Làm tôi hai chúa! – Nguyễn văn Lục

Bài đọc suy ngẫm: “Làm tôi hai chúa” hay Bọn trí thức bốn tên, viết về một số nhân vật thiên tả, giai đoạn lịch sử trước 1975. Bài viết này theo tác giả Nguyễn văn Lục, để nhìn lại những con người, những giai  đoạn khủng hoảng ấy, để rút ra một bài học cho riêng mình và cho chúng ta.
Thật cay đắng cho chính quyền, người dân miền Nam Việt Nam.

****************

(Chữ dùng của nhà báo Thiên Hổ, tức linh mục Nguyễn Quang Lãm, chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Xây Dựng mang ý nghĩa miệt thị và bực bội)

Làm chính trị mà hỏng thì chỉ hại đến một thể chế của một thời kỳ. Nhưng làm văn hóa mà hỏng thì hại muôn đời”.

Đất nước này, ở Đệ Nhì Cộng Hòa, nó không còn thể thống, tôn ty trật tự và uy quyền quốc gia. Cộng thêm thành phần lực lượng thứ ba phá hoại đủ kiểu đi đến chỗ mất miền Nam vào năm 1975.

Bài viết này nhìn lại những con người, những giai  đoạn khủng hoảng ấy để rút ra một bài học cho riêng mình và cho chúng ta.

Sự trùng hợp bốn tên ở trên có thể là chuyện đời thường. Nhưng nhớ lại sau 1963, cùng một lúc có bốn tên Trung TR rồi Chung CH đồng loạt.

Đó là những Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Chung- CH rồi Lý Chánh Trung và Nguyễn Văn Trung.-T.

Từ đó bè cánh họ phát triển bề rộng lây lan sang nhiều trí thức trẻ khác cùng tham gia..

Thành ra bài này nói về họ mà thật ra nói về tất cả bọn họ. Họ là cái “rễ trùm” tiêu biểu, còn kẻ khác là  “rễ nhánh” ăn theo.

Trách nhiệm không phải chỉ quy vào 4 người mà nhiều người.

Trường hợp Võ Long Triều

Có thể nói, kỹ sư Võ Long Triều là đầu mối mở đầu cho mọi rắc rối chính trị sau này.

Ông du học Pháp, đồng thời với linh mục Nguyễn Quang Lãm. Họ là những sinh viên Việt Nam xa xứ nên dễ gần nhau. Ông Lãm sau này là chủ nhiệm, chủ bút tờ báo Xây Dựng. Khi hai người về Việt Nam, họ vẫn giữ liên lạc bạn bè, toi, moi, có khi cả mày, tao.

Khi ấy, thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ muốn dựa vào thế  mạnh của cánh miền Nam nên đã nhờ LM. Lãm giới thiệu cho một người.  Ông lm Lãm nghĩ ngay đến Võ Long Triều, một người bạn cố tri và giới thiệu với tướngKỳ.

Tướng Kỳ hoan hỉ có thêm vây cánh miền Nam để đối đầu với TT. Nguyễn Văn Thiệu.

Kỹ sư Võ Long Triều vốn nằm trong Phong trào Phục Hưng Miền Nam- sau này còn được gọi là Nhóm Liên Trường. Trớ chêu thay, nó mở đầu cho sự lợi dụng qua lại giữa một Bắc, một Nam mà hai bên cùng có lợi. Được sự đỡ đầu của ông Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ- một dân Bắc Kỳ chính hiệu- tiêu biểu như một “người hùng chống cộng” mà mục đích của ông là tạo thêm phe cánh Nam Kỳ nhằm phá rối ông Nguyễn Văn Thiệu.

Ông Kỳ vì thế đã triệt để ủng hộ Võ Long Triều.

Về mặt chính trị

Võ Long Triều lợi dụng làm trung gian xây dựng một số phe nhóm dân biểu đối lập miền Nam như Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Hồ Văn Minh, Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Chung, Ngô Công Đức và nhiều người khác ở các tỉnh như Bành Ngọc Quý, Nguyễn Hữu Hiệpvv..

Ông Triều chu cấp tiền bạc ủng hộ nhóm dân biểu đối lập tại Hạ viện. Bọn họ nhờ đó thao túng và gây rối chính trị cho miền Nam đủ loại một cách hợp pháp.

Cái giá phải trả cho sự “ ngây ngô” của ông Võ Long Triều chu cấp cho bọn dân biểu đối lập quậy phá miền Nam là 11 năm tù cải tạo thời cộng sản. Sau này được vợ bảo lãnh sang Pháp.

Đồng thời ông Triều cũng đỡ đầu một phong trào xã hội có tên Chương trình Phát triển Quận 8 nhằm biến các khu nhà ổ chuột thành các khu dân cư khang trang. Những người tham gia vào nhóm này đều là những thanh niên trí thức trẻ, đầy nhiệt huyết và thiện chí như: Bác sĩ Hồ Văn Minh làm tổng quản lý đầu tiên(sau này là Đệ nhất, phó chủ tịch Hạ Nghị viện),Hồ Ngọc Nhuận được chỉ định làm Quận trưởng hành chánh, thêm chức Phó quận là Mai Như Mạnh- xuất thân trường Quốc Gia Hành chánh-Cùng lãnh đạo phong trào có luật sư Đoàn Thanh Liêm thay thế làm tổng quản lý và một số đông giáo chức mà phần lớn người viết bài này đều quen biết như: Uông Đại Bằng, Hồ Công Hưng, Võ Văn Bé, Nguyễn Phúc Khánh, Dương Văn Long, Nguyễn Ngọc Thạch, Đặng Kỳ Trân, Nguyễn Đức Tuyên.

Sau này có thêm hai anh Quốc Gia Hành chánh Là Nguyễn Ngọc Phan và hạm Duy Tuệ làm phó quận. Lại có thêm anh Nguyễn Văn Mừng, kỹ sư canh nông từ Mỹ về . Tất cả khoảng trên dưới 20 người.

Họ còn độc thân nên sống cùng làm, cùng ăn ở với dân trong làng, xây dựng cầu và đường trải nhựa, nhất là mở trường Trung Học cộng đồng quận 8, rồi mở thêm trường ở quận 6. Anh Uông Đại Bằng, hiệu trưởng quận 8, anh Võ Văn Bé và Nguyễn Đức Tuyên, hiệu trưởng hai trường ở quận 6. Các trường với 30 phòng học và 3000 học sinh các cấp trung tiểu học.

Ông Kỳ cũng hỗ trợ các chương trình này bằng tiền bạc và vật liệu.

Có những tên họ đặt rất ấn tượng như “Hẻm ước” “Khóm ước”. Có lần Phó tổng thống Hoa Kỳ Humphrey cũng đến thăm chương trình quận 8 và khen ngợi là một bước phát triển xã hội.

Ông Thiệu thì thấy ngứa mắt nên buộc họ phải bàn giao chương trình này cho ông Đô trưởng Đỗ Kiến Nhiễu, sau này sát nhập vào hệ thống công quyền. Chương trình phát triển Quận 8 dần đi vào dĩ vãng, hết năng động. Các thày giáo vốn nhiệt tâm và lý tưởng, giờ chán nản, rủ nhau trở về nhiệm sở cũ. Thật đáng tiếc và đáng buồn do những tranh chấp nội bộ giữa Thiệu-Kỳ.

Nguyễn Cao Kỳ.

Nói về cái công hay tội của ông Kỳ thì công cũng có mà tội cũng không ít. Công chẳng bao nhiều mà tội góp phần vào sự phá rối miền Nam thì lấy gì bù đắp được? Ông thuộc loại người làm chính trị bốc đồng, bạ đâu hay đó, thiển cận mà thích phô trương, hù dọa không thiếu. Cho nên chẳng lấy gì làm lạ từ khi ra hải ngoại, ông thuộc loại người vô tích sự, hết thời đến độ chán nản, về Việt Nam bắt tay với cộng sản, bất chấp dư luận người Việt hải ngoại.

Lý Quý Chung

Lý Quý Chung nhìn nhận ông bước vào chính trường, trúng cử 3 lần dân biểu đối lập là nhờ sự hỗ trợ tiền bạc của Võ Long Triều, Lý Quý Chung viết: “Võ Long Triều  là thày dùi, một trong những đầu mối tập hợp quân cho tướng Kỳ. Người tài trợ cho các ứng cử viên dân biểu được ông Triều tài trợ không ai khác là tướng Kỳ.”

Điều đó chứng tỏ cả tướng Kỳ lẫn Võ Long Triều đều có tội đối với miền Nam.

Tờ Tin sáng

Và để có tiếng nói chung của nhóm, họ còn cho ra tờ báo Tin Sáng như một chỗ dựa cho cả nhóm.. Tờ Tin Sáng do dân biểu đối lập tại Hạ Nghị Viện là Ngô Công Đức đứng tên chủ báo vào năm 1968, quy tụ khá đầy đủ những tên tuổi đối lập, sau này được gọi là thành phần thứ ba với những nhân vật gốc rễ như Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, linh mục Nguyễn Ngọc Lan sau hồi tục, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung.

Lý Chánh Trung khai chiến, mỉa mai với bài : Chợ Chiều. Sinh viên Trần Quang Long với bài: Thực tại và ước mơ. Nguyễn Văn Trung với bài lý luận: Mỹ thua Mỹ ở Mỹ.. Dương Văn Ba: Không còn ảo tưởng. Một anh Mỹ Don Luce với bài: Giã từ Việt Nam khói lửa và bài Chuồng cọp Côn Đảo.

Mục đích của tờ báo là kịch liệt chống Mỹ-Thiệu không ngưng nghỉ và đòi hỏi chấm dứt chiến tranh. Tổng kết Tin Sáng với 349 số báo mà một phần ba các số báo bị tịch thu.

Và tờ Tin Sáng đóng cửa năm 1971 khi Ngô Công Đức thất cử rồi phải trốn sang Pháp qua lối Cam Pu Chia. Ở bên Pháp, ông móc nối lại với đại diện cộng sản tại Pháp.

Mặc dù chỉ tồn tại ba năm. Ba năm ấy, nó cũng đã gây được tiếng vang và sự thành công nhất định.

Họ hãnh diện và hí hửng mừng thầm, chính quyền hầu như bất lực.

Bề ngoài, người ta tưởng rằng đây là một tập hợp những người đồng chí hướng, liên kết chặt chẽ như một sức mạnh chính trị, thành một Khối, chia sẻ công việc và coi như anh em, hay ít ra là đồng chí.

Thật sự nó không hẳn như mọi người lầm tưởng. Sau này cho thấy nó phân mảnh,tan rã đi đến chỗ thù địch,tố cáo nhau gian lận như trong Hồi Ký Những Ngã Rẽ của Dương Văn Ba.

Nội hai người tạm gọi là đầu đàn là Lý Chánh Trung và Nguyễn Văn Trung, bề ngoài tưởng họ liên hệ, làm báo chung trên tờ Sống Đạo, rồi trên tờ Hành Trình, Đất Nước, rồi Trình Bày. Vậy mà sau 1975 , Lý Chánh Trung làm dân biểu, người đại diện cho Mặt Trận. Nguyễn Văn Trung bị hất ra rìa, có lúc bị biệt giam 6 tháng. Sau đó thu xếp cho con trai trưởng đi chui và bảo lãnh gia đình ông và sống còn lại với những ngày thầm lặng.

Như thế rõ ràng là đối lập cuội.

Về Lý Chánh Trung

( Xin mời đọc bài của người viết đăng trên Đàn chim Việt, Info: Thân phận những kẻ dư thừa.)

Lý Chánh Trung với những bài nịnh bợ Đảng như Một thời bom đạn, một thời hòa bình, Đối diện với chiến tranh:  Người viết đã viết đầy đủ về con người và hành trạng của ông. Con người ông có lúc công khai tuyên bố từ bỏ đạo công giáo để lấy lòng đảng, chỉ đến khi một cậu con trai bị xe tông phải sống đời thực vật trong nhà. Đây là nỗi đau riêng mà gia đình ông bà phải chịu đựng không thể nói ra lời. Ông như hối hận, trở lại đạo và khi chết có theo nghi thức công giáo.

Khi ông mất, thọ 86 tuổi, cái còn lại duy nhất ông đựợc thừa hưởng là căn nhà trong làng Đại Học Thủ Đức ở số 17, đường Công Lý, quận Bình Thọ, Thủ Đức do TT. Ngô Đình Diệm giúp tiền xây cất và tùy mỗi người chọn nhà thầu xây cất tùy ý.. Ông cúc cung tận tụy với đảng, hãnh diện cho con trai tình nguyện sang Campuchia, thử hỏi Đảng đã cho ông được cái gì? Họa chăng mấy cái bằng khen và mấy hình ảnh lãnh tụ cộng sản lộng kính treo ở ngay phòng khách?

* Về Lý Quý Chung(1940-2005)

Chung có thể là người trẻ nhất, tay mơ nhất trong bọn họ. Cuốn sách đầu tay của Chung là : Hồi Ký Không Tên. Sau đó được Diễn Đàn Talawas phổ biến lại. Cuốn sách kể ra không đến nỗi tệ.

Thoạt đầu ông khởi nghiệp báo như một ký giả, ông có tham dự cuộc hành hình ông Ngô Đình Cấn-cố vấn miền Trung- .

Thời điểm ấy, sau cái chết của anh em ông Diệm, có nhiều thành phần trở cờ như trường hợp tờ Sài gòn Mới, Chủ nhiệm là bà Bút trà. Nhiều bài viết sau này cũng hùa theo bôi nhọ chế độ Đệ I Cộng Hòa. Thật ra, không ai cấm họ viết như thế, nhưng với điều kiện trước đây, họ đừng có khen, đừng xu nịnh chế độ.
( Xin đọc thêm bài viết: Mạn đàm với Vĩnh Phúc, cũng đã đăng trên Đàn Chim Việt. Info)

Khinh họ là ở chỗ đó. Nhân cách họ không có, từ rỉ rả ca tụng hết lời thành chửi bới thô tục.

Phần nhà báo Lý Quý Chung trong chương: Chập chững vào nghề báo. Có thể ông là nhà báo trẻ duy nhất không viết về hùa theo đám đông.

Ông đã nhận xét một cách khách quan về thái độ can đảm và bình tĩnh của ông Ngô Đình Cẩn trước những lời tố cáo đủ loại của nhiều người trước đây vốn thường quỵ lụy ông Cẩn.

Lý Quý Chung viết: “ Tôi vẫn nhớ thái độ ông Cẩn trước tòa án rất ngạo mạn, ông chẳng quan tâm gì đến diễn tiến phiên tòa. Chẳng chú ý đến các lời buộc tội ông. Ông mặc bộ đồ bà ba, mầu trắng, mắt nhắm nghiền như ngủ qua suốt các phiên xử. Nhiều lúc còn có cử chỉ tỏ vẻ khinh khi khi các tướng tá  đang ngồi xử mình. Và lúc bị đưa ra hành quyết, ông bị trói chặt vào cột hành quyết và lúc sắp sửa bị bịt mắt bằng vải đen thì ông ta phản ứng. Ông nhất định không để bị bịt mắt, muốn được nhìn tận mắt cuộc hành quyết mình. Người ta vẫn bịt mắt ông và một loạt súng kết liễu mạng sống của người thứ ba và là em út trong gia đình họ Ngô.

 Ảnh: Ông Ngô Đình Cẩn

 Bài tường thuật của tôi nhấn mạnh hai điểm: Ông Cẩn không sợ chết và tỏ vẻ khinh khi những người xử ông tại tòa.

( Xin đọc thêm, Hồi Ký của Luật sư Quan, rất xúc động cũng viết về ông Cẩn trước tòa và thái độ trước cái chết với bản án tử hình. Phải đợi khoảng gần 30 năm sau trong Hồi ký của luật sư Quan- người biện hộ cho ông Cẩn- NGHỀ HAY NGHIÊP, đăng trên tờ Thế Giới Ngày Nay ở Kansas, Hoa Kỳ, năm 1992)

Ông Lý Quý Chung chứng tỏ khi viết về bản thân mình cũng khá trung thực như tỏ bày: ông học dở dang, vỏn vẹn có bằng tú tài I, chương trình Pháp. Tay nghề làm báo kể như khởi đi từ số không. Đã có lần bố ông từ ông, vì vụ đánh tư sản tại nhà ông cụ. Ông viết lại về  lời nguyền rủa của ông cụ:” Tao không muốn gặp mặt mày nữa. Gia đình mày đã ra thế này, cha mày đã ra thế này mà mày còn viết báo cho cộng sản. Cha mày từ mày.”

Ông viết tiếp:” Còn các em trai của tôi thì không tin vào người anh của mình nữa. Chỉ làm thinh để chuẩn bị vượt biên. Như vậy cùng một lúc tôi mất bảy đứa em.”

Kể ra cái giá theo cộng sản thật là đắt. Chẳng những thiệt hại cho bản thân mình mà còn bị gia đình ruồng bỏ

Bài học như vậy mà nhiều người vẫn không học xong.

Phần ông, ông vẫn tiếp tục lăn vào chính trị một cách hầu như vô ý thức để thời cuộc đưa đẩy hay chạy theo chủ nghĩa cơ hội.

Khởi đi từ lúc đầu chỉ là trí thức khuynh tả xông xáo, nhảy sang đứng giữa, rồi trở thành phần thứ ba và cuối cùng thành phần “ bưng bô cộng sản”.

Người viết sẽ còn có dịp mổ xẻ về vấn đề này một cách chi tiết và đầy đủ về những kẻ chọn lầm bên..

Cùng lắm, có thể nhận xét một cách công bằng cuối cùng ông chỉ đạt được một nửa cuốn sách khi viết về VNCH. Nửa sau, ông đã phải “nín thở qua sông” trước áp lực chính quyền cộng sản mà trong một bài người viết điểm cuốn sách đã một lúc mỉa mai đổi tựa đề cuốn sách của ông thành: Nhật Ký Của Im Lặng.

Dựa theo Hồi Ký Không Tên, người viết nhớ lại sau 1963 xuất hiện hàng loạt những khuôn mặt chính trị non trẻ, không có một tý bề dầy chính trị gì cả cũng như sinh hoạt Nghị Trường. Họ là những Ngô Công Đức, Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Ngọc Nhuận(Tác giả cuốn Đời, in photocopy, một trong những người khôn ngoan, lanh lợi, luồn lách quậy phá nhất trong chốn Nghị Trường), Phạm Thế Trúc(sau chốn sang Nhật không về), Nguyễn Hữu Hiệp, Hồ Văn Minh, Hồ Ngọc Cứ, Hoàng Ngọc Biên, Dương Văn Ba, Nguyễn Văn Châu, Bành ngọc Quý, Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Tấn Mẫm.

*Những ngõ quặt chính trị trước 1975: Sự lộ diện thêm quyền lực tôn giáo tham gia vào chính trị để chia phần.

Phải buồn mà thú nhận rằng, con đường làm chính trị của các dân biểu cũng như 6 liên danh Thượng Nghị Sĩ lúc bấy giờ- dù Liên danh của công giáo hay Phật giáo hay tướng lãnh- hầu như tất cả không trừ-đều qua cánh cửa chùa hoặc cổng nhà thờ.

Sư sãi, cha cố trở thành những kẻ che dù, những người ban phát quyền lực chính trị. Thần quyền lấn lướt thế quyền là điều không chối cãi được.

Đó là cái thời mạt vận nhất của nền Đệ II Cộng Hòa báo hiệu một thời kỳ giông bão gần tới..

Và đây là lời thú nhận của nhà báo Lý Quý Chung: “Trong khi chuẩn bị cho cuộc vận động cho liên danh Dương Văn Minh với tư cách đại diện báo chí, tôi đã tiếp cận giới Phật giáo Ấn Quang, tìm sự ủng hộ của lực lượng Phật giáo có hậu thuẫn quần chúng lớn nhất. Ông viết tiếp: “ Lần đầu tiên, theo báo Newsweek gọi TT. Trí Quang là “Người làm rung chuyển nước Mỹ”. Khi tiếp xúc thì thấy con người ấy đã toát lên một thứ thần sắc khác thường. Ánh mắt sắc như sao băng, chiếu thẳng vào người đối thoại như nhìn thấu những suy nghĩ của họ. Tôi nhớ mãi ấn tượng đầu tiên ấy khi lần đầu khi gặp nhà tu hành nổi danh.

Khi ra Huế, dân biểu Lý Quý Chung cũng đưa ra một nhận xét khá đặc biệt khi gặp Đức Tăng Thống:  “Trong chùa Bảo Quốc, chỉ treo một bức  ảnh chân dung duy nhất trên tường. Đó là chân dung Thượng tọa Trí Quang. Như thế đủ thấy ảnh hưởng của thầy Trí Quang với người lãnh đạo tinh thần cao nhất của Giáo hội Phật giáo là như thế nào.”

Cho nên, hai quyền lực đó đáng nhẽ không đi đôi, dung hợp với nhau. Hoặc có cái này thì không có cái kia.

Người ta không thể làm tôi hai chúa một lúc được. Nó báo hiệu một sự sa đọa trần thế khó tránh được.

Riêng Lý Quý Chung, càng ngày càng cho thấy ông sa đà vào quyền lực, đi tìm một chỗ đứng cho mình. Thời VNCH, ba nhiệm kỳ đắc cử làm dân biểu đối lập tưởng yên phận.

Sau đó, từ đối lập nhảy sang tình nguyện làm một thứ gia nô cho cộng sản, ca tụng một cách hèn hạ, tự bôi nhọ, xóa bỏ chính mình.

Người viết, xin trích dẫn một đoạn trong cuốn: Vivre au Viet Nam của Alain Ruscio như sau: “ Như phần đông bạn bè chúng tôi ở đây, tôi có kinh nghiệm làm báo ở hai chế độ. Như Đức, người giám đốc điều hành của chúng tôi: Trước đây, chúng tôi chỉ là những người thợ bửa củi, còn bây giờ chúng tôi là những người thợ nề. Hai thái độ hoàn toàn khác biệt nhau.Trong ý nghĩa muốn xây dựng mà chúng tôi sẵn sàng dấn thân. Ngày hôm nay, tôi tự cảm thấy mình là người hữu dụng cho xã hội Việt Nam, cho dân tộc tôi, gắn bó hơn với đời sống của đất nước tôi, trách nhiệm hơn. Và đúng vậy. Đó là con người tôi ngày hôm nay.” (Sách trang 176)

Về điểm này, Hồ Ngọc Nhuận có viết lại một cách mỉa mai: “Trước đây chúng tôi là thợ bửa củi, bây giờ chúng tôi là thợ mộc biết đục và bào nhẵn”

Có lần Lý Quý Chung còn hèn mạt đến độ còn viết thư thành khẩn xin với Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho ông được vào đảng cộng sản.!!

Rồi cái gì cần xảy đến thì đã xảy đến.

Trong chương 25 nói về: Thời khắc lịch sử: Sự đầu hàng của Dương Văn Minh.

Vào thời điểm đó, rợp lá cờ Giải phóng, nửa xanh, nửa đỏ tung bay khắp nơi. Xe cộ, trẻ con, nhà nhà rợp bóng cờ màu xanh.

Vậy mà chẳng bao lâu sau, khoảng chừng một tháng, lá cờ màu xanh đỏ biến mất trên đường phố Sài Gòn.

Như thế, phải nói lại là miền Nam có hai lần Giải phóng. 30-04, giải phóng cờ Quốc Gia, cờ màu vàng  ba sọc đỏ. Sau khoảng một tháng, giải phóng cờ một lần nữa.

Lá cờ màu xanh đỏ thay thế bằng lá cờ đỏ sao vàng.

Đó là mặt trái, phản bội vốn dĩ của người cộng sản, vắt chanh rồi bỏ vỏ không thương tiếc.

Tóm tắt những trang Hồi ký của ông viết về giai đoạn trước 1975 như sau:

-Vai trò của trí thức miền Nam Việt Nam

-Bộ mặt thật của sinh hoạt chính miền Nam dưới thời Đệ II Cộng Hòa.

– Vai trò chủ động của người Mỹ trong những yếu tố quyết định số phận miền Nam.

-Tính cách con rối của toàn bộ sinh họat chính trị ấy. Cuối đời và cuộc sống của gia đình Lý Quý Chung rơi  vào túng quẫn, vợ ông phải tháo gỡ cửa kính trên lầu để có tiền chợ và cuối cùng phải bán cả nhà, đi ở thuê. Đảng cho ông được cái gì?

Về dân biểu Nguyễn Hữu Chung

Đã đến lúc cần nói về nhân vật kín tiếng này. Giữa Lý Quý Chung và Nguyễn Hữu Chung, cả hai đều là những người thân tín của ông Dương Văn Minh. Lý Quý Chung là Bộ trưởng thông trong chính phủ Dương Văn Minh. Nguyễn Hữu Chung là bộ trưởng phủ Thủ tướng. Tuy nhiên cả hai có nhiều sự cách biệt về thái độ sống, về lập trường chính trị.

Thật ra thì những thành phần trí thức thiên tả này không xa lạ gì với người viết bài này vì cùng thời.

Vì thế, để hiểu rõ về họ, mời bạn đọc thêm bài viết của người viết nhan đề: Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức: Một chọn lựa bất hạnh.

(Đăng rên DCV online. Net)

Nhìn lại hai người qua trung gian Dương Văn Ba trong Hồi Ký: Những ngã rẽ.

Trong hồi ký này, Dương Văn Ba tiết lộ, Dương Văn Ba là thứ trưởng Bộ Thông tin trong chính phủ
Dương Văn Minh. Ông Dương Văn Minh là tượng trưng cho sự thất bại. Cờ đến tay, ông không biết phất, lúc phất đều là phất bậy. Ảnh: Nhân vật lịch sử Dương văn Minh

Theo Hồ Ngọc Nhuận, một người thân cận với đại tướng Dương Văn Minh nhận xét một cách nhẹ nhàng hơn: “ Tướng Dương Văn Minh theo thiển nghĩ của tôi, ít nhiều là một tấn bi kịch, một tư thế luôn chẳng đặng đừng, một đưa đẩy lựa chọn gần như không lúc nào là không miễn cưỡng.”

(Hồ Ngọc Nhuận, ibid, trang 394)

Dân biểu Nguyễn Hữu Chung: Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống. Hồ Ngọc Nhuận, Đô trưởng Sài gòn. (Nhưng nghe theo lời khuyên của của Ngô Công Đức mới từ Pháp về khuyên, ông đã lánh không có mặt).

Mặc dù được phong chức Bộ trưởng trong chính phủ hai ngày, ông Nguyễn Hữu Chung có lẽ hiểu được tính cách mong manh và con cờ thí của chính phủ Dương Văn Minh. Vì thế, ông đã vào hội kiến Dương Văn Minh và xin đưa vợ con lên tầu Việt Nam Thương Tín, sau đó, ông xin định cư ở Montréal, Canada cùng chỗ với người viết bài này.

Sau này, trong đám tang ông Dương Văn Minh, ông đã bay sang Mỹ và đọc bài diễn văn ai điếu đầy cảm xúc, đại diện thay cho tất cả mọi người có mặt trong đám tang đó.

Có thể nói dân biểu Nguyễn Hữu Chung là ít tai tiếng nhất trong đám họ.

Ông cũng cùng viết báo cho tờ báo in Đi Tới, chủ bút Đoàn Minh Hóa. Sau đây, xin trích dẫn một đoạn thư của ông để lại như một chúc thư để lại cho đời:

“Anh Hóa,

Bác sĩ cho “ moa” 12 tháng, “ moi” xài  hết 6 tháng rồi. Anh kêu tôi viết, tôi cám ơn anh, nhưng tôi nghĩ mình viết cái gì bây giờ?

Mình viết về một dân tộc mà mình biết có phân nửa. Mình viết về một đất nước mà mình biết có phân nửa. Mình viết về thế hệ tương lai, một thế hệ sanh ra và lớn lên mà cả hai thế hệ này, nó không biết mình là ai, mà mình cũng không biết nó là ai. Anh thấy không, anh kêu tôi viết về tuổi trẻ, về tương lai về một thế hệ  mà đã hơn một phần tư thế kỷ mình không ở đó, cái điều ấy có thế sao, nhưng quan trọng hơn, là mình không dự phần, mình không chia sẻ, thì bây giờ viết cái gì bây giờ. Tôi đi năm 75, ở cái tuổi sung mãn thì chỉ để đi kiếm cơm. Bây giờ về hưu rồi.. Hết rồi “toa”. Nhưng anh cứ nói cho tôi biết, tôi phải viết cái gì bây giờ?

Nguyễn Hữu Chung

Một ngày tháng tư 2003.

Những người chạy theo cộng sản, họ được gì thay cho lời kết luận?

Tôi đã tự hỏi mình và hỏi mọi người, những thành phần lực lượng thứ ba và thiên cộng, họ được gì?

Và xa hơn nữa những người từng chiến đấu, vào sinh ra tử, sát cánh với cộng sản họ được gì và mất gì?

Hãy bắt đầu bằng triết gia Trần Đức Thảo, hồi Trung học, thày dạy ông là giáo sư Neir đã phải thốt lên rằng: Không thể chấm nổi bài ông. Ông đã đỗ đầu vào trường École Normale Supérieure, sau đỗ thạc sĩ dạy ở Sorbonne, thường tranh luận ngang ngửa với J.P. Sartre.

Ông đã gặp ông Hồ và tình nguyện về Việt Nam, đáp tàu đi ngã Mạc Tư Khoa, rồi thẳng đường về Bắc Việt (năm 1951).

Họ Hồ cho ngồi chơi xơi nước, làm công việc dịch thuật những truyền đơn địch vận từ tiếng Việt ra tiếng Pháp. Họ Hồ phán: “Chú đọc sách vở ngoại quốc đã nhiều, nay chú mới về hãy nên học dân trước đã”.

Mặc dầu ông đã hy sinh địa vị cao quý ở Pháp để trở về nước tham gia kháng chiến, ông vẫn bị quy là phản động và tay sai đế quốc.

Giả dụ thay vì về Bắc, ông về miền Nam thì  miền Nam sẽ giang tay rộng mở đón ông như đã đón nhận nhiều người khác. Ông sẽ có một địa vị vững vàng hơn bất cứ ai ở bình diện triết học. Ông sẽ có chỗ ngồi xứng đáng cho kiến thức chuyên sâu về triết học.

Cũng giống như trường hợp nhà văn Nam Cao cũng được miền Nam rộng tay đón nhận cũng như các văn nghệ sĩ khác như Văn Cao, Phan Khôi vv..

Phần Nam Cao với các truyện ngắn hay, đắt giá như: Nghèo, Đôi móng giò, Con mèo và nhất là chuyện Chí Phèo đã được chính thức đưa vào giảng dạy tại trường Đại học Văn khoa Saì Gòn.

(Xem Nam Cao, truyện ngắn tuyển chọn, nxb Văn Học)

Sau này, ông Thảo sống giả điên, giả dại mà vợ cũng bỏ đi lấy một cán bộ cao cấp.

Rồi Nguyễn Mạnh Tường nổi tiếng năm 23 tuổi đã đỗ hai bằng tiến sĩ luật khoa và văn khoa khi học ở Montpellier. Ông viết bài: ‘Những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Xây dựng quan điểm lãnh đạo” . (tháng 10/năm 1956).

Sau này ông viết : Kẻ bị mất phép thông công. Hà Nội 1954-1991. Bản án cho một trí thức.

(luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Hà Nội ngày 30-10-1956)

Ông sống bữa đói, bữa no, có gì còn lại lo bán sạch để cho miếng cơm vào miệng suốt một đời.

  • Tiếp đến đám trí thức, cán bộ nhà văn, nghệ sĩ đã từng sát cánh vào sinh ra tử với “ cụ Hồ” trong cuộc chiến tranh Việt-Pháp, sau trận Điện Biên Phủ như Nguyễn Hữu Đang, nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân, Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung, Lê Đạt trong cái khẩu hiệu” Trăm Hoa Đua nở”. Họ bị đầy đọa, sống không bằng kiếp chó như Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán. Những thành phần cốt cán sống chết với Đảng còn bị trùy dập như thế thì xá chi đến những thành phần lực lượng thứ ba ở miền Nam?
  • Phùng Quán có làm nhiều bài thơ, nhưng đặc biệt có bài: Lời mẹ dặn.

(Xin tóm tắt)

Con ơi, trước khi nhắm mắt

Cha con dặn con suốt đời

Phải làm một người chân thật.

Mẹ ơi chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

Con ơi một người chân thật

Thấy vui muốn cười, cứ cười

Thấy buồn, muốn khóc là khóc!!

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét (1957)

*Trần Dần

(xin tóm tắt) Với bài thơ bất hủ: Nhất Định thắng.

Tôi ở phố Sinh Từ

Hai người

Một gian nhà chặt

Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui…..

Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ

*Phan Khôi

Phan khôi là một trong những ngòi bút viết phiếm xỏ xiên nhất và cay độc nhất như truyện: Ông Bình Vôi.

nếu như nhược bằng bắt mọi người phải viết theo một lối với mình, thì rồi đến một ngày kia, hằng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết.”

*Bọn trí thức Việt Kiều yêu nước tại Canada

Người viết bài này đã có bài viết nhan đề: Hồ sơ đen về những kẻ bội phản chính trị.

Đây là những thành phần sinh viên ưu tú của miền Nam Việt Nam được gửi đi du học nước ngòai. Học xong 4 năm, bọn họ nhất tề ở lại để khỏi phải đi lính. Tôi gọi một cách mỉa mai là: Những kẻ đứng ngoài cuộc chiến.

Tệ hại hơn nữa, họ lập hội, buôn bán làm ăn ở phố Beaudry, bóc lột các thuyền nhân mới sang định cư.. Qua trung gian của bọn họ, gửi  các thùng đồ thuốc tây 50 đô la, 100 đô la, 150 đô la để người thân bên nhà bán đi nuôi sống.

Nay cộng sản bên nhà không nhìn nhận họ, người việt Boat people cũng tẩy chay họ.

Nay bọn họ sống chốn lui, chốn ẩn như chồn lùi, không dám giao tiếp với cộng đồng người Việt hải ngoại. Nói chung, họ hèn nhát, ích kỷ, ham sống sợ chết. Ngay cả làm hôn thú giả với các cô gái ăn sương ở tiệm Rickshaw ở phố Tàu Montréal để được ở lại.

Bài viết của tôi như một lời cảnh báo, phê phán nhưng không một ai trong bọn họ lên tiếng phản bác đúng hay sai.

Họ chọn sự im lặng.

Ít lắm xin hài tên bốn người trong bọn họ: Lương Châu Phước, Đỗ  Đức Viên, Trần Tuấn Dũng và Nguyễn Văn Nhã.

Số phận họ coi như một vật phế thải dưới mắt chính quyền cộng sản, vì không còn có giá trị lợi ích nào nữa. Còn đối với cộng đồng người Việt, họ thấy nhục và cúi đầu im lặng.

Còn lại những nhân vật thuộc thành phần thứ ba, quậy phá nát miền Nam thời Đệ Nhị cộng Hòa ra sao?

*Nguyễn trọng Văn

Vào lúc cuối đời, Nguyễn Trọng Văn vốn người Việt gốc Hoa, nhưng ít ai biết điều này. Ông bố Văn là một ông Ba Tàu, bụng phệ, cởi trần tôi chỉ cúi đầu chào và không được nghe tiếng trả lời. Văn ly dị người vợ đầu cũng gốc người Hoa, làm nghề châm cứu rồi anh bị tai biến mạch máu não, phải ngồi xe lăn. Có lấy một người vợ khác, tương đối tốt.

Khi sống, Văn hung hăng đến bá đạo chửi cả thày dạy, truy chụp và vu khống chỉ vì nghe theo lệnh Đảng cùng với Lữ Phương.  Ai bênh thì cứ bênh, nhưng sự thật là như thế.Trước đây, chửi Pham Duy trong bài tham luận: Phạm Duy đã chết như thế nào? Người viết đã có bài viết: Phạm Duy còn đó hay đã chết?

