyền hình SET Diễm Liên giọng ca vút cao, khỏe mạnh.

Hình Dưới: Nữ ca sĩ Thiên Kim với “Chiều Qua Phá Tam Giang” của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Diệu Quyên và Việt Dzũng, hai trong 9 xướng ngôn viên cột trụ của chương trình nhạc hội.

Bài đọc suy gẫm:   Anh Chẳng Còn Chi – tức Trận Cuối của tác gỉa Tưởng Năng Tiến.  Truyện viết về những người lính VNCH dù đã trở thành thương binh nhưng vẫn trợ giúp nhau để sống, đồng thời can đảm đấu tranh trên mặt trận tâm lý chiến với cộng sản sau năm 1975.

(Tặng Võ Hoàng)
“Từ máy thâu thanh cô nàng hát nhanh, trọn kiếp thương anh lính trẻ xa nhà, tôi là người đi lính miền xa, nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu… nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu…” Sáu Mù hát hai lần trước khi kết thúc bản nhạc và lần nào y cũng nhắm mắt lại thiệt chặt. Bẩy Què khoái chí cười sằng sặc, bỏ đờn xuống, bàn:
– Bản này mày ca tới hơn bản Xuân này con không về, mà đều mày đừng có nhắm mắt lại
– Sao vậy ?
– Mày đui, mắt toàn tròng trắng không hà, mở ra hay nhắm lại thì cũng “có thấy gì đâu”. Làm như vậy làm chi cho nó mất công mà tao ngó sao mắc cười quá hà…
– Ờ…
Sáu Mù ờ rất yếu và mặt thoáng trầm ngâm. Y bị tật nguyền đã mười năm mà vết thương, đôi lúc, tưởng chừng như vẫn chưa kéo da non. Một va chạm nhẹ vẫn có thể gây ra cái cảm giác đau đớn khó chịu. Bảy Què đang cười bỗng khựng. Nhìn mặt bạn nó biết liền là mình vừa giễu dở nên vội vàng biện bạch, khỏa lấp :

– Cũng như tao vậy, mày thấy có khi nào tao ca bản “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm” mà hồi tụi mình học ở Vương Mộng Hồng đâu. Còn có một giò mà cứ làm bộ ắc ê đếm nhịp “một, hai, ba, bốn; một, hai, ba, bốn” hoài coi nó kỳ thấy mẹ !
– Vậy bữa nào rảnh mày dợt cho tao bài Người Nghệ Sĩ Mù đi. Bản đó tao hát nghe mà không rớt nước mắt tao làm con mày.
– Bản đó mới vô làm sao cà? Bảy Què băn khoăn đưa tay lướt nhanh trên phím đàn mò nốt.
– Tự nhiên tao cũng quên mất tiêu. Tao nhớ là hồi đó mình hay nghe ở cái quán cà phê gì ngoài Ðà Nẵng đó. Lúc mới vô đầu in tuồng có tiếng đờn, rồi tiếng tiền cắc thẩy vô lon nghe keng, keng…
– Thôi tao nhớ rồi… Bản này của Hoàng Thi Thơ, Hùng Cường ca chớ đâu. Rồi Bảy Què lấy giọng vô luôn: “Ai dừng chân nơi đây buông lòng theo câu ca. Tôi ngồi trong bóng tối nghe đời đi ra xa… “
– Nó đó…

– Mà không được đâu…
– Sao vậy ?
– Hát bản này nghe giống như hai thằng mình đi ăn xin vậy. Tụi mình đâu có đi hát dạo kiếm ăn. Mình có trách nhiệm đàng hoàng mà, đúng không ?
– Ờ .
Lần này Sáu Mù ” ờ” mạnh hơn và thốt nhiên nghiêng đầu nở một nụ cười rạng rỡ. Y luôn luôn thấy thích thú, vui vui sướng khi nghe Bảy Què nhắc đến chuyện ” trách nhiệm ” của hai thằng. Sáu Mù không nói ra được những điều mình biết và mình nghĩ trong lòng rành mạch như Bảy Què nhưng y khoái nghe bạn nhắc đi nhắc lại ” nhiệm vụ ” và ” ý nghiã ” này nọ.
Có bữa cao hứng Bảy Què còn nói lung tung về tác dụng của chiến tranh tâm lý, tác dụng của nhạc trong tâm hồn quần chúng… Sáu Mù thiết tha được nghe cũng như Bảy Què khát khao được nói. Cả hai không bỏ lỡ cơ hội nào để bồi đắp niềm tin về cái ý nghiã xa xôi, mơ hồ nhưng cao đẹp cho phần đời thân tàn ma dại còn lại của hai thằng.
Thường ngày hai thằng ngồi bên ngoài chợ trời. Bảy Què bầy đồ nghề trên một cái bàn xếp chỉ lớn bằng bề mặt hai cuốn tập và cái bảng nhỏ cạnh bên: “Vô Mực Ruột Viết Bic và Sửa Hộp Quẹt Zippo Giá Rẻ”. Sáu Mù thì không làm được chuyện này. Y vừa ngồi thổi sáo vừa bán sáo. Cái nghề này kiếm ăn không khá. Sáu Mù sống lây lất được là nhờ sự đắp đổi của bạn. Ðiều này vẫn thường làm cho y buồn và mang nhiều mặc cảm. Bảy Què cứ phải an ủi hoài hoài :
– Mày kiếm tiền không nhiều được bằng tao nhưng mày có dịp thổi sáo cả ngày. Cái lợi là mình làm cho những người khách qua đường được nghe tới nghe lui bản “Lòng Mẹ”,” Con Thuyền Không Bến”…
– Lợi làm sao ? Bảy Què đã nói cả trăm lần như vậy rồi mà lần nào Sáu Mù cũng ráng hỏi lại.
-… Thì đ.m… người ta nghe mấy bản nhạc đó thấy đã tai hơn là nghe mấy bản nhạc chướng tai của tụi nó. Từ đó người ta nhớ thời cũ và càng chán cái thời chó đẻ này. Làm được như vậy là kể như tụi mình đang chiến đấu rồi. Cái này kêu bằng chiến tranh tâm lý mà Sáu!

Nữ xướng Ngôn Viên trẻ đẹp Orchids Lâm Quỳnh phụ trách lều V24 -7 với các nghệ sĩ ngồi trực phone đồng bào gọi vào.  Theo tổng kết tạm thời của anh Nam Lộc trước khi bế mạc chương trình thì số tiền do đồng bào khắp nơi trên đất Hoa Kỳ đóng góp đã lên hơn nửa triệu đô la. Hoan hô.