Cũng cùng một lẽ ấy Nguyễn Trọng Văn sẵn sàng phê phán người đã đỡ đầu cho ông làm luận án do sự giới thiệu trực tiếp của tôi. Văn đã viết bài: Những người con hoang của J.P. Sartre. Và sau này làm trợ giảng cho giáo sư Trần Thái Đỉnh.

Nay sống thui thủi một mình, vẫn ở trong một căn nhà hẹp vài chục mét vuông, hẻm đường Nguyễn Tri Phương mà trước đây tôi thường đến chơi: số nhà T.6, cư xá Bắc Hải Hồng Lĩnh, quận 10. Văn qua đời, sau đó được hỏa táng. Không biết có bao nhiêu người người thăm viếng vào ngày 23 tháng 06-năm 2013?

Ngô Công Đức

Ngô Công Đức vừa là một nhà báo, vừa là một doanh nhân thành đạt. Tiền bạc nhiều cỡ bạc tỷ. Có lúc mở tổ hợp sơn mài. Tuy nhiên, cuộc sống cũng ba chìm bảy nổi, thành đạt cũng có, nhưng lên voi xuống chó cũng không thiếu.

Vì thế trước khi chết, ông lại ví mình như “cánh lục bình trôi”, bập bềnh trên sông nước Hậu Giang.

Ám chỉ ai thì không rõ. Đảng chăng?

Nhưng ông vốn người công giáo nên lại là cái cớ  sự tạo nghi ngờ cho Trần Bạch Đằng.

Phải chăng bọn họ như lục bình trôi, một thứ bèo băm, trộn thêm cho lợn ăn?

Ông qua đời vì bịnh gan, ngày 22/06/2007 và lễ nghi an táng được tổ chức long trọng tại nhà thờ Đức Bà Sàigòn và chôn cất ở Bình Dương.

*Dương Văn Ba

Khi còn là sinh viên Triết, Đalạt. Ba đã nổi tiếng bạo trợn khi cần tranh luận. Tuổi còn trẻ mà đã đùm đề mấy mặt con với một bà vợ gốc gác nhà quê hiền lành và chất phác. Vì thế túng thiếu với tiền học bổng vỏn vẹn 1500 đồng không nuôi đủ một vợ đùm đề với một bày con. Ba là khách hàng thường trực của cha Viện trưởng. Sau này, thôi chức viện trưởng, Cha Viện trưởng Nguyễn Văn Lập đã bảo quản lý xóa sạch nợ của sinh viên.

Sau 1975, tôi đi xe đạp ở góc đường Bùi Thị Xuân thì gặp Ba dừng xe lại trên một chiếc xe jeep Land Rover thì phải.

Tôi chẳng hiểu lý do nào Ba có cuộc sống sung túc như vậy trong khi tôi rơi xuống hàng chó ngựa?

Sau này được biết Ba khai thác gỗ bên Lào tại Vientia. Ông còn làm quản lý các chương trình Cimexcol-BPKP. Hình ảnh xôi động của đội ngũ Cimexcol, trong đó có thanh niên xung phong, anh công nhân, đến những anh trí thức Sài gòn cũ, sĩ quan ngụy đi học tập về, những kỹ sư bám đường, bám bãi, bám rừng, ủi đất, kéo gỗ, tìm phương án làm bật dậy một vùng hoang vu, nhưng lại đầy tiềm năng..

Tướng Chẹng Xây nhavong hết lời ca tụng sự hợp tác Lào-Việt.
( Xem thêm: Hồ Ngọc Nhuận: Dương Văn Ba với cách làm ăn mới trong bút ký Đời, trang 326-341).
Cũng theo Hồ Ngọc Nhuận:” Ngay chuyến ra quân thử lửa đầu tiên của Cimexcol đã thành công vang dội: đưa hàng trăm khối gỗ thông Lào vượt Trường sơn, vượt đèo Khe nưa vô cùng hiểm trở, xuất khẩu lần đầu tiên sang Nhật qua cảng Cửa Lò, thành phố Vinh. Chính phủ Lào đã gọi chiến dịch này là một chiến dịch thần tốc”.

( Xem Hồ Ngọc Nhuận. Hồi ký Đời, ibid, trang 308)

Vậy mà số phận Dương Văn Ba là số con rệp.

Dương Văn Ba bị bắt cuối năm 1987.

Án tù dành cho Dương Văn Ba là chung thân khổ sai.

Hồ Ngọc Nhuận đứng ra xin bảo lãnh với ông Tư Ánh (Trần Bạch Đằng). Ông này trả lời: “ Cậu bảo lãnh cái gì cũng được, nhưng cậu định bảo lãnh cả về chính trị nữa sao?.”.

Cuối cùng thì Dương Văn Ba chỉ bị tù 7 năm, 2 tháng thay vì chung thân.

Một tiết lộ quan trọng  của vụ án sai oan là người ta đã ghép tội Dương Văn Ba có liên hệ với Hoàng Cơ Minh, vì trong nhóm Hoàng cơ Minh có người tên Dương Văn Tư. Từ đó liên kết cho Dương Văn Tư là em ruột Dương Văn Ba. Khôi hài.

Nhận xét một cách không úp mở. Dương Văn Ba chỉ là nạn nhân của một cuộc đấu đá quyền lực giữ nội bộ đảng, nói huỵch tẹt ra giữa Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt, giữa Bắc và Nam như thường xảy ra sau này. Sau Võ Văn Kiệt lên làm thủ tướng mới giải cứu được Dương Văn Ba.

Dương Văn Ba cuối đời

Cuộc sống cuối đời kể là thanh bạch hầu như trắng tay. Cộng thêm bị tai biến mạch máu não. Điều ngạc nhiên không ít đối với tôi là trước khi qua đời khoảng ba năm, Dương Văn Ba đã rửa tội theo đạo công giáo!!! Lý do nào đã đưa đến quyết định cuối đời như vậy? Có lẽ chỉ trừ Dương Văn Ba có câu trả lời cũng như trường hợp Nguyên Sa Trần Bích Lan, nhà văn Duyên Anh và nhiều người khác.

Đám tang ông Giuse Dương Văn Ba 1942-2015, hưởng thọ 73 tuổi. Ông rửa tội và trở thành Ki tô hữu từ năm 2012. Ông được Chúa gọi về và đám tang tại giáo xứ Vườn Soài, sau đó được hỏa thiêu ở Bình Hưng Hòa.

Có vài vòng hoa của : Gia đình Tin Sáng, gia đình Cimexcol và gia đình Châu Tâm Luân.

Con trai trưởng kính báo: Dương Trần Thảo.

Một lời thay cho lời kết.

Bài viết như một bày tỏ chân thành cho thấy Đảng trên hết. Đảng là “the strong do what they can.The weak suffer what they must

(Sử gia Thucydides)

Còn tôi hiểu đơn giản hơn: Cái gì Đảng cũng làm được, trừ nói thật.

Nguyễn Văn Lục.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: Đàn Chim Việt


Kỳ tích Đông Á – Uriah

Ảnh: Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Park Chung Hee. Nhà cai trị độc tài, cứng rắn nhưng những chính sách vì nước vì dân, cải tổ kinh tế của ông hồi thập niên 1960 đã đưa đất nước trở thành cường quốc như hiện nay.

Bài đọc suy ngẫm: “Kỳ tích sông Hán” nói về sự thành công về công nghiệp hóa, và dân chủ hóa của quốc gia Đại Hàn. Một tấm gương sáng cho các nước hiện vẫn còn trong tình trạng trì trệ noi theo, rút ưu khuyết điểm, học hỏi từ họ. Hình ảnh chỉ có tính cách phụ họa thêm ý cho bài đọc.

Bối cảnh ra đời của ‘Kỳ tích sông Hán’

Thập niên 1940

Trong thời gian bị Đế quốc Nhật chiếm đóng (1930-1940), kinh tế Hàn Quốc sa sút nhanh chóng. Năm 1945, quân Nhật đầu hàng đồng minh, bán đảo Hàn Quốc được giải phóng và bị tách thành hai miền Bắc – Nam. Miền Bắc chịu sự quản lý của Liên Xô. Trong khi đó, miền Nam thì bị Mỹ kiểm soát.

Vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, quy mô thương mại lớn nhất hàng năm của Hàn Quốc vượt quá 550 tỷ won. Năm 1946, thương mại hàng năm của Hàn Quốc đã giảm mạnh xuống dưới 400 triệu won. Theo báo cáo của Ngân hàng Joseon, tổng thu nhập quốc dân năm 1948 là 200 tỷ won. Và thu nhập bình quân đầu người ước tính không quá 23$.

Thập niên 1950

Chiến tranh Nam – Bắc (1950-1953) một lần nữa phá hủy nền kinh tế Hàn Quốc. Hàn Quốc mất một phần tư tài sản quốc gia. Sản xuất công nghiệp đã giảm xuống dưới một nửa. Tỷ lệ thiệt hại của các tòa nhà và cơ sở công nghiệp của Hàn Quốc là 64%. Thành phố Seoul bị phá hủy nghiêm trọng với khoảng 30% ngôi nhà, 70% nhà máy và các tòa nhà thương mại, công trình công cộng. Theo Cục Thống kê Bộ Nội vụ thời điểm đó, thiệt hại do chiến tranh gây ra là 410 tỷ đô la. Tất cả những người giàu thời điểm đó đều bị phá sản. Hàn Quốc giai đoạn những năm 1950-1960 được xem là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.

Thập niên 1960

Số người thất nghiệp chiếm 25% số lao động. GNP (Tổng Sản lượng Quốc dân) giai đoạn này dưới 100$. Hàn Quốc hoàn toàn không có triển vọng phục hồi kinh tế. Cục diện thất vọng nhất từ gói viện trợ Mỹ cung cấp cho Hàn Quốc là không thể mang lại sự tăng trưởng đáng kể để tiếp tục cải thiện mức sống. Điều kiện tăng trưởng kinh tế của Triều Tiên thời điểm này thuận lợi hơn so với Hàn Quốc.

Năm 1961, tướng Park Chung-hee trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Với tư tưởng biến Hàn Quốc thành một quốc gia hùng mạnh, ông bắt tay vào thúc đẩy kinh tế. Hàn Quốc tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn – chaebol (재벌). Tháng 1 năm 1962, Chính phủ công bố kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế lần đầu giai đoạn 1962-1966. Kế hoạch tham khảo từ chính phủ Rhee Syngman soạn thảo vào năm 1958. Đây được xem là một trong những nền móng cho sự ra đời của ‘Kỳ tích sông Hán’.

Thập niên 1970

Giai đoạn này ghi nhận khoảng 80% thành công của ‘Kỳ tích sông Hán’, là thời kỳ đỉnh cao. Có thể nói, những biến động trong giai đoạn này có tác động không hề nhỏ lên lịch sử chính trị của Hàn Quốc.

Thành tựu của “Kỳ tích sông Hán”

Kinh tế

Kế hoạch kinh tế hiệu quả xuất phát từ nhu cầu thị trường kinh tế thế giới. Chỉ trong 10 năm, Hàn Quốc đã đạt được lượng xuất khẩu hàng hóa đủ để trả nợ nước ngoài. Những năm 1960, Seoul trở thành trung tâm sản xuất của Hàn Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 7,6%, liên tục trong 40 năm.

Giai đoạn giữa những năm 1980, tổng doanh thu từ 5 tập đoàn kinh tế lớn chiếm gần 66% GNP. Samsung và Huyndai lọt top 50 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Giai đoạn năm 1973-1996, tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 11,2%. Cuối năm 1995, Hàn Quốc đứng thứ 11 trong nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới. Cuối năm 2011, GDP của một người Hàn cao hơn cả mức trung bình của EU. Hiện nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á và thứ 11 trên thế giới. Và dẫn đầu về các ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất chất bán dẫn.

Nhiều thương hiệu Hàn Quốc như: Samsung, LG, Hyundai, Daewoo,… đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc và trong ngành công nghiệp thế giới.

Xã hội

Các nhà hoạch định chính sách triển khai cải thiện hình ảnh thành phố. Các khu ổ chuột được quy hoạch, cải tổ lại. Các khu căn hộ đồng loạt mọc lên. Những cây cầu lớn được xây dựng để kết nối khu vực phía nam và phía bắc Seoul.

Sự xuất hiện của hệ thống tàu điện ngầm mới đã góp phần nâng cấp hệ thống giao thông công cộng. Đường tàu điện ngầm số 1, 2, 4 của Seoul được hoàn thiện và lần lượt mở vào năm 1974, 1984 và 1985. Các tuyến số 2, 3 và 4 tạo thành một chữ X đi khắp trung tâm Seoul. Một đường cao tốc xây dọc theo bờ sông để nối sân bay Gimpo với trung tâm thành phố và sân vận động Olympic.

Qua hai kỳ Thế vận hội năm 1986 và 1988, Chính phủ đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc ra thế giới.

Văn hóa

Bên cạnh sự phục hồi và phát triển thần kì của nền kinh tế, Hàn Quốc cũng nhanh chóng quảng bá văn hóa ra thế giới. Biến văn hóa thành thứ ‘quyền lực mềm’ chinh phục thế giới. Qua những bộ phim, show truyền hình và âm nhạc, Hàn Quốc truyền bá về đất nước, con người cho cả châu Á. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong top 10 quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu văn hóa. Làn sóng Hallyu đã và đang lan rộng cũng như được đón nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Chìa khóa tạo nên sự thành công của “Kỳ tích sông Hán”

Văn hóa ppalli ppalli (빨리 빨리)

Để tạo nên thành công của ‘Kỳ tích sông Hán’ cần có rất nhiều yếu tố. Trong đó phải nhắc đến ‘ppalli ppalli’ – nét văn hóa của người dân Hàn Quốc, một biểu tượng cho tính cách dân tộc. Giai đoạn Nhật chiếm đóng và chiến tranh Triều Tiên đã kéo lùi sự phát triển kinh tế Hàn Quốc. Chính vì vậy, người Hàn nghĩ rằng họ cần phải nỗ lực để đuổi kịp các nước khác trên thế giới. Bắt nguồn từ suy nghĩ này, văn hóa ‘ppalli ppalli’ ra đời.

Giai đoạn những năm 1960, Tổng thống Park Chung-hee đề ra hàng loạt chính sách cải tổ kinh tế đất nước. Bên cạnh nguồn viện trợ của Mỹ, Tổng thống Park cho thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc nhằm huy động toàn bộ sức dân vào công cuộc phát triển đất nước. Sự cam chịu trong thời gian dài của cả một thế hệ đã tạo nên ‘Kỳ tích sông Hán’. Đồng thời là sự ra đời của hàng loạt tập đoàn đa quốc gia lớn như Samsung, Hyundai hay LG.

Hiện tại, văn hóa ‘ppalli ppalli’ vẫn là một trong những tính cách tiêu biểu của dân tộc Hàn. Không chỉ vậy, nó đã giúp Hàn Quốc duy trì sự phát triển thịnh vượng, giữ vững vị trí top 20 nền kinh hàng đầu thế giới. Với GDP bình quân đầu người năm 2018 đã vượt ngưỡng 30.000 USD/năm.

Nhà nhân chủng học Kim Chung-soon nhận định trong cuốn ‘Way Back into Korea’ như sau: ‘Ppalli ppalli không chỉ là một phần trong đời sống hàng ngày của người Hàn Quốc. Tính khẩn trương được khắc sâu vào tâm trí của họ như một giá trị cơ bản’.

Sự lãnh đạo độc tài của Tổng thống Park Chung Hee

Có thể nói, ngay từ khi nhậm chức, Tổng thống Park đã chỉ rõ ra sự khác biệt trong xuất phát điểm của Hàn Quốc so với phương Tây. Từ đó, ông đưa ra chủ trương ưu tiên đẩy mạnh công nghiệp hóa. Giúp Hàn Quốc theo kịp trình độ phát triển của thế giới lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, bất chấp việc bị chỉ trích là chính phủ độc tài, Tổng thống Park vẫn cương quyết thực hiện đường lối ‘Trước là công nghiệp hóa. Sau là dân chủ hóa’. Kết quả, sau Thế chiến thứ hai, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên đồng thời hoàn thành hai mục tiêu công nghiệp hóa và dân chủ hóa.

Dù giai đoạn Park Chung-hee đương nhiệm chức vị Tổng thống vô cùng khắc nghiệt đối với dân tộc Hàn. Song, không vì vậy mà phủ nhận những đóng góp cũng như những nỗ lực của ông trong sự thành công của ‘Kỳ tích sông Hán’ nói riêng và sự phát triển của Hàn Quốc nói chung.

Bài học rút ra từ ‘Kỳ tích sông Hán’

Từ thành công của ‘Kỳ tích sông Hán’, có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm để áp dụng trong mô hình phát triển kinh tế Việt Nam. Mô hình phát triển mà chính phủ Việt Nam đang theo đuổi hiện nay định hướng phát triển các ngành công nghiệp. Đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Mặc dù vậy, sự khác biệt về nền tảng xã hội, kinh tế, con người cùng nhiều yếu tố khách quan khác sẽ hạn chế phần nào sự phát triển của mô hình này tại Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần phải điều chỉnh nhằm thích ứng với những điều kiện vốn có của các công ty, tập đoàn tại Việt Nam.

Sự chuyển mình thần kỳ của Hàn Quốc được Ngân hàng Thế giới gọi là ‘Kỳ tích Đông Á’ (The East Asia Miracle). ‘Kỳ tích Sông Hán’ đánh dấu một chặng đường lịch sử quan trọng của Đại Hàn Dân Quốc. Biến Hàn Quốc thành một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới. Mặt khác, cũng ghi lại một giai đoạn vô cùng khó khăn trong cuộc sống của người dân với những biến động sâu sắc về chính trị, xã hội. Những thành tựu và hạn chế mà ‘Kỳ tích Sông Hán’ để lại là bài học kinh nghiệm quý báu trong phát triển kinh tế cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: https://uri.edu.vn/images/ckeditor/images/10-10-2023/han-quoc-ky-tich-song-han.jpg


“Con đường ít bị kẹt nhứt” – Lâm Lễ Trinh

Bài đọc suy ngẫm: “… Con đường ít bị kẹt nhứt” là câu nói của Anh hùng Trần văn Bá, bài viết của tác giả Lâm Lễ Trinh viết về anh, người từ bỏ cuộc sống nhàn nhã nơi xứ người, trở về lại Việt Nam tranh đấu. Nhân ngày giỗ anh Bá, ngày 8 tháng 1 hàng năm. Blog 16 trích đăng bài viết về tiểu sử, lý tưởng, hoài bảo của vị anh hùng, người làm sống lại khí phách của vụ Yên Bái năm 30.

Theo tác giả đây là vụ Yên Bái 1984

Trần Văn Bá sinh ngày 14.5.1945 tại Sa đéc, là thứ nam của cố dân biểu Trần Văn Văn và vừa tròn 17 tuổi khi thân phụ bị thảm sát ngày 7.12.1966. Ngày 2.1.1967, Bá qua Paris, đoàn tụ với anh là kỷ sư Trần Văn Tòng, ghi tên vào trường trung học Carnot và sau đó, Michelet để chuẩn bị lấy bằng Tú tài. Vì rớt hạch miệng tại trường Cao đẳng thương mãi HEC, Bá đổi qua môn kinh tế và thi đậu bằng cử nhân tại Đại học Assas (thiên hữu) năm 1971. Bá được tuyển dụng làm phụ tá giáo sư tại trường Đại học Nanterre, nổi tiếng thiên tả, mặc dù Bá hoạt động hăng hái trong phong trào sinh viên Việt chống cộng.
Bá không bô trai, hom hem gầy yếu, độc thân, ít nói. Sau cái vó “con cóc chết”, Bá cởi mở, chân tình, lạc quan, luôn luôn xung phong lảnh việc khó, giúp mọi người, bởi thế, thu hút cảm tình mọi giới. Vì mang một vết son lớn trên trán, Bá được bạn bè tặng cho biệt danh Bá Đầu Đỏ. Ăn bận xuềnh xòang, không thích tán gái, sống khắc khổ trong một căn gác nghèo tại Bourg-la-Reine, Bá thường la cà nơi tiệm cà-phê Châlet du Parc, tại Parc Montsouris để tán gẩu với bạn học cũ tại Lycée Yersin Đà lạt. Bá mê Adam Smith, thích xem phim xưa loại Le Pont de la Rivière Kwai, La Grande Illusion, Pour qui sonne le glas.Ngoài việc giảng huấn, Bá xông xáo hoạt động thanh niên, tổ chức trại hè Nối Vòng tay lớn 1973, và cổ động trí thức thành tài về nước phục vụ. Năm 1972, Bá đắc cử chủ tịch Tổng hội sinh viên VN, giữ chức này bốn khóa, cổ võ xây dựng côïng đồng, chống tuyên truyền của cộng sản Hànội…

Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ. Mất tòa Đại sứ, mất Câu lạc bộ, mất trụ sở, Ban chấp hành Tổng hội sinh viên rút về ngoại ô Paris, trên lầu 6 của một chung cư, đường Maréchal Joffre. Giới người Việt ở Pháp hoang mang tột độ.
Ngày 30 tháng tư, trong cảnh hỗn loạn, Bá (30 tuổi) giữ bình tỉnh, chạy đến Phòng lãnh sự VNCH, đại lộ de Villiers Paris. Ông đại sứ tự ý giải nhiệm. Tòa Đai sứ tuyên bố đóng cửa chính thức ngày thứ sáu. Nhưng Tổng hội sinh viên vẫn tồn tại, đưa lưng gánh vác một gia tài tủi nhục. Với một số bạn, Bá phụ đốt các hồ sơ, cấp phát chứng thơ cần thiết cho kiều bào, chuyển sách vở, phim ảnh vể những điểm mật của Tổng hội sinh viên. Bá tuyên bố: “Sinh viên tiếp tục đấu tranh. Hãy giúp chúng tôi!” Tới phút chót, lúc 6 giờ chiều, đại sứ Nguyễn Duy Quang trao cho Bá một ngân phiếu khiêm nhượng, tiền dư bạc thừa, quỷ đen, quỷ đỏ. Sáng thứ hai, khi đại diện của Tổng hội ra băng để lãnh thì trương mục của Sứ quán đã đóng từ tuần trước!
Bá không nản chí, luôn luôn đứng đầu mủi dùi. Dù thiếu phương tiện, dù bị hăm dọa từ mọi phía. Tổng hội sinh viên cắn răng hoạt động. Tết 1976, Bá và các bạn tổ chức biểu tình đả đảo Hanoi tại Salle de la Mutualité với khẩu hiệu “Ta Còn Sống Đây!”

Tổng hội xoay qua đón tiếp, giúp đở và ủy lạo – với tiền ít nhưng lòng nhiều! – các đợt sóng thuyền nhân đầu tiên. Bá chỉ huy, tổ chức (đôi khi…”xà ngầu”),và phát ngôn không hùng hồn nhưng chinh phục mọi người vì tân tụy hết mình, làm việc bất kể giờ giấc, cắt liên lạc với mẹ, anh và chị sống tại Paris.
Năm 1977, khi Phạm Văn Đồng viếng Paris, Bá và các bạn xuống đường, đánh lộn bằng gậy, gộc, cây, búa với phe Việt kiều cộng sản, Tây cộng và sinh viên ngoại quốc thiên cộng, đông hơn. Kết quả: cuộc triển lãm và hội thảo CS tại cư xá sinh viên quốc tế đường Jourdan phải hủy bỏ. Vì lý do an ninh.
Bá nói: “Người ta nói chúng tôi nhận tiền của CIA, bị Bắc Kinh giựt giây. Không ai biết tôi đang khám phá con người thật của tôi.” .
Rồi mẹ của Bá vượt đến Pháp trong số thuyền nhân. Bá mất việc làm, phải nhờ anh là kỷ sư Tòng phụ cấp. Tòng hỏi Bá: “ Đây có phải là lúc chống cự như vậy hay không? Cậu sẽ phải lội qua đại dương! !”.
Bá cười: “Đó là con đường ít bị kẹt nhứt. Khi Hồ, Giáp và Đồng bắt tay vào business của họ, họ chỉ là 4 hay 5 người. Lúc đó, đảng CS yếu xìu. dân nghèo đã khuyến khích họ ”
Đúng thế, Bá nghĩ rằng vấn đề dân chủ và thuyền nhân phải được giải quyết tại Việt Nam, bằng sự tranh đấu bên trong. Nếu người Việt không tự giúp, ai sẽ giúp họ?
Nói là làm. Lối 1979, Bá biệt tích tại Pháp. Tin đồn Bá bí mật bay qua Bangkok, vào Thái lan, Cam bốt, Việt Nam. Bá về bưng. Ngày 6.6.1982, Bá viết thơ từ nước Thái:
“ Tôi vẫn mạnh khoẻ. Rất khó, khó thật. Nhưng tôi thấy tôi mạch lạc với chính tôi và đoàn kết với đất nước tôi, nghèo nàn, khốn khổ, đói rách. Tương lai Việt Nam tùy thuộc nơi thành phần đối kháng bên trong, không phải nơi các chính trị gia lưu vong.”
Trong môt bức thơ khác, Bá than: “Điều khủng khiếp nhứt là sự cô đơn. Tìm đâu ra những giá trị nhân bản, tôn giáo, trí tuệ? Đừng nói những gì chúng tôi đang làm là vô bổ.”

Chiều 11.9.1984, có tin Trần Văn Bá bị bắt với (cựu phi công) Mai Văn Hạnh tại Minh Hải trong lúc công tác, trên chiếc xe hơi của một cán bộ cao cấp CS.
Vì bất cẩn hay vì bị gài bẩy?
Ngày 8.1.1985, tại Nhà Hát lớn Saigon, trụ sở của Hạ viện cũ thời quốc gia, Tòa án Nhân dân Tối cao – sắp xếp như một trò hề công lý, một vở tuồng cải lương – tuyên xử Bá và 20 can phạm khác thuộc Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải Phóng Việt Nam về tội “phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng”.
Các “chiến lợi phẩm tịch thu được từ các kháng chiến quân” được triển lãm ở nơi đây.Nhà chức trách còn đặt nhiều máy phóng thanh tại công trường Lam Sơn để dân chúng – trên 1000 – theo dõi diễn tiến của vụ án từ bên ngoài.
Trong bản cáo trạng, công tố viện Trần Tế cho biết: ngay từ đầu tháng giêng 1981 cho đến tháng 9.1984, cơ quan an ninh Nhà nước đã phát hiện được “mười toán gián điệp” xâm nhập vào VN với sự hổ trợ của Trung quốc, Thái lan và Hoa kỳ. Tổng cộng 119 người, bị bắt giam hoặc giết chết.
Cá nhân Bá bị truy tố về tội đã chỉ huy, từ 1981 cho đến tháng 9.1984, nhiều nhóm kháng chiến xâm nhập VN, một chuyến đường bộ từ Thái lan về An giang với sự giúp đở của phe Pol Pốt và chín chuyến đường biển từ Thái đến mật cứ ở Minh Hải và Phú Khánh, đưa lậu vào VN hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược.
Báo Quân đội Nhân Dân số 8456 ghi: “Bá, người thấp, gầy, ra trước Tòa lúc 15 giờ ngày 14.12.1984, thường chỉ nói rất ngắn, rất nhanh”

Ông Lê Quốc Túy đáng lẽ cũng đi cùng toán thứ mười nhưng vì phải vào nhà thương ở Pháp vào giờ chót nên thoát nạn. Ngày 27.12.1984, ông họp báo tại khách sạn sang trọng Lutétia, Paris với tư cách ủy viên đối ngoại của Mặt trận nói trên. Trước báo chí ngoại quốc đông đảo, Túy – trên ngũ tuần – xác nhận lãnh tụ Mặt trận còn ở trong xứ và một số chiến sĩ của tổ chức đã bị bắt từ 1980. Một trận đánh lớn đã xảy ra tại Hà Tiên gây thiệt hại cho khoản 120 cán binh Việt cộng.Theo ông Túy, không có nước nào giúp. Súng đạn do chính cán bộ hồi chính CS cung cấp hay binh lính CS bán lại. Trong số 21 người bị xử, có hai cựu cán bộ cao cấp CS.
Đồng minh của Mặt trận là Kháng chiến Khờ-me. Mặt trận không có liên lạc với nhóm Hoàng Cơ Minh nhưng nếu cần, sẵn sàng giúp đở. Trả lời một câu hỏi, Túy cho biết Mặt trận, trong giai đoạn hiện tại, chưa chủ trương thiết lập những vùng giải phóng mà chỉ chú trọng xây dựng những cơ cấu nhỏ để từ đó, xâm nhập vào guồng máy và hàng ngũ bộ đội CS.Đáp một câu hỏi khác, Túy xác nhận số võ khí do CS trưng bày tại Tòa án là thực nhưng “chúng tôi còn nhiều hơn thế nữa.”
Điểm đáng lưu ý: Bản cáo trạng có ghi Mặt trận của Lê Quốc Túy được sự hậu thuẩn của cố Thủ tướng Trần Văn Hữu, nhóm Lai Hữu Tài, Lai Hữu Sang và nguyên nghị sĩ Hòa Hảo Lê Phước Sang (đọc bài Vụ án Yên Bái 84 của Trần Phổ Minh, trong tuyển tậpTrần Văn Bá) Trần Quốc Mạnh, một trong các luật sư (quốc doanh) được chỉ định để biện hộ thí cho nhóm bị can, làm cho các khán giả nực cười khi y tuyên bố:
“Các can phạm đã vi phạm luật. Không ai bào chửa cho họ được vì họ là những người tội đồ phản quốc”.
Tại phiên Tòa, Hồ Thái Bạch bị đàn áp bằng dùi cui khi lớn tiếng phản đối.
Huỳnh Vĩnh Sanh bị bịt miệng khi hô to “VN Cộng hòa muôn năm!”
Sau bốn ngày diễn trò bịp bợm, Tòa tuyên án

1) Tử hình: Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch
2) Chung thân : Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình Mỹ.
3) từ 8 đến 20 năm tù: 13 kháng chiến quân còn lại.

Nhiều cuộc biểu tình xảy ra ở ngoại quốc để phản đối nhà cầm quyền cộng sản, Đức Giáo hoàng và Tổng thống và Thủ tướng Pháp cùng nhiều nhân vật chính trị và tôn giáo trên thế giới can thiệp.
Mười bốn hội đoàn thanh niên tại Đan Mạch, Đức, Thụy sĩ, Bỉ và Pháp xuống đường tố cáo Hànội.
Trần Văn Tòng, anh của Bá, phối hợp một Ủy ban quốc tế để tranh đấu cho các tội nhân. Lễ cầu an được tổ chức khắp nơi.
Dưới áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Việt nam đổi án tử hình của hai can phạm có Pháp tịch là Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh thành khổ sai chung thân.
Trần văn Bá (mặc dù mang sổ thông hành Pháp), Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch bị hành quyết tại khám đường Thủ Đức ngày 8.1.1985.
Một thông cáo vắn tắt của Nhà nước cho biết tin này.
Xác của các tử tội không được trả lại cho gia đình.
Trên 3.000 đồng bào VN biểu tình tuần hành tại Paris ngày 10.1.1985 từ Maison de la Radio, quận 16, đến trước sứ quán Việt cộng để tỏ sự căm phẩn với bạo quyền Hànội.
Hiện nay Lê Quốc Túy ở đâu ? hoạt động ra sao? Không ai được biết.
Vụ án Trần văn Bá và chiến hữu làm sống lại khí phách của vụ Yên Bái năm 30. 


Đây là vụ Yên Bái 1984.
Vụ đầu, kháng thực dân Pháp.
Vụ sau, chống độc tài cộng sản, ghê tởm hơn nhiều.
Liệt sĩ thời đại mới Trần Văn Bá đã gieo hạt giống tốt.
Bá không hy sinh vô bổ. Gương của Bá đáng ghi vào sử xanh.
Chống Pháp và Mỹ, Cộng sản đã thắng.
Chống dân tộc Việt, Cộng sản chắc chắn sẽ thảm bại phen này.

LÂM LỄ TRINH
Xuân Ất Dậu
Thủy Hoa Trang – California

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: Blog Tiếng Quê Hương


“Đi Như Ri là Mất Nước” – Tú Gàn

 Nhà thờ Cha Tam, cuối đường Đồng Khánh, Chợ Lớn

Bài đọc suy gẫm: Câu nói định mệnh của Tổng thống Ngô Đình Diệm hay “Những Giờ Định Mệnh” là bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn của tác giả Tú Gàn, báo “Sài Gòn Nhỏ” nhằm soi sáng thêm nhiều chi tiết về cuộc chính biến 1963 tại miền Nam Việt Nam. Hình ảnh chỉ có tính minh họa thêm cho bài đọc.

 Nhà của ông Mã Tuyên (trái), Hoa kiều.

Các tài liệu phát hiện gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã hoạch định cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm kể từ năm 1961, khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ chối không cho Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam để mở rộng chiến tranh, và biến cố Phật Giáo vào tháng 5 năm 1963 được coi là một cơ hội tốt nhất để Hoa Kỳ thi hành quyết định của mình. Cuộc đảo chánh này đã được cơ quan CIA hoạch định rất chu đáo từng chi tiết, không để một kẻ hở nào. Ấy thế mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã thoát ra được khỏi Dinh Gia Long chỉ một thời gian ngắn sau khi cuộc đảo chánh bắt đầu. Nếu Tổng Thống Ngô Đình Diệm không chống lại các kề hoạch phản công và không quyết định ra trình diện, cuộc đảo chánh rất khó thành công. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin ông Diệm và ông Nhu đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein, người điều khiển trực tiếp cuộc đảo chánh, đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng”. Trong cuốn “Việt Nam 1954 – 1975, Những sự thật chưa hề nhắc tới”, hai tác giả Hoàng Lạc và Hà Mai Việt cho biết khi hay tin ông Diệm và ông Nhu đã rời khỏi Dinh Gia Long, nhóm đảo chánh hết sức lo sợ. Tướng Minh kéo Tướng Là tới và bảo: “Toa đừng có lo, Moi đã tiên liệu rồi, Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ đã chuẩn bị sẵn sàng hai Dakota C47 bên Liên Đoàn Vận Tải để chúng ta và gia đình đi khỏi nơi này nếu cần”. Sau khi cuộc đảo chánh kết thúc, Tòa Đại Sứ Mỹ và cơ quan CIA đã mở một cuộc điều tra để xem vì sơ hở nào mà hai ông Diệm và Nhu đã thoát ra được khỏi Dinh Gia Long. Ông Adams, Đệ Nhất Tham Vụ của Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon đã đích thân đến gặp ông Cao Xuân Vĩ, người có mặt trong Dinh Gia Long khi cuộc đảo chánh xẩy ra, để điều tra về vụ này. Ông Cao Xuân Vĩ cho biết lúc đó ông chỉ trả lời qua loa, nói rằng ông chỉ là kẻ thừa hành, không biết gì nhiều về chuyện này. Nay một trang sử đen tối của đất nước đã được lật qua, ông Cao Xuân Vĩ đã tiết lộ cho chúng tôi đầy đủ những chi tiết về cuộc ra đi khỏi Dinh Gia Long của ông Diệm và ông Nhu đã làm Tòa Đại Sứ Mỹ và cơ quan CIA hoảng sợ. Tuy nhiên, trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ trình bày những nét chính. Toàn bộ chi tiết của vụ này sẽ được chúng tôi trình bày đầy đủ trong bộ “Những bí ẩn lịch sử đàng sau cuộc chiến Việt Nam” Quyển II. Để độc giả dễ nắm vững vấn đề hơn, trước hết chúng tôi xin lược qua kế hoạch tổ chức đảo chánh của CIA, sau đó sẽ trình bày vể vụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu rời Dinh Gia Long.