Hình trên: Nam ca sĩ Lâm Nhật Tiến với sự đau khổ tột cùng được thể hiện qua từng nốt nhạc. 🙂 Hình Dưới: Ca sĩ Lâm Thúy Vân.


Quang Minh, Hồng Đào trong màn kịch vui “Bà Già Dụ dỗ Diệt Kiều… dỏm”.


Ông bà Điện – Mỹ Lệ đến từ Houston, bạn của nữ ca sĩ Phương Hồng Ngọc, rất có lòng với anh chị em thương binh nơi quê nhà đã rộng rãi mua bức tranh đấu giá với giá 10,000 đô.

Song ca “Lời Sông Núi” với nữ ca sĩ  Phương Hồng Quế (trái) và (phải) Phương Hồng Ngọc người  ca sĩ đến  từ Houston rất xa xôi để góp tiếng hát cho “ĐNH-Cám Ơn Anh”.

Thiệt ra cái kêu bằng “chiến tranh tâm lý” này không phải là ý kiến của Bảy Què. Y chỉ lập lại những điều mà anh Hai hay nói cho tụi nó nghe thôi.
Hai thằng quen anh Hai lâu rồi. Bữa đó, chợ trời bị bố ráp, rượt bắt một trận tơi bời. Bảy Què mất hết đồ nghề, mất luôn cây nạng. Sáu Mù cũng quờ quạng sao đó để mất luôn hết lưng vốn của mình, hai chục cái ống sáo. Sáu Mù cõng bạn chạy mà mệt muốn đứt hơi.
May mắn gặp được anh Hai. Aûnh bỏ hai thằng lên xe chở tuốt về xóm. Từ đó anh Hai trở thành người anh kết nghĩa và ân nhân của hai thằng. Sáng, anh bốc hai thằng bỏ lên xe chở ra chợ. Chiều, anh cho hai thằng về. Lâu lâu còn có bữa anh “vớt” hai thằng về sớm hơn giờ đã định, đưa ra đường Hàm Nghi uống rum Lebon và nhậu củ kiệu với hột vịt bắc thảo. Anh Hai không bị đui, cũng không bị què. Anh chỉ bị chột mắt thôi.
Anh Hai không bao giờ nói cho Bảy Què và Sáu Mù nghe về dĩ vãng của mình. Thường ảnh hay trầm ngâm và buồn. Lâu lâu anh Hai mới nhỏ giọng, nghiêm trang nói chuyện với hai thằng, với giọng nói rất chân tình và thuyết phục. Từ anh Hai mới có chuyện “chiến tranh tâm lý”: “Cuộc chiến của mình vẫn đang âm thầm tiếp diễn trên mọi mặt trận. Hai em phải thấy, tụi nó chiếm được thành mà không chiếm được lòng người thì chưa kể được là thắng; hiện tại tụi nó không những đã làm mất lòng người mà còn mất luôn cả lòng sĩ tốt của nó nữa. Chung cuộc tụi nó sẽ thua.Vấn đề của anh em mình bây giờ là phải chiến đấu, đóng góp toàn lực trong khả năng riêng của từng thằng để rút ngắn con đường đưa đến chiến thắng càng sớm càng tốt…”
Ðã nhất là anh Hai làm cho Sáu Mù và Bảy Què thấy rằng tụi nó không phải là kẻ tàn tật đứng bên lề cuộc đời. Tụi nó vẫn có khả năng, không những chỉ để sinh tồn mà còn để chiến đấu chống lại kẻ thù nữa. Từ đó, mỗi buổi chiều trở về xóm nhỏ thay vì chỉ nằm hát nghêu ngao chơi cho đỡ buồn thì Sáu Mù và Bảy Què dượt nhạc ráo riết. Mỗi tuần hai thằng được bà con vỗ tay tán thưởng, chia xẻ với niềm tin chung mãnh liệt của tất cả mọi người: cuộc chiến vẫn cứ đang tiếp diễn.
Lúc anh Hai tới thì Bảy Què và Sáu Mù đang cãi cọ về bản Sài Gòn Vĩnh Biệt. Sáu Mù thích chơi bản đó nhưng bị Bảy Què cự nự:
– Người ta chán nghe hát tới hát lui “Sài Gòn ơi anh xin hứa rằng anh trở veà” rồi! Nghe láu cá chết mẹ. Có thấy ai về đâu nào?
– Nhưng mà – Sáu Mù nhỏ nhẹ – bà con vẫn cứ mong chớ đâu có chán. Mình ên mày không thích rồi mày nghĩ ai cũng vậy sao?
Anh Hai can thiệp:
– Thôi trễ rồi nha hai đứa. Thì cứ để cho thằng Sáu nó ca; bản nào bà con vỗ tay nhiều thì hát tiếp không thì tuần sau bỏ. Bốc hai thằng lên xe, đạp ra khỏi con hẻm rồi anh Hai mới hỏi:
– Chiều nay tụi mày tính “hành quân” ở đâu đây?
– Cho tụi em xuống trạm xe buýt ở góc Trương Công Ðịnh và Nguyễn An Ninh đi.
– Hát ở ngay đó tụi công an nó đá cho dập mật à.
– Ðâu có, tụi em đón xe lên Tân Cảng mà. Thì cũng làm y chang như mấy lần trước vậy. Ði xe đường dài, khúc nào khách không chen chúc quá đông thì mình làm vài bản. Lần quần chiều nay mà tụi em chơi chừng hai chục bài là coi như tạm đủ để trả nợ núi sông rồi.