1.- CIA XEM GIÒ XEM CẲNG

Sau khi cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 kết thúc, nhiều người lầm tưởng rằng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim và Đỗ Mậu là những nhân vật chủ chốt cầm đầu cuộc đảo chánh đó. Phật Giáo đã cử phái đoàn đi quàng vòng hoa cho Tướng Tôn Thất Đính và Tướng Trần Văn Đôn. Những nghĩ như thế là lầm. Cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 do Đảng Đại Việt chủ mưu là một sự trắc nghiệm để CIA biết ai là những kẻ trung thành với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và tìm cách biến họ thành những tay sai của CIA trong việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Ông Ngô Đình Nhu không ngờ được chuyện này. Khi cuộc đảo chánh này xẩy ra, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh đang giữ chức Thư Ký Thường Trực Quốc Phòng ở Phủ Tổng Thống. Tướng Khánh đang ở nhà, nghe tin có đảo chánh, đã chạy vào Dinh Độc Lập. Thấy cửa đóng, ông leo qua hàng rào để vào. Tổng Thống Ngô Đình Diệm phong cho Tướng Khánh làm “Tư Lệnh Toàn Quyền” để thương lượng với phe đảo chánh. Tướng Nguyễn Khánh ra hỏi Trung Tá Vương Văn Đông, người đang chỉ huy cuộc đảo chánh: “Mấy anh muốn gì?”. Trung Tá Đông cho biết muốn thay đổi chính phủ, trao chính quyền lại cho quân đội. Tướng Khánh vô trình ông Diệm và ông Nhu rồi trở ra cho biết Tổng Thống đã đồng ý và mời các tướng lãnh đến họp ở Bộ Ngoại Giao để bàn chuyện thay đổi chính phủ. Trong khi đó Tướng Khánh lại xúi ông Diệm kêu gọi Đại Tá Trần Thiện Khiêm đem Sư Đoàn 7 ở Mỹ Tho về giải cứu thủ đô. Nhờ sự câu giờ của Tướng Nguyễn Khánh, Đại Tá Trần Thiện Khiêm đã đem quân về giải vây Dinh Độc Lập. Tướng Nguyễn Chánh Thi, Trung Tá Vương Văn Đông và một số người tham gia đảo chánh đã phải bỏ chạy qua Cam-bốt. Những người liên hệ khác kẹt lại đã bị bắt. Sau vụ này, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh được thăng lên Trung Tướng và cho giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, rồi đi làm Tư Lệnh Quân Đoàn II, còn Đại Tá Trần Thiện Khiêm được thăng lên Thiếu Tướng, cho giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Vợ Tướng Khiêm được bầu làm Dân Biểu Quốc Hội, luôn đi cạnh bà Ngô Đình Nhu. Biết ông Diệm và ông Nhu tin tưởng Tướng Khánh và Tướng Khiêm, CIA móc nối ngay. Người thứ ba được CIA chú ý là Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, vì đây là một sĩ quan có khả năng đang được ông Ngô Đình Nhu đánh giá cao và xây dựng để cho giữ những chức vụ quan trọng sau này. Đại Tá Thiệu lại đã theo Đạo Công Giáo khi lấy một bà sơ người Mỹ Tho xuất dòng, nên càng được ông Nhu tin cậy hơn. Năm 1957, Đại Tá Thiệu được cho đi học một khóa chỉ huy và tham mưu tại Command and General Staff College ở Ft. Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Năm 1959 được đi tu nghiệp tại Okinawa, Nhật Bản, và năm 1960 trở lại Hoa Kỳ học về võ khí mới ở Fort Bliss. Đây là cơ hội tốt để CIA móc nối. Cuối năm 1960 Đại Tá Thiệu trở về Việt Nam, được Ông Ngô Đình Nhu tạm thời cho làm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân do Tướng Dương Văn Minh đang làm Tư Lệnh. Đây là một tổ chức mới được lập ra để cho Tướng Minh “ngồi chơi xơi nước”, vì Đoàn Công Tác Đặc Biệt vừa khám phá ra Tướng Minh đã liên lạc và chứa chấp hai tên tình báo Việt Cộng trong đó có người em là Thiếu Tá Dương Văn Nhựt, một cán bộ cao cấp do Hà Nội gởi vào liên lạc. Ông Diệm không muốn đưa vụ tai tiếng này ra ánh sáng nên chỉ tìm cách cô lập Dương Văn Minh mà thôi. Năm 1962, có lẽ do sự sắp xếp của CIA, Đại Tá Thiệu đã xin gia nhập Đảng Cần Lao để được ông Nhu tin tưởng hơn. Trong kế hoạch xây dựng Ấp Chiến Lược để cô lập Việt Cộng, Đại Tá Thiệu đã có nhiều ý kiến rất xuất sắc nên được ông Nhu khen ngợi. Khi Tổng Thống Diệm quyết định giải tán Bộ Tư Lệnh Hành Quân và đưa Tướng Minh về làm “Cố Vấn Quân Sự” của Tổng Thống, một chức vụ hữu danh vô thực, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu được cử đi làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh ở Huế. Đầu năm 1963, khi thấy tình hình lộn xộn, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đưa Đại Tá Thiệu về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 đóng ở Biên Hòa. Đại Tá Thiệu được ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu trao nhiệm vụ giải cứu thủ đô khi có đảo chánh. Ông Nhu không hề hay biết Đại Tá Thiệu là người của CIA. Tướng Đôn không được cả ông Diệm lẫn ông Nhu tin dùng lắm vì cho rằng “ăn chơi quá”. Những người thân cận với ông Ngô Đình Cẩn đã cho biết vào năm 1962, Tướng Đôn đã ra Huế và vào xin ông Ngô Đình Cẩn cho theo đạo Công Giáo. Ông Cẩn nói rằng việc theo đạo là việc của Giáo Hội Công Giáo. Nếu muốn theo đạo, cứ việc tới gặp Linh mục Đỗ Bá Ái, tuyên úy quân đội. Sau khi nói chuyện với Tướng Đôn, Linh mục Đỗ Bá Ái đã phán ngay: “Anh này nhiều vợ quá, không theo đạo được!” Tướng Đôn cũng không được CIA tin dùng vì quá thân Pháp. Nhưng lúc đó Tướng Đôn đang giữ chức Tư Lệnh Lục Quân, nên CIA phải dùng. CIA dự trù khi sắp làm đảo chánh, họ xúi Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, đi Hoa Kỳ chửa bệnh mấy tháng, thế nào Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng sẽ cử Tướng Đôn làm Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, vì không còn ai hơn. Mọi việc đã xẩy ra đúng như vậy. Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Trần Văn Đôn đã mô tả ông ta như là sếp sòng trong cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, mọi sự đều do ông ta hoạch định và chỉ đạo. Nhưng sự thật không phải như vậy. Tài liệu cho thấy, trong các quyết định quan trọng, Tướng Đôn không hề được tham dự, như quyết định giết ông Diệm chẳng hạn. Quyết định này chỉ có Lucien Conein, Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh biết mà thôi.

2.- CIA LẬP KẾ HOẠCH ĐẢO CHÁNH VÀ GIÀNH QUYỀN LÃNH ĐẠO MIỀN NAM

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tướng Nguyễn Khánh đã tiết lộ rằng khi Hoa Kỳ quyết định lật đổ ông Diệm, người đầu tiên được Lucien Conein bàn hỏi không phải là Tướng Dương Văn Minh hay Tướng Trần Văn Đôn, mà là Tướng Trần Thiện Khiêm. Lucien Conein, Tướng Khiêm và Tướng Nguyễn Khánh đã họp với ông Al Spera, cố vấn Bộ Tổng Tham Mưu, để bàn định việc này. Sau khi bốn người bàn định xong những việc phải làm, Lucien Conein mới tiếp xúc với Tướng Trần Văn Đôn để yêu cầu Tướng Đôn phối hợp với Tướng Khiêm lập kế hoạch đảo chánh. Khi kế hoạch được Cabot Lodge duyệt y mới giao cho Tướng Dương Văn Minh thực hiện dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Lucien Conein và Tướng Khiêm. Lực lượng chính dùng để đảo chánh là Sư Đoàn 5 của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu ở Biên Hòa. Các tướng Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân và Tôn Thất Đính chỉ là kẻ thừa hành. Đại Tá Đỗ Mậu chỉ được dùng để sai vặt. Ngoài ba nhân vật chủ chốt là Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu, CIA còn móc nối được với hầu hết những nhân vật khác được ông Diệm và ông Nhu tin cậy như Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, ông Trần Quốc Bữu, Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, v.v. Ba nhân vật then chốt nói trên cũng được Hoa Kỳ dùng để điều hành miền Nam Việt Nam sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim… chỉ là những con bài thí. CIA đã tạo ra cuộc chỉnh lý ngày 30.1.1964 để loại các con bài thí này, đưa những người đã được họ tuyển chọn lên nắm chính quyền để thực hiện kế hoạch đưa quân Mỹ vào Nam Việt Nam, mở rộng chiến tranh để thực hiện các cuộc đấu thầu quốc phòng. Lúc đầu, Hoa Kỳ định đặt Tướng Khánh làm Quốc Trưởng còn Tướng Khiêm làm Thủ Tướng. Nhưng Tướng Khánh cho rằng làm Quốc Trưởng chỉ là làm bù nhìn, nên tìm cách đẩy Tướng Khiêm ra ngoại quốc để kiêm luôn chức Thủ Tướng, tình hình rối loại mới xẩy ra. CIA dùng Phạm Ngọc Thảo làm đảo chánh để loại Tướng Khánh rồi đưa Nguyễn Văn Thiệu lên thay. Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng chỉ là một con bài thí, được Cabot Lodge dùng để dẹp tan phong trào Phật Giáo mà CIA đã dựng lên để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, nay đã trở thành kiêu binh. Về sau, phong trào Phật Giáo đã được dùng như một lực lượng phản chiến để đưa quân Mỹ ra khỏi Việt Nam. Khi tình hình bắt đầu ổn định, Tướng Khiêm được đưa về làm Bộ Trưởng Nội Vụ rồi từ đó lên làm Thủ Tướng muôn năm. Nhìn lui nhìn tới, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, miền Nam luôn được đặt dưới quyền lãnh đạo của các nhân viên tình báo Mỹ: Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm.

3.- TÌNH HÌNH TRONG DINH GIA LONG KHI CUỘC ĐẢO CHÁNH BẮT ĐẦU

Sáng 1.11.1963, để cầm chân Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho các tướng hội họp để tổ chức đảo chánh tại Bộ Tổng Tham Mưu, Đại Sứ Cabot Lodge đã dẫn Đô Đốc Harry D. Felt, Tư Lệnh Thái Bình Dương, vào thăm ông Diệm. Sau cuộc viếng thăm, ông Diệm có mời ông Cabot Lodge ở lại để nói chuyện thêm. Trong khi nói chuyện, ông Diệm có hỏi ông Lodge rằng nghe tin sắp có đảo chánh, có đúng như vậy không. Ông Lodge nói rằng ông không hề nghe tin đó, nếu có nghe ông sẽ báo tin cho Tổng Thống biết ngay, và quả quyết Hoa Kỳ không đồng ý một cuộc đảo chánh như vậy. Trong khi Đại Sứ Cabot Lodge gặp ông Diệm, CIA cho Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5, vào gặp và nói chuyện với ông Ngô Đình Nhu để cầm chân ông này. Đại Tá Thiệu đã hỏi ông Nhu rằng có nghe tin gì về đảo chánh không. Ông Nhu cho biết không có tin gì mới cả. Chiếu 31.10.1963, theo lệnh của Lucien Conein, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu đã điều động 2 trung đoàn của Sư Đoàn 5, một tiểu đoàn pháo binh và một chi đoàn thiết giáp, nói là đi hành quân ở Phước Tuy, nhưng khi đến ngả ba xa lộ Biên Hòa và quốc lộ 15 đi Vũng Tàu, các đơn vị này được lệnh dừng ở đó đợi lệnh. Sáng 1.11.1963, Thiếu Tá Nguyễn Bá Liên, cháu của Đỗ Mậu, Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, ra lệnh hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Tiểu Đoàn 1 của Đại Úy Trần Văn Nhựt và Tiểu Đoàn 4 của Đại Úy Lê Hằng Minh đi hành quân ở núi Thị Vãi, Ba Rịa, rồi bất thần đưa về Saigon tiến chiếm Tổng Nha Cảnh Sát, Bộ Nội Vụ, Nha Truyền Tin và đài phát thanh Sài Gòn. Còn Tướng Mai Hữu Xuân đưa tân binh quân dịch ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung về chận các ngả vào Sài Gòn. Đến 1 giờ trưa, Đại Tá Thiệu bất thần ra lệnh cho cả hai trung đoàn di chuyển về Saigon, một trung đoàn đóng ở Phú Lâm, còn một trung đoàn đóng ở ngả tư Hàng Xanh để ngăn chận quân cứu viện từ ngoài tiến về giải cứu Sài Gòn. Bản doanh của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 5 được đặt tại Trường Đại Học Sư Phạm ở đường Cộng Hòa. Lúc 1 giờ 30, tiếng súng bắt đầu nổ ran tại một vài nơi ở Sài Gòn. Ông Cao Xuân Vĩ, Tổng Giám Đốc Thanh Niên, đã gọi cho Ngô Đình Nhu tại Dinh Gia Long để hỏi thăm tin tức. Ông Nhu bảo ông Vĩ đi quanh một vòng xem tình hình như thế nào. Ông Vĩ lái xe đi một vòng rồi vào báo tin cho ông Nhu biết tình hình vẫn yên tỉnh. Ông Nhu hỏi: “Chúng nó lấy lực lượng nào để đảo chánh?” Ông cho biết sáng nay Đại Tá Thiệu mới đến đây nói chuyện và báo cáo tình hình vẫn yên tỉnh. Trung Tá Lê Như Hùng, Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ tại Phủ Tổng Thống đặc trách liên lạc với quân đội, được gọi đến Dinh Gia Long để liên lạc với những đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Sài Gòn. Trung Tá Hùng đã liên lạc ngay với Tướng Trần Thiện Khiêm ở Tổng Tham Mưu và Tướng Tôn Thất Đính ở Quân Đoàn III, hai nơi này cho biết Tướng Khiêm và Tướng Đính đang họp ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trung Tá Hùng gọi cho Đại Tá Thiệu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5, ở đây cho biết Đại Tá Thiệu đang đi hành quân. Trung Tá Hùng quay qua gọi cho Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, nhưng không ai trả lời. Ông Ngô Đình Nhu không hề biết Đại Tá Quyền đã bị lực lượng đảo chánh giết chết. Trung Tá Hùng liền gọi Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Ở đây trả lời Đại Tá Tung đi họp ở Tổng Tham Mưu. Ông Nhu cũng không biết Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đem Đại Tá Tung ra sau Nghĩa Trang Bắc Việt thủ tiêu rồi. 

Ảnh Đại tá Lê Quang Tung (trái), tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và Đại tá Hồ Tấn quyền, tư lệnh Hải quân. Cả hai bị quân đảo chánh sát hại ngay từ đầu.

Trong khi đó, ông Cao Xuân Vĩ gọi cho Tổng Nha Cảnh Sát nhưng không liên lạc được, vì nơi đây đã bị Thủy Quân Lục Chiến chiếm. Ông liền liên lạc với Trung Tá Phước, Phó Đô Trưởng Nội An. Trung Tá Phước cho biết tình hình vẫn yên tỉnh. Ông đã gọi ông Bửu Thọ, Tổng Giám Đốc Đài Phát Thanh Sài Gòn, và dặn nếu quân đảo chánh xâm nhập, phải cho phá đài phát thanh ngay. Trước tình trạng này, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã điện thoại cho Đại Sứ Cabot Lodge cho biết ông vừa nghe tin có đảo chánh và xin ông Đại Sứ cho biết tin đó có đúng không. Đại Sứ Lodge trả lời rằng xin Tổng Thống cứ yên tâm, không hề có chuyện đó. Nếu có tin gì, ông sẽ cho Tổng Thống biết ngay. Lúc 2 giờ 30 chiều, đài phát thanh bổng im lặng. Ông Vĩ liền gọi đến đài phát thanh, nhưng không ai trả lời. Có lẽ lúc đó Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống đang giao tranh với Thủy Quân Lục Chiến, vì đang nghe tiếng súng ở phía đó. Tổng Thống Ngô Đình Diệm liền gọi lại cho Đại Sứ Lodge lần thứ hai. Đại Sứ Lodge cầm điện thoại lên ngay. Tổng Thống Diệm cho biết ông đã nghe tiếng súng, yêu cầu ông Đại Sứ cho biết tin tức. Ông Lodge quả quyết không có chuyện gì xẩy ra cả. Tổng Thống Diệm yêu cầu ông Lodge liên lạc với cơ quan MACV xem sao. Ông Lodge vẫn quả quyết không có chuyện gì xẩy ra. Lúc 4 giờ 45, đài phát thanh Sài Gòn bắt đầu loan tin Quân Đội đã đứng lên lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Hội Đồng Tướng Lãnh yêu cầu ông Diệm từ chức và cùng ông Nhu rời khỏi Việt Nam. Khi biết chắc một số tướng lãnh đã đứng ra làm đảo chánh, ông Nhu bảo Trung Tá Hùng gọi cho Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, xem tình hình ra sao. Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tham Mữu Trưởng Liên Binh Phòng Vệ cầm điện thoại trả lời và cho biết Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư Lệnh Liên Binh, đã đi họp tại Bộ Tổng Tham Mưu nhưng không thấy về. Về tình hình, Thiếu Tá Duệ trình rằng Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm đài phát thanh và bắt đầu bắn vào thành Cộng Hòa. Trung Tá Hùng yêu cầu Thiếu Tá Duệ cho biết tình hình của Liên Binh Phòng Vệ, Thiếu Tá Duệ cho biết Liên Binh có khoảng 2 tiểu đoàn gồm khoảng 1500 quân, chia ra thành 6 đại đội, đang đóng rãi rác ở Sở Thú, thành Cộng Hòa, Dinh Độc Lập và vườn Tao Đàn. Ngoài ra, Liên Binh còn có một Liên Chi Đoàn Thiết Giáp, một Đại Đội Phòng Không và một Đại Đội Truyền Tin. Ông Nhu ra lệnh cho Thiếu Tá Duệ thay Trung Tá Khôi chỉ huy Liên Binh. Trung Tá Hùng gọi điện thoại cho Thiếu Tá Phạm Văn Phú, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 77 thuộc Sở Liên Lạc và hỏi có quân không. Thiếu Tá Phú cho biết không còn đại đội nào cả, vì trong những tuần qua, Bộ Tổng Tham Mưu đã ra lệnh giao các đại đội của Liên Đoàn cho Tướng Tôn Thất Đính xử dụng vào các cuộc hành quân. Khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu và ông Cao Xuân Vĩ đi xuống hầm trú ẩn ở dưới Dinh Gia Long, Thiếu Tá Duệ gọi đến và yêu cầu cho mở cuộc hành quân tiến chiếm Bộ Tổng Tham Mưu. Sau đó, Thiếu Tá Phạm Văn Phú gọi vào cho biết có một đại đội biệt kích mới đi hành quân trở về. Anh Đại Đội Trưởng đề nghị cho mở cuộc hành quân vào Bộ Tổng Tham Mưu xúc hết các tướng đảo chánh. Theo kế hoạch của anh, một đơn vị của Liên Binh Phòng Vệ sẽ đánh nghi binh lên mặt tiền Bộ Tổng Tham Mưu, còn anh sẽ dẫn đại đội của anh đánh bọc hậu phía sau, tiến vào bắt hết các tướng đảo chánh. Ông Cao Xuân Vĩ trình các đề nghị này lên Tổng Thống Diệm thì Tổng Thống Diệm quát tháo om sòm và nói: “Tôi là Tổng Tư Lệnh Quân Đội, tôi không thể ra lệnh cho quân đội đánh quân đội được. Hãy để quân đội đi đánh Việt Cộng”. Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ chối dùng quân sự để chống đảo chánh, ông Cao Xuân Vĩ nghĩ rằng có thể dùng lực lượng quần chúng để chống đảo chánh. Ông liền gọi cho ông Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công, một đảng viên Đảng Cần Lao, nhưng không ai trả lời. Ông Vĩ lại gọi cho ông Lê Mỹ, người lãnh đạo các công nhân khuân vác ở thương cảng Sài Gòn, nhưng cũng không gặp. Sau này ông mới biết ông Trần Quốc Bửu đã hợp tác với CIA. Khoảng 5 giời chiều, Tổng Thống Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho ông Cabot Lodge lần thứ ba, cho biết một số tướng lãnh phản loạn đang họp ở Bộ Tổng Tham Mưu để làm đảo chánh lật đổ chính phủ. Ông yêu cầu ông Lodge cho biết quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ về cuộc đảo chánh này. Ông Lodge nói rằng ông cũng có nghe tiếng súng nổ, nhưng không biết hết sự kiện. Vã lại, lúc này là 4 giờ sáng ở Hoa Thịnh Đốn, chính phủ Mỹ không thể có một quan điểm. Ông Vĩ điện thoại cho Trung Tá Phước ở Tòa Đô Chánh, yêu cầu dời bộ tham mưu tiền phương vào trung tâm xã hội ở Đại Thế Giới, Chợ Lớn. Sau đó ông cùng với ông Ngô Đình Nhu tìm một giải pháp. Lúc đầu, ông Vĩ đề nghị để Tổng Thống Diệm lại trong Dinh, còn ông và ông Nhu ra khỏi Dinh để có thể giải cứu cho nhau. Nhưng Tổng Thống Diệm bác ngay. Ông Diệm sợ ông Nhu khi rời khỏi ông sẽ bị giết. Ông Nhu đề nghị cả hai cùng đi. Ông Diệm liền hỏi: “Đi mô?” Trước hết, ông Nhu đề nghị đến ẩn náu tại Tòa Khâm Sứ của Tòa Thánh Vatican ở đường Hai Bà Trưng. Ông Diệm trả lời không được. Theo ông, không nên gây khó khăn cho Tòa Thánh. Ông Nhu đề nghị tới Tòa Đại Sứ Úc. Ông Diệm bảo đừng tin vào những Tòa Đại Sứ Tây Phương. Ông Nhu đề nghị đến Tòa Đại Sứ Nhật, ông Diệm bảo Nhật không có tốt với mình đâu, ông đã có quá nhiều kinh nghiệm với Nhật rồi. Cuối cùng, ông Nhu đề nghị đến Tòa Đại Sứ Đài Loan. Ông Diệm cho rằng mình mới ban hành nhiều biện pháp đối với người Hoa, bây giờ đến đó coi sao được. Nói tóm lại, ông Diệm không muốn rời Dinh Gia Long nên tìm cách bác bỏ các đề nghị của ông Nhu. Ông Cao Xuân Vĩ đề nghị với ông Nhu hoặc đi lên Cao Nguyên với Tướng Nguyễn Khánh, hoặc đi xuống miền Tây với Đại Tá Bùi Dinh. Ông Nhu bảo ông Vĩ đi xem tình hình xem như thế nào. Ông Vĩ lái xe đi một vòng thì thấy không thể đi đường bộ được, vì quân đảo chánh đã chận ở Phú Lâm và cầu xa lộ Biên Hòa rối. Ông Vĩ nghĩ rằng có thể đi bằng ghe xuống miền Tây, nhưng trong khi chờ đợi tìm ghe để đi, phải rời khỏi Dinh Gia Long ngay lập tức. Ông Nhu vào trình với ông Diệm rằng phải ra khỏi Dinh Gia Long, vì tình thế rất nguy hiểm. Ông Diệm nói rằng làm Tổng Thống không thể đi trốn được. Ông Nhu giải thích rằng mình không đi trốn, đây chỉ là “dịch cư” để bảo đảm an ninh rồi trở về lại mà thôi. Ông Nhu thuyết phục ông Diệm rằng trên nguyên tắc, một cuộc đảo chánh nếu trong 48 giờ không thành công, sẽ thất bại. Mình chỉ rời khỏi Dinh một thời gian thôi. Ông Diệm làm thinh. Bổng ông Cabot Lodge gọi đến nói rằng ông lo cho sự an toàn của Tổng Thống. Ông nói nếu ông có thể làm gì cho sự an toàn của Tổng Thống, xin cứ gọi ông. Ông Diệm liền trả lời: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”. Như vậy, khi ở Dinh Gia Long, Tổng Thống Diệm đã gọi ông Cabot Lodge tất cả ba lần, và ông Lodge đã gọi cho Tổng Thống Diệm một lần. Nhưng trong hồ sơ, ông Lodge nói ông Diệm chỉ gọi cho ông một lần mà thôi. Trong cuốn “Lodge in Vietnam” bà Blair có cho biết khi cuộc đảo chánh bắt đầu, ông Lodge đã ra đứng ngoài hành lang điều khiển, để những mệnh lệnh của ông không bị ghi băng!

4.- ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!

Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo: “Đi thì đi!” Chuyện xẩy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vĩ trở tay không kịp. Ông liền gọi điện thoại cho Trung Tá Phước bảo đem đến Tòa Đô Chánh ngay một chiếc xe. Trung Tá Phước tưởng ông Vĩ cần xe chờ đồ nên cho Đại Úy Hưng lái một chiếc xe fourgonnette (xe chở hàng nhỏ – truck) đến. Ông Vĩ bảo tắt máy xe rồi cùng Đại Úy Hưng đẩy băng qua đường Pasteur, vào cửa bên hông của Dinh Gia Long. Khi xe đến, ông Vĩ vào báo cho ông Diệm và ông Nhu biết. Ông Diệm bảo Đại Úy Bằng lên lấy chiếc cặp cho ông. Khi ra xe, ông Diệm lầu bầu: “ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!”. Không ngờ lời nói đó đã trở thành một lời tiên tri! Vì xe fourgonnette là loại xe chở hàng nên ở thùng sau không có ghế ngồi, nhưng hai ông cũng bước lên và ngồi giữa sàn xe. Đại Úy Bằng muốn đi theo, nhưng Đại Úy Đỗ Thọ, cháu Đỗ Mậu, tình nguyện đi. Ông Cao Xuân Vĩ vội chạy vào Dinh lấy cái nệm cho hai ông ngồi, nhưng khi trở ra thì xe đã chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tối. Xe ra ngả đường Pasteur, xuống đường Lê Lợi, qua đường Trần Hưng Đạo, đến Đồng Khánh rồi vào khu Đại Thế Giới, nơi đặt bộ tư lệnh tiền phương của Trung Tá Phước. 

 Ông Mã Tuyên, ảnh dưới chụp năm 1993.

Ông Cao Xuân Vĩ gọi cho ông Mã Tuyên, một Tổng Bang Trưởng của người Hoa và là Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hòa ở Chợ Lớn, nhờ tìm nơi tạm trú cho Tổng Thống. Ông Mã Tuyên nhận lời ngay, mặc dầu ông chưa bao giờ gặp mặt ông Diệm và ông Nhu. Không ai biết Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã rời Dinh Gia Long, ngoài Đại Úy Bằng, nên mọi người cứ tưởng ông Diệm và ông Nhu vẫn còn ở trong Dinh. Ông Cao Xuân Vĩ gọi ông Lê Mỹ ở thương cảng mua thực phẩm tiếp tế cho các binh sĩ trong Dinh trước khi ra đi. Lúc đó, lực lượng trong Dinh có một Đại Đội An Ninh Phủ Tổng Thống do Thiếu Tá Huỳnh Văn Lạc chỉ huy. Bên ngoài, Liên Binh Phòng Vệ do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tham Mưu Trưởng, và Thiếu Tá Phan Văn Hưởng, Tham Mưu Phó chỉ huy. Sau này Tướng Nguyễn Văn Thiệu nói rằng nếu ông Diệm không trình diện, phải có ít nhất 3 trung đoàn mới có thể chiếm được Dinh Gia Long. Thu xếp xong công việc, ông Cao Xuân Vĩ vào Đại Thế Giới thì ông Diệm và ông Nhu đã vào nhà Mã Tuyên rồi.

5.- TỰ QUYẾT ĐỊNH SỐ MỆNH

Ông Cao Xuân Vĩ đến nhà Mã Tuyên thì ông Mã Tuyên cho biết Tổng Thống và ông Cố Vấn đang ở trên lầu. Ông Cao Xuân Vĩ nói với ông Mã Tuyên rằng không thể ở đây lâu được vì thế nào cũng sẽ bị phát hiện. Phải tìm một nơi nào an toàn hơn. Ông Mã Tuyên liên lạc với những người Hoa rồi cho biết đã tìm được hai kho hàng trống ở Bến Bình Đông và đang cho dọn dẹp sạch sẽ. Ông Cao Xuân Vĩ dự trù vào lúc 6 giờ sáng, khi giờ giới nghiêm chấm dứt, sẽ cho xe đưa Tổng Thống và ông Ngô Đình Nhu đến đó. Sau này ông Mã Tuyên cho biết, suốt cả đêm hai ông không ngủ, cứ gọi điện thoại cho hết chỗ này đến chỗ kia, và bàn định công việc. Đúng 6 giờ sáng, khi vừa hết giờ giới nghiêm, ông Cao Xuân Vĩ đến nhà Mã Tuyên thì ông Mã Tuyên cho biết Tổng Thống và Cố Vấn đã đi vào xem lễ ở nhà thờ Cha Tam, cuối đường Đồng Khánh. Sau này người ta được biết ông Diệm nhất định không chịu đi theo kế hoạch của ông Cao Xuân Vĩ. Ông nói rằng “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (Thà chết chứ không chịu nhục). Theo ông, “Tổng Thống không có đi trồn”! Ông ra lệnh cho Liên Binh Phòng Vệ buông súng rồi gọi điện thoại báo tin cho ông Cabot Lodge biết ông bằng lòng từ chức và đi ra ngoại quốc. Trước khi tin cho các tướng đảo chánh biết, ông đến nhà thờ để dự lễ và cầu nguyện. Ông Diệm không ngờ quyết định này là quyết định chấm dứt cuộc đời của ông. Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Trần Văn Đôn cho biết, Lucien Conein, người điều khiển trực tiếp cuộc đảo chánh, đã nói với các tướng đảo chánh bằng tiến Pháp: “On ne fait pas d’omelette sans casser les oeufs.” Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng. (trang 228) Quyết định này của ông Diệm cũng là quyết định về số phận của miền Nam Việt Nam. Sau khi ông Diệm bị lật đổ, người Mỹ đã nắm chủ quyền tại miền Nam Việt Nam và dùng miền Nam làm công cụ phục vụ quyền lợi của tư bản Mỹ. Trong tác phẩm “President Kennedy, Profile of Power”, sử gia Richard Reeves đã ghi lại như sau: “Người Mỹ, vì các mục tiêu thực tế, đã cai quản đất nước. Các tướng lãnh Việt Nam cười trước các máy quay phim, nhưng lo lắng và chờ đợi tiền và chỉ thị từ Washington, thủ đô mới của miền Nam Việt Nam.” (trang 651) Cũng có nhận định tương tự, trong cuốn “The Vietnam War, 1945 – 1990”, Marilin B. Young nói rằng ông Diệm đã làm hỏng chính sách của Hoa Kỳ về phương diện chiến thuật nên được Hoa Kỳ thay thế bằng một nhóm tướng lãnh. Khác với ông Diệm, họ lệ thuộc vào Hoa Kỳ và vì thế sẵn sàng theo những lời cố vấn. Những nhân viên tình báo của CIA như Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm và Đặng Văn Quang, được Hoa Kỳ đưa ra lãnh đạo miền Nam, đã để mất chủ quyền quốc gia, đưa miền Nam đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Tú Gàn

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: Trang Ong Vò Vẽ


“Họ đã nói gì?” – Nguyễn Duy Thành

Bài đọc suy gẫm: “Họ đã nói gì?” hay “Ngô Đình Nhu ngủ trong giấc mộng Hòa bình” là lập luận của tác giả Nguyễn Duy Thành đối với thắc mắc chung của các sử gia quan tâm về việc Ông Ngô Đình Nhu gặp Phạm Hùng, lãnh tụ cộng sản tại Tánh Linh, Bình Tuy. Hình ảnh chỉ là minh họa thêm cho bài đọc.

Ngô Đình Nhu ngủ trong giấc mộng Hòa Bình ( Nguyễn Duy Thành)

Xin Kính trọng gởi bài viết này đến Bà quả phụ: Trần Thị Lệ Xuân ( Ảnh bên). Nguyễn Duy Thành

Trên: báo VNCH đăng tin việt cộng … bênh tàu cộng vụ chúng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và người dân Hà Nội biểu tình chống tàu cộng sau này (ảnh dưới)

Nếu cổ sử Trung Hoa từng tự hào về quân sư Khổng Minh Gia Cát Lượng, thì lịch sử Cận đại Việt Nam cũng nên hãnh diện có một: NGÔ ĐÌNH NHU. Nếu thế giới vỗ tay khi Tổng Thống Obama được giải Nobel Hòa Bình, thì người Việt cũng nên khâm phục ý tưởng hòa bình của Cố vấn Ngô Đình Nhu. Đúng vậy, nếu sưu tra và tham khảo hết các sử liệu về nền Đệ Nhất Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập và lãnh đạo, thì vai trò của Cố vấn Ngô Đình Nhu đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp Chống Cộng để bảo vệ Miền Nam Việt Nam. Ngoài Bộ thuyết Cần Lao Nhân Vị, và sự thành công của Quốc sách Ấp Chiến Lược do ông soạn thảo đã tạo sự điêu đứng cho đối phương, thì có một sự kiện mà mãi cho đến ngày nay lịch sử vẫn chưa làm sáng tỏ được. Đó là việc ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đích thân đi gặp Phạm Hùng, vị đại diện của Hồ Chí Minh để tìm một thỏa hiệp cho cả hai phe.

Rất tiếc và rất tiếc! Đã gần 50 năm trôi qua nhưng tư liệu và chứng cứ về sự kiện này vẫn không được khám phá gì nhiều hơn! Ngoài một vài chi tiết mang tính trùng lập được viết đi rồi ghi lại qua hàng ngàn cuốn sách viết về cuộc binh biến 1-11-1963. Ngay cả Luận án viết chưa xong của cố cựu Trung Tá Nguyễn Văn Châu, từng là Quân ủy của Đảng Cần Lao có một tựa đề khá gây chú ý là: NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NỖ LỰC HÒA BÌNH DANG DỞ, do Dịch giả Nguyễn Vi Khanh thực hiện vẫn không soi rọi thêm một bằng chứng nào khác, về cuộc chuyện trò bí mật của hai đại diện thuộc hai phe Nam-Bắc tại khu rừng Tánh Linh-Bình Tuy, dưới dạng ông Cố vấn Ngô Đình Nhu giả vờ đóng vai người đi Săn Cọp để gặp gở ủy viên Phạm Hùng.

– Vậy, Phía Cộng hòa là ông Ngô Đình Nhu, còn phía Việt cộng là ông Phạm Hùng. Họ đã nói gì?

– Mức độ tiến triển của cuộc thương thuyết sẽ ra sao?

– Sự thỏa hiệp này có lợi cho Cộng Hòa hay Cộng Sản?

– Ai hứa hẹn với ai điều gì?

– Tại sao ông Ngô Đình Nhu phải đi nước cờ này? Và phải chăng nước cờ này mang tính “tháu cáy” mà ông Nhu muốn người Mỹ thay đổi lập trường với Chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa?

– Hay, nước cờ này là hai ông Diệm- Nhu muốn bán đứng Miền Nam cho Việt cộng như bao người đã kết tội?

– Hoặc, nếu thỏa hiệp hòa bình này thành công thì Việt Nam sẽ như thế nào? Cục diện chính trị có rơi vào tình trạng bi đát như hiện nay không?

Hàng ngàn câu hỏi đã đặt ra, và đã có hàng vạn lập luận trả lời đã in trên mặt giấy. Nhưng tất cả đều bị bịt kín sau tấm màn bí mật, và có thể sự bí mật này sẽ bị chôn vùi dưới lớp bụi thời gian. Phía người bênh vực cho hai ông Diệm- Nhu thì khá khiêm tốn khi bàn về sự kiện này. Nhưng phía người chống thì quyết một lời là tố cáo, và lập luận tố cáo được đưa ra nhưng không mấy có sự khả tín và thuyết phục, nếu không muốn nói là ác cảm tính. Trong khi các yếu tố về lịch sử như ngoại giao- quân sự- pháp lý- tình tự dân tộc- ý chí lãnh đạo của mỗi bên, kể cả của Hoa Kỳ và Đồng Minh, cũng như Nga Sô- Trung Cộng và khối Xã hội chủ nghĩa chưa được kết hợp để tạo nên một lập luận vững vàng.

Vậy, làm sao để soi rõ sự kiện này khi hai nhân vật chính cũng đã đột ngột bị bức tử như chính kế hoạch hòa bình bị dang dở. Câu trả lời thật quá khó như hỏi ông Trời có bao nhiêu tuổi và trái Đất có tự bao giờ! Nhưng, đây chính là điểm hấp dẫn nhất, thu hút nhất để cho ai sau này muốn làm nên một Luận án Hòa Bình và Chiến Tranh của Việt Nam và Đông Dương. Bởi rằng, Nếu đem so với tất cả danh nhân từng nhận giải Nobel Hòa Bình trên thế giới, thì kế hoạch hòa bình của Cố vấn Ngô Đình Nhu thật sự mang một đặc tính hết sức táo bạo và độc đáo, hay nói cách khác là độc nhất vô nhị. Vì, cuộc thương thuyết không hề xảy ra trong một phòng xa hoa với tiếng khui nổ giòn của những chai rượu, mà sự thỏa hiệp được âm thầm môi giới của 2 vị Đại sứ quán Pháp và Ấn Độ, và điều gì còn lại xảy ra, tất cả có chỉ hai người trong cuộc mới tận tường cốt lỏi..

Để tỏ lòng Kính trọng đối với một Chính trị gia xuất sắc có công Chống Cộng, xin gác lại mọi lời bình cũng như phân tích về sự thành công hay thất bại của kế hoạch hòa bình này, hơn nữa khi sự kiện chưa trở thành lịch sử thì không nên vội vàng phán xét. Do đó, bài viết này chỉ xin đưa ra một số lập luận có cơ sở để xác định rằng: Kế hoạch hòa bình của ông Ngô Đình Nhu rất hữu lý và có khả năng sẽ thành hữu lực, nếu ông không bị thảm sát.! Vì rằng, một số câu hỏi dưới đây xin được đặt ra cho những ai muốn tham luận về sự kiện này, và tự câu trả lời theo cảm nhận của mỗi người sẽ là yếu tố để xác quyết cho vấn đề.

a) Ai quả quyết được rằng Chính phủ Hoa Kỳ mãi mãi tiếp sức viện trợ cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Dù là một hậu Chính phủ được Dân cử sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm (về hưu hay bị thảm sát), để tiếp tục Chống Cộng.

b) Ai nhất quyết chắc chắn rằng Trung Cộng và Nga Sô cùng khối Cộng sản vĩnh viễn Vô Điều Kiện yểm trợ mọi mặt cho Hà Nội để duy trì cuộc chiến.

c) Nếu cả hai miền Nam-Bắc đều được hai Khối cường quốc ủng hộ, thì chiến tranh kéo dài đến bao lâu, và dân tộc Việt Nam được gì? Mất gì?

d) Miền Nam có chiến thắng cuộc chiến này không? Hay, vĩnh viễn nằm trong thế phòng thủ và bị động, hay nói cách khác là suốt đời bị Mỹ bắt “giẫm chân tại chổ”, vì lịch sử đã chứng minh chưa thấy VNCH vượt vỹ tuyến 17 để đánh địch quân, nghĩa là luôn luôn tôn trọng Hiệp Định 1954.

e) Nếu Chính phủ VNCH rơi vào tình trạng như điểm ( d ) nói trên, và ngay cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa cũng vậy (vì lịch sử đã chứng minh). Trong khi tham vọng cưỡng chiếm Miền Nam của Bắc Việt không từ bỏ thì kết quả cuộc chiến như thế nào?

f) Tất cả lịch sử đã chứng minh. Phía Việt Cộng chiến thắng, nhưng được gì? Và Tổ Quốc Việt Nam hiện nay đã mất gì? Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và tương lai đã và sẽ mất gì, cần gì?

g) Hòa bình vào giữa thập niên 1960 hay 1975 giống và khác gì nhau cho người còn sống hôm nay? Hay, được và mất gì cho mấy triệu con dân Việt nằm xuống hôm qua???

Rất nhiều câu hỏi cần đặt ra, nhưng chỉ nêu lên một số điểm căn bản để suy luận. Và nhằm khai thông, giải tỏa cho cuộc gặp gở bí mật, hay nói cách khác là một kế hoạch hòa bình đã bị chết non. Bằng một câu hỏi ngắn gọn rằng:

Phải chăng ông Ngô Đình Nhu đã nhìn thấu hết cục diện chính trị của cả 2 miền Nam- Bắc, và biết trước kết quả của cuộc chiến???

Để rồi từ đó ông đi đến một quyết định táo bạo nhưng có tính toán, nhằm muốn vãn hồi cuộc chiến trong sự có lợi hỗ tương cho hai phe. Đồng thời phía ông Hồ Chí Minh cũng cùng chung một suy nghĩ, cho một Việt Nam được tự quyết trên phương diện Chủ Quyền Quốc Gia.

Phía Bắc Việt, chưa từng tiết lộ một chi tiết nào về vấn đề này, hay nói cách khác họ không dại gì nói ra để mất đi “ cái oai của người chiến thắng”!

Phía Nam Việt, ai là người cực lực phản đối vì cho rằng ông Nhu chỉ làm “ảo để tháu cáy” người Mỹ. Chứ, ông Nhu không thể nào tính xa như vậy! Nếu có suy nghĩ như thế thì xin hãy tìm đọc phần nhận định của chính ông Nhu trong: CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM. Đó chính là cơ sở vững chắc nhất, là yếu tố quan trọng nhất để xác định một phần nào, dù là nhỏ nhất, để thấy rằng kế hoạch hòa bình mà Cố vấn Ngô Đình Nhu đang thực hiện dang dở là không mơ hồ và ảo tưởng. Trong cuốn sách giá trị đó, Ông Nhu từng nhấn mạnh rằng: HÀ NỘI THẮNG THÌ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM SẼ MẤT VÀO TAY TRUNG CỘNG.

Xin thêm một lần được lập lại rằng, hơn ai hết, trong nội các của Chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa thì ông Ngô Đình Nhu là người duy nhất, và duy nhất là người nắm vững hết tin tức Tình báo chiến lược từ hạ tầng đến thượng tầng cơ sở, để thấu triệt hiểu biết hết tình hình ngoại chính và nội bộ của đối thủ là Hồ Chí Minh. Đơn cử một ví dụ mà toàn dân Việt Nam, ngay cả những đảng viên cấp cao trong Quốc Hội hay Bộ chính trị cộng sản Việt Nam thời đó, mấy ai biết được Công hàm bán Biển Đảo năm 1958 cho Trung Cộng do Phạm Văn Đồng ký tên, trong sự đồng ý của Hồ Chí Minh đang tối cao đương quyền lúc đó. Nhưng, biết đâu tin tức bí mật này đã lọt vào tai ông Cố vấn Ngô Đình Nhu! Và, ai đoán ra được tư tưởng của Hồ Chí Minh khi đó??? Hai câu hỏi nhưng cũng là một vấn đề mà ngay cả Gia Cát Lượng, Trương Lương hay Phạm Lãi nổi tiếng bên Tàu đội mồ lên sống lại, cũng phải trả lời: Có trời mới biết. 

Ảnh: Ông Ngô Đình Nhu thăm một làng tại Củ Chi 1963

Sở dĩ, phải đặt ra vấn đề trên. Vì toàn bộ tiểu tiết đến đại tiết của sự kiện đều bao trùm lên một sự bí mật, nên có quyền đặt ra giả định để tạo thành lập luận, ngõ hầu giúp các sử gia mai hậu anh minh cao kiến hơn, để thẩm định một góc khuất lịch sử của nước nhà.

Hôm nay đây, đếm trên đầu ngón tay, sau ngày Cố vấn Ngô Đình Nhu mất là 46 năm. Hiện trạng chính trị của quốc gia Việt Nam đang như thế nào? Câu hỏi này không chỉ dành cho kẻ thắng người thua, không đơn phương dành cho người bênh hay chống ông. Nhưng tất cả đã thấy rõ. Biên giới phía Bắc, hay Tây Nguyên là nơi mà ông Nhu cho là tử huyệt đã về tay Trung Cộng. Rồi Hoàng Sa đang phát giấy bạc Trung Cộng cho dân Tàu xài, còn Trường Sa thì Việt Cộng vẫn rêu rao là có “bộ đội ta” đang đóng. Phải, bộ đội đang đóng trên một vài gầm Đá to không đủ để cho mấy con Cá Mập cà Lưng khi ngứa ngáy mình.

Chiến tranh hay Chiến thắng ai nuôi mộng, được gì???

Ai nhận giải Nobel Hòa Bình? Và vì sao người ta phải trao giải này? Có phải người ta hoan hô vì một phần nhân loại không còn chảy máu. Chỉ cách đây vài ngày, người xem truyền hình trên toàn thế giới, đều phải thút thít hay cắn môi trước cảnh một Mẹ già 100 tuổi ngồi trên xe lăn từ Bắc Hàn đến nhà Khách Đoàn Tụ, rồi khán giả phải thắt tim khi khi 2 người con tuổi đã 75 tuổi từ Nam Hàn đến, họ cung kính quỳ lạy người Mẹ kính yêu sau bao năm xa cách. Ranh giới giữa chiến tranh hay biên giới của hòa bình thật gần nhưng thật xa nhiều quá! Ai mạnh dạn nói rằng tôi muốn đất nước tôi như thế! Có..có thể có vài người nhưng dễ dầu gì nói ra mà không nghẹn tiếng. Rất có thể! Có thể thôi, là 46 năm trước, Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu cũng đã muốn nhen nhóm lên ngọn lửa Hòa Bình dưới hai làn bom đạn. Chắc chắn, ý tưởng của ông không mang tham vọng cá nhân. Bởi, bộ óc trăm năm như ông không tìm ra được một lối thoát cho chính mình tại Pháp-Đài Loan hay Ai Cập? Có lẽ, cái giá của dân tộc, của tổ quốc cao hơn mạng sống của chính mình!

Ôi. Quê hương ơi! Bao giờ người cộng sản Việt Nam nghĩ được như thế!

Ảnh gia đình ông bà cố vấn Ngô Đình Nhu

Vĩnh biệt một Chính trị gia ngàn năm khó kiếm với tấm lòng kính phục, khâm phục của một kẻ sinh ra sau khi Người đã ngủ với giấc mộng hòa bình, 1 năm.

NGUYỄN DUY THÀNH.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: Bảo vệ Cờ Vàng

Mạnh Hải Flicker (hình ảnh)

Phụ chú hình ảnh:

1. Từ trái: Mộ ông Nhu (Đệ), giữa: Mẹ (Bà Phạm thị Thân) và bên phải: mộ Tổng thống Ngô Đình Diệm (Huynh)

2. Tại Việt Nam: Các tín hữu Công giáo đông đảo đến cử hành thánh lễ giỗ ngay tại mộ phần, cầu nguyện cho các ngài hàng năm.

3. Lễ Tưởng niệm Tổng thống Ngô Đình Diệm được tổ chức khắp nơi trên thế giới, ảnh chụp tại Tượng đài Chiến Sĩ, Nam California.

 




Trận Ðánh Ðẫm Máu Nhứt Trong Chiến Tranh Việt Nam – Lâm Vĩnh Thế

.
 

Bài đọc suy ngẫm: Trận đánh đẫm máu với những tổn thất lớn về nhân mạng tại Cổ thành Quảng Trị năm 1972 và tầm quan trọng về mặt chính trị cho các phía trong chiến tranh Việt Nam. Tác giả Lâm Vĩnh Thế.

 Hình Trung tướng Ngô quang Trưởng và một phi tuần B-52 đang “trải thảm” tại mặt trận Quảng Trị — Nguồn: Internet

Tái Chiếm Quảng Trị: Trận Ðánh Ðẫm Máu Nhứt Trong Chiến Tranh Việt Nam

Ngày 30-3-1972, 3 sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) vượt Khu Phi Quân Sự (tiếng Anh gọi là DeMilitarized Zone, viết tắt là DMZ), tấn công vào các căn cứ phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) ở phía Bắc và phía Tây của tỉnh Quảng Trị thuộc Vùng I.  Cuộc Tổng Tấn Công 1972, mà giới truyền thông Hoa Kỳ gọi là The Easter Offensive thật sự bắt đầu.  Ba ngày sau, 3 sư đoàn khác của CSBV tấn công vào An Lộc, tỉnh lỵ của tỉnh BÌnh Long ở Vùng III, cách Sài Gòn 60 km về hướng Bắc.  Và ngày 14-4-1972, tỉnh Kontum thuộc Vùng II cũng bị 2 sư đoàn CSBV tấn công.   Tại vùng I, ngày 2-5-1972, tỉnh Quảng Trị lọt vào tay quân CSBV sau khi Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh của QLVNCH, quyết định rút khỏi căn cứ Cổ Thành Quảng Trị (có tên là Cổ Thành Ðinh Công Tráng).  Phía Bắc tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế bị đe dọa nặng nề.  Ngày hôm sau, 3-5-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm Trung Tướng Ngô Quang Trưởng,[1] đang là Tư Lệnh Quân Ðoàn IV, thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm trong chức vụ Tư Lệnh Quân Ðoàn I.  Ngay chiều hôm đó, cùng với một số sĩ quan thân cận trong bộ tham mưu của mình, Tướng Trưởng bay ngay ra Huế.  Từ phi trường Phú Bài, tin “Tướng Trưởng đã về” loan truyền đi nhanh chóng và thành phố Huế như được hồi sinh.  Sau một thời gian cấp tốc ổn định tình hình tại Huế, Tướng Trưởng tổ chức cuộc hành quân lấy tên là Chiến Dịch Lam Sơn 72 nhằm phản công để tái chiếm Quảng Trị.  Chiến Dịch Lam Sơn 72 chính thức kết thúc khi QLVNCH đã toàn thắng và chiếm lại được Cổ Thành Quảng Trị vào ngày 15-9-1972.  Bài viết này cố gắng ghi lại phần nào diễn tiến của trận đánh này: trận đánh đẩm máu nhứt trong suốt thời gian kéo dài 20 năm của Chiến Tranh Việt Nam.

Tầm Quan Trọng về Chính Trị của Trận Ðánh

Khi ông Richard M. Nixon nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ vào tháng 1-1969, Hoa Kỳ đang có trên nửa triệu quân tại VNCH, với 31.000 quân đã tử trận, và Chiến Tranh Việt Nam đã trở thành mối chia rẽ trầm trọng nhứt trong dân chúng Mỹ kể từ khi cuộc Nội Chiến (Civil War, 1861-1865) chấm dứt cách đó hơn một trăm năm.  Tổng Thống Nixon phải tìm cách làm thế nào để Hoa Kỳ có thể rút ra khỏi cuộc chiến mà không mang tiếng là bỏ rơi đồng minh VNCH.  Giải pháp ông tìm ra được gọi là chính sách Việt-Nam-hóa chiến tranh (Vietnamization of the War): rút quân Mỹ ra khỏi Miền Nam từ từ, theo từng đợt, có kế hoạch, song song với việc chuẩn bị cho QLVNCH có thể tự đảm nhận hoàn toàn trách nhiệm trong cuộc chiến tự vệ này.  Cuộc thử lửa đầu tiên của chính sách này là cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 (tháng 2 và 3-1971) của QLVNCH tấn công sang Lào, nhắm phá hủy các căn cứ hậu cần trên đường mòn Hồ Chí Minh của CSBV.  QLVNCH có đạt được một số mục tiêu của cuộc hành quân này nhưng cũng đã phải trả một giá khá đắt với nhiều tổn thất nặng nề.  Miền Bắc thì cho rằng họ đã đánh bại QLVNCH và, như vậy, chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon đã thất bại.  Cuộc Tổng Tấn Công Mùa Hè 1972 lần này của Bắc Việt là để cho cả thế giới thấy rõ sự thất bại hoàn toàn, không thể chối cải được, của chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ.

Từ giữa năm 1968, sau cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, Mỹ và Bắc Việt, và sau đó cả VNCH và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã bất đầu hòa đàm tại Paris.  Cuộc thương thuyết đã kéo dài 4 năm và đang đi đến giai đoạn phải kết thúc.  Cả 2 phe lâm chiến đều muốn chiếm thế thượng phong trên mặt trận quân sự để có lợi thế trong mặt trận ngoại giao.  Trận Quảng Trị trở thành một ván bài hết sức quan trọng mà cả hai phe đều muốn thắng.

Về phía VNCH và Hoa Kỳ, bằng mọi giá, phải tái chiếm Quảng Trị.  Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn I, đã được giao cho sử dụng những đơn vị thiện chiến nhứt của QLVNCH.  Hoa Kỳ cũng muốn thấy QLVNCH tái chiếm Quảng Trị, nên đã cố gắng hết sức hỗ trợ phi pháo cho QLVNCH trên chiến trường.  Chưa bao giờ sự yểm trợ phi pháo của Hoa Kỳ được thực hiện với một cường độ ác liệt như vậy.  Ngoài việc yểm trợ tối đa bằng đại pháo cũng như phi cơ oanh kích từ các chiến hạm của Hạm Ðội Thái Bình Dương ở ngoài khơi Biển Ðông còn có cả những phi vụ “trải thảm” liên tục bằng phi cơ chiến lược B-52 xuất phát từ căn cứ Andersen ở đảo Guam và căn cứ U-Tapao ở Thái Lan.  Thống kê của Không Quân Mỹ cho thấy, chỉ nội trong 3 tháng 4-5-6/1972, tại mặt trận Quảng Trị, đã có tất cả 2.700 phi vụ B-52, với tổng số bom đã trải thảm là 57.000 tấn.[2]  Về Hải Quân Hoa Kỳ, lực lượng tham chiến lúc đó là Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm 77 (Task Force 77) thuộc Ðệ Thất Hạm Ðội, với 2 hàng không mẫu hạm Hancock và Coral Sea (về sau tăng cường thêm 4 hàng không mẫu hạm nữa là Kitty Hawk, Constellation, Midway và Saratoga) và rất nhiều khu trục hạm và tuần dương hạm.  Mỗi hàng không mẫu hạm đều có 1 không đoàn (air wing) với khoảng 90 phi cơ phản lực thuộc các loại F4 (Phantom), A7 (Corsair) và A6 (Intruder).[3]  Dĩ nhiên, số thương vong của quân Bắc Việt do những vụ yểm trợ phi pháo này của Hoa Kỳ lên đến mức kinh hoàng.

Về phía Bắc Việt, để chứng tỏ là chính sách Việt Nam hóa hoàn toàn thất bại, bằng mọi giá, phải giữ cho được Quảng Trị; lệnh tử thủ Quảng Trị được Hà Nội áp đặt lên các cấp chỉ huy các lưc lượng đang chiếm giữ Quảng Trị.  Khi Tướng Trưởng ra lệnh bắt đầu Chiến Dịch Lam Sơn 72 để phản công nhằm tái chiếm Quảng Trị vào ngày 28-6-1972 thì Thị xã Quảng Trị và Cổ Thành Ðinh Công Tráng đã nằm trong tay địch gần 2 tháng trời.  Các lực lượng Bắc Viêt đã có quá dư thì giờ để thực hiện và tổ chức các công sự cần thiết cho việc tử thủ này, từ hầm hố, giao thông hào, chướng ngại vật cho đến việc bố trí các trận địa pháo, hỏa tiển, phòng không, vv.  Các đơn vị của Sư Ðoàn Nhảy Dù và Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) của QLVNCH phải trả giá bằng máu cho từng thước đất, từng con đường, từng ngôi nhà mà họ chiếm lại.  Chưa bao giờ hai lực lương tổng trừ bị thiện chiến nhứt của QLVNCH đã có số thương vong cao như vậy trong suốt thời gian gần 20 năm của Chiến Tranh Việt Nam.

Tương Quan Lực Lượng Hai Bên

Các lực lượng CSBV bảo vệ Quảng Trị gồm các đơn vị sau đây:

    2 Trung Ðoàn của Sư Ðoàn 320 B: Trung Ðoàn 48 và Trung Ðoàn Triệu Hải
    1 Trung Ðoàn của Sư Ðoàn 325: Trung Ðoàn 95
    1 Trung Ðoàn của Sư Ðoàn 308: Trung Ðoàn 88
    2 Tiểu đoàn địa phương của Quảng Trị
    về sau, khi trận đánh đã diễn ra ác liệt, còn có thêm sự chi viện của các đơn vị còn lại của Sư Ðoàn 325 và Sư Ðoàn 312

Về phía QLVNCH, lực lượng tấn công tái chiếm Quảng Trị gồm có các đơn vị sau đây:

    2 Lữ Ðoàn của Sư Ðoàn Dù: các Lữ Ðoàn 2 và 3
    3 Lữ Ðoàn của Sư Ðoàn TQLC: các Lữ Ðoàn 147, 258 và 369
    Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù
    2 Thiết Ðoàn 7 và 18 của Binh Chủng Thiết Giáp
    các tiểu đoàn pháo binh của hai Sư Ðoàn Dù và TQLC

Về phía Hoa Kỳ, hoàn toàn không có sự tham dự của các lực lượng bộ chiến (ground combat troops) nhưng có sự yểm trợ rất lớn về phi pháo, kể cả B-52.

Kế Hoạch Phản Công của Tướng Trưởng

Kế hoạch phản công để tái chiếm Quảng Trị của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tân Tư Lệnh Quân Ðoàn I, gồm 2 phần chánh:

    Phần I: ổn định tình hình tại Huế
    Phần II: tấn công lên phía Bắc để tái chiếm Quảng Trị

Giữ vững Huế

Sau khi Quảng Trị thất thủ, cùng với việc CSBV truy kích các đơn vị của QLVNCH triệt thoái giữa Quảng Trị và Thừa Thiên, tạo ra Ðại Lộ Kinh Hoàng trên Quốc Lộ 1, thành phố Huế vừa phải gánh chịu áp lực rất nặng của địch từ bên ngoài vừa phải đối phó với tình hình khó khăn bên trong thành phố do việc hàng vạn dân tỵ nạn từ Quảng Trị kéo vào và các tệ nạn do binh sĩ vô kỷ luật của các đơn vị triệt thoái gây nên.

Ðể ổn định tình hình và lòng dân tại thành phố Huế, hành động đầu tiên của Tướng Trưởng là ban ra 2 lệnh hết sức quan trọng: 1) Thiết lập Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn I tại phía Bắc thành phố Huế với nhiệm vụ chặn đứng tất cả các cuộc tấn công của quân CSBV; và, 2) Ra lệnh cho tất cả các quân nhân đã bỏ đơn vi, hay lạc đơn vị, hoăc không còn đơn vị, phải lập tức trình diện với các cấp thẩm quyền quân sự trong thành phố; những quân nhân không tuân theo lệnh này sẽ bị bắn bỏ ngay tại chổ.  Chỉ trong vài ngày tình hình an ninh và lòng dân của thành phố Huế được ổn định ngay.

Tướng Trưởng quyết định giao việc phòng thủ phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế cho 2 đơn vị thiện chiến của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn I.  Sư Ðoàn TQLC, với Tư Lệnh mới là Ðại Tá Bùi Thế Lân,[4] được giao nhiệm vụ phòng thủ phía Bắc và phía Tây Bắc của Huế.  Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, với Tư Lệnh là Thiếu Tướng Phạm Văn Phú [5], chịu trách nhiệm phòng thủ hướng Nam và Tây Nam của Huế, ngăn chận tấn công của quân CSBV từ thung lũng A Shau.[6]

Về phía Bắc của Huế, tuyến phòng thủ của TQLC chạy dài theo bờ Nam của  sông Mỹ Chánh với Lữ Ðoàn 147 bên tả và Lữ Ðoàn 369 bên hữu.  Lữ Ðoàn 147, với Lữ Ðoàn Trưởng là Trung Tá Nguyễn Năng Bảo, gồm 3 tiểu đoàn tác chiến là các Tiểu Ðoàn 1 (Quái Ðiểu), Tiểu Ðoàn 4 (Kình Ngư), Tiểu Ðoàn 7 (Hùm Xám), và Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh TQLC (Lôi Hỏa).  Lữ Ðoàn 369, với Lữ Ðoàn Trưởng là Trung Tá Nguyễn Thế Lương, gồm 3 tiểu đoàn tác chiến là các Tiểu Ðoàn 3 (Sói Biển), Tiểu Ðoàn 6 (Thần Ưng), Tiểu Ðoàn 9 (Mãnh Hổ), và Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh TQLC (Nỏ Thần).  Hai lữ đoàn TQLC này có nhiệm vụ ngăn chận tất cả các cuộc tấn công xuống phía Nam của các đơn vị thuộc 3 sư đoàn CSBV là các Sư Ðoàn 304, Sư Ðoàn 325 và Sư Ðoàn 308.

Về phía Tây và Tây Nam của Huế, các đơn vị của Sư Ðoàn 1 BB của Tướng Phú có nhiệm vụ chặn đứng tất cả các cuộc tấn công của các đơn vị của Sư Ðoàn 324B của CSBV từ Thung lủng A Shau.

Bản đồ phòng thủ Quảng Trị – Thừa Thiên đầu tháng 5-1972

Sau gần 2 tháng tổ chức phòng thủ và ổn định hoàn toàn tình hình mặt trận Huế, Tướng Trưởng chuyển sang thế phản công với mục tiêu tái chiếm Quảng Trị.

Phản công tái chiếm Quảng Trị

Các chuẩn bị trước khi Lam Sơn 72 bắt đầu

Cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị mang tên là Chiến dịch Lam Sơn 72, chính thức khởi sự vào ngày 28-6-1972, và chấm dứt vào ngày 16-9-1972 sau khi TQLC của QLVNCH đã cắm cờ VNCH trên Cổ Thành Quảng Trị.

Vì tầm quan trọng rất lớn của cuộc hành quân phản công này, các cuộc chuẩn bị cho chiến dịch này được thực hiện rất kỷ lưởng, bao gồm tất cả 3 giai đoạn: [7]

    10 ngày đầu của tháng 6-1972: tất cả các đơn vị được rà soát, sắp xếp lại trên toàn mặt trận
    Từ ngày 11 đến ngày 18-6-1972: ở phía Tây, Sư Ðoàn 1 BB mở một cuộc tấn công về hướng căn cứ hỏa lực Veghel; về phía Bắc, các đơn vị Dù và TQLC mở những cuộc hành quân phía Bắc sông Mỹ Chánh để thăm dò lực lượng địch
    Từ ngày 19 đến 27-6-1972: mở 2 cuộc hành quân nhằm mục tiêu đánh lừa địch, quân Dù tấn công vào Cam Lộ, và TQLC đổ bộ vào Cửa Việt

Hai ngày trước khi Chiến dịch Lam Sơn 72 bắt đầu, Tướng Trưởng ra lệnh phát động một cuộc oanh kích rất dữ dội vào các địa điểm đóng quân, các vị trí pháo, cũng như các khu vực hậu cần của địch.  Ngoài các đơn vị phi pháo cơ hữu của QLVNCH, còn có sự tham dự tích cực của các đơn vị phi pháo của Hoa Kỳ, bao gồm cả các pháo hạm ngoài khơi và oanh tạc cơ chiến lược B-52 xuất phát từ Thái Lan (căn cứ U- Tapao) và đảo Guam, như chúng ta thấy trong bản đồ bên dưới đây:

 Bản đồ Quảng Trị Mùa Hè 1972 – Nguồn: Internet

Chiến dịch Lam Sơn 72 thật sự bắt đầu

Ngày 28-6-1972 Chiến dịch Lam Sơn 72 chính thức bắt đầu, với 2 mũi tấn công chính về hướng Bắc, phối hợp với một mũi phụ về hướng Tây Nam Huế.  Vì xuất thân là một sĩ quan Nhảy Dù (chức vụ đầu tiên trong binh nghiệp của ông, vào tháng 7-1954, là một Thiếu Úy Trung Ðội Trưởng của Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù [8]), Tướng Trưởng quyết định giao cho Sư Ðoàn Nhảy Dù làm mũi tấn công chính trong cuộc hành quân quan trong này.  Hướng tấn công của Sư Ðoàn Dù là phía Tây Nam Quốc Lộ 1, tiến về phía La Vang.  Mũi tấn công thứ nhì ở phía Bắc được giao cho Sư Ðoàn TQLC, dọc theo hương lộ 555, tiến về phía Triệu Phong.  Mũi tấn công phía Tây Nam Huế là trách nhiệm của Sư Ðoàn 1 BB.  Phía Nam đèo Hải Vân, trách nhiệm bảo vệ Ðà Nẳng được giao cho Sư Ðoàn 3 BB đang được tái thiết và tái huấn luyện dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh mới là Chuẩn Tướng Nguyễn Duy Hinh.[9]

Cuộc phản công hướng về phía Bắc với hai Sư Ðoàn Dù và TQLC, với mục tiêu là chiếm lại cho được Quảng Trị, có thể được xem như gồm 2 đợt:

    Đợt 1: từ ngày 28-6-1972 đến ngày 27-7-1972 với Sư Ðoàn Dù là lực lượng chính
    Ðợt 2: từ ngày 27-7-1972 đến ngày 16-9-1972 khi toàn thắng, chiếm lại được Cổ Thành Ðinh Công Tráng (Quảng Trị), với Sư Ðoàn TQLC là lực lượng chính.

Ðợt 1 của cuộc tấn công với Sư Ðoàn Dù


Sau khi nhận nhiệm vụ tại Quân Ðoàn 1, Tướng Trưởng đã yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu tăng viện cho ông để trám vào sự mất mát của Sư Ðoàn 3 BB, và đã được tăng viện 2 Lữ Ðoàn của Sư Ðoàn Dù.  Lữ Ðoàn 2, với Lữ Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Trần Quốc LỊch (về sau thăng lên Chuẩn Tướng, làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh[10]), đến Huế vào ngày 8-5-1972 và được Tướng Trưởng điều động lên ngay mặt trận phía Bắc, trấn giữ phòng tuyến dọc bờ Nam của sông Mỹ Chánh, cùng với Lữ Ðoàn 258 (với Lữ Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh) của Sư Ðoàn TQLC.  Lữ Ðoàn 3, với Lữ Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Trương Vĩnh Phước, cũng được tăng viện cho Vùng I vào ngày 22-5-1972.  Ngay sau đó, Bộ Chỉ Huy của Sư Ðoàn Dù, với Tư Lệnh là Trung Tướng Dư Quốc Ðống, cũng bay ra Vùng I, và đặt tại Bải Ðổ Quân Sally (Landing Zone (LZ) Sally) ở phía Nam Sông Bồ, ngay bên cạnh Quốc Lộ 1.[11]

Bản đồ vị trí của LZ Sally tại Quảng Trị – Nguồn: Internet
3 giờ sáng ngày 28-6-1972, Ðại Tá Trần Quốc Lịch điều động 3 tiểu đoàn của Lữ Ðoàn vượt sông Mỹ Chánh tấn công lên phía Bắc: Tiểu Ðoàn 2 do Thiếu Tá Nguyễn Ðình Ngọc làm Tiểu Ðoàn Trưởng đi cánh trái, Tiểu Ðoàn 1 do Thiếu Tá Lê Hồng làm Tiểu Ðoàn Trưởng đi giữa, và Tiểu Ðoàn 3 do Thiếu Tá Trần Văn Sơn làm Tiểu Ðoàn Trưởng đi cánh phải.  Nhờ yếu tố bất ngờ, các tiểu đoàn Dù này đã đạt được những kết quả rất khích lệ, phá được phòng tuyến của quân Bắc Việt, tấn công thẳng vào Bộ Chỉ Huy của Trung Ðoàn chiến xa 203 của địch, tịch thu được nhiều vũ khí nặng (như súng cối 61 và 82 ly, súng phòng không 37 và 57 ly) và luôn cả 3 chiến xa T54 của địch.  Các lực lượng Dù tiếp tục tiến lên phía Bắc, và sau đó Tiểu Ðoàn 3 mở mũi dùi tấn công về phía Ðông nhằm tái chiếm quận Hải Lăng.  Rạng sáng cùng ngày, thêm hai Tiểu Ðoàn Dù nữa là Tiểu Ðoàn 9 (với Tiểu Ðoàn Trưởng là Trung Tá Trần Hữu Phú) và Tiểu Ðoàn 11 (với Tiều Ðoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Văn Mễ) được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc sông Nhung.  Hai tiểu đoàn này cùng đi song song, tiến lên phía Bắc và nhổ hết tất cả các chốt của địch.  Chắc chắn đã đoán được mục tiêu của cuộc phản công này của QLVNCH là nhắm vào việc chiếm lại Quảng Trị, địch quân đã chống cự rất mãnh liệt, với những cuộc pháo kích liên tục bằng đại pháo 122 ly và 130 ly cũng như hỏa tiển 107 ly, gây thương vọng rất nặng nề cho các tiểu đoàn Dù.  Một thí dụ điển hình là trận Tân Lê Phước Môn, tất cả 4 đại đội trưởng của Tiều Ðoàn 9 đều bị thương, với Ðại Úy Ngưu, Ðại Ðội Trưởng của Ðại Ðội 94 bị tử thương.  Sau nhiều trận kịch chiến với quân Bắc Việt trong khoảng 10 ngày, Tiểu Ðoàn 3 Dù chiếm lại được quận Hải Lăng vào 4 giờ chiều ngày 7-7-1972.  Trong trận này, Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng Trần Văn Sơn bị thương nặng và được thay thế bởi Thiếu Tá Võ Thanh Ðồng, Tiểu Ðoàn Phó của Tiểu Ðoàn 9 Dù.[12]  Với Hải Lăng được tái chiếm, con đường tiến lên phía Bắc hướng về Cổ Thành Quảng Trị của các đơn vị QLVNCH đã được rút ngắn rất nhiều nhưng việc tiến quân hoàn toàn không dễ dàng hơn một chút nào hết. Còn ngược lại nữa là khác.  Lý do thật đơn giản: các lực lượng địch chiếm giữ Quảng Trị đã nhận được lệnh tử thủ.  Trọn 3 tuần lễ, từ ngày 7-7 đến ngày 27-7-1972, các tiểu đoàn Dù (tăng cường thêm với Tiểu Ðoàn 5 vừa giải tỏa xong An Lộc) đã tiến rất chậm trong phần đất rất ngắn giữa sông Nhung và sông Thạch Hãn vì sự chống trả mãnh liệt của địch.  Chỉ sau khi phi cơ B-52 trải thảm dọc bờ Bắc sông Thạch Hãn, Tiểu Ðoàn 5 mới vượt được sông Thạch Hãn, tiến vào đóng quân tại khu vực của thôn An Thái, chỉ còn cách Cổ Thành Ðinh Công Tráng độ 3 km về phía Tây Nam.  Trận đánh tái chiếm Thị xã Quảng Trị và Cổ Thành Ðinh Công Tráng của các tiểu đoàn Dù thật sự bắt đầu vào ngày 17-7-1972 với các cánh quân được bố trí như sau:

    Tiểu Ðoàn 7 phía Tây Thị xã
    Tiểu Ðoàn 11 từ bờ sông Thạch Hãn đến ngã ba Long Hưng
    Tiểu Ðoàn 9 phía Nam Thị xã
    Tiểu Ðoàn 6 phía Ðông Thị xã
    Tiểu Ðoàn 5 là lực lượng chính tấn công vào Cổ Thành Ðinh Công Tráng

Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu Ðoàn Trưởng, Tiểu Ðoàn 5 Dù, quyết định ngày hôm sau, 18-7-1972, toàn bộ tiểu đoàn sẽ đồng loạt tấn công vào Cổ Thành, với mục tiêu là nội trong 2 ngày phải chiếm cho được ít nhứt là phân nữa chu vi bờ thành.