– Ðược – anh Hai tán thành – “kế hoạch hành quân” vậy là tạm ổn. Nhớ đừng chơi “Giã Từ Vũ Khí” nha, mấy cha. Cái gì mà “trả súng đạn này anh sạch nợ sông núi rồi”, nghe rầu quá hà. Sáu Mù bắt liền:
-… anh chẳng còn chi, chẳng còn chi ngoài con tim héo em ơi. Xin trả lại đây, trả lại đây…
– Thôi mà Sáu – Bảy Què dấm dẳn – sao mày toàn thích toàn mấy bản nhạc yếu xìu không vậy ?
Cụt hứng, Sáu Mù tắt đài, chống chế bâng quơ :
– Bị nó làm tao nhớ ông thượng sĩ Tâm, ổng già rồi mà hay ca: “rồi anh sẽ qua thăm nhà em, với miếng cau với miếng trầu ta làm lại từ đầu..” nghe thấy đã.
Tới trạm vừa kịp lúc xe đến. Anh Hai đẩy Bảy Què lên trước rồi dắt Sáu Mù lên sau. Trước khi quay đi anh không quên dặn:
– Chừng bảy giờ tao chờ tụi mày ở đây nha.
Ở ngay trạm chính xe chật ních người. Bảy Què đút gọn cái nạng dưới gầm ghế, ôm sát cây đờn ghi ta để đứng trước ngực, ngồi che một khoảng nhỏ vừa đủ cho Sáu Mù dựa lưng vào thành xe và bó chặt hai đầu gối.
Xe ngừng ở trạm Nguyễn Du rồi Pasteur. Người xuống nhiều hơn người lên. Sàn xe bắt đầu có khoảng trống đủ rộng có thể di chuyển dễ dàng. Bảy Què đẩy bạn lết ra giữa đường đi và bắt đầu dạo đờn nhè nhè làm cho mọi người chú ý.
Theo đúng chương trình hai thằng sẽ mở đầu bằng bản “Trên Ðầu Súng”:
“Trên đầu súng quê hương, Tổ quốc đã vươn mình. Trên lưỡi lê căm hờn, hờn căm như triều sóng. Ôi xôn xao chiêng trống hối thúc đã giục giã khắp chốn rộn ràng. Ôi lửa thiêng dậy bập bùng tay lửa tay vung kiếm. Trên đầu súng xâm lăng xiềng xích với bạo tàn. Trên lưỡi lê nô lệ cùm gông phải đổ nát… “
Người nghe không những chỉ chú ý mà còn hơi sửng sốt. Hát dạo trên xe buýt không phải là một hiện tượng xa lạ nhưng nói đến “nộ lệ,” “cùm gông”… thì quả thực là những chữ lạ tai và đã tai! Nhắm thấy có bộ được, Bảy Què và Sáu Mù tiếp luôn bản “Cờ Bay”:
“Cờ bay, cờ bay oai hùng trên Tổ quốc thân yêu thề chiếm lại nay mai bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương dang ngóng đợi quân ta tiến về… Ðón nhau về anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Ðông Hà. Sạch bóng thù, đồng ta xanh với nắng mới, vang câu hát tự do.”
Bản nhạc chấm dứt nhưng không ai vỗ tay. Bảy Què ngước nhìn lên và bắt gặp một hai người đang lấy tay chùi nước mắt. Y xúc động đến bối rối và cũng muốn khóc theo luôn. Y vừa đờn, vừa nói thầm với chính mình nhiều lần “nhảy dù cố gắng” để ngăn cho nước mắt khỏi chẩy. Sáu Mù thì chưa cảm nhận được kịp phản ứng của thính giả, vẫn tiếp tục say mê ngồi hát. Chương trình tiếp nối bằng một bản nhạc đơn ca “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật:
“Năm hai mươi mốt tuổi, tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai. Người yêu tôi mới quen mà thôi..”
Năm hai mươi mốt tuổi, Sáu Mù cũng đi vào quân đội. Tiểu Ðoàn Chín Nhảy Dù. Và người con gái y mới quen mà thôi ở quận Thượng Ðức – cách đây đã mười năm – mãi mãi vẫn còn trong tâm tưởng như một chiếc bóng đậm mầu. Lúc đơn vị đang tiến chiếm đồi 1062 thì Sáu Mù bị thương ở mắt. Y được trực thăng đưa thẳng về Tổng Y Viện Cộng Hoà. Giữa cái lúc nằm đau xót, mê man trên máy bay, Sáu Mù vẫn cứ nhớ và tiếc một điều: y đã không có dịp để nói với người ta một câu từ tạ, dù là “tạ từ trong đêm!”.
Mắt Sáu Mù được giải phẫu xong đúng bốn ngày thì Sài Gòn thất thủ. Y bị đẩy ra khỏi bệnh viện để dành chỗ cho phe thương binh thắng trận. Sáu Mù vĩnh viễn “giã từ ánh sáng” kể từ lúc đó. Cũng từ đó, không có thêm một người con gái nào lọt được vào đôi mắt trắng giã của y nữa.