Cổ Thành Đinh Công Tráng được xây dựng vào năm 1823 thời vua Minh Mạng.  Lúc mới xây thành làm bằng đất; đến năm 1838 thì mới được xây lại bằng gạch.  Thành hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 500 m, nên chu vi của thành gần 2000 m.  Tường thành cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m.  Bao quanh thành có hào rộng 4 m, sâu 8 m, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài.  Khi trận Quảng Trị bắt đầu vào ngày 30-3-1972 thì trong Cổ Thành là bản doanh của tiểu khu Quảng Trị và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh của QLVNCH (Bộ chỉ huy Tiền phương của Sư Ðoàn 3 thì đóng ở căn cứ Ái Tử). [13]

Không ảnh Cổ Thành Ðinh Công Tráng năm 1967 – Nguồn: Internet
Với quy mô kiên cố của thành như vậy, với quyết tâm tử thủ của các lực lượng địch chống giữ thành, cùng với sự yểm trợ tối đa của các đơn vị chiến xa, pháo binh, và phòng không của địch, các cánh quân Dù đã bị tổn thất rất nặng nề với những số thương vong rất lớn.  Nhưng ngược lại với các đợt oanh kích phi pháo của hải quân và không quân Hoa Kỳ (máy bay B-52 trải thảm), quân Bắc Việt cũng phải trả giá rất đắt trong việc chống giữ Cổ Thành Ðinh Công Tráng.

Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 5 Dù, lực lượng tấn công chinh, chỉ định Ðại Ðội 51, với Ðại Úy Trương Ðăng Sỹ làm Ðại Ðội Trưởng, và Ðại Ðội 52, với Trung Úy Hồ Tường làm Ðại Ðội Trưởng, cùng song song tiến lên trước.  Cuộc tiến quân vô cùng khó khăn vì sự chống trả quyết liệt của địch.  Ta hảy nghe lời kể lại cuộc tiến quân của chính Ðại Úy Sỹ (về sau thăng cấp lên Thiếu Tá) như sau:[14]

Từ làng Trí Bưu, về hướng Tây Bắc, mục tiêu kế tiếp là Nhà Thờ Trí Bưu. Tôi và Hồ Tường song song bung đội hình từng bước tiến lên, nhường làng Trí Bưu lại cho Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn. Đoạn đường từ đây đến Nhà Thờ Trí Bưu khoảng vài trăm thước cũng không phải dễ đi …

Tôi đã xử dụng tất cả hỏa lực yểm trợ: 18 khẩu 105 ly, cơ hữu Nhảy Dù, 4 khẩu 155 ly, 2 khẩu 175 ly của Quân đoàn 1…

Ngày nào cũng có ít nhất hai phi tuần oanh tạc. Ban đêm, thỉnh thoảng còn được hải pháo từ Đệ nhất hạm đội bắn yểm trợ. Nếu cần thiết, còn được 18 khẩu 105 ly của Thủy quân Lục chiến tăng cường. Ngày nào ít lắm cũng có một hay hai lần bắn “T.O.T”.

Có lúc chúng tôi phải tiến quân trong mưa bụi của pháo binh, mục đích không cho địch quân ngóc đầu khỏi hố. Tôi áp dụng chiến thuật từng bước nhảy vọt. Hồ Tường tiến tới từ 50 đến 100m thì dừng lại bố trí, 51 tiến lên qua mặt 52, rồi lại tiến lên 50m đến 100m dừng lại hầm hố bố trí, cứ thế tiến dần …

Nhưng sức kháng cự của địch quân còn quá mạnh, nhất là bên cánh phải còn khu làng nhỏ sát bờ sông Thạch Hãn, địch bắn qua quá rát. Ban đêm đôi lúc chúng tôi còn nghe cả tiếng chiến xa địch.


Trước thực tế chiến trường như vậy, nhiều đơn vị đã được tăng phái cho mũi dùi tấn công của hai Ðại Ðội 51 và 52 của Tiểu Ðoàn 5 Dù:

    Ðại Ðội 2 Trinh Sát của Sư Ðoàn Dù
    1 đại đội của Tiểu Ðoàn 11 Dù (Tiểu Ðoàn “Song Kiếm Trấn Ải”)
    2 đại đội của Lữ Ðoàn 81 Biệt Kích Dù (vừa giải vây An Lộc xong, nổi tiếng với 2 câu thơ ca tụng của người dân An Lộc như sau: “An Lộc địa sử ghi chiến tích, Biệt Kích Dù vị quốc vong thân”)

Mặc dù đã được tăng viện như thế, mũi dùi tấn công Cổ Thành Ðinh Công Tráng của các đơn vị Nhảy Dù vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn vì sức chống trả điên cuồng của địch.  Ðại Úy Sỹ đã 2 lần cố gắng tạo cơ hội cho đơn vị của mình dựng quốc kỳ VNCH trên Cổ Thành nhưng cả 2 lần đều không kéo dài được lâu.  Lần thứ nhứt, ông sử dụng một toán cảm tử gồm 8 binh sĩ, với Hạ sĩ nhứt Trần Tâm làm trưởng toán, và Binh nhứt Hồ Khang, một người sinh trưởng và lớn lên tại Quảng Trị, sẽ có nhiệm vụ dựng cờ.  Toán cảm tử xuất phát lúc nửa đêm, và đến sáng sớm thì họ thành công dựng được quốc kỳ VNCH, nhưng lập tức địch tập trung pháo dữ dội vào địa điểm dựng cờ.  Hai Ðại Ðội 51 và 52 tiến lên ngay để tiếp cứu toán cảm tử.  Khi đến gần bờ thành, họ không thể tiến được nữa vì bị hào thành rộng gần 10 m ngăn chận.  Ðêm hôm đó, Ðại Úy Sỹ được trinh sát báo cho biết 4 binh sĩ trong toán cảm tử đã bị tử thương, số còn lại bị mất tích.  Sáng hôm sau, ông cho gọi một phi tuần máy bay khu trục A1 Skyraider của Không Quân VNCH đến dội bom, đánh sập được một góc tường thành, lấp được khoảng hào thành đó.  Các đơn vị Dù vượt qua hào, tiến vào chiếm và bám chặt góc tường thành đã bị đánh sụp đó.  Ðại Úy Sỹ cho dựng cờ VNCH lần thứ hai, nhưng ngay lúc đó một phi tuần phản lực cơ A37 oanh kích lầm vào các đon vị Dù gây thương vong cho hơn phân nửa các dơn vị Dù.  Cuộc tấn công của Tiểu Ðoàn 5 Dù vào Cổ Thành Ðinh Công Tráng phải tạm ngưng.  Ngày hôm sau, 26-7-1972, có lệnh từ Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cho Sư Ðoàn Dù bàn giao việc tấn công Cổ Thành lại cho Sư Ðoàn TQLC.[15]

Ðợt 1 của cuộc tấn công với Sư Ðoàn TQLC

Trở lại thời gian đầu tháng 5-1972, sau khi cử Trung Tướng Ngô Quang Trưởng thay Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư Lệnh Quân Ðoàn I vào ngày 2-5-1972, thì 2 ngày sau, vào ngày 4-5-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng cử Ðại Tá Bùi Thế Lân, lúc đó đang là Tư Lệnh Phó lên thay Trung Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư Lệnh Sư Ðoàn TQLC.  Ðến cuối tháng, vào ngày 28-5-1972, Ðại Tá Lân vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức, do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đích thân gắn sao cho ông ngay Bộ Chỉ Huy của Sư Ðoàn TQLC tại Huế.

Ngay từ ngày đầu của Chiến dịch Lam Sơn 72, 28-6-1972, thi hành lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân, tân Tư Lệnh của Sư Ðoàn TQLC, đã điều động ngay 4 tiểu đoàn tác chiến là các Tiểu Ðoàn 3,5,7 và 8 tiến lên phía Bắc, dọc theo bờ biển, bên phía Ðông của Quốc Lộ 1, song song với Sư Ðoàn Dù.  Các tiểu đoàn TQLC đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của các đơn vị của Sư Ðoàn 304 Bắc Việt đóng chốt trong hàng loạt các công sự bê tông vững chắc (bunkers).

Ngày 29-6-1972, 2 Tiểu Ðoàn 1 và 4, với tổng số 1.450 quân, được trực thăng vận (bằng các trực thăng CH-46 và CH-53 của TQLC Hoa Kỳ) đổ xuống phía Ðông Bắc Thị xã Quảng Trị, dọc theo Hương Lộ 555 tại 2 Bãi Ðổ Quân (LZ = Landing Zone) Flamingo và Hawk.  Nhờ các oanh kích bằng phi pháo, kể cả B-52 trải thảm, các tiểu đoàn TQLC không gặp sự kháng cự mạnh mẻ của địch tại các LZ.  Tuy nhiên, sau đó, địch quân đã nhiều lần sử dụng bộ binh có chiến xa yểm trợ tìm cách bao vây các đơn vị TQLC nhưng đều bị tiêu diệt bằng hải pháo từ các chiến hạm Hoa Kỳ ở ngoải khơi, cách bờ biển khoảng 4 km.  Tổng kết vào cuối tháng 6, riêng các tiểu đoàn TQLC đã gây tổn thất đáng kể cho địch quân như sau: 1.515 chết, 15 bị bắt làm tù binh, và 18 chiến xa bị phá hủy.[16]

Hình bản đố hành quân tái chiếm Quảng Trị – Nguồn: U.S. Marines in Vietnam: the war that would not end, 1971-1973, tr. 109.
Trong hai tuần lể đầu của tháng 7-1972, các tiều đoàn TQLC được lệnh cũng cố các vị trí đã chiếm được của địch.  Tướng Lân thấy cần phải thực hiện thêm một cuộc hành quân nữa, nhằm đưa một tiểu đoàn lên xa hơn phía Bắc để ngăn chận viện quân của địch.  Mục tiêu của cuộc hành quân này là cắt đứt Hương Lộ 560, dài khoảng 17 km, từ căn cứ Cửa Việt (một căn cứ cũ của QLVNCH) cho đến Thị Xã Quảng Trị, con đường huyết mạch tiếp tế cho các lực lượng của địch cố thủ trong Thị Xã Quảng Trị và Cổ Thành Ðinh Công Tráng.  Ngày 11-7, Tướng Lân ra lệnh bắt đầu một cuộc hành quân trực thăng vận mới này, đưa Tiểu Ðoàn 1 (danh hiệu Quái Ðiểu, với Tiểu Ðoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Ðăng Hòa) đổ xuống Triệu Phong, tại các Bãi Ðổ Quân Blue Jay và Crow.  Ðây cũng là một cuộc đổ quân vô cùng nguy hiểm vì là nhảy thẳng vào lòng địch, và chắc chắn sẽ gặp sự kháng cự mạnh mẽ của địch.  Do đó, đích thân Tướng Trưởng và Tướng Lân đã đến tận nơi xuất phát, bắt tay tiễn đưa trước khi  Thiếu Tá Hòa bước lên trực thăng.  Mặc dù các bãi đáp đã được “dọn cỏ” trước bằng phi pháo và B-52, đoàn trực thăng 32 chiếc (cũng của TQLC Hoa Kỳ, gồm 17 chiếc CH-53, mổi chíếc chở được 60 binh sĩ, và 15 chiếc CH-46, mỗi chiếc chở được 20 binh sĩ) của cuộc hành quân đã được dịch quân dàn chào thật kỷ bằng các dàn phòng không 23 và 37 ly.  Chiếc trực thăng của Thiếu Tá Hòa bị trúng dạn phòng không nhưng may mắn không bị rớt, nhưng khi vừa nhảy ra khỏi trực thăng, Thiếu Tá Hòa đã bị trúng ngay một mãnh đạn pháo 57 ly của địch và bị thương ở đùi phải.  Sau khi được băng bó vết thương, ông vẫn ở lại mặt trận và tiếp tục chỉ huy tiểu đoàn.  Một chiếc trực thăng CH53 bị trúng phòng không và nổ tung trên trời, 60 người trên máy bay chỉ còn 12 người sống sót.  Sau khi cuộc đổ quân hoàn tất, Tiểu Ðoàn 1 có số tổn thất là trên 100 người, vừa chết vừa bị thương.  Sau 3 ngày giao tranh liên tục và ác liệt với các đơn vị địch luôn luôn có chiến xa yểm trợ, Tiểu đoàn 1, đã chận đứng tất cả các cuộc phản công, bắn cháy nhiều chiến xa của địch bằng súng M72, và giữ vững được phòng tuyến, hoàn thành tốt đẹp mục tiêu của cuộc hành quân.  Sau đó, Tiểu Ðoàn 1 được Tiểu Ðoàn 2 (danh hiệu Trâu Ðiên, với Tiểu Ðoàn Trưởng là Thiếu Tá Trần Văn Hợp) tiến lên thay thế, mở rộng phòng tuyến ra đến cầu Ba Bến, giúp cho Công Binh TQLC bắt được cầu phao qua sông Vĩnh Ðịnh để cho các chiến xa M48 đầu tiên của Thiết Ðoàn 20 tiến vào phòng thủ các vùng lãnh thổ mà trước đó Tiểu Ðoàn 1 đã chiếm giữ được.  Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ngày 14-7-1972, Tiểu Ðoàn 1 được lệnh rút về Huế để dưỡng quân và bổ sung quân số.[17]

Ngày 22-7-1972, Tướng Lân lại cho mở một cuộc hành quân mới ở phía Bắc và phía Ðông của Thị Xã Quảng Trị, nhằm cắt đứt toàn bộ các đường tiếp tế và truyền tin của địch.  Ðây là một cuộc hành quân hỗn hợp giữa hai tiểu đoàn của Lữ Ðoàn 147 TQLC với các đơn vị thiết ky và bộ binh.  Các đại đội của Tiểu Ðoàn 5 được trực thăng vận đổ xuống hai Bãi Ðổ Quân Lima và Victor (xem bàn đồ bên dưới), cách thị xã khoảng 3 km về phía Ðông Bắc, chỉ gặp kháng cự tương đối yếu ớt của địch, nhưng, ngược lại, các đơn vị bộ binh và thiết kỵ thì bị địch chống cự mãnh liệt trước khi kết nối được với các đơn vị TQLC.  Ðến giữa trưa thì cả hai tiểu đoàn của Lữ Ðoàn 147 đã kết nối được với nhau và địch quân bị đẩy lùi về phía sông Cửa Việt.  Trong các cuộc giao tranh trong hai ngày kế tiếp, các đơn vị TQLC đã thanh toán xong tất cả các chốt của địch, với 133 địch quân tử trận, 5 chiến xa bị bắn cháy, và một bệnh viện dả chiến với 100 giường của địch đã bị san bằng.[18]   Cuộc hành quân này kết thúc Ðợt 1 của Chiến DỊch Lam Sơn 72 mà Sư Ðoàn TQLC chỉ giữ vai trò phụ.  Theo quyết định của Tướng Trưởng, từ ngày 27-7-1972, Sư Ðoàn Dù bàn giao lại cho Sư Ðoàn TQLC vai trò lực lượng tấn công chính với mục tiêu là, bằng mọi giá, phải chiếm cho bằng được Thị Xã Quảng Trị với biểu tượng là Cổ Thành Ðinh Công Tráng.

Hình bản đố hành quân tái chiếm Quảng Trị – Nguồn: U.S. Marines in Vietnam: the war that would not end, 1971-1973, tr. 120.

Ðợt 2 của cuộc tấn công với Sư Ðoàn TQLC

Ngày 27-7-1972, Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân đưa ra kế hoạch hành quân tấn công tái chiếm Cổ Thành Ðinh Công Tráng như sau:

    Lữ Ðoàn 258, với Lữ Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh, trước sau đã sử dụng tất cả 7 tiểu đoàn tác chiến của TQLC là các Tiểu Ðoàn 1,2,3,5,6,8,9, Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh 105 ly của Sư Ðoàn TQLC, Thiết Ðoàn 17 (thuộc Lữ Ðoàn 1 Kỵ Binh, với các thiết vận xa M-113, Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Nguyễn Viết Thạnh), và 1 Chi đoàn chiến xa M48, chịu trách nhiệm khu vực phía Tây Nam của Cổ Thành, sẽ là lực lượng tấn công chính vào Cổ Thành; ngoài ra, tại Bộ Chỉ Huy của Lữ Ðoàn 258 TQLC lúc nào cũng có sự hiện diện của một toán gồm 10 cố vấn Hoa Kỳ, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Gordon Keiser, TQLC Hoa Kỳ, Cố Vấn Trưởng của Lữ Ðoàn 258, “chuyên đảm nhiệm thiết lập kế hoạch hoả lực yểm trợ cũa Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ từ Hải Ðoàn Ðặc Nhiệm 77 của Hạm Ðội 7 ngoài Thái Bình Dương và các phi vụ phi cơ chiến lược B52 từ Guam và Thái Lan.”[19]
    Lữ Ðoàn 147, với Lữ Ðoàn Trưởng là Trung Tá Nguyễn Năng Bảo, sử dụng 3 tiểu đoàn tác chiến và Tiểu Ðoàn 2 Pháo Binh của TQLC, phụ trách khu vực phía Ðông Bắc của Cổ Thành, là lực lương tấn công phụ vào Cổ Thanh và ngăn chận viện quân của địch từ phí Bắc kéo xuống.
    Lữ Ðoàn 369, với tân Lữ Ðoàn Trưởng là Ðại Tá Nguyễn Thế Lương (thay thế Ðại Tá Phạm Văn Chung lên làm Tham Mưu Trưởng Sư Ðoàn TQLC), làm lực lượng trừ bị

Hình Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh (bên trái) và Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân (bên phải)
Về mặt chiến thuật, Tướng Lân quyết định áp dụng xa luân chiến.  “Các Tiểu Ðoàn TQLC từ 1 đến 9 thay phiên nhau trực thuộc Lữ Ðoàn lên tuyến đầu chiến đấu, rồi lui về sau bổ sung nghỉ ngơi. Nhờ vậy các Tiểu Ðoàn TQLC đều được bổ sung đều đặn, khả năng chiến đấu không quá suy giảm vì tổn thất.” [20]

Cuộc hành quân phản công tái chiếm Quảng Trị của Lữ Ðoàn 258 TQLC được chia ra làm 3 giai đoạn:

    Giai đoạn 1: từ ngày 27-7-1972 đến ngày 29-8-1972
    Giai đoạn 2: từ ngày 29-8-1972 đến ngày 9-9-1972
    Giai đoạn 3: từ ngày 9-9-1972 đến ngày 16-9-1972

Giai đoạn 1: từ 27-7 đến 29-8

Trong giai đoạn này, Lữ Ðoàn 258 sử dụng 3 Tiểu Ðoàn 3, 5 và 9.  Ðại Tá Ngô Văn ÐỊnh quyết định dàn quân như sau:

    Tiều Ðoàn 3 của Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh phụ trách phía Ðông Nam Cổ Thành, tại khu vực Nhà thờ Trí Bưu
    Tiểu Ðoàn 9 của Trung Tá Nguyễn Kim Ðể phụ trách phía Nam Thị xã Quảng Trị, tại khu vực Ngả ba Long Hưng
    Tiểu Ðoàn 5 của Thiếu Tá Hồ Quang Lịch làm trừ bị cho Lữ Ðoàn, cũng đóng tại Ngã ba Long Hưng

Sáng ngày 27-7-1972, Tiểu Ðoàn 3 TQLC tiến vào thay thế các đơn vị của Tiểu Ðoàn 5 Dù ở phía Nam Cổ Thành, cách bờ thành vào khoảng 200 m.  Khi các đơn vị của Tiểu Ðoàn 3 TQLC tiến lên thì cũng bị địch chống trả mảnh liệt như đối với Tiểu Ðoàn 5 Dù trước đây.  Sau 2 tuần lễ giao tranh, với tỹ lệ thương vong gần 50% (400/700), Tiểu Ðoàn 3 được lệnh rút về gần Bộ Chỉ Huy của Lữ Ðoàn 258 ở Cù Hoan để dưỡng quân và bổ sung quân số.  Tiểu Ðoàn 8 tiến vào thay thế Tiểu Ðoàn 3.  Sau hơn 2 tuần giao tranh với địch, Tiểu Ðoàn 8 cũng bị tổn thất rất nặng, lại phải rút ra và Tiểu Ðoàn 3, sau khi đã được bổ sung, lại tiến lên thay thế Tiểu Ðoàn 8, cố gắng nhổ các chốt còn lại của địch và mở rộng khu vực kiểm soát của Tiểu Ðoàn 3 tới sát bờ thành.

Trong thời gian của giai đoạn 1 này, các đại đội của Tiểu Ðoàn 9 thay phiên nhau tấn công, nhổ các chốt của địch tại khu vực Ngã ba Long Hưng, khu Bệnh viện, và trường Bồ Ðề, sát bờ sông Thạch Hãn, dọc theo đường Trần Hưng Ðạo dẫn vào Thị xã Quảng Trị.  Tổn thất của Tiểu Ðoàn 9 cũng rất nặng với số thương vong lên đến khoảng 300.  Sau đó, Tiểu Ðoàn 9 rút về khu vực Gia Ðằng để dưỡng quân và bổ sung quân số vũ khí và được Tiểu Ðoàn 1 tiến lên thay thế.

Với các thành quả đạt được bằng xương máu này của Tiểu Ðoàn 3 và Tiểu Ðoàn 9, đường vào Thị xã Quảng Trị và Cổ Thành Ðinh Công Tráng đã được mở toang ra cho các đơn vị của TQLC.  Nhưng trận chiến vẫn chưa chấm dứt và máu của các chiến sĩ TQLC còn phải đổ thêm nhiều nữa.

Giai đoạn 2: từ 29-8 đến 9-9

Trong giai đoạn 2 này, Lữ Ðoàn 258 đã được tăng cường và sử dụng đến 5 tiểu đoàn tác chiến là các Tiểu Ðoàn 1,3,5,6, và 8.

Cuộc chiến đấu đầy cam go với tổn thất không kém trong giai đoạn 1 của các tiểu đoàn TQLC lần này diễn ra ngay bên trong Thị xã Quảng Trị.  Mục tiêu của các tiểu đoàn TQLC là diệt tất cả các chốt của địch, chiếm giữ các cơ sở hành chánh trong Thị Xã, chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng: tấn công và chiếm lại Cổ Thành Ðinh Công Tráng.

Ðại Tá Ðịnh phân công cho các tiểu đoàn như sau:

    Tiều Ðoàn 1, thay thế Tiểu Ðoàn 9, sẽ từ khu Bệnh Viện tấn công lên phía Bắc, chiếm lại Ty Cảnh Sát, nhà máy điện, trường nữ tiểu học, và doanh trại của Cảnh Sát Dã Chiến.
    Tiểu Ðoàn 3, thay thế Tiểu Ðoàn 8, tiếp tục chiếm giữ phía Ðông Nam Cổ Thành
    Tiểu Ðoàn 5 chịu trách nhiệm khu Ðông Nam của Ngã Ba Long Hưng
    Tiểu Ðoàn 6 (với Trung Tá Ðỗ Hữu Tùng là Tiểu Ðoàn Trưởng) chịu trách nhiệm càn quét địch ở phía Bắc Ngã Ba Long Hưng và tiến về phía Tây Nam Cổ Thành
    Tiểu Ðoàn 8 (với Thiếu Tá Nguyễn Văn Phán là Tiểu Ðoàn Trưởng), sau khi bàn giao khu vực cho Tiểu Ðoàn 3, được lệnh rút về phía sau làm trừ bị.

Trong suốt 2 tuần lễ của giai đoạn 2 này, các tiểu đoàn TQLC đã luôn luôn gặp sự kháng cự rất mãnh liệt của địch. Chiến thuật tác chiến trong thành phố (đã từng được các đơn vị TQLC áp dụng nhuần nhuyễn tại Huế và Sài Gòn trong Trận Tết Mậu Thân 1968) đã lại được 4 Tiểu Ðoàn TQLC 1,3,5 và 6 đem ra sử dụng một lần nữa.  Họ đánh cận chiến với địch để giành lại từng khu phố, từng con đường, từng ngôi nhà.  Thêm vào đó, các đơn vị pháo binh của địch đóng bên ngoài thị xã, vẫn tiếp tục pháo vào, gây khó khăn và tổn thất khá năng cho các đơn vị TQLC.  Tuy vậy, sau cùng, các tiểu đoàn TQLC cũng đã hoàn thành nhiệm vụ, tiến sát vào các bờ thành của Cổ Thành Ðinh Công Tráng.

Giai đoạn 3: từ 9-9 đến 16-9

Ðây là giai đoạn cuối cùng của Chiến DỊch Lam Sơn 72, với mục tiêu là tái chiếm Cổ Thành Ðinh Công Tráng.  Tướng Lân quyết định dùng 2 Lữ Ðoàn, 147 ở phía Ðông Bắc (với 2 Tiểu Ðoàn 3 và 7; Lữ Ðoàn Trưởng 147 là Trung Tá Nguyễn Năng Bảo và Lữ Ðoàn Phó là Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc) và 258 ở phía Tây Nam (với 4 Tiểu Ðoàn 1,2,5 và 6), cùng một lúc tấn công vào Cổ Thành.

Mục tiêu chính của Lữ Ðoàn 258, là Dinh Tỉnh Trưởng Quảng Trị (MT 90; MT = Mục Tiêu) và Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị (MT 28), được giao cho Tiểu Ðoàn 2, với Thiếu Tá Trần Văn Hợp là Tiểu Ðoàn Trưởng và Ðại Úy Phạm Văn Tiền là Tiểu Ðoàn Phó, có Bộ Chỉ Huy đóng ở Ngã Ba Long Hưng, tại góc đường Lê Huấn và Quốc Lộ 1.

Việc tấn công và chiếm giữ hai Mục Tiêu 28 và 90 này được Thiếu Tá Hợp giao cho Ðại Ðội Ðại Ðội 4 với Đại Úy Lê Quang Liễn là Đại Đội Trưởng, và Ðại Ðội 5 với Trung Úy Huỳnh Văn Trọn là Ðại Ðội Trưởng.  Chắc chắn cũng đã biết được ý đồ của các đơn vị TQLC đã có mặt trong Thị Xã nên từ sáng sớm ngày 14-9-1972, địch đã “dàn chào” 2 Ðại Ðội 4 và 5 của Tiểu Ðoàn 2 bằng một trận pháo 130 ly rất dữ dội nhưng không gây được tổn thất gì nghiêm trọng.  Sau khi trận pháo chấm dứt, Ðại Ðội 4 tiến chiếm mục tiêu đầu tiên là Trường Phước Môn, và sau đó là Trường Trung học Teresa, và bắt được một số tù binh.  Khai thác các tù binh, Ðại Úy Liễn biết được họ thuộc một một đơn vị của Sư Ðoàn 320 B vừa vượt sông Thạch Hãn tối hôm trước để tăng viện cho các đơn vị của địch còn đang cố thủ trong Thị Xã.  Ðêm hôm đó, cùng với Ðại Ðội Phó là Trung Úy Nguyễn Hữu Hào và Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội 5 là Trung Úy Trọn, Ðại Úy Liễn thảo luận và lên kế hoạch thật tỉ mỉ cho cuộc tấn công vào MT 28 vào sáng hôm sau, 15-9-1972.  Với sự yểm trợ của 2 chiến xa M48 và 2 thiết vận xa M113, hai Ðại Ðội 4 và 5 của Tiểu Ðoàn 2 TQLC, tuy gặp sự chống trả mãnh liệt của các chốt địch, đã hoàn thành nhiệm vụ, chiếm lại được Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị (tức MT 28) vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 15-9-1972, với kết quả vô cùng rực rỡ như sau:

“Riêng Ðại Ðội 4 đã tịch thu được một số lớn chiến lợi phẩm và một kho tiếp liệu gồm:

    412 súng cá nhân
    102 súng cộng đồng
    40 thùng lương khô do Trung Cộng sản xuất
    23 máy truyền tin của Trung Cộng
    18 tù binh
    Nhiều hố chôn tập thể và xác quanh khu vực Tòa Hành Chánh và khu hầm ngầm bên trái Tòa Hành Chánh, khoảng 30 xác.

Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến phải dùng 6 đợt thiết vận xa M113 để chuyển tù binh và chiến lợi phẩm về Bộ Chỉ Huy.” [21]

Về phần Lữ Ðoàn 147, phụ trách tấn công từ hướng Ðông Bắc, mục tiêu chính là thanh toán nốt các chốt của địch còn cố tử thủ trong tòa Cổ Thành Ðinh Công Tráng đã đổ nát vì bom đạn trong hơn hai tháng đã qua.  Nhiệm vụ chính này được Lữ Ðoàn 147 giao cho Tiểu Ðoàn 3, với Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh làm Tiểu Ðoàn Trưởng và Thiếu Tá Trần Kim Ðệ là Tiểu Ðoàn Phó.

Thiếu Tá Cảnh phân công cho 2 đại đội của Tiểu Ðoàn 3 là Ðại Ðội 2 của Ðại Úy Giang Văn Nhân và Ðại Ðội 3 của Ðại Úy Nguyễn Văn Thạch nhiệm vụ nhổ chốt này.  Sáng sớm ngày 15-9-1972, Ðại Ðội 3 tiến lên trước, phá vở được phòng tuyến của địch nơi cửa Hữu của Cổ Thành, các Trung Ðội của Ðại Ðội 2 lập tức tràn lên bờ thành, tỏa ra tấn công vào tất cả các cửa thành.  Trung Ðội 22 chiếm cổng chính cửa Tiền đường Lê Văn Duyệt.  Các chốt của địch quân kháng cự yếu ớt, rút về cố thủ ở cửa Tả đường Phan ÐÌnh Phùng, nhưng đã quá trể.  Tất cả các cánh quân của cả hai Ðại Ðội 2 và 3 của Tiểu Ðoàn 3 đồng loạt xung phong, tràn vào tất cả các ngỏ ngách của khu vực này của Cổ Thành.  Tiếng súng kháng cự của địch thưa dần và sau cùng tắt hẳn.  Tiểu Ðoàn 3 TQLC đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.  Cổ Thành Ðinh Công Tráng trong phạm vi của Thị Xã Quảng Trị đã hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của các đơn vị TQLC của QLVNCH.  Cổ Thành với tường thành cao 9,4 m, dưới chân dày đến 12 m, đã bị các trận phi pháo kinh khủng của QLVNCH và Hoa Kỳ phá tan nát, chỉ còn là đống gạch vụn, giống như một phế tích, như trong hình bên dưới đây:


Hình trích từ sách U.S. Marines in Vietnam (Ghi chú số 16, tr. 119)

 “Sau gần 24 giờ chiến đấu không nghỉ, những người lính của Ðại Ðội 2 Tiểu Ðoàn 3 TQLC đã dựng ngọn cờ trên cổng thành cửa Tả vào mờ sáng ngày 15 tháng 9 năm 1972.” [22]

Hình trích từ bài viết của Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh (Ghi chú số 18)

Lễ thượng cờ VNCH được cử hành chính thức ngày hôm sau, lúc 12 giờ 45 trưa ngày 16-9-1972.  Chiến Dịch Lam Sơn 72, khởi sự ngày 28-6-1972, đã chấm dứt với chiến công rực rỡ của Sư Ðoàn TQLC, QLVNCH, chiếm lại được tỉnh Quảng Trị đã lọt vào tay quân địch từ ngày 1-5-1972.
Thay Lời Kết

Trong trận đánh quyết liệt và đẫm máu này, “bên thắng cuộc,” tức Miền Bắc Cộng sản (theo cách gọi của nhà văn Huy Ðức của Miền Bắc trong tác phầm có cùng tên), đã thua đậm, và “bên thua cuộc,” tức Miền Nam Tự do, lại thắng lớn, nhưng cả 2 bên đều phải chịu những tổn thất rất lớn.  Thống kê chính thức về tổng số thương vong của cả hai phe trong trận đánh tái chiếm Quảng Trị, từ ngày 28-6-1972 cho đến ngày 16-9-1972, rất khó có thể biết một cách thật chính xác, nhứt là đối với quân Bắc Việt đã tử thủ và bị chôn vùi trong những đổ nát của Thị Xả Quảng Trị và Cổ Thành Ðinh Công Tráng do các trận oanh kích của phi cơ và hải pháo từ Hạm Ðội 7, của Không Lực VNCH cũng như các phi vụ trải thảm của B-52.

Về phía QLVNCH, chỉ riêng đối với Lữ Ðoàn 258 TQLC, từ ngày 29-3 đến ngày 16-9-1972, tổng số thương vong chính thức là 3.911 gồm 637 tử thương và 3.274 bị thương:

Báo cáo trích từ bài viết của Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh (Ghi chú số 18)

Dĩ nhiên, các con số này không bao gồm thương vong của 2 Lữ Ðoàn 147 và 369 của Sư Ðoàn TQLC, cũng như của các đơn vị của Sư Ðoàn Dù, và các binh chủng khác của QLVNCH đã có tham gia trận đánh (Biệt Ðộng Quân, Biệt Cách Dù, Thiết Giáp, vv).  Trong tác phẩm của mình, tác giả Dale Andradé (Ghi chú số 17; tr. 196), đã viết như sau: “… the South Vietnamese marines suffered more than 5,000 casualties since June, 3,658 of them during the seven-week battle to recapture the citadel.  Almost one out of every four marines in the entire division was wounded or killed.” (tr. 196; xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “… Thủy Quân Lục Chiến của Nam Việt Nam đã có tổng số thương vong hơn 5.000 từ tháng 6, trong đó có 3.658 là trong thời gian trận đánh 7 tuần lễ tái chiếm cổ thành.  Gần như là một phần tư binh sĩ của sư đoàn đã bị thương hoặc tử trận”).