Băng Châu, nữ ca sĩ  kiêm kịch sĩ, kiêm xướng ngôn viên truyền hình,  trình bày nhạc phẩm “Anh Đi Chiến Dịch”của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, vừa thơ vừa nhạc thật xuất sắc, đầy ý nghĩa.

MC. anh cả Nam Lộc

MC. năng động Đỗ Tân Khoa

Ban Hợp Ca “Ngàn Khơi” trong nhạc phẩm “Cả Nước Đứng Lên” cuả nhạc sĩ Anh Bằng.

Tất cả đồng bào tham dự đều cùng hát chung như câu “cả nước cùng đứng lên oai hùng” trong mặt trận đấu tranh chống cộng sản vô thần, tạo nên một khung cảnh không gian đầy cảm động.

Trong cái bóng đêm dài hết một đời này, thỉnh thoảng, vẫn lóe sáng hình ảnh của hai người đàn bà: người mẹ và người con gái tóc thề mà Sáu Mù chưa kịp hỏi tên ở quận Thường Ðức. Những lúc lần dò, lê la ngoài hè phố hay trên xe buýt như thế này, tự thâm tâm Sáu Mù vẫn vừa mong mỏi, vừa lo sợ một điều: bất ngờ gặp lại được mẹ hay cố nhân.
Khi bản nhạc chấm dứt thì Sáu Mù không còn thể nào ngăn được nước mắt đã lăn nhẹ trên đôi gò má gầy đến xương của y. Nhiều hành khách khác cũng khóc. Không khí trên xe trầm lắng đến nặng nề. Mọi người đều im lặng, thẫn thờ như họ đang bị thôi miên. Tài xế và lơ xe vẫn thi hành phận sự một cách bình thường, như không có chuyện gì quan trọng xẩy ra, dù nét mặt của cả hai bỗng nghiêm và buồn … thấy rõ!
Ðứa bé bán chuối chiên cẫn trọng gói một trái chuối bự nhất, nhẹ nhàng mang đến đạt vào tay Sáu Mù. Cái cảm giác nong nóng ở tay khiến y biết ngay là có một người nào đó đã động lòng và dấm dúi cho mình một phần lương thực. Sáu Mù không cảm thấy bị xúc phạm, y chỉ càng tủi thân thêm. Mãi đến lúc đó nhiều người mới nhìn thật kỹ Sáu Mù và Bảy Què.
Họ chợt nhận ra trước mắt mình là hai người thương binh – dù quân phục đã cũ nát, tả tơi và phù hiệu đơn vị đã bạc màu – chứ không phải là những kẻ ăn xin hát dạo như thường thấy. Sáu Mù đã cảm nhận được hết cái không khí thương yêu chia xẻ quanh mình. Y xúc động đến run người. May mắn là sự mù lòa giúp cho y đỡ bối rối hơn là Bảy Què trong lúc này. Bảy Què phải cúi gầm mặt xuống, tránh những ánh mắt chứa chan thiện cảm của những người xung quanh.
Cảm tình của thính giả làm cho Bảy Què luống cuống. Bần thần một hồi y mới lấy lại được bình tỉnh. Y vội vàng chuyển nhịp, chơi bản “Hội Nghị Diên Hồng”:
“Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến? Hận thù đằng đằng, biên thùy rung chuyển… Toàn dân Tiên Long, sơn hà nguy biến ! Hận thù đằng đằng nên hòa hay chiến?”
– Quyết Chiến!.
Tiếng hô đáp bất ngờ của nhiều người trong xe khiến Bảy Què và Sáu Mù tưởng như có một luồng điện chạy qua người. Không riêng gì hai thằng mà có lẽ là tất cả mọi hành khách đều xúc động mãnh liệt. Sau đó có đến hơn chục người cùng cất cao giọng hát chung với hai thằng. Xe ngừng lai ở một vài trạm kế tiếp, không ai xuống! Lác đác chỉ có người lên.
Mặc kệ cho những người mới bước lên xe ngơ ngác, Bảy Què, Sáu Mù và nhiều hành khách trên xe cứ hát. Sau khi “chiều” theo mọi người hát đi hát lại bản “Hội Nghị Diên Hồng” đến lần thứ ba, Bảy Què mới chuyển nhịp qua được bản “Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Ðây”:
“Nhưng mẹ ơi, giờ đây sao mẹ khóc ? Hai vai gầy run rẩy nát tâm can. Lệ hồng pha Bến Hải nước tràn dâng. Áo nâu nghèo mẹ khóc để phơi thân. Một đàn con giờ quên ơn nuôi dưỡng. Súng đạn cầy tan nát luống quê hương… Mẹ lòng đau thương xót cảnh lầm than, xót xa nhiều phương Bắc chiếm phương Nam. Nhưng mẹ ơi, mẹ đừng than khóc nữa. Vì chúng con của mẹ vẫn còn đây…”
Xe đến Tân Cảng, trạm cuối. Bản nhạc cuối cùng cũng vừa vặn chấm dứt ở đó. Mọi người lục tục xuống xe. Họ đi qua chỗ hai thằng, không quên nhét vội vào túi tụi nó những đồng tiền lẻ. Có người lục tìm mãi túi mình rồi bối rối nhét đại vào áo Sáu Mù một ít… thuốc rê! Hai thằng ngồi sượng sùng đón nhận những câu nói “cảm ơn” nho nhỏ và những đồng tiền, những món quà rơi như mưa vào người mình. Riêng Bảy Què thì không dưng mà chợt nhớ đến cái lúc mà y ngượng ngập, cúi đầu nhận vòng hoa chiến thắng, từ tay của em nữ sinh Trưng Vương, vào một buổi sáng (nào đó) đã xa lắc, xa lơ… .
Trong đám hành khách, có hai người không móc tiền mà cũng không móc thuốc. Họ rút từ trong người ra khẩu K.54 dí vào ót của hai thằng. Cái cảm giác thép lạnh làm Sáu Mù điếng người. Hắn ú ớ lên tiếng hỏi :

– Làm cái gì vậy ?

– Về đồn rồi biết…

Bảy Què hốt hoảng :
– Tụi tui làm gì mà bắt chớ ?
– Làm việc cho CIA chống phá cách mạng chứ còn làm gì nữa.
Ðám đông hiếu kỳ còn đang kinh ngạc, tần ngần, nghe đến mấy chữ “CIA” liền bước nhanh xuống xe, vội vàng tản mát ra xa. Tay phải cầm súng, tay trái nắm cổ áo của Sáu Mù và Bảy Què, hai người đàn ông lực lưỡng lôi hai thằng xuống xe như lôi hai con chó!
Chuyến xe buýt cuối cùng Tân Cảng – Sài Gòn đã đỗ trạm từ hồi xẩm tối nhưng anh Hai vẫn neo xe chờ Sáu Mù và Bảy Què cho đến tận khuya. Anh biết chắc hai thằng em mình “thua” rồi nhưng vẫn cứ chờ. Làm sao mà bỏ đi liền cho đặng ?
Ngày xưa khi còn là một hoa tiêu trực thăng anh Hai cũng đã đi đón hụt nhiều chuyến như vậy rồi. Cái cảm giác mất mát lúc mang máy bay về không giữa đêm trường bao la sau khi đón hụt những toán biệt cách không làm cho anh thấy khổ sở và bứt rứt khủng khiếp như bây giờ.
Hút đến điếu thuốc cuối cùng rồi anh Hai leo lên xe lầm lũi đạp ra hướng sông, sông Sài Gòn. Bờ sông vắng , nước đen, gió lạnh. “Sông đưa người rồi cũng mỏi mòn trông!” Anh Hai lẩm nhẩm một câu thơ chợt len vào trí nhớ, và chưa bao giờ thấy mình cô đơn như vậy.
Anh nghĩ đến những thằng bạn đồng ngũ còn lận đận ở tận những phương trời xa xôi và tiếp tục lẩm nhẩm: “Tụi nó đều còn nguyên vẹn hết mà đã mười năm rồi, sao không thấy đứa nào quay trở lại. Trận chiến này chưa chấm dứt đâu mà …”•

Tưởng Năng Tiến.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Quốc Gia Nghĩa Tử


Anh Chẳng Còn Chi – Tưởng Năng Tiến.

Tôi nợ anh nhịp quân hành rộn rã,
Ánh đuốc thiêng khúc hát khải hoàn ca,
Tôi nợ anh nợ nước với thù nhà,
Món nợ đó tôi thề sẽ phải trả …
Trả cho anh và Tổ Quốc Việt Nam./.

Hoàng Nhật Thơ
“ĐTTS”

Hình ảnh minh họa:  Một số hình ảnh về Đại Nhạc Hội “Nhớ Ơn Anh” kỳ 5 tại Nam California- Hoa Kỳ (Nguồn SET 57.4 Television).

Hình trên: Ca sĩ, xướng ngôn viên của truyền hình SET Diễm Liên giọng ca vút cao, khỏe mạnh.

Hình Dưới: Nữ ca sĩ Thiên Kim với “Chiều Qua Phá Tam Giang” của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Diệu Quyên và Việt Dzũng, hai trong 9 xướng ngôn viên cột trụ của chương trình nhạc hội.

Bài đọc suy gẫm:   Anh Chẳng Còn Chi – tức Trận Cuối của tác gỉa Tưởng Năng Tiến.  Truyện viết về những người lính VNCH dù đã trở thành thương binh nhưng vẫn trợ giúp nhau để sống, đồng thời can đảm đấu tranh trên mặt trận tâm lý chiến với cộng sản sau năm 1975.
(Tặng Võ Hoàng)
“Từ máy thâu thanh cô nàng hát nhanh, trọn kiếp thương anh lính trẻ xa nhà, tôi là người đi lính miền xa, nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu… nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu…” Sáu Mù hát hai lần trước khi kết thúc bản nhạc và lần nào y cũng nhắm mắt lại thiệt chặt. Bẩy Què khoái chí cười sằng sặc, bỏ đờn xuống, bàn:
– Bản này mày ca tới hơn bản Xuân này con không về, mà đều mày đừng có nhắm mắt lại
– Sao vậy ?
– Mày đui, mắt toàn tròng trắng không hà, mở ra hay nhắm lại thì cũng “có thấy gì đâu”. Làm như vậy làm chi cho nó mất công mà tao ngó sao mắc cười quá hà…
– Ờ…
Sáu Mù ờ rất yếu và mặt thoáng trầm ngâm. Y bị tật nguyền đã mười năm mà vết thương, đôi lúc, tưởng chừng như vẫn chưa kéo da non. Một va chạm nhẹ vẫn có thể gây ra cái cảm giác đau đớn khó chịu. Bảy Què đang cười bỗng khựng. Nhìn mặt bạn nó biết liền là mình vừa giễu dở nên vội vàng biện bạch, khỏa lấp :

– Cũng như tao vậy, mày thấy có khi nào tao ca bản “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm” mà hồi tụi mình học ở Vương Mộng Hồng đâu. Còn có một giò mà cứ làm bộ ắc ê đếm nhịp “một, hai, ba, bốn; một, hai, ba, bốn” hoài coi nó kỳ thấy mẹ !
– Vậy bữa nào rảnh mày dợt cho tao bài Người Nghệ Sĩ Mù đi. Bản đó tao hát nghe mà không rớt nước mắt tao làm con mày.
– Bản đó mới vô làm sao cà? Bảy Què băn khoăn đưa tay lướt nhanh trên phím đàn mò nốt.
– Tự nhiên tao cũng quên mất tiêu. Tao nhớ là hồi đó mình hay nghe ở cái quán cà phê gì ngoài Ðà Nẵng đó. Lúc mới vô đầu in tuồng có tiếng đờn, rồi tiếng tiền cắc thẩy vô lon nghe keng, keng…
– Thôi tao nhớ rồi… Bản này của Hoàng Thi Thơ, Hùng Cường ca chớ đâu. Rồi Bảy Què lấy giọng vô luôn: “Ai dừng chân nơi đây buông lòng theo câu ca. Tôi ngồi trong bóng tối nghe đời đi ra xa… ”
– Nó đó…

– Mà không được đâu…
– Sao vậy ?
– Hát bản này nghe giống như hai thằng mình đi ăn xin vậy. Tụi mình đâu có đi hát dạo kiếm ăn. Mình có trách nhiệm đàng hoàng mà, đúng không ?
– Ờ .
Lần này Sáu Mù ” ờ” mạnh hơn và thốt nhiên nghiêng đầu nở một nụ cười rạng rỡ. Y luôn luôn thấy thích thú, vui vui sướng khi nghe Bảy Què nhắc đến chuyện ” trách nhiệm ” của hai thằng. Sáu Mù không nói ra được những điều mình biết và mình nghĩ trong lòng rành mạch như Bảy Què nhưng y khoái nghe bạn nhắc đi nhắc lại ” nhiệm vụ ” và ” ý nghiã ” này nọ.
Có bữa cao hứng Bảy Què còn nói lung tung về tác dụng của chiến tranh tâm lý, tác dụng của nhạc trong tâm hồn quần chúng… Sáu Mù thiết tha được nghe cũng như Bảy Què khát khao được nói. Cả hai không bỏ lỡ cơ hội nào để bồi đắp niềm tin về cái ý nghiã xa xôi, mơ hồ nhưng cao đẹp cho phần đời thân tàn ma dại còn lại của hai thằng.
Thường ngày hai thằng ngồi bên ngoài chợ trời. Bảy Què bầy đồ nghề trên một cái bàn xếp chỉ lớn bằng bề mặt hai cuốn tập và cái bảng nhỏ cạnh bên: “Vô Mực Ruột Viết Bic và Sửa Hộp Quẹt Zippo Giá Rẻ”. Sáu Mù thì không làm được chuyện này. Y vừa ngồi thổi sáo vừa bán sáo. Cái nghề này kiếm ăn không khá. Sáu Mù sống lây lất được là nhờ sự đắp đổi của bạn. Ðiều này vẫn thường làm cho y buồn và mang nhiều mặc cảm. Bảy Què cứ phải an ủi hoài hoài :
– Mày kiếm tiền không nhiều được bằng tao nhưng mày có dịp thổi sáo cả ngày. Cái lợi là mình làm cho những người khách qua đường được nghe tới nghe lui bản “Lòng Mẹ”,” Con Thuyền Không Bến”…
– Lợi làm sao ? Bảy Què đã nói cả trăm lần như vậy rồi mà lần nào Sáu Mù cũng ráng hỏi lại.
-… Thì đ.m… người ta nghe mấy bản nhạc đó thấy đã tai hơn là nghe mấy bản nhạc chướng tai của tụi nó. Từ đó người ta nhớ thời cũ và càng chán cái thời chó đẻ này. Làm được như vậy là kể như tụi mình đang chiến đấu rồi. Cái này kêu bằng chiến tranh tâm lý mà Sáu!
Nữ xướng Ngôn Viên trẻ đẹp Orchids Lâm Quỳnh phụ trách lều V24 -7 với các nghệ sĩ ngồi trực phone đồng bào gọi vào.  Theo tổng kết tạm thời của anh Nam Lộc trước khi bế mạc chương trình thì số tiền do đồng bào khắp nơi trên đất Hoa Kỳ đóng góp đã lên hơn nửa triệu đô la. Hoan hô.