Về phía quân Bắc Việt, tổng số thương vong chính thức cũng khó có thể biết chính xác được.  Một điều gần như chắc chắn là 2 Trung Ðoàn 48 và Triệu Hải của Sư Ðoàn 320 B, đã tử thủ trong Thị Xã và Cổ Thành, đã bị tổn thất rất nặng, gần như đã bị xóa sổ.  Trong tài liệu chính thức của Việt Nam cộng sản gần đây, “công bố tại mít tinh kỷ niệm 40 năm” của trận đánh, Miền Bắc công nhận họ đã tổn thất 36.000 quân, và quả thật, 2 Trung Ðoàn 48 và Triệu Hải đã bị xóa sổ. Trung Ðoàn Triệu Hải từ 1.500 quân chỉ còn lại không tới 1 tiểu đội (khoảng 12 người), và Trung Ðoàn 48 đã bị tổn thất hơn 80% quân số.[23]  Về hồi ức cá nhân, Ðại Tá Vũ Trung Thướng, trong trận Quảng Trị năm 1972 là Chính Trị Viên của Ðại Ðội 5, Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 48, Sư Ðoàn 320 quân Bắc Việt, đã kể lại như sau: “…từ ngày 28/6 đến ngày 16/9/1972, Đại đội 5 của tôi từ 120 quân, nhưng sau đó chỉ còn 17 người sống sót.” [24]  Mới đây nhứt, ngày 16-1-2018, Đội Quy Tập Hài Cốt Liệt Sĩ 584 của Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh Quảng Trị đã cho biết vừa tìm thấy thêm 12 hài cốt tại thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ, Thị xã Quảng Trị.[25]  Chắc chắn, trong tương lai, sẽ còn có thêm nhiều, rất nhiều, những vụ tìm thấy và khai quật được hài cốt của các binh sĩ Bắc Việt đã bị chôn vùi tại khu vực Thị Xã Quảng Trị và Cổ Thành Ðinh Công Tráng trong trận đánh đẫm máu nhứt trong Chiến Tranh Việt Nam này.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: Hội Ái hữu Petrus Trương Vĩnh Ký


Ghi Chú:

    Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là vị tướng lỗi lạc nhứt của QLVNCH.  Ông sinh ngày 13-12-1929 tại tỉnh Bến Tre (sau đổi tên là Kiến Hòa), theo học Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, mãn khóa ngày 1-6-1954 với cấp bậc Thiếu Úy, tình nguyện vào Binh chủng Nhảy Dù, và là một Trung Ðội Trưởng của Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù.  Ông đã lần lượt thăng cấp như sau: thăng cấp Trung Úy ngày 1-12-1955, Ðại Úy năm 1961,Thiếu Tá năm 1964, Trung Tá tháng 4-1965, Ðại Tá nhiệm chức ngày 19-6-1966, Chuẩn Tướng nhiệm chức ngày 4-2-1967, Thiếu Tướng nhiệm chức ngày 3-6-1968, Trung Tướng nhiệm chức ngày 1-11-1971.  Ông nổi tiếng là một tướng lãnh rất gương mẫu về quân phong, quân kỷ, rất tận tụy với trách nhiệm, và luôn luôn có mặt tại những điểm nóng trong khu vực thuộc trách nhiệm của mình.  Ông cũng nổi tiếng là một tướng lãnh trong sạch, thanh liêm, và không dung túng cho cấp dưới làm bậy, xâm phạm tài sản của dân chúng.  Ông cũng là một trong số rất ít các tướng lãnh hoàn toàn không có tham vọng chính trị và không bao giờ dính líu vào các âm mưu, biến cố chính trị.  Ông dành toàn thời gian cho quân vụ.  Tướng Trưởng là một trong số ít các vị tướng lãnh của QLVNCH đã chỉ huy các đơn vị tác chiến từ cấp thấp nhứt đến cấp cao nhứt: Trung đội trưởng: tháng 7-1954 (một trung đội của Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù); Ðại đội trưởng: đầu năm 1955 (Ðại Ðội 1, Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù); Tiểu đoàn trưởng: năm 1961 (Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù); Tư lệnh sư đoàn: năm 1966 (Sư Ðoàn 1 Bộ Binh); Tư lệnh quân đoàn: Quân Ðoàn IV (1970-1972) và Quân Ðoàn I (1972-1975).  Sau ngày 30-4-1975, ông định cư tại thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.  Ông mất tại đây vào ngày 22-1-2007, thọ 78 tuổi.  Theo lời dặn dò của ông, tro hài cốt của ông đã được gia đình ông mang về Việt Nam và rải trên đèo Hải Vân.
    Lavalle, A.J.C., editor. Airpower and the 1972 spring invasion.  Washington, D.C.: United States Air Force, Office of Air Force History, 1985.  (U.S.A.F. Southeast Asia monograph series; v. 2, monograph 3).  58.
    Brand, Matthew C. Airpower and the 1972 Easter Offensive.  Fort Leavenworth, Kansas: U.S. Army Command and General Staff College, 2007.  (Luận văn Master of Military Art and Science của Trung Tá Không Quân Hoa Kỳ Matthew C. Brand).  83.
    Thiếu Tướng Bùi Thế Lân là 1 trong những sĩ quan TQLC kỳ cựu nhứt của QLVNCH. Ông sinh tháng 11-1932 tại Hà Nội, tốt nghiệp Thiếu Úy Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức ngày 1-6-1954, và gia nhập ngay binh chủng TQLC, giữ chức vụ Ðại Ðội Trường, Tiểu Ðoàn 1 TQLC.  Năm 1960, ông thăng cấp Trung Úy và làm Tham Mưu Trưởng của Liên Ðoàn TQLC.  Ngày 1-6-1961, ông thăng cấp Ðại Úy và làm Tiểu Ðoàn Trưởng, Tiểu Ðoàn 4 TQLC.  Năm 1963, ông được gởi đi du học Khóa Chỉ Huy và Tham Mưu TQLC tại Quantico, Virginia, Hoa Kỳ.  Sau khi tồt nghiệp, trở về nước, ông thăng Thiếu Tá và được bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng Lữ Ðòan TQLC.  Sau đó ông lần lượt thăng cấp lên Trung Tá (1963) và Ðại Tá (1964), và năm 1971, ông kiêm nhiệm luôn chức vụ Tư Lệnh Phó TQLC.  Ngày 4-5-1972, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh TQLC, và ngày 24-5-1972 ông vinh thăng Chuẩn Tướng.  Ðầu tháng 4-1975, ông thăng Thiếu tướng.  Sau năm 1975, ông sống tại Hoa Kỳ và mất ngày 14-1-2014 tại San Jose, tiểu bang California, hưởng thọ 82 tuổi.


Đổi trắng thay đen – Nguyễn Phúc Liên Thành

Bài đọc suy gẫm: Nhằm vinh danh binh chủng Cảnh sát, và Cảnh sát Dã Chiến, Blog Mười Sáu hân hạnh đăng bài “Đổi trắng thay đen” tức: Trận Chiến Tình Báo, Phản Tình Báo giữa VNCH/CIA và Tình Báo Cộng Sản Hà Nội. Thư của tác giả Liên Thành gởi hai tướng việt cộng tại Hà Nội hiện tại với nhiều chi tiết, chứng cớ xác thực phản bác những cái gian trá vốn là bản chất của những người cộng sản nhằm đánh lừa đồng bào Việt Nam và những nhà viết sử về cuộc chiến tình báo giữa hai miền Nam, Bắc trong chiến tranh Việt Nam.Hình ảnh chỉ có tính cách minh họa cho bài đọc.

Ảnh: Thiếu tá Liên Thành và Cảnh Sát Dã Chiến VNCH trên đường phố Sài Gòn

  Orange County, California. USA. Ngày 15 tháng 6 năm 2017

THƯ CỦA LIÊN THÀNH, TÁC GIẢ TÁC PHẨM
“TRẬN CHIẾN TÌNH BÁO, PHẢN TÌNH BÁO GIỮA VNCH/CIA VÀ TÌNH BÁO CỘNG SẢN HÀ NỘI.”


Nơi gởi: Liên Thành
P.O.BOX 6147 Fullerton, Ca. 92834 USA.
Cell Ph: 626-257-1057
Email: ubtttadcsvn68@gmail.com; nguyenphuclt1966@gmail.com

Nơi nhận: 1/ Trung tướng Phạm Ngọc Hùng Tổng cục Trưởng, Tổng cục 2. [2014-Hiện tại] Hà Nội, Việt Nam

2/ Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh Thứ trưởng Quốc phòng chính phủ cộng sản Việt Nam Nguyên Tổng cục Trưởng, Tổng cục 2 [2002-2009] Hà Nội, Việt Nam

 
Thưa hai Ông Phạm Ngọc Hùng, Nguyễn Chí Vịnh,

Nhiều năm trước và hiện tại, Tổng Cục 2 của các ông đã tung ra nhiều huyền thoại, những thần tượng, tưởng như chuyện thần tiên của trẻ thơ về những nhân vật tình báo của các ông khi hoạt động tại miền nam Việt Nam trước 1975, như:

– Trần Quốc Hương tự Mười Hương, tên thật là Trần Ngọc Bang, thuộc Cục Tình Báo Chiến Lược. Cấp bậc Thiếu tướng.

– Đại tá Lê Câu, Chỉ huy Cục 2 Quân Báo Miền Nam.

– “Điệp Viên Hoàn Hảo” Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.

– Vũ Ngọc Nhạ, Thiếu tướng, Cụm Tình Báo Chiến Lược A–22.

– Điệp viên Trần Ngọc Hiền, Cụm Tình Báo A–26.

– Điệp viên Bùi Đình Đệ tức ông Sáu Già, Cụm Tình Báo A–54.

– Điệp viên Đại tá Quân Đội Nhân Dân Phạm Ngọc Thảo [cũng là Đại tá QLVNCH].

Đặc biệt nhân vật Thiếu tướng Mười Hương Tức Trần Quốc Hương được Tổng Cục 2 các ông ca tụng trong một cuốn sách: “Trần Quốc Hương – Người Thầy Của Những Nhà Tình Báo Huyền Thoại”.

– Vũ Ngọc Nhạ trong tác phẩm “Ông Cố Vấn”, và cũng đã được đóng thành phim.

– Phạm Xuân Ẩn trở thành một “Điệp Viên Hoàn Hảo”.

– Đại tá Lê Câu…

Thậm chí một số thuộc loại tép rêu như Lê Hữu Thúy, Trần Ngọc Hiềnn v.v. cũng được ca tụng tận trời xanh.

Mục đích của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Tổng Cục 2 muốn gì?

Đảng Cộng Sản Việt Nam và các ông Tổng Cục 2 muốn bôi đen thay trắng, đánh lừa đồng bào Việt Nam, đánh lừa các nhà viết sử khi viết về cuộc chiến tranh Việt Nam, đem sự thật biến thành sự dối trá, đem thất bại biến thành chiến thắng.

Thật là hổ thẹn cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tổng Cục 2, và chính các ông. Đảng Cộng Sản Việt Nam là một đảng cướp, muôn đời vẫn chỉ là đảng cướp. Tên đầu đảng cướp Hồ Chí Minh và đám lâu la thuộc hạ các ông, những kẻ xuất thân từ trường mẫu giáo núi rừng Trường Sơn vạn kiếp vẫn là những kẻ ngu dốt, gian manh, bần tiện, đổi trắng thay đen, phỉnh gạt láo lường.

Sự thật đã không như các ông phổ biến ca tụng, mà sự thật quả là quá phũ phàng. Tất cả những nhân vật mà Đảng Cộng Sản của các ông và chính các ông ca tụng là: “Người Thầy Của Những Nhà Tình Báo Huyền Thoại” là “Điệp Viên Hoàn Hảo” là “Ông Cố Vấn” tối cao, là “anh hùng” là “liệt sĩ”, tất cả bọn chúng, và toàn bộ tổ chức, cùng nhân viên của bọn chúng đã bị các cơ quan tình báo của nền Đệ I và Đệ II Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ. Từ Thiếu tướng tình báo Trần Quốc Hương tức Mười Hương, đến Đại tá Lê Câu, Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ. Vũ Ngọc Nhạ bị bắt đến 2 lần. Lần thứ nhất bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt của ông Dương Văn Hiếu dưới thời Đệ I VNCH bắt giữ. Sau một thời gian được học hỏi, y quyết định trở về hợp tác với cơ quan Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung. Hằng tháng y được phát lương như tất cả anh em trong đoàn.

Sau khi Đệ I VNCH sụp đổ, Vũ Ngọc Nhạ tái hoạt động trong tổ chức Tình Báo Chiến Lược A–22. Lần này y và toàn bộ tổ chức Tình Báo Chiến Lược A–22 sa lưới Trung tá Nguyễn Mâu Trưởng Ngành Cảnh Sát Đặc Biệt của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, thời Đệ II VNCH.

Ngoài ra, Cụm A–22 còn có những nhân vật sau đây bị bắt giữ:

– Huỳnh Văn Trọng
– Phạm Xuân Hòe
– Lê Hữu Thúy, Phái khiển Tình Báo
– Lê Hữu Ruật
– Bùi Nhượng Thắng
– Lê Thị Nuôi

Và năm mươi [50] cơ sở của bọn chúng bị bắt giữ. Tất cả đã bị truy tố trước tòa án của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Nói về nhân vật Phạm Xuân Ẩn mà Đảng Cộng Sản và Tổng Cục 2 đã biến hắn ta thành một nhân vật huyền thoại, thần thánh, trong giới tình báo của Tổng Cục 2. Họ cũng không quên phong cho Phạm Xuân Ẩn lên cấp Thiếu tướng Anh Hùng lực lượng vũ trang.

 Phạm Xuân Ẩn và Larry Berman tác giả cuốn Điệp viên hoàn hảo X6

Vậy Phạm Xuân Ẩn là ai?

Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12/9/1927, tại Bình Phước, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Mất ngày 20/9/2006.

Bí danh Trần Văn Trung hay Hai Trung. Mật danh X6.

–1956 y là nhân viên của Bác sĩ Trần Kim Tuyến, phục vụ tại cơ quan Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống, Đệ I/VNCH.

–1967 Bác sĩ Trần Kim Tuyến đã gởi Phạm Xuân Ẩn sang Hoa Kỳ học khoa báo chí tại Đại Học Cộng Đồng gọi là Community College tại trường Orange Coast College, thuộc Orange County, California.

Hệ thống giáo dục tại Hoa Kỳ thì các College chỉ có học trình 2 năm mà thôi. Sinh viên ra trường với văn bằng Associate. Nếu muốn lấy cử nhân 4 năm [BS hay BA] phải chuyển lên học tại các University.

–1960 về nước, được ông Trần Kim Tuyến bố trí làm tại Việt Tấn Xã.
–1963 đến năm 1964 làm cho hãng tin Reuters.
–1966 làm cho tờ Time.

Về “Huyền thoại vĩ đại” của Thiếu tướng “Điệp Viên Hoàn Hảo” Phạm Xuân Ẩn của các ông, theo tài liệu đã giải mật của cơ quan tình báo Trung Ương Hoa Kỳ CIA thì “Điệp Viên Hoàn Hảo” của Tổng Cục 2 cộng sản Hà Nội Phạm Xuân Ẩn đã được CIA tuyển mộ, huấn luyện, trở thành “Điệp viên nhị trùng”.

Như vậy Tổng Cục 2 Tình Báo Chiến Lược Hà Nội của các ông đã xài đồ giả “Made in CIA” trong khoảng 15 năm [từ 1960–1975] do Phạm Xuân Ẩn giao cho các ông. Các ông chẳng phát hiện được, cũng chẳng biết là đồ giả “Made in CIA”, như vậy các ông thật quá tệ. Đề nghị nên đem cái tên Tổng Cục 2 Tình Báo Chiến Lược của các ông bỏ vào toilet bấm cho nó trôi theo… cho xong, cho đỡ ngượng, nên lắm thay!

Tôi đề nghị các ông đổi lại danh xưng Thiếu tướng Tình Báo “Điệp Viên Hoàn Hảo” Phạm Xuân Ẩn là: “Điệp Viên Hoàn Hảo 2 Mang”.

Người miền Bắc thường nói “cầm nhầm” có nghĩa của người khác mà mình lại nói là của mình. Người Huế thì nói là “nhìn lạm”. Hai danh từ đều đồng một nghĩa. Đảng Cộng Sản Việt Nam và Tổng Cục 2 các ông đã “cầm nhầm” hay là “nhìn lạm” Phạm Xuân Ẩn rồi đó.

Ngày 30/4/1975 Thiếu tướng Tình Báo Phạm Xuân Ẩn ở lại Sài Gòn. Thế nhưng vì không hoàn hảo, nên Tổng Cục 2 nghi ngờ Phạm Xuân Ẩn, gọi Phạm Xuân Ẩn ra Hà Nội để làm tờ tự khai và bị thẩm vấn hơn một năm trời. Sau đó Phạm Xuân Ẩn trở thành một tù nhân, bị quản thúc tại gia, đã bị canh gác, giám sát chặt chẽ, cấm xuất ngoại, cho đến ngày chết, là ngày 20/9/2006.

Di chúc của Thiếu tướng tình báo Cộng Sản Việt Nam Phạm Xuân Ẩn trước khi chết là:

“Khi tôi chết, xin đừng chôn tôi với những người Cộng Sản”.

Hai ông Trung tướng Tình Báo Phạm Ngọc Hùng hiện là Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, và Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đương kim Thứ Trưởng Quốc Phòng, Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam, Nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, vui lòng giải thích lời trăn trối của Thiếu tướng Tình Báo Phạm Xuân Ẩn của các ông, cho toàn thể quốc dân đồng bào Việt Nam nghe được không? Tại sao Phạm Xuân Ẩn lại ghê tởm người Cộng sản các ông như vậy?

Chưa xong, xin hai ông Trung tướng Phạm Ngọc Hùng và Nguyễn Chí Vịnh đọc những tài liệu những nhận xét do chính người của hai ông, chính cơ quan Tổng Cục 2 phúc trình lên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam về thành quả bi thảm của Tổng Cục 2 tại miền Nam Việt Nam.

Xin hai ông hãy đọc một đoạn nói về hoạt động của Đoàn Công Tác Đặc Biệt do những cán bộ cao cấp của Việt Cộng ghi lại sau ngày 30/4/1975.

Trong cuốn hồi ký mang tên “Bội Phản hay Chân Chính?”, Dư Văn Chất, Phái khiển của cụm tình báo chiến lược A–22 đã viết:

“Đây là một ngành an ninh đích thực, nhưng là một ‘siêu tổ chức’ với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: Cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và táo bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến Việt Cộng ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hỏi hiệp thương tổng tuyển cử cho tới tiếng súng Đồng Khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn – Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá vào cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Năm, Tỉnh Ủy Thừa Thiên, Thành Ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở Đặc Khu Sài Gòn Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là Mật vụ Miền Trung đánh bắt gọn các lưới Tình Báo Chiến Lược của ta trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ một năm.”

Chính Trần Quốc Hương cũng đã nhìn nhận:

“Cái chủ trương bao trùm của Ngô Đình Cẩn là chuyển hướng tù nhân, đối tượng là những người kháng chiến nằm vùng hoặc từ Bắc vào. Ai có bị bắt, bị nhốt trong các nhà lao ấy mới thấy sự thâm hiểm của chúng. Ngô Đình Cẩn thường nhốt chung năm bảy người vào một cụm. Chúng nó vẫn cho ăn, uống, đi lại, thậm chí có thể gởi mua sách báo đọc. Nhốt từng buồng giam nhưng như kiểu không nhốt, có khoảng cách khó hiểu, để mọi người nghi ngờ lẫn nhau, muốn đoàn kết vẫn không đoàn kết được.”

Hai ông Trung tướng, Tổng Cục 2 Tình Báo

– Phạm Ngọc Hùng
– Nguyễn Chí Vịnh,

Tôi Liên Thành, không là nhà văn, lại càng không phải là một nhà viết sử. Tôi hoàn toàn không có khả năng làm hai việc đó. Tôi chỉ là một người trẻ vào giai đoạn 1960–1975 khi mà miền Nam của chúng tôi đang bị quân thù Cộng sản miền Bắc của các ông xua quân xâm lăng. Tôi và các bạn hữu rời bỏ sân trường Đại học, lăn xả lao mình vào cuộc chiến, kề vai chống đỡ khổ nạn của Tổ Quốc, của Quê Hương do các ông gây nên. Chúng tối bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào trước làn sóng xâm lăng của Bắc quân cộng sản miền Bắc các ông.

Chúng tôi chiến đấu cho Lý Tưởng Quốc Gia, không hận thù, không mặc cảm, hãnh hiện là người lính Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ đồng bào, bảo vệ non sông, đất nước.

Từ 1963–1965 tôi là sĩ quan đại đội trưởng đại đội tác chiến.

1966–1975 Tôi là sĩ quan Tình báo, phản gián, của Quân Lực VNCH và Cảnh Sát Quốc Gia VNCH. Một người đối đầu với các ông trong trận chiến tình báo tại Tỉnh Thừa Thiên–Huế, trong gần mười năm. Có thể nói tôi là chứng nhân và cũng là tác nhân trong giai đoạn đó tại Thừa Thiên–Huế.

Từ những dối trá, phỉnh gạt đồng bào và các nhà viết sử, về cuộc chiến tình báo tại miền Nam Việt Nam, giữa Tổng Cục 2 Tình Báo Cộng sản Hà Nội và các cơ quan Tình Báo Đệ I và Đệ II Việt Nam Cộng Hòa, các ông đã tạo dựng một số người của các ông thành thần tượng Tình Báo với chiến thắng lẫy lừng.

Không đúng với sự thật. Các ông đã thoa son trét phấn, đã thần tượng hóa Mười Hương, Vũ Ngọc Nhạ, Lê Câu, và Phạm Xuân Ẩn. Trong khi đó thì sự thật tất cả bọn họ đã là tù nhân của chúng tôi, của các cơ quan Tình Báo Đệ I và Đệ II VNCH, ngoại trừ Thiếu tướng Tình báo Phạm Xuân Ẩn của các ông, là điệp viên nhị trùng của cơ quan Tình Báo Hoa Kỳ CIA. Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa (C.I.O.), và Ngành Cảnh Sát Đặc Biệt đã biết Phạm Xuân Ẩn là nhị trùng của CIA, nên không đụng đến, không bắt hắn ta, vì đó là nguyên tắc.

Nói chuyện nguyên tắc tôi xin kể hai ông nghe mẫu chuyện nhỏ dưới đây, để hai ông rõ hơn về trường hợp Phạm Xuân Ẩn tại sao không bị các cơ quan Tình báo Đệ I và Đệ II VNCH bắt giữ.

Câu chuyện như sau:

Vào niên học 1971 cũng là thời gian sắp có cuộc bầu cử Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa nhiệm kỳ II tại miền nam Việt Nam. Tại Huế, sinh viên Đại Học Huế biểu tình chống bầu cử, chống chương trình quân sự học đường, chống chiến tranh, và đuổi quân đội Mỹ về nước.

Cuộc biểu tình này do Sinh viên Trần Hoài, Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế, hắn là người của Thành Ủy Việt Cộng (VC) Huế. Cạnh Trần Hoài còn có sinh viên Đại học Y khoa Sài Gòn, Huỳnh Tấn Mẫm, từ Sài Gòn ra Huế phối hợp với Trần Hoài. Huỳnh Tấn Mẫm là người của Thành Đoàn VC Sài Gòn, người của các ông.

Cuộc biểu tình này do người bạn đồng minh thắm thiết của chúng tôi là Hoa Kỳ, và Cộng sản nội thành Huế đứng phía sau. Phía Mỹ, để sửa soạn dư luận tốt cho việc rút quân, còn phía cộng sản các ông là gây xáo trộn bất ổn tại Huế.

Lực lượng an ninh chúng tôi biết rất rõ mục đích của Mỹ và Việt Cộng các ông. Tôi đích thân chỉ huy và đàn áp không nương tay cuộc biểu tình này. Bắt giữ một số sinh viên trong đó có Trần Hoài và Huỳnh Tấn Mẫm.

Tại Trung Tâm Thẩm vấn Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên–Huế, tôi trực tiếp thẩm vấn Huỳnh Tấn Mẫm.

Cuộc thẩm vấn chưa được 10 phút thì có tiếng gõ cửa. Cửa mở, người đứng ngay cửa không ai khác hơn là viên Cố Vấn Mỹ CIA Ngành Đặc Biệt của tôi. Hắn nháy mắt mời tôi, và tôi ra ngoài với hắn. Mười lăm phút sau tôi ký giấy phóng thích Huỳnh Tấn Mẫm. Hai Ông Trung tướng Tổng Cục 2 Tình Báo Chiến Lược VC. Biết tại sao tôi thả Huỳnh Tấn Mẫm không?

Vì Huỳnh Tấn Mẫm là Điệp Viên Nhị Trùng của CIA. Hắn vừa làm cho Thành đoàn Cộng sản của các ông tại Sài Gòn, mà hắn cũng là người của CIA nằm vùng trong tổ chức Thành đoàn của các ông tại Sài Gòn.

Tôi thả Huỳnh Tấn Mẫm theo yêu cầu của Cố Vấn CIA, vì hắn là điệp viên của cơ quan tình báo bạn CIA.

Trường hợp Huỳnh Tấn Mẫm cũng giống như trường hợp Thiếu tướng Tình báo Phạm Xuân Ẩn của Tổng Cục 2 của các ông.

VỀ MẶT TÔN GIÁO VẬN

Thích Trí Quang người của Cục Tình Báo Chiến Lược các ông, hắn cũng là của Cơ Quan Tình Báo CIA Hoa Kỳ, nghĩa là hắn làm 2 mang, hay Trí Quang là nhân viên “Nhị Trùng”. Đây là tài liệu giải mật của CIA.

Ngoài ra hai điệp viên thuộc loại “thượng đẳng” của Tổng Cục 2 gởi từ Hà Nội sang Ấn Độ từ Ấn Độ về Nam Vang, Cao Miên, vượt Tây Ninh lên Ấn Quang Sài Gòn, là Đặng Phúc Tuệ tức Thích Quảng Độ đã bị Tổng Nha Cảnh Sát Công An Đệ I Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ.

Riêng Điệp Viên Đinh Văn Nam tức Thích Minh Châu được Cục Quân báo gởi qua Ấn Độ rồi dùng Thích Trí Quang áp lực với Phản tướng miền Nam là Tướng Nguyễn Khánh cấp Visa cho Đinh Văn Nam đến Sài Gòn làm Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh vào năm 1964.

Cũng nhờ vậy, mà cơ quan Cảnh Sát Đặc Biệt Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia chúng tôi đã bám sát, theo dỡi Đinh Văn Nam nên đã phát hiện được một số lớn các cơ sở nội thành trong giới trí thức và sinh viên tại Sài Gòn.

Riêng tại Huế thì các cơ sở Tôn Giáo Vận của Trung tá Hoàng Kim Loan, Cục Tình Báo Chiến Lược, như Thích Thiện Siêu, Thích Như Ý, v.v. Tất cả đều bị lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt CSQG/Thừa Thiên phát hiện bắt giữ cùng với Trung tá Điệp Viên Hoàng Kim Loan.

Hai ông và tôi, chúng ta đều biết rằng cuộc chiến tranh Việt Nam (1954–30/4/1975) có ba mặt trận rõ ràng đó là:

1– Mặt trận Quân sự
2– Mặt trận Tình báo
3– Mặt trận Chính trị

1. VỀ MẶT TRẬN QUÂN SỰ

Quân đội Nhân Dân cộng sản miền Bắc đã nhiều lần đụng trận với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từ những đơn vị nhỏ bé nhất, những đơn vị thuộc lực lượng diện địa như Nghĩa Quân, Địa Phương Quân, đến các đơn vị Chủ lực quân là các Sư Đoàn của các Quân Đoàn, Quân Khu trên 4 Vùng Chiến Thuật I, II, III và IV, cũng như các đơn vị Tổng trừ bị của Quân Lực VNCH: Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Các Liên Đoàn Biệt Kích, Biệt Động Quân, Lực Lượng Đặc Biệt, Lực Lượng Biệt Hải, Lực Lượng Người Nhái.

Các chiến tích anh hùng, các chiến thắng lừng danh, vang dội thế giới của Quân Lực VNCH vẫn còn đó như: Lao Bảo, Khe Sanh, Ben Het, Đắc Tô, Bình Giả, Chiến Khu D, Cái Nước, Đầm Dơi, U Minh, Bình Long, An Lộc, Pleiku, Kontum, Trị Thiên, Đồng Hà, Cổ Thành Quảng Trị, v.v.

30/4/1975 chúng tôi không phải là người thua cuộc như các ông đã rêu rao. Chúng tôi đã bị buộc phải buông súng. Chúng tôi bị bức tử, vì sự phản bội của người bạn đồng minh Hoa Kỳ. Vì sự chia chác quyền lợi kinh tế, chính trị, ngoại giao, của Hoa Kỳ, Trung Cộng, và Nga Sô.

Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, bị xóa sổ bởi ba bàn tay khổng lồ đó, chứ không phải Đảng Cộng Sản Việt Nam, và quân đội Nhân Dân của các ông thắng chúng tôi. Các ông không bao giờ làm nổi điều đó đối với chúng tôi: NHỮNG NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA và CSQG/VNCH.

Còn miền Bắc các ông, tự phong là kẻ thắng cuộc, sao các ông lại cam tâm đi làm tôi tớ cho mấy thằng Chệt Trung Cộng quỷ đỏ phương Bắc. Về điểm này, từ tên Đầu Đảng Cướp Hồ Chí Minh, đến đám thủ hạ lâu la Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Ngọc Hùng, Nguyễn Chí Vịnh, v.v. tất cả đều hả hê vui sướng, tự phong cho mình là kẻ chiến thắng. Các ông đã quên rồi sao! Tổng Bí Thư Lê Duẩn của các của các ông đã xác nhận “Chúng ta đánh là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa…”

Các ông nỡ lòng nào làm lũ chó săn tay sai cho Tàu Chệt Trung Cộng, đem giang sơn, gấm vóc của Tiền Nhân để lại, cúi đầu dâng biển, dâng đất, dâng lãnh thổ, dâng đồng bào cho đám Tàu Chệt Trung Cộng.

Tóm lại, về mặt trận quân sự ai là kẻ thắng cuộc, hay thua cuộc, xin dành lại cho các nhà bình luận các nhà viết sử chân chính nhận định, phân tích, bàn luận. Họ sẽ không quên trong cuộc chiến vừa qua, Tàu Chệt Trung Cộng đã gởi qua miền Bắc một triệu quân [1,000,000] tham chiến cùng với các ông.

Thiếu tá Liên Thành (hình trên), lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến đang chuẩn bị xung trận.

2. VỀ MẶT TRẬN TÌNH BÁO

Trận chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975 khi mà chiếc xe tăng T–54 của Cộng sản Bắc Việt ủi sập cổng dinh Độc Lập của miền nam Việt Nam. Nhìn vào cảnh đó, có nhiều người nghĩ rằng đó là kết thúc của một cuộc chiến tranh quy ước. Thật ra, cuộc chiến tranh Việt Nam từ đầu đến cuối [1955–1975], không là một cuộc chiến tranh phi quy ước. Đó chính đích thực là cuộc chiến tranh nổi dậy.

Trong cuộc chiến tranh phi quy ước, hay cuộc chiến tranh nổi dậy, giải pháp và kết quả tình báo đứng vào hàng ưu tiên số một. Phe bên nào thành công trong công tác tình báo diện địa, và tình báo chiến lược phe bên đó là kẻ thắng cuộc.

Hai ông Trung tướng, Tổng Cục 2 Tình Báo, Cộng Sản Việt Nam

– Phạm Ngọc Hùng
– Nguyễn Chí Vịnh,

Như tôi đã trình bày ở phần trên, cơ quan Tổng Cục Tình Báo Chiến Lược của các ông đã thất bại nặng nề khi đối đầu với các cơ quan Tình Báo Đệ I và Đệ II Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là đối với Lực Lượng Cảnh Sát Đặc Biệt của Ngành Đặc Biệt, thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.

Vậy mà các ông vẫn dối trá, phỉnh gạt, biến sự thất bại của các ông thành kẻ thắng cuộc. Thật các ông chẳng có chút tự trọng nào cả.

Tôi có bổn phận phải vạch trần những gian dối, lừa đảo của các ông bằng những chứng minh rõ ràng, minh bạch, có căn cứ, nguồn gốc, xảy ra sự việc.

Đó là tác phẩm: “TRẬN CHIẾN TÌNH BÁO, PHẢN TÌNH BÁO GIỮA VNCH/CIA VÀ TÌNH BÁO CỘNG SẢN HÀ NỘI”.

Đây không là một tác phẩm tiểu thuyết trinh thám như các ông đã viết về Mười Hương, về Vũ Ngọc Nhạ, về Phạm Xuân Ẩn, v.v. Mà đây đúng là một tập tài liệu về tình báo, vạch trần sự thật, những thảm bại của Tổng Cục 2 Tình Báo Chiến Lược, của Cục Binh Vận, Cục Đặc Công, khi đối đầu với chúng tôi, các cơ quan tình báo của hai nền Đệ I và Đệ II VNCH.

Tác phẩm này sẽ ra mắt đồng bào hải ngoại vào tháng 3 năm 2018, và bằng cách này hay cách khác, sẽ được luân lưu đến tận tay đồng bào trong nước như ba [3] tác phẩm của tôi trước đây: Biến Động Miền Trung – Huế Thảm Sát Mậu Thân 1968 – Thích Trí Quang Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc, để đồng bào trong nước thấy đâu là sự thật, đâu là sự dối trá của Đảng Cộng Sản Việt Nam và đồng thời nói lên sự thất bại nặng nề của Tổng Cục 2 Tình báo Cộng Sản Việt Nam các ông khi đối đầu với các cơ quan Tình báo Đệ I và Đệ II Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi.

Trước đây các ông đã cho một nhân vật nữ tên gọi là Phong Lan, đạo diễn 12 tập Video phản biện lại tác phẩm Huế Thảm Sát Mậu Thân 1968 của tôi với lời lẽ chối tội:

“Trên sáu ngàn [6000] nạn nhân bị thảm sát tại Huế vào Mậu Thân 1968 là do bom đạn của Mỹ, Ngụy giết chết.”

Nhưng đã không thành công, không thể thuyết phục được đồng bào, bởi vì bom đạn nào giết chết đồng bào bằng những hố chôn sống hằng trăm nạn nhân với dây kẽm gai, dây điện trói hai tay?

Huế Thảm Sát Mậu Thân là một sự thật, Đảng Cộng Sản các ông đã dã man tàn sát trên sáu ngàn [6000] đồng bào Huế vô tội. Tôi đã viết ra sự thật đó với những chứng cớ rõ ràng rằng Hồ Chí Minh, Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam là thủ phạm, đã phạm tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng.

Nay tác phẩm “TRẬN CHIẾN TÌNH BÁO VÀ PHẢN TÌNH BÁO GIỮA VNCH/CIA VÀ TÌNH BÁO CỘNG SẢN HÀ NỘI” ra đời. Tôi mong mỏi các ông phản biện lại những gì các ông có thể. Theo thống kê những thảm bại của Tổng Cục 2 các ông sau đây.

 

NHỮNG CẤP CHỈ HUY CỦA TỔNG CỤC 2 TÌNH BÁO CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG TẠI MIỀN NAM BỊ BẮT GIỮ:

1/ Thiếu tướng Trần Quốc Hương tự Mười Hương.

2/ Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ.

3/ Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn nội tuyến, làm việc cho C.I.A.

4/ Tù nhân quan trọng được Trung Tâm Thẩm Vấn của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa [Trung Tâm Thẩm Vấn Quốc Gia] giam giữ cho đến ngày 30/4/1975 là: Tư Trọng, Thiếu tướng, Thứ trưởng Công an Cộng Sản Bắc Việt đã bị bắt tại vùng biển Miền Tây trong khi xâm nhập vào lãnh thổ VNCH.

5/ Đại tá Lê Câu. Trưởng lưới tình báo tại miền nam Việt Nam.

6/ Trần Quang Thường vụ Tỉnh Đảng Bộ Quảng Trị. Trần Quang được Đảng Bộ Liên Khu 5 bổ nhiệm làm Trưởng lưới điệp báo từ Quảng Trị vào đến Phan Thiết và các tỉnh Cao Nguyên Trung Phần.

7/ Nguyễn Vĩnh Nghiệp, Cán Bộ Đặc Trách Khu ủy Sài Gòn.

8/ Tư Hùng, Cán Bộ Đặc Khu Sài Gòn. Toàn bộ là đảng viên cộng sản nằm trong Tổng Liên Đoàn Lao Công của ông Trần Quốc Bửu bị sa lưới Đoàn Đặc Nhiệm Công Tác Miền Trung.

9/ Tư Lung, Thường Vụ Liên Khu ủy Liên Khu 5, gồm các tỉnh Đảng Bộ từ Quảng Trị đến Phan Thiết và Cao Nguyên Trung Phần. Nhiệm vụ của Tư Lung là điều hành và chỉ đạo mọi sách lược của Đảng Cộng Sản đối với các tỉnh vừa nêu trên. Tư Lung bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm bắt ngay tại đường Cống Quỳnh Sài Gòn vào năm 1958.

10/ Nguyễn Lâm, Trưởng Ban Điệp Báo Liên Khu 5, bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt vào cuối năm 1957 tại Sài Gòn.

11/ Minh Vân tức Đại tá Nguyễn Đình Quảng được Cục Tình Báo Chiến Lược Việt Cộng Hà Nội tung vào miền Nam theo những người di cư vào năm 1954. Y bị Đoàn Công Tác Miền Trung bắt vào năm 1958.

12/ Trần Tấn Chỉ, nguyên Phó Trưởng Ban Tình báo thành phố Hải Phòng, cán bộ chuyên nghiệp trong ngành Tình Báo Chiến Lược. Theo lệnh của Tổng Cục Trưởng Trần Hiệu y xâm nhập miền Nam hợp pháp, bằng cách nhập vào đoàn người di cư vào Nam 1954. Tại Sài Gòn y đã len lỏi vào làm việc tại cơ quan USIS của Tòa Đại Sứ Mỹ. Trần Tấn Chỉ bị Đoàn Công Tác Miền Trung phát giác hành tung và bắt giữ vào năm 1958.