Hình trên: Nam ca sĩ Lâm Nhật Tiến với sự đau khổ tột cùng được thể hiện qua từng nốt nhạc. 🙂 Hình Dưới: Ca sĩ Lâm Thúy Vân.

Quang Minh, Hồng Đào trong màn kịch vui “Bà Già Dụ dỗ Diệt Kiều… dỏm”.

Ông bà Điện – Mỹ Lệ đến từ Houston, bạn của nữ ca sĩ Phương Hồng Ngọc, rất có lòng với anh chị em thương binh nơi quê nhà đã rộng rãi mua bức tranh đấu giá với giá 10,000 đô.

Song ca “Lời Sông Núi” với nữ ca sĩ  Phương Hồng Quế (trái) và (phải) Phương Hồng Ngọc người  ca sĩ đến  từ Houston rất xa xôi để góp tiếng hát cho “ĐNH-Cám Ơn Anh”.

Thiệt ra cái kêu bằng “chiến tranh tâm lý” này không phải là ý kiến của Bảy Què. Y chỉ lập lại những điều mà anh Hai hay nói cho tụi nó nghe thôi.
Hai thằng quen anh Hai lâu rồi. Bữa đó, chợ trời bị bố ráp, rượt bắt một trận tơi bời. Bảy Què mất hết đồ nghề, mất luôn cây nạng. Sáu Mù cũng quờ quạng sao đó để mất luôn hết lưng vốn của mình, hai chục cái ống sáo. Sáu Mù cõng bạn chạy mà mệt muốn đứt hơi.
May mắn gặp được anh Hai. Aûnh bỏ hai thằng lên xe chở tuốt về xóm. Từ đó anh Hai trở thành người anh kết nghĩa và ân nhân của hai thằng. Sáng, anh bốc hai thằng bỏ lên xe chở ra chợ. Chiều, anh cho hai thằng về. Lâu lâu còn có bữa anh “vớt” hai thằng về sớm hơn giờ đã định, đưa ra đường Hàm Nghi uống rum Lebon và nhậu củ kiệu với hột vịt bắc thảo. Anh Hai không bị đui, cũng không bị què. Anh chỉ bị chột mắt thôi.
Anh Hai không bao giờ nói cho Bảy Què và Sáu Mù nghe về dĩ vãng của mình. Thường ảnh hay trầm ngâm và buồn. Lâu lâu anh Hai mới nhỏ giọng, nghiêm trang nói chuyện với hai thằng, với giọng nói rất chân tình và thuyết phục. Từ anh Hai mới có chuyện “chiến tranh tâm lý”: “Cuộc chiến của mình vẫn đang âm thầm tiếp diễn trên mọi mặt trận. Hai em phải thấy, tụi nó chiếm được thành mà không chiếm được lòng người thì chưa kể được là thắng; hiện tại tụi nó không những đã làm mất lòng người mà còn mất luôn cả lòng sĩ tốt của nó nữa. Chung cuộc tụi nó sẽ thua.Vấn đề của anh em mình bây giờ là phải chiến đấu, đóng góp toàn lực trong khả năng riêng của từng thằng để rút ngắn con đường đưa đến chiến thắng càng sớm càng tốt…”
Ðã nhất là anh Hai làm cho Sáu Mù và Bảy Què thấy rằng tụi nó không phải là kẻ tàn tật đứng bên lề cuộc đời. Tụi nó vẫn có khả năng, không những chỉ để sinh tồn mà còn để chiến đấu chống lại kẻ thù nữa. Từ đó, mỗi buổi chiều trở về xóm nhỏ thay vì chỉ nằm hát nghêu ngao chơi cho đỡ buồn thì Sáu Mù và Bảy Què dượt nhạc ráo riết. Mỗi tuần hai thằng được bà con vỗ tay tán thưởng, chia xẻ với niềm tin chung mãnh liệt của tất cả mọi người: cuộc chiến vẫn cứ đang tiếp diễn.
Lúc anh Hai tới thì Bảy Què và Sáu Mù đang cãi cọ về bản Sài Gòn Vĩnh Biệt. Sáu Mù thích chơi bản đó nhưng bị Bảy Què cự nự:
– Người ta chán nghe hát tới hát lui “Sài Gòn ơi anh xin hứa rằng anh trở veà” rồi! Nghe láu cá chết mẹ. Có thấy ai về đâu nào?
– Nhưng mà – Sáu Mù nhỏ nhẹ – bà con vẫn cứ mong chớ đâu có chán. Mình ên mày không thích rồi mày nghĩ ai cũng vậy sao?
Anh Hai can thiệp:
– Thôi trễ rồi nha hai đứa. Thì cứ để cho thằng Sáu nó ca; bản nào bà con vỗ tay nhiều thì hát tiếp không thì tuần sau bỏ. Bốc hai thằng lên xe, đạp ra khỏi con hẻm rồi anh Hai mới hỏi:
– Chiều nay tụi mày tính “hành quân” ở đâu đây?
– Cho tụi em xuống trạm xe buýt ở góc Trương Công Ðịnh và Nguyễn An Ninh đi.
– Hát ở ngay đó tụi công an nó đá cho dập mật à.
– Ðâu có, tụi em đón xe lên Tân Cảng mà. Thì cũng làm y chang như mấy lần trước vậy. Ði xe đường dài, khúc nào khách không chen chúc quá đông thì mình làm vài bản. Lần quần chiều nay mà tụi em chơi chừng hai chục bài là coi như tạm đủ để trả nợ núi sông rồi.
– Ðược – anh Hai tán thành – “kế hoạch hành quân” vậy là tạm ổn. Nhớ đừng chơi “Giã Từ Vũ Khí” nha, mấy cha. Cái gì mà “trả súng đạn này anh sạch nợ sông núi rồi”, nghe rầu quá hà. Sáu Mù bắt liền:
-… anh chẳng còn chi, chẳng còn chi ngoài con tim héo em ơi. Xin trả lại đây, trả lại đây…
– Thôi mà Sáu – Bảy Què dấm dẳn – sao mày toàn thích toàn mấy bản nhạc yếu xìu không vậy ?
Cụt hứng, Sáu Mù tắt đài, chống chế bâng quơ :
– Bị nó làm tao nhớ ông thượng sĩ Tâm, ổng già rồi mà hay ca: “rồi anh sẽ qua thăm nhà em, với miếng cau với miếng trầu ta làm lại từ đầu..” nghe thấy đã.
Tới trạm vừa kịp lúc xe đến. Anh Hai đẩy Bảy Què lên trước rồi dắt Sáu Mù lên sau. Trước khi quay đi anh không quên dặn:
– Chừng bảy giờ tao chờ tụi mày ở đây nha.
Ở ngay trạm chính xe chật ních người. Bảy Què đút gọn cái nạng dưới gầm ghế, ôm sát cây đờn ghi ta để đứng trước ngực, ngồi che một khoảng nhỏ vừa đủ cho Sáu Mù dựa lưng vào thành xe và bó chặt hai đầu gối.
Xe ngừng ở trạm Nguyễn Du rồi Pasteur. Người xuống nhiều hơn người lên. Sàn xe bắt đầu có khoảng trống đủ rộng có thể di chuyển dễ dàng. Bảy Què đẩy bạn lết ra giữa đường đi và bắt đầu dạo đờn nhè nhè làm cho mọi người chú ý.
Theo đúng chương trình hai thằng sẽ mở đầu bằng bản “Trên Ðầu Súng”:
“Trên đầu súng quê hương, Tổ quốc đã vươn mình. Trên lưỡi lê căm hờn, hờn căm như triều sóng. Ôi xôn xao chiêng trống hối thúc đã giục giã khắp chốn rộn ràng. Ôi lửa thiêng dậy bập bùng tay lửa tay vung kiếm. Trên đầu súng xâm lăng xiềng xích với bạo tàn. Trên lưỡi lê nô lệ cùm gông phải đổ nát… ”
Người nghe không những chỉ chú ý mà còn hơi sửng sốt. Hát dạo trên xe buýt không phải là một hiện tượng xa lạ nhưng nói đến “nộ lệ,” “cùm gông”… thì quả thực là những chữ lạ tai và đã tai! Nhắm thấy có bộ được, Bảy Què và Sáu Mù tiếp luôn bản “Cờ Bay”:
“Cờ bay, cờ bay oai hùng trên Tổ quốc thân yêu thề chiếm lại nay mai bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương dang ngóng đợi quân ta tiến về… Ðón nhau về anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Ðông Hà. Sạch bóng thù, đồng ta xanh với nắng mới, vang câu hát tự do.”
Bản nhạc chấm dứt nhưng không ai vỗ tay. Bảy Què ngước nhìn lên và bắt gặp một hai người đang lấy tay chùi nước mắt. Y xúc động đến bối rối và cũng muốn khóc theo luôn. Y vừa đờn, vừa nói thầm với chính mình nhiều lần “nhảy dù cố gắng” để ngăn cho nước mắt khỏi chẩy. Sáu Mù thì chưa cảm nhận được kịp phản ứng của thính giả, vẫn tiếp tục say mê ngồi hát. Chương trình tiếp nối bằng một bản nhạc đơn ca “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật:
“Năm hai mươi mốt tuổi, tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai. Người yêu tôi mới quen mà thôi..”
Năm hai mươi mốt tuổi, Sáu Mù cũng đi vào quân đội. Tiểu Ðoàn Chín Nhảy Dù. Và người con gái y mới quen mà thôi ở quận Thượng Ðức – cách đây đã mười năm – mãi mãi vẫn còn trong tâm tưởng như một chiếc bóng đậm mầu. Lúc đơn vị đang tiến chiếm đồi 1062 thì Sáu Mù bị thương ở mắt. Y được trực thăng đưa thẳng về Tổng Y Viện Cộng Hoà. Giữa cái lúc nằm đau xót, mê man trên máy bay, Sáu Mù vẫn cứ nhớ và tiếc một điều: y đã không có dịp để nói với người ta một câu từ tạ, dù là “tạ từ trong đêm!”.
Mắt Sáu Mù được giải phẫu xong đúng bốn ngày thì Sài Gòn thất thủ. Y bị đẩy ra khỏi bệnh viện để dành chỗ cho phe thương binh thắng trận. Sáu Mù vĩnh viễn “giã từ ánh sáng” kể từ lúc đó. Cũng từ đó, không có thêm một người con gái nào lọt được vào đôi mắt trắng giã của y nữa.