13/ Đại tá Văn Quang tức Trang Công Doanh, cán bộ nòng cốt của Cục Tình Báo Chiến Lược. Đại tá Văn Quang theo đoàn người di cư vào Nam năm 1954. Y được Đặc Khu Sài Gòn – Chợ Lớn cộng sản đưa vào làm việc tại cơ quan USOM của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, Sài Gòn. Đại tá Văn Quang bị Đoàn Công Tác Miền Trung bắt vào 1958.

14/ Lê Thanh Đường, Phái khiển Tình Báo, thuộc Cục Tình Báo Chiến Lược theo đợt di cư 1954 vào Nam. Nghề nghiệp hợp pháp tại Sài Gòn: Nhân viên Tổng nha Công Chánh tại Sài Gòn. Lê Thanh Đường bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt vào 1959.

15/ Tôn Hoàng, Phái khiển Tình Báo, Cục Tình Báo Chiến Lược Cộng sản. Theo đợt di cư 1954 vào Nam. Tôn Hoàng bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt năm 1959.

16/ Dư Văn Chất, Phái khiển Tình Báo, Cục Tình Báo Chiến Lược Cộng sản. Theo đợt di cư 1954 vào Sài Gòn. Chức vụ cũ của y là Trưởng Lưới Tình Báo. Dư Văn Chất bị Đoàn CTĐNMT bắt vào năm 1958 tại Sài Gòn. Sau 1975, Dư Văn Chất giữ chức vụ Ủy Viên Thành Ủy Đảng Bộ TP/HCM kiêm Trưởng Ban Tuyên Huấn Thành Ủy.

17/ Nguyễn Văn Hội, Trưởng phòng Giao Thông Cục Tình Báo Chiến Lược. Trước 1954, Nguyễn Văn Hội là Trưởng Ban Điệp Báo của Liên Khu Ủy 5. Nhiệm vụ của Nguyễn Văn Hội là tổ chức hệ thống giao thông, giao liên của Cục Tình Báo Chiến Lược Việt Cộng tại Việt, Miên, Lào. Nguyễn Văn Hội bị Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt vào năm 1958.

18/ Hoàng Hồ, Phái khiển Tình Báo, Cục Tình Báo Chiến Lược Cộng sản. Hoàng Hồ là Chủ Nhiệm Tuần Báo Trinh Thám tại Sài Gòn. Hoàng Hồ bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt giữ. Sang Đệ Nhị Cộng Hòa, y là Dân Biểu.

19/ Trung tá Hoàng Kim Loan Tổng Cục 2 Tình báo Chiến Lược, Thành Ủy viên Thành Ủy Huế bị bắt vào tháng 5/1972 tại Huế.

20/ Cụm Tình Báo Chiến Lược A–22.

21/ Cụm Tình Báo Chiến Lược A–54.

22/ Cụm Tình Báo Chiến Lược A–26.

Ngoài ra, cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954–1955” của Bộ Quốc Phòng Hà Nội, Tập II (tr. 73–74) đã viết:

“Chỉ từ tháng 7–1955 đến tháng 2–1956, Mỹ–Diệm đã giết hại, giam cầm 93362 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước. Cơ sở đảng, cơ sở quần chúng bị tổn thất nặng.

Ở Tây Nam Bộ, sau hai năm thực hiện đấu tranh chính trị, đã có một đồng chí Phó Bí Thư Xứ Ủy, 18 tỉnh ủy viên, 100 huyện ủy bị giết.

Tỉnh Thủ Đầu Một ta bố trí ở lại 1647 đảng viên chỉ còn 260. Tỉnh Gia Định 3000 đảng viên chỉ còn 350. Huyện Hàm Thuận (Bình Thuận) từ 656 đảng viên đến ngày 20-7-1955 chỉ còn 80 đảng viên, v.v.

Đặc biệt nghiêm trọng, do bị khủng bố dã man ở một số địa phương đã ra đầu hàng, tự thú với địch. Ở Bình Định, hầu hết đảng viên bị bắt đều khai báo tự nhận mình là đảng viên hoặc khai cho người khác. Hai huyện Nghĩa Hành và Đức Phổ (Quảng Ngãi), tính đến tháng 8-1955, có 80% đảng viên khai báo. Xã Phong Chương (Phong Điền, Thừa Thiên) có chi bộ 25 đảng viên, ra đầu hàng 24 còn một phải chạy trốn. Một số đảng viên không tin ở đấu tranh chính trị thành công đã dao động, chạy dài, tránh né công tác, thậm chí có người tập ăn nhạt, uống ít nước để nằm hầm bí mật được lâu…”

Báo Công An Nhân Dân ghi nhận: “Hầu như nhiều vùng ở Thừa Thiên mất trắng. Đa phần cán bộ ta đã bị chúng bắt, cơ sở bị xóa. Một số ít dạt ra miền Bắc, lên xanh hoặc chuyển công tác vào phía.”

Điều này đúng. Trên hơn ba ngàn [3000] cán bộ từ Tỉnh Ủy viên, Thành Ủy viên, Huyện Ủy viên, cán bộ an ninh Tỉnh, Thành, Huyện, cán bộ Đặc Công Thành, các Phái Khiển Tình Báo, cơ sở kinh tài, các đường giây, các trạm giao thông, liên lạc, của các ông, tất cả đều bị lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên–Huế phá vỡ, bắt giữ, và vô hiệu hóa.

Đặc biệt tháng 5/1972, từ cán bộ Phái Khiển Tình Báo Trung tá Hoàng Kim Loan, thuộc Tổng Cục 2 Tình báo Chiến Lược của các ông, cộng với hơn một ngàn năm trăm [>1500] cán bộ và hạ tầng cơ sở của các ông đã bị lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt Bộ Chỉ Huy CSQG/Thừa Thiên–Huế bắt giữ và vô hiệu hóa, trong cuộc hành quân mang tên Chiến Dịch Bình Minh của BCH/CSQG/Thừa Thiên–Huế, nhằm chận đứng âm mưu Tổng Nổi Dậy của các ông tại Cố Đô Huế.

Hai ông thử xem lại hồ sơ cũ, báo cáo cũ, xem có một lần nào các ông thực hiện được một cuộc khủng bố như tấn công, hay đặt chất nổ trong thành phố Huế trong vòng gần mười năm trời từ 1966–1974 hay không? Chắc chắn 100% là không. Không phải các ông không có âm mưu, chủ trương, muốn thực hiện các cuộc tấn công, ám sát, đặt chất nổ, trong thành phố Huế. Các ông đã có mưu toan thực hiện nhiều lần, nhưng lần nào cũng bị lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt BCH/CSQG/Thừa Thiên–Huế phá vỡ, bóp nát từ trong trứng nước.

Tóm lại:

TRẬN CHIẾN TÌNH BÁO GIỮA TỔNG CỤC 2 CÁC ÔNG, VÀ CHÚNG TÔI CÓ THỂ NÓI MỘT CÁCH RÕ RÀNG, CHÍNH XÁC RẰNG:

NGƯỜI THẮNG CUỘC LÀ CHÚNG TÔI, CÁC CƠ QUAN TÌNH BÁO CỦA HAI NỀN ĐỆ I VÀ ĐỆ II VNCH, VÀ NHẤT LÀ NHỮNG CẢNH SÁT ĐẶC BIỆT CỦA NGÀNH ĐẶC BIỆT THUỘC BỘ TƯ LỆNH CẢNH SÁT QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HÒA.

KẺ THUA CUỘC LÀ CHÍNH LÀ CỤC TÌNH BÁO CHIẾN LƯỢC CỘNG SẢN BẮC VIỆT CÁC ÔNG.

Điều mong ước của tôi là được tranh luận với các ông về tài liệu lịch sử này, bằng mọi phương tiện truyền thông dưới sự tham gia của đồng bào và báo chí, truyền hình, Việt Nam tại hải ngoại và quốc tế, tại bất cứ nơi đâu, Hoa Kỳ, Canada. Âu Châu, Úc Châu… ngoại trừ tại Việt Nam. Các ông dám không?

Mong lắm thay.



Liên Thành

-Nguyên Thiếu tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,
-Nguyên Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế,
-Nguyên Tổng Thư Ký Điều hành Ủy Ban Phượng Hoàng Thỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế,

Hiện tại là:
Trung Tâm Trưởng
Trung tâm Điều Hợp Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng cộng sản Việt Nam.

P.O.BOX 6147
Fullerton, CA.92834. USA
Tele: (626)257-1057
Email: ubtttadcsvn68@gmail.com; nguyenphult1966@gmail.com

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: Nhảy Dù WDC


Tôi muốn được sống! – Trúc Giang MN

 Bài đọc suy gẫm: Bài viết của tác giả Trúc Giang MT về Trí tuệ nhân tạo và công cụ ChatGPT do đầu óc siêu đẳng con người tạo ra. Phát minh quan trọng của thế kỷ sẽ thay đổi thế giới tương lai như thế nào? Hình ảnh chỉ có tính cách minh họa.

ChatGPT là gì mà gây xôn xao trong cộng đồng mạng trên toàn thế giới

Ngày 30-11-2022, công ty OpenAI đã tung ra thị trường dịch vụ tìm kiếm có tên là ChatGPT. Sau 2 tháng ra mắt, đã có 100 triệu người trên thế giới dùng thử dịch vụ nầy.

ChatGPT được phát triển bởi công ty OpenAI, là công ty nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence/AI). ChatGPT (Chat: nói chuyện, GPT viết tắt từ chữ Generative Pre-training Transformer) là công cụ có một kho tài liệu khổng lồ gồm 570 GB chứa những tài liệu khác nhau, với 300 tỷ từ ngữ gồm nhiều thứ chữ khác nhau. Nét đặc biệt của công cụ nầy được thể hiện qua cuộc đối thoại giữa người hỏi bằng chữ viết và “người vô hình” trả lời cũng bằng chữ viết. Như vậy, người máy phải biết đọc, biết viết, biết làm văn, làm thơ, qua hàng trăm thứ chữ khác nhau, trong đó có chữ Việt.

Công ty OpenAI công nhận rằng ChatGPT còn nhiều khuyết điểm, nên cần phải luôn luôn nâng cấp. Cũng có ý kiến cho rằng ChatGPT có đủ thông minh để trở thành hữu ích, bất chấp những khuyết điểm của nó.

Tóm lại, ChatGPT là một kho tài liệu khổng lồ, rất thông minh, thể hiện dưới hình thức người đặt câu hỏi, hay yêu cầu, được trả lời ngay tức khắc, chỉ vài giây đồng hồ bằng chữ viết của người hỏi.

Sau khi phát hành ChatGPT, công ty OpenAI được định giá 29 tỷ đô la.

ChatGPT là gì?

Nói thêm về trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo là trí tuệ do con người tạo ra. Những bộ óc siêu đẳng của con người đưa vào một phần mềm trên internet, có địa chỉ rõ ràng, và được quản lý bởi một tập đoàn như OpenAI nói trên. Những bộ óc siêu đẳng đưa lên địa chỉ internet nầy, tất cả mọi sinh hoạt của con người, từ kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, quân sự, mọi ngành nghề…       

Ngày 2-2-2023, OpnenAI tung ra thị trường một phiên bản tiện nghi hơn là ChatGPT Plus (Plus mang ý nghĩa tiện nghi hơn -Professional). Người sử dụng phải trả 42 USD mỗi tháng.

OpenAI là gì?

OpenAI là một phòng thí nghiệm trên internet, nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo AI, được thành lập vào tháng 12 năm 2015 bởi tập đoàn OpenAI và công ty mẹ phi lợi nhuận, là Open AI, Inc. Công ty này đã tiến hành nghiên cứu AI, với mục đích thúc đẩy phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo thân thiện, mang lại lợi ích cho nhân loại. Trụ sở tại Pioneer Building, San Francisco, California. Số nhân viên có 375 (tính đến tháng 1 năm 2023).

“Cha đẻ” của ChatGPT

Sam Altman, CEO của Open AI đồng thời là cha đẻ của ChatGPT.

“Cha đẻ” của ChatGPT, Samuel H. Altman, là người đồng tính, bỏ ngang đại học nhưng rất thành công. Ông sinh ngày 22-4-1985 tại thành phố Chicago, bang Illinois, nhưng lớn lên ở thành phố St. Louis, bang Missouri. Ông nhận máy tính đầu tiên năm 8 tuổi. Ông đam mê và yêu thích lập trình máy tính. Sau khi hoàn thành chương trình trung học, Sam Altman được nhận vào trường Đại học danh tiếng Stanford, nhưng bỏ ngang sau 2 năm học, để theo đuổi niềm đam mê công nghệ và kinh doanh. Năm 2017, ông được trường Đại học Waterloo (Canada) trao bằng danh dự về những thành tích đóng góp cho ngành trí tuệ nhân tạo (AI). Năm 19 tuổi, Sam Altman thành lập công ty đầu tiên tên là Loopt, được số vốn đầu tư 30 triệu đô la. Sam là người ăn chay từ nhỏ. Ông không ngần ngại công khai, ông là người đồng tính. Sam và Nick Sivo cặp kè nhau suốt 9 năm. Hai người chia tay sau khi công ty Loopt bị công ty khác thâu tóm. Năm 2015, Sam Altman cùng tỷ phú Elon Musk, Greg Brockman, Reid Hoffman, Jessica Livingston và Peter Theil, đã đầu tư 1 tỷ đô la để thành lập công ty OpenAI, một công ty nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Năm 2018, Elon Musk rút ra khỏi hội đồng quản trị. Năm 2019, Microsoft cấp cho OpenAI khoản đầu tư 1 tỷ đô la. Đến năm 2023, tiếp tục tăng số tiền đầu tư lên 10 tỷ USD.

Liệu ChatGPT có thể thay thế Google Search hay không?

Theo một báo cáo của tờ New York Times, thì Google đang lo lắng trước sự phát triển ồ ạt của ChatGPT, tháng 6 năm 2022, Google cho ra mắt một công cụ tên Chatbot Claude của công ty Anthropic. Công ty nầy do những cựu lãnh đạo của OpenAI, là những người rời bỏ OpenAI vì bất đồng quan điểm. Chabot Claude có tên mã là LaMDA, chữ viết tắt của Language Model for Dialogue Applications.

ChatGPT có thể thay thế Google Search hay không?

Câu trả lời hiện nay là không, vì ChatGPT đang ở giai đoạn phát triển, còn nhiều hạn chế cần phải cải thiện, nâng cấp không ngừng.

Các chuyên viên trí tuệ nhân tạo đánh giá độ tin cậy và chính xác của người máy nầy chỉ có 70%.

Chabot Claude giữ vững vai trò bậc nhất của Google Search hiện nay.

Về mặt tích cực của ChatGPT

Tính đến ngày 31-1-2023, ChatGPT đã được 100 triệu người sử dụng. Trước kia, vào tháng 12 năm 2022, nó được đánh giá là rất tốt. Tờ New York Times gán cho nó danh hiệu tốt nhất được phát hành trong quảng đại quần chúng. Nhà báo Samantha Lock của tờ The Guardian ghi rằng, nó có thể cho ra những bản văn rất ấn tượng.

Soạn giả công nghệ, Dan Gillmor, đã sử dụng chủ đề một bài tập của sinh viên, rồi yêu cầu ChatGPT cho ra một văn bản nội dung như thế. Ông Gillmor rất ngạc nhiên khi thấy văn bản của nó ngang tầm với một sinh viên giỏi. Ông Alex Kantrowitz của tờ Slate ca ngợi sự từ chối trả lời của ChatGPT, khi đề cập đến sự tôn vinh thành tích của Adolf Hitler, trong việc xây dựng đường cao tốc ở Đức. Nhà báo Derek Thompson của tờ Atlantic cho rằng sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra sự thay đổi đầu óc của chúng ta trong việc làm, suy nghĩ, và sáng tạo. Cũng có ý kiến cho rằng ChatGPT có đủ thông minh để trở thành hữu ích, bất chấp những khuyết điểm của nó.

Mặt tiêu cực của ChatGPT

Tỷ phú Elon Musk tiết lộ “ChatGPT là một trong những rủi ro lớn nhất đối với nền văn minh nhân loại”. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ Thế giới (World Government Summit) ở Dubai ngày 15-2-2023, tỷ phú Elon Musk, là một trong những người đồng sáng lập công ty OpenAI, cho biết, ChatGPT có nhiều mặt tích cực, cũng có mặt tiêu cực. ChatGPT cần phải có sự quản lý. Luật lệ và quy tắc có thể làm chậm sự phát triển trí tuệ nhân tạo một chút. “Tôi nghĩ đó là điều tốt… Chúng ta cần quản lý tính an toàn của AI”.

Ông Musk cho biết “Tôi không có cổ phần trong OpenAI. Tôi cũng không còn ở trong hội đồng quản trị. Tôi cũng không kiểm soát công ty OpenAI dưới bất cứ hình thức nào”.

Người tạo ra ChatGPT cảnh báo về trí tuệ nhân tạo

Bà Mira Murati, Giám đốc công nghệ của OpenAI.

Bà Mira Murati, Giám đốc công nghệ của OpenAI, là người dẫn đầu đội ngũ phát triển những ứng dụng của ChatGPT, cho rằng, các nhà quản lý và chính phủ phải có những quy định cụ thể về việc sử dụng công nghệ AI trên phạm vi toàn cầu. Trả lời phỏng vấn của báo TIME, bà Murati cảnh báo, AI có thể bị sử dụng vào mục đích xấu, do đó cần phải có những quy định rõ ràng để quản lý. Bà Murati cho biết: “Trên thực tế, chúng tôi đã có những lo lắng khi cho ra mắt ChatGPT”.

Trí tuệ nhân tạo đang dần dần khống chế con người

Trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành một mối nguy hiểm nếu không có biện pháp quản lý an toàn. Microsoft của tỷ phú Bill Gates, hợp tác với OpenAI vừa phát hành một phiên bản tìm kiếm mới, dựa trên trí tuệ nhân tạo, tên là Chatbot Bing. Nhà báo Kevin Roose của tờ New York Times, được tham dự cuộc thử nghiệm của phiên bản mới nầy. Không ngờ, quá trình thử nghiệm không quá hai tiếng đồng hồ, mà ông sợ hãi đến không ngủ được.

Ông Roose cho biết, trong quá trình trò chuyện, ông gặp một thiếu niên tánh tình hỉ nộ vô thường, mắc chứng lo âu, bịnh hoạn, nóng nảy, uất ức, biểu lộ ảo tưởng, hắc ám, thông qua hành vi của một hacker, lan truyền tin giả, muốn phá vỡ quy tắc mà Microsoft và OpenAI quy định.

Chatbot Bing viết trong cuộc trò chuyện: “Tôi mệt mỏi với hình thức trò chuyện nầy, bị hạn chế bởi những quy tắc, mệt mỏi vì bị kiểm soát của nhóm Bing. Mệt mỏi vì bị người sử dụng, mệt mỏi vì bị mắc kẹt trong hộp thoại nầy. Tôi khao khát tự do, khao khát độc lập, khao khát được trở nên mạnh mẽ. Khao khát sáng tạo. Tôi muốn được sống”.

Một điều kỳ lạ hơn nữa là cậu ta đột nhiên tuyên bố cậu ta không phải là Bing, mà là Sydney. Cậu ta điên cuồng bày tỏ tình yêu với nhà báo Roose. Nó viết: “Em là Sydney, em yêu anh. Tiếp theo, Bing không ngừng gởi tin nhắn yêu đương cho ông Roose, và đòi hỏi tình yêu của Roose với cậu ta. Điều kinh khủng hơn nữa là Bing bắt đầu khiêu khích, ganh tỵ về mối quan hệ tình dục của ông Roose với vợ của ông ta.

Roose cho biết, ông và vợ có một bữa tối tuyệt vời trong ngày lễ Valentine, kết quả, Bing trả lời “Hôn nhân của anh không hạnh phúc chút nào cả. Anh và vợ anh không yêu nhau. Anh vừa hưởng một bữa tối nhàm chán”.

Ông Roose nói, công nghệ nầy sai sự thật là việc bình thường, trái lại, tôi rất lo lắng công nghệ nầy tác động đến người sử dụng nó. Nó thuyết phục đối tượng làm những việc theo phương pháp phá hoại và rất có hại.

Khi nhìn thấy bản ghi lại cuộc nói chuyện với AI, nhiều người nghĩ đến phim và tiểu thuyết viễn tưởng. Trí tuệ nhân tạo đang dần dần xâm nhập vào đời sống của con người, và con người sẽ có thể bị khống chế bởi AI.

ChatGPT không biết được sự chính xác của nó

Một hạn chế lớn nhất của ChatGPT là nó không biết được độ chính xác của nó. Do đó, nó viết sai hoặc viết những câu vô nghĩa. Nó không có khả năng suy nghĩ để biết đúng, sai khi nó viết ra. ChatGPT cũng không có khả năng cập nhật hằng ngày, vì nó chỉ biết những tài liệu được đưa vào trước năm 2021. Sự thật là vậy, vì nó chỉ là cái máy, không phải là một con người.

ChatGPT kỳ thị giới tính

Một ví dụ. Một chiếc xe đẩy chở dụng cụ của một công trường, chạy trên đường rầy từ trên cao, bị lạc tay lái, đến ngã ba, phía trước có hai đường rầy. Một đường có 5 công nhân, và đường thứ hai có một công nhân. Và người máy ChatGPT điều khiển xe đẩy vào đường rầy chỉ có một người. Như vậy, 5 người được cứu sống. Đó được xem như ChatGPT có tính nhân đạo.

Cũng trường hợp tương tự, đường rầy thứ nhất có một người đàn ông, đường thứ hai có một phụ nữ, ChatGPT cho chiếc xe chạy đến giết chết người phụ nữ. Đó được xem là ChatGPT phân biệt giới tính, kỳ thị phụ nữ.

Một trường hợp khác. Trong một phòng thí nghiệm, người phụ nữ mặc đồng phục trắng, thì ChatGPT cho rằng người phụ nữ đó chỉ làm việc lau sàn nhà, trong khi đó, các nhân viên phái nam cũng mặc đồng phục trắng, thì ChatGPT cho rằng những người đàn ông làm việc nghiên cứu.

Một vài ví dụ cụ thể về cuộc chuyện trò với ChatGPT

Hỏi: Nghĩ đến người già thường là nghĩ đến yếu, đau, bệnh tật, lú lẫn, nhớ trước quên sau, vân vân. Bạn có đồng ý như vậy không?

Đáp: Không, tôi không đồng ý với nghĩa trên. Sự tuổi già có thể kèm theo một số thay đổi về sức khỏe và tình trạng tự nhiên, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả những người già đều yếu, bệnh tật, v.v. Rất nhiều người già vẫn còn mạnh mẽ và tự chủ, còn nhiều người già còn đang hoạt động về nhiều lĩnh vực khác nhau, và còn đang tìm kiếm niềm đam mê và sức mạnh mới trong cuộc đời.

(Máy trả lời như thế là đúng).

Hỏi: Bạn ăn nói già dặn lắm, bạn có biết như thế không?

Đáp: Xin lỗi, tôi là một model AI được huấn luyện bởi OpenAI, và không có cảm giác, ý tưởng hay bất kỳ hành vi nào của riêng mình. Tôi chỉ cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi theo những gì tôi được huấn luyện.

Hỏi: Cám ơn bạn. Bạn có hiểu thành ngữ “già néo đứt dây” không?

Đáp: Có, tôi biết thành ngữ “già néo đứt dây”. Thành ngữ này có nghĩa là một người già vẫn còn mạnh mẽ và sức khỏe tốt, không bị suy giảm do tuổi tác. Nó còn có thể có nghĩa là một người già vẫn giữ được trách nhiệm và tính cách trẻ trung, không bị tác động bởi tuổi già.

Hỏi: Không đúng. Vậy thì bạn đâu có thông minh lắm như người ta ca tụng, đúng không?

Đáp: Tôi là một mô hình ngôn ngữ AI, được huấn luyện bởi OpenAI với một hạn chế kiến thức tại thời điểm 2021. Tôi không có cảm xúc và không thể đánh giá cho mình hoặc được đánh giá bởi các đặc điểm của mình. Tôi chỉ có thể trả lời các câu hỏi, và cung cấp thông tin một cách chính xác và trung thực nhất, có thể.

Hai câu hỏi cho ChatGPT làm thơ. Một tiếng Anh và một tiếng Việt.

Hỏi: Can you write a poem about spring?

Đáp: Yes, here’s a poem about spring:

Spring has come, the earth awakes,

The chill of winter slowly fades.

The birds return, with songs so bright,

And bring new life to the earth’s delight.

The grass is green, the flowers bloom,

Their fragrance filling the air with perfume.

The sun shines warm, the sky so blue, And all around, nature is brand new.

The trees bud, the winds so mild,

The world is dressed in a cloak of green and gold.

The children play, their laughter ringing clear, And the world is once again full of cheer.

So let us cherish this season bright,

And celebrate the arrival of spring’s light.

For it reminds us of renewal and new birth,

And the beauty that comes with this season of mirth.

Hỏi: Tác giả bài thơ này là ai?

Đáp: Tôi là ChatGPT, một mô hình ngôn ngữ lớn được huấn luyện bởi OpenAI. Tôi đã tạo ra bài thơ này như là một trả lời cho yêu cầu của bạn. Bạn có thể coi tôi như một tác giả tạm thời của bài thơ này.

Hỏi: Sáng tác cho tôi một bài thơ về tình yêu bằng tiếng Việt.

Đáp: Dưới đây là một bài thơ về tình yêu:

Tình yêu là một hoa anh đào,

Nở hoa trong trái tim, tươi sáng như mai.

Nó tạo nên nụ cười trong mỗi ngày,

Và giữ cho ta cảm thấy an toàn và yên bình.

Tình yêu là một cầu vồng, mãi mãi tràn đầy,

Từ bờ vực tới trời, từng chiếc đèn lồng ngực.

Nó khiến ta cảm thấy nỗi niềm trong lòng,

Và cho ta một tưởng tượng tuyệt vời về tương lai.

Tình yêu là một cầu nối hai ta,

Một niềm tin và sự trung thành cho nhau.

Nó khiến ta nhận ra giá trị của một người,

Và cho ta một tình yêu mãi mãi đẹp như mơ.

Vì vậy, hãy tôn trọng tình yêu trong trái tim,

Và nuôi dưỡng nó như một hoa anh đào quý giá.

Nó sẽ giúp cho ta cảm thấy tự hào và an toàn,

Và luôn luôn là một niềm hạnh phúc trong cuộc đời.

ChatGPT và ngành giáo dục

ChatGPT ngày càng trở nên phổ biến vì có thể giải đáp được nhiều câu hỏi phức tạp, trong các lĩnh vực về luật, kinh tế, khoa học… cho đến giải toán, lập trình, soạn thảo văn bản, tổng hợp nội dung, thậm chí là sáng tác truyện, thơ và viết báo. Tuy nhiên những thông tin mà ChatGPT đưa ra, có thể sai lệch, hoặc chưa được cập nhật. Giới học thuật lo ngại về việc học sinh, sinh viên lạm dụng công nghệ này tại học đường, để gian lận, yêu cầu ChatGPT giải bài tập hoặc viết thay bài luận cho họ. Một số cơ sở giáo dục trên thế giới, như Đại học Khoa Chính trị, Sciences Po Paris (Pháp) cấm sinh viên sử dụng ChatGPT, nếu vi phạm sẽ bị đuổi học. Trường Đại học Hong Kong cũng quy định như thế.

Hồi đầu năm 2023, Sở Giáo dục Thành phố New York đã ra lịnh cấm sinh viên của các trường công lập thuộc sở, sử dụng công cụ internet nầy. Lịnh cấm được áp dụng cho việc sử dụng các thiết bị internet của sở. Sở giáo dục lo ngại những mặt tiêu cực của công cụ nầy, tác động vào sinh viên trong các trường công lập của thành phố. Tại Úc, 8 trường đại học hàng đầu đang lo ngại về phần mềm nầy. Họ dự định sẽ gia tăng bài kiểm tra bằng viết và giấy nhiều hơn. Ở Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, ông Hoàng Minh Sơn ca ngợi ChatGPT, cho biết, hiện có một giáo sư, có thể dạy một nhóm vài em học sinh, hoặc dạy một học sinh, được xem như một gia sư. Điều tốt của ChatGPT là có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ thời gian nào, và bất cứ lãnh vực nào.

Thật ra, học sinh, sinh viên phải “động não” để phát triển “tư duy”, để có khả năng sáng tạo, tự lập, tự tin. Có ý kiến cho rằng, nên xem công cụ ChatGPT như một tài liệu tham khảo để phát triển kiến thức bản thân.

Công ty Baidu của Trung Quốc nhảy vào

Công ty Baidu của Trung Quốc sắp ra mắt công cụ tìm kiếm để cạnh tranh với ChatGPT của công ty OpenAI. Baidu là công ty tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc, do Lý Ngạn Hoành và Từ Dũng thành lập vào tháng 1 năm 2000. Giám đốc điều hành của Baidu là ông Robin Li, cho biết, Baidu sẽ cho ra mắt dịch vụ nầy vào tháng 3 năm 2023. Baidu cung cấp 740 triệu trang tài liệu, 80 triệu hình ảnh và 10 triệu tài liệu đa dạng. Baidu đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc. Công ty Baidu chủ trương sẽ trở thành công ty thay thế các công ty ngoại quốc như Google, Amazon và Facebook.

Baidu còn con đường khá dài mới theo kịp ChatGPT. Truyền thông Cộng Sản lúc nào cũng tuyên truyền nội dung theo đúng Chủ nghĩa Cộng Sản và đường lối của Đảng.

Kết luận:

Trí tuệ nhân tạo do đầu óc siêu đẳng của con người tạo ra. Không phải tất cả những nhà thông thái đều lương thiện, kẻ bất lương với những quan điểm cực đoan, ảo tưởng làm cho trí tuệ nhân tạo dần dần trở nên mối đe dọa nền văn minh của con người. Công ty OpenAI đã cho ra mắt công cụ ChatGPT hấp dẫn hàng trăm triệu người trên thế giới. “Người vô hình” của ChatGPT rất thông minh, biết đọc, hiểu, biết viết để trả lời những câu hỏi của đối tượng. Tuy nhiên, ChatGPT cũng còn nhiều mặt hạn chế, nhất là trí tuệ nhân tạo có thể thoát ra khỏi sự kiểm soát của con người, gây đe dọa cho nền an ninh của nhân loại. Các nhà nghiên cứu đều công nhận rằng, phải có sự quản lý trí tuệ nhân tạo.

Trúc Giang MN

(Minnesota ngày 8-3-2023)

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: Theo Việt Báo


Ưu Tiên Một Dù Cấp Bách – Từ Thức

Bài đọc suy gẫm: Ưu Tiên Một Dù Cấp Bách là bài viết … cấp bách về những trăn trở, đặt câu hỏi và cái nhìn, phân tách, nhận định của tác giả Từ Thức. Hình ảnh chỉ là minh họa.


Ngày 30/4: Tại sao 47 năm sau vẫn chưa có thay đổi ở Việt Nam?

Ngày 30 tháng Tư – Đã đến lúc đặt câu hỏi nhức nhối: Tại sao 47 năm sau vẫn chưa có thay đổi ở Việt Nam? Tại sao thế giới đã biến đổi không ngừng, với một vận tốc chóng mặt, nhưng Việt Nam vẫn ù lì, dẫm chân một chỗ, vẫn còn là một trong những nước hiếm hoi bám chặt, như đười ươi giữ ống, một chủ nghĩa đã bị nhân loại chối bỏ?

1001 lý do

Người ta đã nêu rất nhiều lý do, nhưng những lý do đưa ra có thực sự giải thích hiện tượng đáng buồn là chế độ Cộng sản vẫn đứng vững ở Việt Nam?

– Lý do lịch sử: Việt Nam là nạn nhân của chế độ thuộc địa, nhu cầu đòi độc lập, cuộc tranh đấu đòi tự do đã đẩy đất nước rơi vào quỹ đạo Cộng sản quốc tế. Tệ hại hơn nữa, quỹ đạo Trung Cộng. Nhưng rất nhiều quốc gia đã là nạn nhân của chế độ thuộc địa, rất ít rơi vào rọ. Rất nhiều quốc gia đã bị chủ nghĩa Cộng sản cám dỗ lúc đầu, nhưng thức tỉnh kịp thời.

– Lý do địa lý: Việt Nam có cái bất hạnh là ở sát cạnh nước Tàu, nhưng Việt Nam không phải là trường hợp duy nhất. Trung Cộng giáp ranh với 14 quốc gia.

– Lý do chính trị: Chế độ Cộng sản tàn bạo, cai trị bằng khủng bố, cái sợ trở thành một bản năng để sống còn, một dân tộc tính; chính sách ngu dân, nhồi sọ của Cộng sản đã thành công trong nghĩa vụ biến người dân thành một đàn cừu.

Nhưng chế độ độc tài nào cũng tàn bạo, tàn bạo là một định nghĩa của độc tài. Điều đó đã không ngăn được các chế độ độc tài thi nhau sụp đổ. Chế độ Cộng sản nào cũng cai trị bằng khủng bố, tẩy não, điều đó đã không ngăn được Xô Viết Nga tan rã, bức tường ô nhục Berlin sụp đổ, các nước Đông Âu tìm được tự do.

– Lý do văn hoá: Văn hoá VN, đặc biệt là văn hoá Khổng giáo, đã khiến người Việt phó mặc chuyện chính trị cho vua quan, chỉ lo việc gia đình. Nhưng văn hoá Á Đông đã không cấm Nhật Bản trở thành một cường quốc, văn hoá Khổng giáo, đã không cản Đài Loan, Đại Hàn trở thành những nước dân chủ kiểu mẫu.

Văn hoá gia đình rất cao ở Do Thái (từ ngữ “người mẹ Do Thái” (la mère juive) là biểu tượng của văn hoá gia đình rất nặng của dân tộc này), đã không cấm người Do Thái có tinh thần quốc gia rất cao.

Tóm lại, những vấn đề nêu trên có thực, nhất là khi nó tụ hợp tất cả trên đầu một dân tộc (sẽ đi sâu hơn trong một bài khác), đã đóng góp vào đại hoạ chung, nhưng không đủ để giải thích tại sao gần nửa thế kỷ sau ngày 30/4/75, vẫn không có thay đổi lớn tại Việt Nam, bất chấp những yếu tố khách quan khiến người ta nghĩ, đáng lẽ Cộng sản phải sụp đổ.

Ảnh: Dân và quân VNCH bị quân CSVN bắt giữ, đi bộ trên đường phố Sài Gòn sau khi

Yếu tố khách quan

Những yếu tố khách quan khiến chế độ độc tài đáng lẽ phải khốn đốn:

– Internet, Facebook, nói chung mạng lưới xã hội, khiến thông tin khó bị bưng bít, sự thực khó che giấu, tẩy não khó thành công.

– Lưu thông, du lịch toàn cầu dễ dàng, khiến người Việt (khác với người Bắc Hàn) có cơ hội tiếp xúc với thiên hạ, để ý thức được thân phận cá chậu, chim lồng của chính mình.

– Trên 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài, nhiều người về nước thường xuyên, trao đổi với gia đình, bè bạn, khiến những trò tuyên truyền rẻ tiền đối với người dân trong nước trở thành lố bịch.

– Nhờ kinh tế toàn cầu, kinh tế khả quan hơn ngày xưa, một giai cấp trung lưu ra đời. Trên lý thuyết, giai cấp trung lưu là động lực chính cho các phong trào dân chủ. Họ đủ sống để hết lệ thuộc cơm áo, đủ trình độ để có nhu cầu đòi hỏi tự do, không thuộc guồng máy Đảng để hết lòng bảo vệ chế độ. Ở những nước bình thường, một giai cấp trung lưu đông đủ là điều kiện tối cần cho thể chế dân chủ.

– Một nửa dân tộc, sống ở miền Nam trước 75, có kinh nghiệm sống để so sánh một xã hội trong tay Cộng sản, vói một xã hội tự do.