Băng Châu, nữ ca sĩ  kiêm kịch sĩ, kiêm xướng ngôn viên truyền hình,  trình bày nhạc phẩm “Anh Đi Chiến Dịch”của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, vừa thơ vừa nhạc thật xuất sắc, đầy ý nghĩa.

MC. anh cả Nam Lộc


MC. năng động Đỗ Tân Khoa

Ban Hợp Ca “Ngàn Khơi” trong nhạc phẩm “Cả Nước Đứng Lên” cuả nhạc sĩ Anh Bằng.

Tất cả đồng bào tham dự đều cùng hát chung như câu “cả nước cùng đứng lên oai hùng” trong mặt trận đấu tranh chống cộng sản vô thần, tạo nên một khung cảnh không gian đầy cảm động.

Trong cái bóng đêm dài hết một đời này, thỉnh thoảng, vẫn lóe sáng hình ảnh của hai người đàn bà: người mẹ và người con gái tóc thề mà Sáu Mù chưa kịp hỏi tên ở quận Thường Ðức. Những lúc lần dò, lê la ngoài hè phố hay trên xe buýt như thế này, tự thâm tâm Sáu Mù vẫn vừa mong mỏi, vừa lo sợ một điều: bất ngờ gặp lại được mẹ hay cố nhân.
Khi bản nhạc chấm dứt thì Sáu Mù không còn thể nào ngăn được nước mắt đã lăn nhẹ trên đôi gò má gầy đến xương của y. Nhiều hành khách khác cũng khóc. Không khí trên xe trầm lắng đến nặng nề. Mọi người đều im lặng, thẫn thờ như họ đang bị thôi miên. Tài xế và lơ xe vẫn thi hành phận sự một cách bình thường, như không có chuyện gì quan trọng xẩy ra, dù nét mặt của cả hai bỗng nghiêm và buồn … thấy rõ!
Ðứa bé bán chuối chiên cẫn trọng gói một trái chuối bự nhất, nhẹ nhàng mang đến đạt vào tay Sáu Mù. Cái cảm giác nong nóng ở tay khiến y biết ngay là có một người nào đó đã động lòng và dấm dúi cho mình một phần lương thực. Sáu Mù không cảm thấy bị xúc phạm, y chỉ càng tủi thân thêm. Mãi đến lúc đó nhiều người mới nhìn thật kỹ Sáu Mù và Bảy Què.
Họ chợt nhận ra trước mắt mình là hai người thương binh – dù quân phục đã cũ nát, tả tơi và phù hiệu đơn vị đã bạc màu – chứ không phải là những kẻ ăn xin hát dạo như thường thấy. Sáu Mù đã cảm nhận được hết cái không khí thương yêu chia xẻ quanh mình. Y xúc động đến run người. May mắn là sự mù lòa giúp cho y đỡ bối rối hơn là Bảy Què trong lúc này. Bảy Què phải cúi gầm mặt xuống, tránh những ánh mắt chứa chan thiện cảm của những người xung quanh.
Cảm tình của thính giả làm cho Bảy Què luống cuống. Bần thần một hồi y mới lấy lại được bình tỉnh. Y vội vàng chuyển nhịp, chơi bản “Hội Nghị Diên Hồng”:
“Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến? Hận thù đằng đằng, biên thùy rung chuyển… Toàn dân Tiên Long, sơn hà nguy biến ! Hận thù đằng đằng nên hòa hay chiến?”
– Quyết Chiến!.
Tiếng hô đáp bất ngờ của nhiều người trong xe khiến Bảy Què và Sáu Mù tưởng như có một luồng điện chạy qua người. Không riêng gì hai thằng mà có lẽ là tất cả mọi hành khách đều xúc động mãnh liệt. Sau đó có đến hơn chục người cùng cất cao giọng hát chung với hai thằng. Xe ngừng lai ở một vài trạm kế tiếp, không ai xuống! Lác đác chỉ có người lên.
Mặc kệ cho những người mới bước lên xe ngơ ngác, Bảy Què, Sáu Mù và nhiều hành khách trên xe cứ hát. Sau khi “chiều” theo mọi người hát đi hát lại bản “Hội Nghị Diên Hồng” đến lần thứ ba, Bảy Què mới chuyển nhịp qua được bản “Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Ðây”:
“Nhưng mẹ ơi, giờ đây sao mẹ khóc ? Hai vai gầy run rẩy nát tâm can. Lệ hồng pha Bến Hải nước tràn dâng. Áo nâu nghèo mẹ khóc để phơi thân. Một đàn con giờ quên ơn nuôi dưỡng. Súng đạn cầy tan nát luống quê hương… Mẹ lòng đau thương xót cảnh lầm than, xót xa nhiều phương Bắc chiếm phương Nam. Nhưng mẹ ơi, mẹ đừng than khóc nữa. Vì chúng con của mẹ vẫn còn đây…”
Xe đến Tân Cảng, trạm cuối. Bản nhạc cuối cùng cũng vừa vặn chấm dứt ở đó. Mọi người lục tục xuống xe. Họ đi qua chỗ hai thằng, không quên nhét vội vào túi tụi nó những đồng tiền lẻ. Có người lục tìm mãi túi mình rồi bối rối nhét đại vào áo Sáu Mù một ít… thuốc rê! Hai thằng ngồi sượng sùng đón nhận những câu nói “cảm ơn” nho nhỏ và những đồng tiền, những món quà rơi như mưa vào người mình. Riêng Bảy Què thì không dưng mà chợt nhớ đến cái lúc mà y ngượng ngập, cúi đầu nhận vòng hoa chiến thắng, từ tay của em nữ sinh Trưng Vương, vào một buổi sáng (nào đó) đã xa lắc, xa lơ… .
Trong đám hành khách, có hai người không móc tiền mà cũng không móc thuốc. Họ rút từ trong người ra khẩu K.54 dí vào ót của hai thằng. Cái cảm giác thép lạnh làm Sáu Mù điếng người. Hắn ú ớ lên tiếng hỏi :

– Làm cái gì vậy ?

– Về đồn rồi biết…

Bảy Què hốt hoảng :
– Tụi tui làm gì mà bắt chớ ?
– Làm việc cho CIA chống phá cách mạng chứ còn làm gì nữa.
Ðám đông hiếu kỳ còn đang kinh ngạc, tần ngần, nghe đến mấy chữ “CIA” liền bước nhanh xuống xe, vội vàng tản mát ra xa. Tay phải cầm súng, tay trái nắm cổ áo của Sáu Mù và Bảy Què, hai người đàn ông lực lưỡng lôi hai thằng xuống xe như lôi hai con chó!
Chuyến xe buýt cuối cùng Tân Cảng – Sài Gòn đã đỗ trạm từ hồi xẩm tối nhưng anh Hai vẫn neo xe chờ Sáu Mù và Bảy Què cho đến tận khuya. Anh biết chắc hai thằng em mình “thua” rồi nhưng vẫn cứ chờ. Làm sao mà bỏ đi liền cho đặng ?
Ngày xưa khi còn là một hoa tiêu trực thăng anh Hai cũng đã đi đón hụt nhiều chuyến như vậy rồi. Cái cảm giác mất mát lúc mang máy bay về không giữa đêm trường bao la sau khi đón hụt những toán biệt cách không làm cho anh thấy khổ sở và bứt rứt khủng khiếp như bây giờ.
Hút đến điếu thuốc cuối cùng rồi anh Hai leo lên xe lầm lũi đạp ra hướng sông, sông Sài Gòn. Bờ sông vắng , nước đen, gió lạnh. “Sông đưa người rồi cũng mỏi mòn trông!” Anh Hai lẩm nhẩm một câu thơ chợt len vào trí nhớ, và chưa bao giờ thấy mình cô đơn như vậy.
Anh nghĩ đến những thằng bạn đồng ngũ còn lận đận ở tận những phương trời xa xôi và tiếp tục lẩm nhẩm: “Tụi nó đều còn nguyên vẹn hết mà đã mười năm rồi, sao không thấy đứa nào quay trở lại. Trận chiến này chưa chấm dứt đâu mà …”•
Tưởng Năng Tiến.

 

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The

Links:

Quốc Gia Nghĩa Tử