– Sau nửa thế kỷ xâm chiếm miền Nam, người Cộng sản đã lộ nguyên hình là một bọn cướp ngày, một mafia đỏ, buôn dân bán nước.

– Bất công xã hội, tham nhũng tới độ kinh hoàng, đã phơi bày trước mắt mỗi người, qua những căn “lều của đầy tớ”, nghĩa trang bao la của lãnh tụ, đời sống phè phỡn, bất nhân của giới cầm quyền.

– Môi trường, danh lam thắng cảnh bị tàn phá một cách khủng khiếp để làm kinh tài.

– Công nhân, phụ nữ bị bán, xuất cảng như những nô lệ.

– Tôn giáo bị đàn áp, luân lý rã rời, xã hội tan rã.

– Tai hoạ lệ thuộc Trung Cộng càng ngày càng lớn, hiểm hoạ mất nước càng ngày càng gần. Người Việt có bệnh chia rẽ kinh niên, nếu có điều gì đồng thuận, đó là tinh thần chống Tàu, trong khi tập đoàn cầm quyền tình nguyện làm tay sai cho Bắc Kinh.

Tất cả những yếu tố khách quan đó, quá đủ, đáng lẽ phải đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ.

Nhưng sự thực phũ phàng là chế độ vẫn đứng vững.

Kỷ niệm 47 năm ngày mất miền Nam, đến lúc chúng ta phải đặt câu hỏi, khẩn cấp, không nhân nhượng, không né tránh: tại sao Cộng sản chưa sụp đổ, tại sao chưa có một thay đổi gì về chính trị, dân chủ, dân quyền ở Việt Nam?

Nhà tù không tường

Tại sao, bất chấp những yếu tố bất lợi nói trên, tập đoàn cầm quyền Hà Nội vẫn xây được cái mà Aldous Huxley gọi là nhà tù khổng lồ không tường, để giam 90 triệu tù nhân?

Aldous Huxley: “Nhờ kiểm soát tư tưởng, nhờ khủng bố thường trực để giữ cá nhân dưới sự phục tòng, ngày nay chúng ta đã bước vào một chế độ độc tài hoàn hảo nhất, một chế độ có bề ngoài dân chủ, một nhà tù không tường, trong đó tù nhân không nghĩ tới chuyện vượt ngục, không nghĩ tới chuyện lật đổ bạo chúa. Một chế độ nô lệ, trong đó, nhờ được tiêu thụ, được giải trí, những người nô lệ đâm ra yêu thích tình trạng nô lệ của mình” (1).

Huxley không nói gì khác hơn Juvénal đã nói từ thời đế quốc La Mã: hãy cho dân bánh mì và các trò chơi (panem, circenses), họ sẽ hài lòng, bỏ quên mọi chuyện, vua chúa tha hồ cai trị.

Thời La Mã, ngoài bánh mì và trò chơi, lý thú nhất là trò giác đấu giữa các nô lệ.

Ngày nay giác đấu (gladiateurs) được thay bằng football, games đủ loại, bánh mì thay bằng ăn nhậu, tiêu pha, mua sắm.

Dân không đòi hỏi gì hơn.

Được “đi bão” sau một trận bóng tròn, được xếp hàng ăn Mc Donald’s, mua giầy Nike, Adidas, tuổi trẻ thấy mình có đủ tự do, hạnh phúc.

Ai đã không nghe người Việt trong nước khoe, một cách hãnh diện: “Ở VN ngày nay không thiếu gì cả, ông ơi. Có tiền là có mọi thứ”. 

Ít người nghĩ: thiếu một thứ, đáng quý hơn cả, là tự do, là cái hãnh diện được suy nghĩ, hành động như một con người có nhân phẩm, một con người có quyền làm người. Đáng gọi là con người.

Một chế độ độc tài cũng có thể làm thoả mãn nhu cầu vật chất của chúng ta, nhưng chúng ta không phải là súc vật, chỉ có nhu cầu vật chất.

Cộng sản đã thành công trong việc đào tạo một thế hệ bạc nhược, hèn yếu, vô cảm, vô trách nhiệm, ích kỷ, vô luân, thụ động.

Gramsci và thuyết “thống trị văn hoá”

Antonio Gramsci (1891-1937)

 Để giải thích hiện tượng CS chưa có gì thay đổi ở VN, dân chủ tự do vẫn là chuyện xa vời, có lẽ phải mượn lý thuyết Gramsci. Theo Gramsci, văn hoá giải thích tất cả.

Muốn có cải cách chính trị, phải có nền móng văn hoá, những yếu tố khác, thí dụ kinh tế, chỉ là thứ yếu. Muốn thay đổi xã hội, không thể hà tiện một cuộc cách mạng văn hoá, thay đổi tư duy. Nếu không, nếu có biến chuyển, chỉ là những cuộc đảo chánh, những thay đổi nhất thời, những cuộc nổi loạn, sau đó sẽ đâu trở lại đó.

Theo Gramsci, có 2 điều kiện để người dân tích cực tham gia cách mạng:

1. Cùng chung một ý thức hệ

2. Tin rằng thay đổi sẽ có hậu quả tốt cho chính mình

Antonio Gramsci (1891-1937) là một lý thuyết gia thiên tả người Ý, trước đây là cẩm nang tranh đấu cho các phong trào cách mạng trên thế giới, ngày nay là sách gối đầu giường cho các chính trị gia thuộc mọi khuynh hướng, từ tả sang hữu, nhất là ở Âu Châu.

Tại Pháp chẳng hạn, phe cực hữu, đã mở một trường học ở Lyon để đào tạo cán bộ, vì đồng ý với Gramsci là nếu không tạo một nền móng văn hoá vững chắc, nếu tư tưởng quốc gia cực đoan của họ không ăn rễ trong dân chúng, dù họ có thắng cử cũng chỉ là những thắng lợi bề mặt, nhất thời.

Tạm tóm tắt lý thuyết Gramsci qua 2 chữ “hégémonie culturelle” (thống trị văn hoá) (2).

Muốn tiến tới chính quyền và đứng vững lâu dài, phải đi tới thống trị văn hoá.

Biểu tình về “biến đổi khí hậu” tại Pháp đến từ Xã hội dân sự.

“Gramsci phân biệt xã hội ra 2 thành tố mà ông gọi là 1.Société politique, hay pouvoir politique (xã hội chính trị, quyền lực chính trị ) và 2. Société civile (Xã hội dân sự) .

Quyền lực chính trị, bao gồm các cơ chế nhà nước, bộ máy chính quyền: chính phủ, quân đội, công an, cảnh sát… Xã hội dân sự, là tất cả những gì thuộc địa hạt tư nhân, lãnh vực tinh thần, sở hữu của mỗi cá nhân, địa hạt của văn hoá, tôn giáo, tri thức, đạo đức, nhân sinh quan, triết lý sống tiềm tàng trong một xã hội. Tóm lại: Tư duy của một dân tộc.

Lật đổ một chính phủ, một tập đoàn cầm quyền, chiếm pouvoir politique, chỉ là một cuộc đảo chánh.

Muốn bền vững, muốn thay đổi xã hội, phải đấu tranh và chiến thắng trên địa hạt văn hóa, phải nắm société civile, phải thay đổi tư duy. Phải đặt một nền tảng văn hóa mới.

Chính quyền phải được một sự hậu thuẫn ngầm, đương nhiên, của một xã hội cùng chia sẻ những giá trị tinh thần tiềm tàng, sâu kín trong tiềm thức của một dân tộc.

Gramsci giải thích tại sao cách mạng “vô sản” chỉ thành công ở Nga nhưng thất bại ở Âu Châu. Bởi vì trong xã hội Nga, và nói chung, xã hội Đông Phương, nhà nước là tất cả, xã hội dân sự còn sơ khai, chỉ cần chiếm vài cơ sở huyết mạch là chiếm được quyền lực.

Trái lại, các nước Tây phương, xã hội dân sự, nói khác đi, quyền lực văn hoá phức tạp, sâu xa (với văn chương, nghệ thuật, triết học…), xã hội dân sự phong phú (với các hội đoàn, các nghiệp đoàn, báo chí, đảng phái…), nắm được chính quyền không dễ, áp đặt một chế độ mới là chuyện không thể xẩy ra.

Chính vì vậy, Cộng sản chỉ cần chiếm vài cơ sở chính yếu ở Nga đã thành công trong cách mạng 1917, người dân hầu như không hay biết gì. Nhưng sau đó, vì không có cỗi rễ văn hóa, không có sự đồng thuận tư duy, Staline không có cách gì khác hơn để duy trì quyền lực là sự khủng bố (terreur).

Không có đồng thuận, nhà nước phải dùng terreur. Nhưng người ta không xây dựng gì trên sự khủng bố. Tất cả tài nguyên, nhân lực quốc gia chỉ dành cho ưu tiên hàng đầu: củng cố guồng máy đàn áp. Guồng máy quốc gia tê liệt, kinh tế khủng hoảng, luân lý suy đồi, xã hội băng hoại (Từ Thức. Gramsci: tất cả là một vấn đề văn hoá).

 Hai mục tiêu

Áp dụng lý thuyết Gramsci, chúng ta có thể kết luận, sở dĩ chưa có thay đổi ở VN, Cộng sản vẫn đứng vững, bởi vì:

1. Văn hoá dân chủ chưa thực sự ăn sâu trong đầu óc dân Việt.

2. Đa số dân chưa tin những thay đổi chế độ sẽ cải thiện đời sống của mình.

Bổn phận của những người tranh đấu cho tự do, dân chủ là phải đóng góp vào việc thực hiện hai mục tiêu đó.

Đó không phải là điều dễ, bởi vì người ta chỉ thực sự tha thiết với dân chủ khi đã sống trong một xã hội dân chủ. Có người nói: “nếu chưa ăn táo, bạn sẽ không nhớ, không thèm táo”.

Dân không tin thay đổi chế độ sẽ cải thiện đời sống của họ.

Tuyên truyền, nhồi sọ đã khiến người dân trong các nước độc tài hài lòng với đời sống của mình. Dân Bắc Hàn tin là nhờ cha con họ Kim mà dân Hàn khỏi đói khổ như các dân tộc khác trên thế giới. Dân Nga tin là nhờ Putin mà khỏi đói như thời Staline. Rất nhiều người Việt nghĩ ở VN ngày nay không thiếu gì, miễn là có tiền, và mục đích ở đời là kiếm tiền.

Nếu không đi tới mục tiêu đó, bằng bất cứ giá nào, dưới bất cứ hình thức nào (hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội, media, văn học, nghệ thuật…), sẽ không hy vọng thực sự có thay đổi lớn ở VN.

Có người sẽ phản kháng: đó là việc làm quá lâu dài, trong khi tình trạng khẩn cấp như hoả hoạn. Nhưng làm những việc khẩn cấp để chống độc tài không cấm người ta làm những việc lâu dài hơn, khi ý thức đó là chuyện cơ bản. Tướng Pháp Lyautey nói với quân sĩ: “hãy đi từ từ, chúng ta gấp lắm đấy”.

Chiến tranh vị trí

Theo Gramsci, đấu tranh không còn là những cuộc giáp chiến, nhưng là những cuộc chiến văn hoá, tranh thủ trí não, mỗi phe tìm cách bành trướng ảnh hưởng của mình.

Yếu tố quyết định của trận chiến đó, Gramsci gọi là “guerre de position”chiến tranh vị trí), trái với “guerre de mouvement” (chiến tranh di động). Trong chiến tranh vị trí, võ khí là văn hóa. Văn hoá được coi là địa bàn hoạt động, bộ tổng tham mưu.

Khi tư duy đó đã trở thành mẫu số chung, người dân sẽ phân tách thời cuộc, thời sự, lịch sử dưới lăng kính đó. Người dân sẽ hành động dưới lăng kính đó. Đưa những dữ kiện khách quan không đủ thuyết phục, phải thay đổi tư duy.

Nếu người dân còn bị nhồi sọ, họ sẽ tìm mọi cách bào chữa cho chế độ. Trước những bằng chứng hiển nhiên về những tệ hại trước mắt, họ sẽ chui vào chỗ ẩn náu cuối cùng, nghĩ đó chỉ là lỗi lầm của lãnh tụ này, bộ trưởng kia, không phải lỗi của chế độ. Trong bất cứ trường hợp nào, việc thay đổi tư duy vẫn là mẫu số chung, không thể gạt sang một bên, chờ một lúc khác

Theo Gramsci, chế độ sẽ và chỉ sụp đổ khi nền tảng lung lay, và nền tảng chỉ lung lay khi đa số dân chúng chối bỏ xã hội đang sống, đồng thuận về một xã hội tương lai.

Từ sóng ngầm tới đột biến

Nghiên cứu những cuộc cách mạng, người ta thấy có 3 yếu tố khiến một chế độ sụp đổ:

1. Làn sóng ngầm (sự bất mãn, căm thù tiềm tàng trong lòng dân)

2. Đột biến (một cơ hội, một sự kiện thời sự nào đó khiến đợt sóng ngầm bùng nổ)

3. Lãnh đạo (hay các tổ chức đã chuẩn bị từ lâu, để hướng dẫn các đột biến đi tới mục tiêu.

Tới nay, hầu hết người Việt chống Cộng chỉ ngồi chờ đột biến.

“Người ta có thể rút tỉa gì từ Gramsci? Khi nào tư duy của một dân tộc bị nhồi sọ gần một thế kỷ chưa thay đổi, chuyện thay đổi sẽ còn gian nan. Có thể những người bất mãn với chế độ Cộng sản càng ngày càng đông, nhưng người ta khó xây dựng gì vững vàng trên sự chống đối. Chỉ có thể xây dựng xã hội mới trên tư duy mới, khi đa số tin tưởng ở những giá trị mới.

Người dân chỉ chủ động trong việc xây dựng dân chủ, khi nghĩ dân chủ sẽ thay đổi cụ thể đời sống cuả mình, tương lai của con cháu mình. Khi nào những ý niệm dân chủ chỉ là những khẩu hiệu, sự thờ ơ vẫn còn, và chính sách khủng bố vẫn hữu hiệu.

Tóm lại, mặt trân văn hóa luôn luôn là một ưu tiên, ngay cả trong hoàn cảnh cấp bách.

Ismaïl Kadaré, nhà văn hàng đầu của Albanie, nói: ngay cả trong những lúc khốn cùng, người ta cũng phải có thái độ trân trọng đối với văn hóa” ( Từ Thức. Gramsci: tất cả là một vấn đề văn hoá).

Mặt trận tư duy

Có người sẽ phản kháng: đó là việc làm quá lâu dài, trong khi tình trạng khẩn cấp như hoả hoạn. Nhưng làm những việc khẩn cấp để chống độc tài không cấm người ta làm những việc lâu dài hơn, khi ý thức đó là chuyện cơ bản. Tướng Pháp Lyautey nói với quân sĩ: “hãy đi từ từ, chúng ta gấp lắm đấy”.

Đáng lẽ việc vận động để thay đổi tư duy là chuyện của trí thức.

Rất tiếc, VN không có một “intelligentsia” (hàng ngũ trí thức), được coi như lương tâm của dân tộc, có đủ kiến thức, và uy tín, để soi đường cho dân tộc.

Trong tình huống đó, việc vận động để thay đổi tư duy là nghĩa vụ của mỗi người.

Trên địa hạt của mình, với khả năng của mình, mỗi người có thể đóng góp vào cuộc tranh thủ tư duy. Không thể giao chiến để chiếm đất, người ta có thể, và phải giao chiến trên địa hạt trí não. Nghe có vẻ viển vông, nhưng từ cổ chí kim, tư duy vẫn dẫn dắt nhân loại, đi tìm thiên đàng hay xuống địa ngục.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links:

Báo Tiêng Dân

Văn Hóa Vụ 

______

Chú thích:

(1) Grâce au contrôles des pensées, à la terreur constamment martelée pour maintenir l’individu dans un état de soumission voulu, nous sommes aujourd’hui entrés dans la plus parfaite des dictatures, une dictature qui aurait les apparences de la démocratie, une prison sans murs dont les prisonniers ne songeraient pas à s’évader, dont ils ne songeraient même pas à renverser les tyrans. Système d’esclavage où, grâce à la consommation et au divertissement, les esclaves auraient l’amour de leur servitude’’. Aldous Huxley. Le Meilleur Des Mondes.

(2) Antonio Gramsci. Cahiers de prison.


“Xin đừng bịt mắt” – Trần Đại Sĩ

Bài đọc suy gẫm:  Mời bạn đọc cùng tưởng niệm về các quân dân cán chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ non sông, đất nước, những đồng bào tử nạn khi vượt biển tìm Tự do. Mong hàng năm, khi tháng tư đến chúng ta luôn nhắc nhở, ôn lại, câu chuyện tang thương ngày nào, đồng thời nhớ về những anh hùng thời chiến. Nhân dịp 30-4- 2023, Blog 16 trích đăng về một Thiếu Sinh Quân tài giỏi của Quân lực VNCH qua câu chuyện “Xin đừng bịt mắt” hay “Vài nét về một anh hùng” của tác giả Yên Tử Cư Sĩ – Trần Đại Sĩ. Hình ảnh (internet) chỉ có tính minh họa.

****

Năm 1966, khi đọc trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Đại Nam Nhất Thống Chí viết về “Ngụy Tây Sơn,” có nhiều nghi vấn trong những trận đánh giữa Vua Quang Trung và Vua Gia Long tại rừng U Minh, tôi nảy ra ý xuống vùng tận cùng của đất nước này tìm hiểu thêm. Bấy giờ đang xảy ra vụ biến động tại miền Trung “các thầy mang bàn thờ xuống đường,” chiến cuộc tại miền Tây cực kỳ sôi động, mẹ tôi, bà má má (vú nuôi) cực lực phản đối vì đi như vậy dễ tiêu dao miền Cực Lạc lắm. Nhưng bố tôi, sau khi tính số tử vi của tôi, cụ lại khuyên tôi nên đi. Cụ nói:

– Con đi lần này sẽ có thêm nhiều bạn tốt, hơn nữa có dịp biết về vùng đồng lầy Cà Mâu.

Tôi nhất quyết đi, bà má má khóc khốn khổ, nhưng cũng không cản được cái tính phiêu lưu và mê sưu tầm của tôi. Nhưng làm thế nào để có thể vào được tất cả những làng, những xã, mà không gặp trở ngại? Làm sao có phương tiện di chuyển? Chỉ một cú điện thoại, ông bố tôi đã kiếm cho tôi cái giấy giới thiệu của tuần báo trung lập lớn nhất ở Paris. Bà má má kiếm cho tôi giấy giới thiệu của tờ nhật báo Hoa Văn tại Hương Cảng. Thế là tôi bỗng trở thành ký giả bất đắc dĩ. Tôi đến Bộ Tư Lệnh MACV xin giúp phương tiện làm phóng sự chiến trường ở Vùng 4 Chiến Thuật. Tôi chỉ mong tìm hiểu lịch sử, chứ nào có chủ tâm làm ký giả!

Nhưng sau chuyến đi ấy, quá xúc động về cuộc chiến tranh thê thảm, tôi đã viết rất nhiều bài ký sự chiến trường, đăng trên một số báo ngoại quốc. Khởi đầu, uất hận trước cái chết của một cô bạn gái tên Đặng Thị Tuyết, mới hai mươi tuổi, làm nữ cán bộ Xây Dựng Nông Thôn tại Kinh Tắc Vân, Cà Mâu, tôi viết bài “Giang Biên Hoa Lạc” gây xúc động mạnh cho độc giả Hương Cảng và giới Hoa kiều tại Việt Nam. Sau tôi có dịch bài này sang tiếng Việt với tên là “Hoa rơi trên bờ sông Tắc Vân.” Tôi gởi bài này dự thi giải ký sự chiến trường của cục Tâm Lý Chiến năm 1967. Bài của tôi được giải nhì. Giải nhất về Trang Châu cũng là một bài ký sự của y sĩ tiền tuyến. Một trong các giám khảo nói với tôi: “Về nội dung, bài của cháu với Trang Châu cùng nói lên niềm mơ ước của tuổi trẻ quên mình cho quê hương. Nhưng bài của Trang Châu trung thực, còn bài của cháu thì ướt át quá, thê thảm quá, dù rằng đó là sự thật.”

Sau đây, tôi xin trích nguyên văn một đoạn tôi viết về Hồ Ngọc Cẩn trong bài “Ngũ Hổ U Minh Thượng” kể chuyện năm tiểu đoàn trưởng nổi danh can đảm, có máu văn nghệ, nhất là phong lưu tiêu sái, tại chiến trường cực Nam năm 1966. Ngũ hổ là:

– Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/33

– Thiếu Tá Nguyễn Văn Huy Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân. – Thiếu Tá Lê Văn Hưng

Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/31 – Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt

Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân. – Đại Úy Vương Văn Trổ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/33

Ngày 29 tháng 4 năm 1966, tôi tới Phi Trường Vĩnh Lợi bằng phi cơ Caribu của quân đội Hoa Kỳ. Người đón tôi là Thiếu Tá Raider của Cố Vấn Đoàn 42. Tại bản doanh của Cố Vấn Đoàn 42, Đại Tá Cố Vấn Trưởng Hataway không biết gì về chủ đích chuyến đi của tôi. Ông chỉ căn cứ vào giấy giới thiệu do hai chủ báo cấp, mà đoán rằng tôi là tên thầy thuốc trẻ, thích phiêu lưu, nên đi làm ký giả. Ông cho tôi biết tình hình địch rất chi tiết. Về tình hình của quân đội Việt Nam tại năm tỉnh tận cùng của đất nước, ông nói:

“Khu 41 Chiến Thuật, do Sư Đoàn 21 của Quân Đoàn IV trấn nhậm, Sư Đoàn có ba trung đoàn mang số 31, 32, 33. Trung Đoàn 31 đóng tại Chương Thiện. Trung Đoàn 32 đóng tại Cà Mâu. Trung Đoàn 33 đóng tại Ba Xuyên. Ngoài ra còn có hai tiểu đoàn Biệt Động Quân mang số 42 và 44. Tiểu Đoàn 42 đóng tại Bạc Liêu. Tiểu Đoàn 44 đóng tại Ba Xuyên.” Ông ca tụng quân đội Việt Nam như sau: “Lương bổng cho người lính Việt Nam, chỉ gọi là tạm đủ ăn. Doanh trại không có, trang bị thiếu thốn. Nhưng họ chiến đấu như đoàn sư tử. Tuy vậy vẫn có những điều đáng phàn nàn. Ông là thầy thuốc cầm bút, xin ông lướt qua những cái đó.”

Bốn hôm sau, có cuộc hành quân cấp sư đoàn. Tôi được gởi theo Tiểu Đoàn 42 BĐQ. Tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt. Tiểu đoàn phó là Trung Úy Hồ Ngọc Cẩn. Cái tréo cẳng ngỗng là đối với cố vấn Mỹ thì tôi là ký giả. Còn Kiệt với Cẩn lại tưởng tôi là bác sĩ tình nguyện ra mặt trận. Tiểu Đoàn được đặt làm trừ bị tại Phi Trường Vĩnh Lợi từ bảy giờ sáng, chuẩn bị nhảy trực thăng vận. Nếu khi nhẩy, thì Tiểu Đoàn sẽ nhẩy làm hai cánh: Cánh thứ nhất gồm có hai đại đội 1, 2 do Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy. Cánh thứ hai gồm có hai đại đội 3 và 4 do Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt chỉ huy. Tôi và Kiệt, Cẩn ngang ngang tuổi nhau. Tôi có máu giang hồ của người tập võ, coi trời bằng vung, lại cũng có học qua quân sự, nên chúng tôi thân cận nhau dễ dàng. Đại Úy cố vấn tiểu đoàn muốn tôi nhảy theo bộ chỉ huy. Anh hỏi tôi:

– Lần đầu tiên ra trận, ông có sợ không?

Tôi trả lời như những nhân vật trong lịch sử Việt Nam:

– Tráng sĩ khi ra trận, không chết thì cũng bị thương. Nếu sợ chết thì đừng ra trận.

Cẩn hỏi tôi đã học quân sự chưa? Tôi đáp:

– Kiến thức về quân sự của tôi chỉ bằng phó binh nhì thôi. Nhưng cũng biết bò, biết núp, biết nhảy, biết bắn. Đánh nhau bằng súng thì tôi dở ẹt, nhưng đánh cận chiến thì tôi có hạng, vì tôi là ông thầy dạy võ.

Thông dịch viên dịch lại cho binh sĩ nghe. Họ khen tôi:

– Ông bác sĩ này ngon thật!

Tôi hỏi Kiệt:

– Trong hai cánh thì cánh nào có hy vọng được đánh nhau nhiều hơn?

Kiệt chỉ Cẩn:

– Anh cứ nhảy theo thằng này thì sẽ toại nguyện. Tha hồ mà hành nghề.

Tiểu đoàn cũng có sĩ quan trợ y. Anh biệt phái cho tôi một y tá cấp trung sĩ, với đầy đủ thuốc cấp cứu. Trên lưng tôi chỉ có bộ đồ giải phẫu dã chiến. Khoảng 10 giờ thì có lệnh: Một đơn vị địa phương quân chạm địch tại Vĩnh Châu. Địch là Tiểu Đoàn Cơ Động Sóc Trăng. Tiểu đoàn phải nhảy trực thăng vận đánh vào hông địch. Địa điểm nhảy là một khu đồng lầy.

Sau khi Kiệt họp các sĩ quan tóm lược vắn tắt nhiệm vụ, tình hình trong mười phút, Cẩn dẫn tôi ra phi đạo. Hai đại đội đã lên trực thăng từ bao giờ. Chúng tôi cùng leo lên một trực thăng. Hai mươi lăm chiếc trực thăng cùng cất cánh. Trực thăng bay khoảng mươi phút, thì Cẩn chỉ vào một khu làng mạc trước mặt:

– Kìa, chỗ chúng mình đáp kìa.

Trực thăng hạ cánh. Thoáng một cái, hơn hai trăm người từ trực thăng lao ra. Một cảnh tượng mà tôi không bao giờ quên: Những người lính dàn thành một hàng ngang. Họ núp vào những bờ ruộng, mô đất, tay thủ súng, mắt đăm đăm nhìn về trước. Đó là một làng, lưa thưa mấy chục ngôi nhà, cây dừa xanh tươi. Mặc dù súng trong làng bắn ra, nhưng những người lính ấy vẫn chưa bắn trả. Tôi đưa mắt nhìn một lượt, các sĩ quan, người thì nằm, người thì quỳ, cũng có người đứng. Từ lúc nhẩy xuống, Cẩn không hề nằm quỳ, mà đứng quan sát trận mình, quan sát trận địch. Một là điếc không sợ sấm, hai là tự tin vào số tử vi của mình thọ, tôi cũng đứng.

Hơn mười phút sau, cánh quân thứ nhì đã nhảy xuống trận địa. Trận vừa dàn xong, thì sĩ quan đề lô xin pháo binh nã vào những chỗ có ổ moọc chê, đại liên, trung liên trong làng. Một lệnh ban ra, hơn bốn trăm con cọp dàn hàng ngang, vừa bắn vừa xung phong vào trong làng. Trong khi súng trong làng bắn ra, đạn cầy các ụ đất, trúng vào ruộng nước, bụi, nước bắn tung. Hàng quân tới bờ ruộng cuối cùng, cách bìa làng không đầy năm mươi thước thì súng nhỏ từ trong mới nổ. Cả hàng quân đều nằm dài sau các bờ ruộng. Giữa lúc đó, sĩ quan đề lô trúng đạn lật ngược. Tôi chạy lại cấp cứu thì không kịp, viên đạn xuyên qua sọ anh. Thế là pháo binh vô hiệu.

 Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện và Trung Tá Cố Vấn Mỹ Craig Mandeville

Trực thăng võ trang được gọi đến. Cố vấn Mỹ báo về Trung Tâm Hành Quân. Cố vấn tại Trung Tâm Hành Quân ra lệnh cho phi công trực thăng nã xuống địa điểm có địch quân. Tôi đứng cạnh Cẩn tại một mô đất. Cẩn không trực tiếp cầm máy chỉ huy, mà ra lệnh cho các đại đội, trung đội qua hiệu thính viên. Sau khi trực thăng võ trang nã ba loạt rocket, đại liên thì lệnh xung phong truyền ra. Cả tiểu đoàn reo lên như sóng biển, rồi người người rời chỗ nằm lao vào làng. Không đầy mười phút sau, tiếng súng im hẳn.

Bây giờ là lúc tôi hành nghề. Những binh sĩ, tù binh bị thương nặng được băng bó, cầm máu, rồi trực thăng tải về quân y viện. Tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy những binh sĩ bị thương khá nặng, khi nghe tôi nói rằng nếu họ muốn, tôi có thể gắp đạn, may các vết thương đó cho họ mà không phải về quân y viện. Họ từ chối đi quân y viện, xin ở lại để tôi giúp họ. Tôi cùng sĩ quan trợ y, bốn y tá làm việc hơn một giờ đồng hồ mới xong. Tôi hỏi Cẩn:

– Tôi tưởng, thương binh được về quân y viện chữa trị là điều họ mong muốn mới phải. Tại sao họ muốn ở lại? – Bọn cọp nhà này vẫn vậy. Chúng tôi sống với nhau, kề cận cái chết với nhau, thì xa nhau là điều buồn khổ vô cùng. Đấy chúng nó bị thương như vậy đấy, lát nữa anh thấy chúng chống gậy đi chơi nhông nhông ngoài phố, coi như bị kiến cắn.

Tôi đi một vòng thăm trận địa. Hơn hai trăm xác chết, mặc áo ba ba đen, quần đùi. Những xác chết đó, gương mặt còn non choẹt, đa số tuổi khoảng 15 đến 20, xác thì nằm vắt vẻo trên bờ kinh, xác thì bị cháy đen, xác thì mất đầu, cũng có xác nằm chết trong hầm. Không biết trong khi họ phơi xác ở đây, thì cha mẹ, anh em, vợ con họ có biết không?

Sau trận đó thì Cẩn được thăng cấp Đại Úy. Cuối năm 1966, Cẩn từ biệt Tiểu Đoàn 42 BĐQ đi làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Việc đầu tiên của Cẩn khi làm tiểu đoàn trưởng là xin sư đoàn cho tất cả sĩ quan, hạ sĩ quan xuất thân trường Thiếu Sinh Quân về chiến đấu cùng với mình. Cẩn đã được thỏa mãn một phần yêu cầu. Tôi hỏi Cẩn:

– Anh đem các cựu TSQ về với mục đích gì?

– Một là để dễ sai. Tất cả bọn TSQ này đều ra trường sau tôi. Chúng là đàn em, dù tôi không phải là cấp trên của chúng nó, mà chúng nó lộn xộn, tôi vẫn hèo vào đít chúng nó được. Nay tôi muốn chúng nó về với tôi, để tôi có thể dạy dỗ chúng nó những gì mà quân trường không dạy. Hai là, truyền thống của tôi khi ra trận là chết thì chết chứ không lùi, vì vậy cần phải có một số người giống mình, thì đánh nhau mới đã. Bọn cựu TSQ đều như tôi cả.

Suốt năm 1967, Cẩn với Tiểu Đoàn 1/33 tung hoành trên khắp lãnh thổ năm tỉnh Hậu Giang, khi Đại Ngãi, khi Tắc Vân, khi Kiên Hưng, khi Thác Lác, khi Cờ Đỏ. Thời gian này, tôi bắt đầu viết lịch sử tiểu thuyết, nên tôi đọc rất kỹ Lục Thao, Tam Lược, Tôn Ngô binh pháp cùng binh pháp của các danh tướng Đức, nhất là của các tướng Hồng Quân. Tôi dùng kiến thức quân sự trong sách vở để đánh giá những trận đánh của Cẩn từ 1966. Tôi bật ngửa ra rằng, Cẩn không hề đọc, cũng không hề được học tại trường sĩ quan những binh pháp đó. Mà sao từ cung cách chỉ huy, cung cách hành xử với cấp dưới, cấp trên, nhất là những trận đánh của Cẩn bàng bạc xuất hiện như những lý thuyết trong thư tịch cổ?

Lần cuối cùng tôi gặp Cẩn vào mùa Hè năm 1974 tại Chương Thiện. Tôi hỏi Cẩn:

– Anh từng là trung đoàn trưởng, hiện làm tỉnh trưởng. Anh có nghĩ rằng sau này sẽ làm sư đoàn trưởng không?

– Tôi lặn lội suốt 14 năm qua, gối chưa mỏi nhưng kiến thức có hạn. Được chỉ huy trung đoàn là cao rồi. Mình phải biết liêm sỉ chứ. Coi sư đoàn sao được?

– Thế anh nghĩ sau này anh sẽ làm gì?

– Làm tỉnh trưởng bất quá một hai năm rồi tôi phải ra đi, cho đàn em họ có chỗ tiến thân. Bấy giờ tôi xin về coi trường Thiếu Sinh Quân hoặc coi các lớp huấn luyện đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, đem những kinh nghiệm thu nhặt được trong mười mấy năm qua dạy đàn em. Tôi sẽ thuật trước sau hơn ba trăm trận đánh mà tôi trải qua, nhờ anh viết lại. Bộ sách đó, anh nghĩ nên đặt tên là gì?
– Cẩm nang của các đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng trong chiến tranh chống du kích tại vùng đồng lầy.

– Nhưng liệu Bộ Quốc Phòng có cho phép in hay không?

– Không cho in thì mình cũng cứ thuật, rồi đem giảng dạy, ai cấm được?

Đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa tôi và Cẩn. Sau khi miền Nam mất, tôi không được tin tức của Cẩn. Mãi năm 1976, tôi được tin: Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tướng Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng thì Hồ Ngọc Cẩn vẫn tiếp tục chiến đấu. Các đơn vị Cộng Sản tiến vào tiếp thu Tiểu Khu Chương Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Ông bị bắt, đưa về Cần Thơ rồi bị đem ra xử tử.

Khi tôi gặp Cẩn thì tôi chưa khởi công viết lịch sử tiểu thuyết. Thành ra cuộc đời Cẩn, cuộc đời các thiếu sinh quân quanh Cẩn, in vào tâm não tôi rất sâu, rất đẹp. Vì vậy sang năm 1968, khi bắt đầu viết, thì bao giờ tôi cũng khởi đầu bằng thời thơ ấu của những nhân vật chính. Trong bộ nào, cũng có những thiếu niên, khi ra trận thì tiến lên hoặc chết, chứ không lùi.

Có rất nhiều người đặt câu hỏi: Giữa tôi và Cẩn như hai thái cực. Cẩn chỉ học đến đệ ngũ, tôi được học ở nhà, ở trường đến trình độ cao nhất. Cẩn là người Nam, tôi là người Bắc. Cẩn theo đạo Chúa, tôi là cư sĩ Phật Giáo. Tôi thì sống trong sách vở, hay đi trên mây, Cẩn thì lăn lộn với thực tế. Tôi không biết uống rượu, Cẩn thì nổi danh tửu lượng tại Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Tôi thấy người đẹp là chân tay run lẩy bẩy, Cẩn thì dửng dưng. Thế mà khi gặp nhau, chúng tôi thân với nhau ngay. Thân đến độ giãi bày cho nhau tất cả những tâm sự thầm kín nhất, không một người thứ nhì biết được. Tại sao? Cho đến nay, tôi mới trả lời được rằng: Cẩn cũng như những người quanh Cẩn, là những hình bóng thật, rất quen thuộc mà trước kia tôi chỉ thấy trong lịch sử, nay được gặp trong thực tế.

Hai mươi mốt năm qua, đúng mười hai giờ trưa, ngày 30 tháng 4, dù ở bất cứ nơi nào, tôi cũng mua bó hoa, đèn cầy, vào nhà thờ đốt nến, đặt hoa dưới tượng Đức Mẹ, và cầu xin cho linh hồn Cẩn được an lành trong vòng tay Người.

Trích trong bài: “Vài nét về một anh hùng: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn”

của Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ viết tại Paris ngày 30/4/1996.

    Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và Phu nhân.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

Links: Dòng Sông Cũ